Header

Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật Tuần V Mùa Phục Sinh - Năm B (Ga 15,1-8) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
27/04/2024
289
Như Chúa nhật trước, chúng ta sẽ nghe Chúa Giêsu nói Người là ai. Chúng ta chú tâm lắng nghe Chúa Giêsu bắt đầu mạc khải bằng những từ long trọng này: Con người Giàu thành Na-za-rét, con của Maria... dám dùng tên Chúa "Ta là Đấng Hằng Hữu” để tỏ cho chúng ta biết Ngài là Đấng Tự Hữu.
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
CHÚA NHẬT TUẦN V MÙA PHỤC SINH NĂM B
TIN MỪNG: Ga 15,1-8
   


Noel Quesson - Chú Giải

Thầy là…

Như Chúa nhật trước, chúng ta sẽ nghe Chúa Giêsu nói Người là ai. Chúng ta chú tâm lắng nghe Chúa Giêsu bắt đầu mạc khải bằng những từ long trọng này: Con người Giàu thành Na-za-rét, con của Maria... dám dùng tên Chúa "Ta là Đấng Hằng Hữu” để tỏ cho chúng ta biết Ngài là Đấng Tự Hữu.

Cây nho thật.

Đây là một kiểu nói vô cùng táo bạo đối với những thính giả đầu tiên của Chúa Giêsu. Trong toàn bộ Thánh kinh hình ảnh "Cây nho" tượng trưng cho "dân ít-ra-en", bây giờ Chúa Giêsu coi như là một việc đương nhiên, Người tự cho phép mình chiếm chỗ của "cả một dân tộc". Người áp dụng cho chính bản thân Người nhưng gì đã được nói cho Ít-ra-en. Và Người dám nói rằng chính Người là cây nho đích thật. Cây nho kia chỉ là một phác họa, một chuẩn bị, một "hình ảnh". Dân ít-ra-en xưa chỉ là một sự chuẩn bị cho "dân ít-ra-en mới" là Giáo Hội, là chính Chúa Giêsu. Và không phải Chúa Giêsu chỉ đưa ra lời khẳng định đáng ngạc nhiên này. Một lần Người đã nói: Người là bánh "đích thực" của sự sống (Ga 6) đối với Maria. . . Người đã nói Người là Mục Tử "đích thật" (Ga 10) đối lại với những mục tử giả và những kẻ làm thuê.

Vậy thì một lần nữa, con người bình thường, xuất thân từ một làng quê nhỏ bé trong một tỉnh của đế quốc La Mã, con người không quan trọng đó sẽ chịu chết trong vài tuần nữa, bị xã hội loại trừ, bị các môn đệ phản bội và chối bỏ, bị đối thủ khinh khi chế nhạo, bị mọi người bỏ rơi... Con người đó dám tự cho là trung tâm của thế giới và của lịch sử - Không có đúng Người chỉ là một con người không?

Và Cha Thầy là người trồng nho...

Cha của Người là ai? Người đang nói về ai thế? Chúng ta quá quen với những kiểu nói này. Thực ra những kiểu nói trên diễn tả một điều nào đó không bình thường nhưng là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử những tương quan giữa con người và Thiên Chúa. Dường như Chúa Giêsu đã luôn luôn gọi Thiên Chúa là "Abba", từ ngữ Aramên để gọi "Cha:'. Kiểu nói này không phải của một người đàn ông trưởng thành mà là của một con trẻ. Kiểu nói trìu mến mà Nữ thánh Têrêsa Giêsu đã diễn tả Thiên Chúa, Cha tốt lành của con". Vào thời thượng cổ, trong nền văn chương của Do Thái nói về nghi lễ phụng vụ cũng như về đời sống cá nhân, người ta không tìm được một cách cầu nguyện dùng tiếng "Abba" để nói về Chúa. Vì thế lời nói khác thường và thân thiện này đã gây ra sự khó chịu và nên cớ vấp phạm đối với những người đồng thời của Chúa Giêsu, lời này thường được dùng trong tiếng Aramên bởi những cộng đồng tiên khởi dùng tiếng Hy Lạp (Mc 14,36; Mt 26,39; Lc 22,42; Ga 14,31; Rm 8,15; Gal 4,6).

Vâng, trong toàn bộ Kinh thánh "Người trồng nho" của ít-ra-en chính là Thiên Chúa, hình ảnh truyền thống này diễn tả tình yêu của Thiên Chúa đối với dân của người (Ít ra-en 5,1; Giêrêmia 2,4; Ê-dê-ki-en. 15,2; Osê 10,1; Thánh Vịnh 80,9).

Cành nào gắn liền với thầy mà không sinh hoa trái thì người cắt tỉa cho nó ra nhiều quả hơn.

Sự so sánh của người trồng nho rất thực tế: Mùa đông ông ta cắt bỏ trành khô và đốt, ông tỉa một phần để cô đọng nhựa làm cho sinh nhiều trái hơn. Một cây nho không được cắt tỉa chỉ sinh lá - Những người trồng nho nói rằng: Khi người ta cắt tỉa cây nho cây này "khóc"… Trước khi vết cắt được lành, một số nhựa dồi dào chảy ra. Cũng vậy, gặp cơn thử thách lòng chúng ta cũng khóc khi bị đau khổ.

Người nào đã đi thăm một vườn nho vừa được cắt tỉa, sẽ ngạc nhiên về những cành nho bị "hy sinh" để cây nho cho "nhiều quả hơn". Nếu không biết, ta có thể phê bình người trồng nho "Tại sao lại có nhiều đau khổ như thế này trên thế giới". Thưa ông trồng: nho, tại sao ông cắt bỏ nhiều cành thế? Tại sao ông làm cây nhỏ chảy máu? Hãy đợi đến mùa thu hoạch lúc đó anh sẽ hiểu.

và Chúa Giêsu, cây nho đích thật được Chúa Cha yêu mến đã bị "cắt tỉa" trước tiên. Oi sự cắt tỉa bi thảm thay! ôi; cây thập giá bên ngoài bị tàn phá, nhưng mang lại: "nhiều quả hơn".

Đó là hình ảnh công việc của Thiên. Chúa trong Giáo Hội và trong chúng ta, Người tỉa "xén, thanh tẩy. Việc này gây đau khổ. Nhưng đây là quy luật của cuộc sống, để cho mùa thu hoạch tốt đẹp hơn.

Nhưng anh em được thanh sạch rồi nhớ lời Thầy đã nói với anh em.

Đáng lẽ ra khi tỉa xén, người tín hữu phải lắng nghe lời Chúa để khám phá được sự phong phú của sự thanh tẩy này. Người nào chấp nhận bị tỉa xén theo gương Chúa Giêsu và kết hợp với Người, người ấy có thể tìm thấy ý nghĩa trong cơn thử thách của mình. “Hãy luôn luôn kết hợp với Thầy như Thầy luôn kết hợp với anh em ". Lời Chúa trên đây làm cho tín hữu khám phá được rằng, đau khổ kết hợp họ với Chúa Giêsu và làm cho họ ở "trong người".

Động từ "ở" sẽ được dùng trong 6 câu sau này. Hình ảnh thật cảm động: Chúng ta có thể "ở” trong Chúa Giêsu, và Người "ở" trong chúng ta, chúng ta kết hợp với Chúa Giêsu như những nhánh trong một cây nho, được tháp nhập vào Người cách sống động: Từ Chúa Kitô đến chúng ta, chỉ có một dòng nhựa lưu chảy, một sự sống duy nhất truyền lan mà thôi.

Chữ "ở" này không chỉ có nghĩa là ở lại, cư ngụ, nhưng là sống' với", đây cũng là một đề tài xuyên suốt Thánh kinh. ước vọng lớn nhất của con người là thấy Thiên Chúa ở với dân của Người: "Người đã dựng lều trong trại của chúng ta, giữa những lều du mục của chúng ta" . "Người đã xây một nhà trong thành phố chúng ta, giữa những nhà của chúng ta". Nhưng ở đây, Chúa Giêsu còn đi xa hơn: Không chỉ là một sự đối diện mà là "Người này ở nhà người kia". Một mối liên quan mới kết hợp con người với Thiên Chúa, một sự mật thiết hỗ tương. Chúa Giêsu dùng lại kiểu nói xưa của Giao ước: "Các ngươi sẽ là chân của Ta và Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi ". Nhưng Chúa Giêsu đào sâu hơn bằng cách nói về một sự kết hợp hỗ tương: “Anh em hãy ở trong Thầy như Thầy ở trong anh em". Khi nghe lời này, chúng ta phải nghĩ đến phép Mình Thánh Chúa, Bí Tích tuyệt hảo của giao ước, dướí biểu tượng bánh mà chúng ta dùng hằng ngày. Bí tích này làm cho "Chúa Giêsu hiện diện” trong nội tâm sâu kín nhất của chúng ta. Chúa Giêsu đã dùng cách nói này trong bài diễn văn nói về bánh hằng sống (Ga 6,56): "Kẻ nào ăn thịt Ta và uống Máu Ta sẽ ở trong Ta, và Ta sẽ ở trong người đó". Dựa vào mạc khải này, chúng ta hãy cầu nguyện không ngừng.

Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không kết hợp với Thầy.

Người nói quá đáng chăng: Đòi hỏi quá chăng! Người xác quyết: Kết hợp với Người là một điều cần thiết để được sống. Người cũng nói rằng, kẻ nào không kết hợp với Người thì "đã chết", như cành khô chỉ còn đem vào lửa. Con người không có Thiên Chúa sẽ đi về đâu? Nếu bạn hỏi, đa số người ta sẽ trả lời: Cuộc sống của họ sẽ chấm dứt bằng cái chết và sự hư không. Nhưng chúng ta thấy Chúa Giêsu có một tư tưởng căn bản hơn: Người không nói về tương lai nhưng nói về hiện tại.

Không có Thầy, anh em không làm được gì. Ai không kết hợp với Thầy thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo, người ta nhặt lấy, ném vào lửa cho nó cháy đi.

Khi nghe, con người có thể khước từ sứ điệp này: Con người được tự do - Nhưng nguy hiểm thay. Con người không thể làm giảm nhẹ Tin Mừng được. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tự đặt mình lệ thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa, và đối với Chúa Giêsu, sự lệ thuộc này giải thoát chúng ta khỏi tất cả những gì ngăn cản chúng ta sống". Kẻ nào khước từ không kết hợp với Chúa Giêsu sẽ có "một cuộc sống" rất tầm thường, cuộc sống của con người hay chết, một cuộc sống mà nếu chúng ta trách Chúa về cuộc sống đó chúng ta sẽ có lỗi (các bạn hãy nhìn xem sự đau khổ vô lý của kiếp người này). Chúa đã không tạo dựng chúng ta để sống "một cuộc sống quá tầm thường" mà cái chết sẽ thắng. Chúa tạo dựng chúng ta để sống "Cuộc sống thần linh của Người"…

Thầy là Cây nho và anh em là Cành nho. Ai luôn kết hợp với Thầy và Thầy luôn kết hợp với người ấy sinh hoa kết quả dồi dào.

Sinh hoa kết quả: Kiểu nói này được lặp lại 6 lần trong vài dòng. Đó là những gì của Chúa Giêsu đã đề nghị với nhân loại.. Thiên Chúa không khinh thường con người. Người không đặt ra một cái bẫy để hại con người khi tạo dựng nên con người. Nếu chúng ta suy nghĩ những lời này cách nghiêm chỉnh, chúng ta sẽ hiểu được sâu hơn là khi chỉ đọc phớt qua, Chúa Giêsu không tự xem mình là "thân cây" nho (như Vài bản in Mừng đã dịch sai) mà trên cây đó mọc ra những "Cành" là chính chúng ta. Người tự ví mình như "Toàn cả Cây nho", mà chúng ta là một phần. Thánh Phaolô, khi suy niệm về hình ảnh cây nho, và về Bí Tích Thánh Thể, sẽ nói rằng chúng ta là "chi thể của Thân mình Chúa Kitô”.

Chúng ta là một phần của Thiên Chúa, một phần của Chúa Giêsu, chúng ta là "con trong Ngôi con", là những người sống trong Đấng hằng sống duy nhất'. Người ta nói rằng tại Na-za-rét có một cây nho, mỗi năm sinh ra được từ 350 đến 370 chùm.

Anh em sinh hoa kết quả dồi dào và trở thành môn đệ của Thầy, thì đó là tôn vinh Cha của Thầy.

Thiên Chúa Ngôi Cha là nguyên thủy và chung cuộc của đời sống Cây nho. Chính Người là người trồng nho, tỉa bớt những cành không sinh quả và cắt xén những cành tươi tốt Chính Người sẽ vui mừng vào mùa thu hoạch đang được chuẩn bị. Đối với những người có đức tin, đó chính là huyền nhiệm của tình yêu.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

"Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều hoa trái"

BÀI TIN MỪNG: Ga 15, 1-8

1. Ý CHÍNH:

Chúa Giêsu đã lấy sự hiệp thông giữa cây nho và cành nho để dậy các tông đồ về ý nghĩa sự hiệp nhất giữa Chúa Giêsu và các tông đồ và giữa các tông đồ với nhau.

2. SUY NIỆM:

Đoạn 15, 1 - 17 của thánh Gioan nằm trong bài những lời tạ từ của Chúa Giêsu gửi tới các tông đồ. Những lời nói này được thốt ra từ đáy lòng của một người Cha, người Thầy và người bạn sắp ra đi. Những lời nói này được thốt ra trong bầu khí thân mật sau bữa Tiệc ly, vì thế những lời nói này, đặc biệt trong đoạn 15, 1 - 8 của bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến mối dây liên lạc mật thiết giữa Người với các tông đồ, để diễn tả ý nghĩa này Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn về cây nho và cành nho.

1/ " Thầy là cây nho đích thật ":

- Trong Cựu ước, các sứ ngôn đã so sánh Israel như là một vườn nho mà Thiên Chúa đã chọn lựa và chăm sóc (Is 5, 1- 7 ; Tv 80, 9 - 13 ; Gr 2, 21 ) nhưng là một vườn nho bất toàn và tạm bợ, là hình bóng của cây nho đích thực là Đức Giêsu Kitô .

- Chúa Giêsu tự ví mình là cây nho đích thực để nói lên rằng qua việc tử nạn và phục sinh. Chúa Giêsu có quyền ban sự sống thần linh cho tất cả mọi người để biến họ trở lên con cái hoàn hảo của Thiên Chúa 

2/ " Cha Thầy là người trồng nho”:

Thiên Chúa Cha đã trồng cây nho đích thực bằng cách sai Người đến trong thế gian, sén tỉa Người nhờ cuộc khổ nạn và cái chết rồi đổ tràn cho Người sự sống và năng lực tái sinh nhờ sự sống lại.

3/ "Cành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi":

- Thiên Chúa Cha là Người trồng cây nho đích thực thì Người cũng là chủ của các cành nho là các tông đồ, là các Kitô hữu chúng ta.

- Mang danh Người là tông đồ, là người Kitô hữu mà không sinh trái, không thánh hoá tha nhân và bản thân thì sẽ bị Thiên Chúa chặt đi bằng cách lấy đi, sự sống siêu nhiên nơi ta tức là sự sống đời đời.

4/ " Cành nho sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn”:

- Là người tông đồ hay người Kitô hữu sinh trái, tức là sống trong ơn nghĩa của Chúa, có thiện trí muốn thánh hoá đời sống thì sẽ được Thiên Chúa tỉa sạch bằng cách thanh luyện trong ơn thánh của Người.

5/ " Các con dân chúng được tỉa sạch nhờ lời thầy ":

Các tông đồ được tỉa sạch bằng những lời giáo huấn của Chúa Giêsu. Người Kitô hữu được tỉa sạch qua Lời Chúa được ban bố trong Giáo Hội để thanh luyện và thánh hoá. Chúng ta được thanh luyện qua Lời Chúa và các phép Bí tích hàng ngày trong đời sống.

6/ " Các con ở trong Thầy và Thầy ở trong các con ":

- Người tông đồ cũng như người Kitô hữu kết hiệp với Chúa Kitô như cành nho với cây nho vì: Thầy là cây nho các con là cành. Ở đây Chúa muốn nhấn mạnh đến sự kết hiệp mật thiết giữa Người với các tông đồ và với các Kitô hữu.

- Sự kết hiệp này là điều kiện căn bản để sinh trái tức là sinh ơn cứu rỗi. Vì Chúa Giêsu là nguồn ơn cứu rỗi của muôn dân " Vì không có Thầy các con không thể làm gì được ".

7/ " Ai không ở trong Thầy thì lại vứt ra ngoài như cành nho ":

- Những người không hiệp nhất với Chúa Kitô tức là không nghe theo Chúa trong việc hoàn thiện đời sống thì bị vứt ra ngoài nghĩa là vứt ra khỏi vương quốc Thiên Chúa, mất sự sống đời đời.

- Hình ảnh này song song với hình ảnh trong dụ ngôn " Muối lạt" (Mt 5, 13) và dụ ngôn " Cỏ lùng" (Mt 13, 30) .

8/ " Nếu các con ở trong Thầy và lời Thầy ở trong các con ":

- Tiếng " ở " diễn tả ý nghĩa bám chặt: người Kitô hữu phải sống theo Lời Chúa (Ga 8, 31) sống trong tình yêu Chúa (Ga 15, 9 - 10) sống trong ánh sáng Chúa (1 Ga 2, 10) và sống trong Thiên Chúa (1 Ga 2, 10).

- Ngược lại Lời Chúa ở trong ta có nghĩa là Lời Chúa được lắng nghe và đón tiếp, nghĩa là được thực hiện trong đời sống.

- Có điều kiện " Ở " như vậy thì những nhu cầu phần rỗi của chúng ta sẽ được thực hiện vì chính Chúa Kitô sẽ hoạt động trong ta bằng ơn thánh của Người, qua Chúa Thánh Thần.

9/ " Đây là điều kiện cho Thầy được vinh hiển":

+ Thánh ý của Thiên Chúa Cha là muốn cho mọi người được cứu rỗi và Người sai Chúa Con đến thế gian là để mọi người nhờ Con của Người mà được sống đời đời. Vì thế, khi chúng ta sinh trái tức là thánh hoá bản thân, tha nhân qua việc tông đồ, thì chúng ta làm theo thánh ý Chúa Cha và như vậy làm vinh hiển Người.

+ Khi chúng ta thực hiện việc cứu rỗi bản thân và tha nhân thì chúng ta thực sự là môn đệ của Chúa Giêsu, bởi vì chúng ta tiếp tục công việc cứu chuộc của Người ở trần gian.

III. ÁP DỤNG:

A / Áp dụng theo Tin Mừng:

1 / Giáo Hội muốn dùng bài Tin Mừng hôm nay với ý nghĩa của sự hiệp thông giữa cành nho và cây nho để nhắc nhủ mọi người chúng ta phải nhận ra và xác tín hơn về sự cần thiết phải hợp nhất với Chúa Kitô qua việc hợp nhất với Giáo Hội là Mình mầu nhiệm của Người, Hiệp nhất bằng sự tin tưởng và vâng phục.

2 / Sự hiệp nhất với Chúa Kitô qua Giáo Hội là điều kiện cần thiết cho phần rỗi, " Vì không có Ta các con chẳng làm gì được việc gì ".

3 / Hiệu quả của việc hiệp nhất với Chúa Kitô là sinh nhiều trái tức là thánh hoá bản thân và thánh hóa tha nhân.

B / Áp dụng thực hành

a) Nhìn vào Chúa Giêsu là cây nho:

1 / Ta là cây nho đích thực: được thuộc về Chúa Kitô qua bí tích Rửa tội, chúng ta phải là người Kitô hữu đích danh, người tông đồ xứng đáng và người Tu sĩ thánh thiện.

2 / Cha Thầy là người trồng nho: Thiên Chúa Cha " Trồng " cây nho là Chúa Con bằng cách sai Chúa Con xuống cứu chuộc nhân loại. Chúng ta là cành nho cũng được Thiên Chúa trồng bằng cách tạo dựng cứu chuộc và thánh hoá chúng ta. Vì thế chúng ta phải biết tôn thờ Thiên Chúa bằng lòng Tin, Cậy, Mến.

3 / Thầy là cây nho, các con là cành: Chúa Kitô là cây nho ban phát sự sống cho cành nho. Chúng ta có trách nhiệm hoặc liên đới với ai, cũng phải chuyển ban sự sống bằng cách thánh hóa tha nhân qua đời sống tông đồ và chứng tích.

b) Nhìn vào cành nho là Kitô hữu:

1 / Cành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi: Qua bí tích Rửa tội chúng ta được thuộc về Chúa Kitô, nhưng nếu không sinh trái tức là không hoàn thiện đời sống để nên giống Chúa Kitô mỗi ngày một hơn, thì chúng ta sẽ bị chặt đi nghĩa là mất sự sống đời đời.

+ Còn cành nào sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn: Việc hoàn thiện đời sống của chúng ta thường được Chúa thanh luyện qua những thử thách của đời sống để việc hoàn thiện mỗi ngày thêm tăng triển hơn. Trong việc thánh hóa đời sống, chúng ta càng có, Chúa càng cho thêm.

2 / Ai ở trong Thầy, Thầy ở trong người ấy: Chúng ta ở trong Chúa Kitô bằng cách bám chặt vào Người qua việc thực hành Lời Chúa, sống tin, cậy, mến Chúa, sống đẹp ý Chúa.

+ Chúa ở trong ta bằng cách liên tục ban ơn cứu rỗi cho chúng ta (1 Ga 2, 27; 3, 9 ; 4, 12 ) .

3 / Điều làm Cha Thầy vinh hiển là các con sinh nhiều trái: Chúng ta làm vinh Danh Chúa bằng cách:

- Sống hoàn thiện mỗi ngày một hơn.

- Sống gương sáng để thánh hóa tha nhân.

- Sống tông đồ truyền giáo giúp cho tha nhân sống hoàn thiện hơn, giúp cho kẻ có tội ăn năn trở lại, giúp cho nhiều người tin nhận Chúa.

4 / Hiệp nhất với Chúa Kitô qua Giáo Hội vì Giáo Hội phát ơn thánh của Chúa cho chúng ta qua các bí tích. Vì vậy chúng ta phải tin yêu và hiệp nhất với Giáo Hội.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10


CHIA SẺ BÀI VIẾT