Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần VII Mùa Thường Niên | Mc 9,30-37 | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
24/02/2025
4.4K
Tôi có yêu mến Người? Quý chuộng Người trên hết mọi sự? Đòi hỏi căn bản. Thật ra khó trả lời đúng mực. Nhưng thỉnh thoảng nên đặt lại cho mình. Đây là một cơ hội để ôn lại việc căn bản của đời sống mình. Cũng là cơ hội để gặp gỡ thường xuyên với Đức Giêsu trong bí tích "hòa giải", con đã không mến Chúa cho đủ lạy Chúa... Con đến để được giải hòa với Chúa, để nói lại với Chúa là là dù sao đi nữa, con vẫn yêu mến Chúa!

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN VII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mc 9,30-37

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: NĂM LẺ: Hc 2,1-11

Hởi con, khi con đến phụng sự Thiên Chúa, con hãy sống công chính và kính sợ và hãy chuẩn bị tâm hồn để chịu thử thách, con hãy giữ tâm hồn và chịu đựng.

Sự lạc quan căn bản, dựa trên niềm xác tín vào sự khôn ngoan của Thiên Chúa, không cản trở Ben Sira là người thực tiễn: từ đầu chương hai, ông cẩn nhận báo cho môn sinh của mình biết rằng họ không được chước miễn cho khỏi bị thử thách. Sách Giob đã đề cập đến vấn nạn này bằng thể cách đáng ghi nhớ. Phải, người tin hay không tin đều thấy sự dữ trong thế gian. Những kỳ diệu trong trật tự toàn cầu đang thống lãnh thiên nhiên, không ngăn cản ông thấy được những rối loạn phá hoại nó: cả triệu người đói những đại biến chứng, những đau khổ riêng, bệnh tật chết chóc. Khác với Giob, Ben Sira, không đặt ra vấn nạn căn bản nhất về vấn đề này. Là người thực tiễn, ông bằng lòng với những lời khuyên cụ thể, về những thái độ người ta có thể có khi bị thử thách.

1. Phải nhẫn nại, chấp nhận, chờ kết cuộc.

Hãy kiên nhẫn để còn được thăng tiến trong ngày cuối cùng. Con hãy chấp nhận tất cả những gì xảy đến cho con, và hãy kiên trì trong đau khổ, hãy nhẫn nại trong hoàn cảnh thấp hèn.

Đây là sự khôn ngoan sơ đẳng của nhiều dân tộc, phải cố gắng thích ứng với nỗi đau đớn khi phải chịu…

Như ng không cấm nghĩ rằng điều đó sẽ được ổn thỏa, bởi đó có lời mời "chờ đợi" và nhẫn nại nhìn thử thách trong thời gian như một việc ngày kia sẽ hết. Triết lý cũ xưa muôn đời.

Ben Sira dẫn tới cái gì sau những lời.Hãy kiên nhẫn để còn được thăng tiến trong ngày cuối cùng”. Ong có thấy một sự tôn vinh, một cuộc “tán dương" đặc biệt dành cho những người đã phải khổ không: Thế nào? ở đâu? Khi nào?

và chúng ta với ánh sáng rõ rệt hơn mà lễ Phục sinh mang lại cho ngày thứ sáu Tuần thánh, chúng ta tới được điều gì, sau những lời này? Tôi chầm chậm đọc lại những lời khuyên của hiền nhân, áp dụng chúng vào Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Phục sinh của Người... vào các thử thách của chúng ta… vào các thử thách của thế giới…

2. Thử thách là nguồn thanh tẩy, nguồn mọi giá trị, nó "trui rèn tư cách".

Vì vàng bạc được thử trong lửa, còn những người được Chúa chọn, thì được thử trong khổ nhục.

Đây là một chứng cớ, tốt hơn đừng nên dùng thường cho những người mà chúng ta có thể thấy là đang đau khổ.

Đôi khi không gì tàn tệ hơn là những người ban phát “lời khuyên" cho những, người đang đau khổ. Dầu vậy, đây là một luận chứng nên tự mình sống.

Đây là một sự kiện thuộc kinh nghiệm là nêu thử thách đôi khi tác hại, ít ra bề ngoài, nó cũng thường có một năng lực huyền diệu để lòng giá con người. Đây là một lò đúc. Những chất dơ, quặng bẩn được gạn lọc để chỉ cho hiện ra cái cốt lõi của kim loại.

3. Lý tưởng là sống cơn thử thách trong "tình nghĩa thiết" với Thiên Chúa.

Con hãy tin vào Thiên Chúa, và Người sẽ nâng đỡ con... hi vọng vào Người. Hỡi những kẻ kính sợ Chúa, hãy trông đợi lòng từ bi của Người. Hãy tin vào Người và phần thưởng của các ngươi sẽ không mất đâu. Các ngươi là kẻ kính sợ Chúa hãy trông cậy vào Người, thì Người sẽ lấy lòng từ bi ban thưởng cho các ngươi được hân hoan.

Thảm kịch khủng khiếp. Chính là đau khổ có thể làm cho nghi ngờ Chúa. Nhưng cả ở đó nữa; kinh nghiệm cho thấy là người có đức tin thường tìm thấy trong “sự hiện diện" của Chúa một sự khích lệ mà người vô thần thiếu vắng Nhưng điều này không phải là tác động. Tình nghĩa thiết Chúa tặng ban cho những người đau khổ, đối với Người, là tới chỗ đích thực sống thánh giá, của con người, trong Chúa Giêsu Kitô.

Bài đọc II: NĂM CHẴN: Gc 4,1-10

Bởi đâu có chiến tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em.

Thánh Giacôbê lo âu vì ngài thấy có những xung đột giữa các cộng đoàn Kitô hữu và ngài muốn tìm cho ra các lý do phát sinh các điều ấy. Đây là một vấn đề thời sự.

1. Lòng ham muốn khoái lạc.

Chính sự khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em. Anh em đầy lòng ham muốn.

Đó là nguyên nhân thứ nhất của bất hòa, của xung đột về bản thân mình, thèm khát, ham muốn của cải vật chất, tiền bạc.. Tất cả các sự đó đều khởi xướng tự đáy lòng ta. Lạy Chúa, xin chữa lành con khỏi những ham muốn từ xa.

2. Lòng ganh tị kẻ khác.

Anh em ganh ghét nên anh em xung đột.

Ta ao ước điều mà người lân cận có, hay được thành công hơn mình. Biết bao điều sầu buồn xảy đến cho ta bởi ta đem so sánh điều đó với kẻ khác. Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống thực tế và biết chấp nhận cách thành thật những giới hạn và tính khí của chúng con. Xin giúp con vui mừng vì các đức tính của kẻ khác.

3. Lời cầu nguyện không tốt.

Anh em cầu xin với tà ý: anh em xin của cải để hưởng lạc.

Đúng vậy, chúng ta có ý lợi dụng Thiên Chúa để được hưởng như người lân cận. lòng ganh tỵ trở nên lời cầu nguyện... Quá quắt rồi! Như thế là các lời cầu nguyện của ta muốn thử đặt Thiên Chúa để phục vụ các dự tính ích kỷ của ta!

Lạy chúa, chớ gì lời cầu nguyện của con luôn rộng mở, hướng về Chúa hơn là về con, hướng về nhu cầu của người khác hơn là những nhu cầu của con.

4. Lòng yêu chuộng thế gian.

Hỡi những kẻ ngoại tình, các ngươi không biết rằng yêu thế gian là ghét Thiên Chúa. “Bạn của thế gian" là "thù địch của Thiên Chúa".

Đó là kiểu nói của Kinh Thánh: yêu mến thế gian hơn Thiên Chúa, được kể như một thứ "ngoại tình”, nghĩa là cắt đứt sự kết hợp của ta với Thiên Chúa, Không ai có thể làm tôi hai chủ”. Đức Giêsu đã nói như vậy Thánh Giacôbê lại nói: không ai có thể có hai “tình yêu”.

Tôi có thái độ thâm sâu nào trước nhan Thiên Chúa?

Tôi có yêu mến Người? Quý chuộng Người trên hết mọi sự? Đòi hỏi căn bản. Thật ra khó trả lời đúng mực. Nhưng thỉnh thoảng nên đặt lại cho mình. Đây là một cơ hội để ôn lại việc căn bản của đời sống mình. Cũng là cơ hội để gặp gỡ thường xuyên với Đức Giêsu trong bí tích "hòa giải"; con đã không mến Chúa cho đủ lạy Chúa... con đến để được giải hòa với Chúa, để nói lại với Chúa là là dù sao đi nữa, con vẫn yêu mến Chúa!

5. Lòng kiêu căng.

Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo và ban ơn cho kẻ khiêm nhường.

Đây còn là một nguồn phát sinh các cuộc “xung đột".

Tưởng mình hơn người khác. Nghĩ rằng các ý kiến của mình là hay hơn cả. Phê bình cách hời hợi những “thành phần cấp tiến " khi tướng mình nắm chắc chân lý của Giáo Hội. Phê bình cách khinh bỉ những “thành phần báo thù”, khi tưởng mình lo cho tương lai Giáo hội.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhận ra phần chân lý nơi những người không suy tưởng như chúng con. Xin ban cho chúng con lòng khiêm nhường thẳm sâu này để tương đối hoá những lựa chọn riêng của chúng con, và thêm chút khôi hài vào những bày tỏ lập trường quá âm ỉ, quá tin chúng con.

Lạy Chúa, con cầu xin Chúa cho Giáo hội và cho các Kitô hữu tiến bộ hơn, hầu biết tôn trọng những gì là đa dạng, khác biệt, bổ túc. Xin chữa lành chúng con khỏi óc kiêu căng, bè phái.

Ngày nay, khi ta muốn phân tích nguồn gốc- những cuộc xung đột đối nghịch giữa con người với nhau, chúng ta dễ dừng lại ở các phân tích mang tính xã hội Thánh Giacôbê lôi chúng ta trở lại nội tâm, trở lại các lý do thâm sâu của ta.

Bài Tin Mừng: Mc 9,30-37

Chúa Giêsu và các môn đệ đi ngang qua xứ Galilêa, và Người không muốn cho ai biết. Vì Người dạy dỗ và bảo các ông rằng: "Con Người sẽ bị nộp vào tay người ta".

Khi Đức Giêsu không muốn người ta dùng tước hiệu Con Thiên Chúa thì Người thường sử dụng tước hiệu “Con Người”. Trái với điều ta có thể nghĩ về tước hiệu thứ nhất là không nhấn mạnh đến “nhân tính " của Đức Giêsu. Thực sự, các Kitô hữu tiên khởi, xuất thân từ Do Thái giáo, và ngay cả Đức Giêsu, đã gán cho tước hiệu thứ hai này một ý nghĩa rất hàm súc: Theo họ, đó là một sự gợi lời Đấng Thiên Sai, đã được Đanien loan báo (7,13-14), vì nó nhấn mạch tới nguồn gốc từ trời của Người và công trình của Thiên Chúa mà Người phải chu toàn. Tước hiệu "Con Người” ít gây thắc mắc hơn là tước hiệu “Con Thiên Chúa”. Thế nên, dù mang một nội dung hầu như giống nhau, nhưng khi dùng tước hiệu "Con Người", Đức Giêsu muốn diễn tả cách kín đáo hơn.

Người ta sẽ giết Người và ngày thứ ba Người sẽ sống lại.

Đây là lần loan báo thứ hai về cuộc Thụ khổ.

Toàn bộ Tin Mừng của thánh Marcô dẫn chúng ta tới cao điểm này. Thật là một tiểu sử kỳ dị của một đời: đời sống không quan trọng, nhưng là cái chết... Thực ra, con người này lúc nào cũng loan báo cách thản nhiên, “mình sẽ sống lại… Sau đó!". Như thế đời sống trần gian của ông không phải là điều quan trọng nhất.

Chúng ta có thực sự tin rằng, Đức Giêsu hiện nay đang sống động không?

Mầu nhiệm vượt qua là điều cốt yếu của Đức tin chúng ta. Đó là đặc quyền duy nhất: và triệt để của Đức Giêsu. Không một vĩ nhân nào trên đời, dám tự phụ mình có quyền

Giải thoát con người khỏi định mệnh cuối cùng là chính sự chết này được! Không phải Bouddha, không phải Mahomet, cũng như không một ý thức hệ nhân bản nào có thể đề ra giải pháp tránh cho con người khỏi bồn chồn lo lắng, vì biết mình sẽ Chết.Chỉ mình Đức Giêsu mới bình tĩnh và loan báo: “Họ sẽ giết chết Người và ngày thứ ba Người sẽ Sống lại”. Đức Giêsu là Đấng tiến về cái chết của mình trong thái độ hoàn toàn bình an... vì Người biết có Đấng đang đón đợi Người đằng sau cánh cửa tối mù: không phải là một hư không vô vọng, nhưng là đôi cánh tay Người của Cha.

Phụng vụ mới về lễ an táng hát lên: "Trước ngưỡng cửa nhà người, Cha chúng ta đang đón chờ bạn, và Thiên Chúa sẽ mở rộng vòng tay đón nhận bạn".

Nhưng các môn đệ không hiểu lời đó, và sợ không dám hỏi Người.

Tin Mừng không tô hồng các tông đồ. Họ cũng là những con người, kém cỏi như tất cả chúng ta. Người ta luôn lưu ý đến tâm trí trì độn, nông cạn, hẹp hòi của họ. Họ tiêu biểu cho tình trạng chúng ta bên cạnh Đức Giêsu.

Đúng là kiểu mẫu của nhân loại hiện nay, khá bình thường.

Thật sự, ta tự hỏi, làm sao Hội thánh và toàn bộ hoạt động bao la trong suốt dòng lịch sử của mình, lại có thể đơn thuấn phát sinh từ trí tưởng tượng hay dự phóng của họ, như thỉnh thoảng có người nói vậy! Đúng ra đã có điều gì đó xảy ra. Thực ra, đâu có một biến cố biến đổi họ.... Họ đã được nâng cao khi chính mình họ, được trang bị bằng một sức mạnh và một trí thông minh không phải tự họ. Ngày nay, sự kiện đó vẫn còn luôn xảy ra trong Hội Thánh: Người ta không thể xét đoán Giáo hội cách đón thuần theo quan điểm hoàn toàn nhân loại.

Dọc đường các con tranh luận gì thế? Các ông làm thinh... Họ tranh luận xem ai là người lớn nhất?

Đó, mức độ suy nghĩ và tham vọng của họ là thế! con người thời nay, cũng tầm thường thế thôi?

Ai muốn làm lớn nhất thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người.

Trong cuộc Thụ khổ mà Người loan báo, Đức Giêsu tự trở nên kẻ rốt hết, là người tôi tớ. Như thế, việc loan báo thập giá không chỉ cho riêng Người, mà cho chúng ta nữa. Không có con đường nào khác để bước theo Đức Giêsu, ngoài con đường phải ngang qua sự chết để đạt tới sự sống.

Ngay từ bây giờ, cuộc sống hàng ngày của tôi có như thế không?

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa Giê-su dạy các môn đệ về tinh thần phục vụ.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Nhìn vào Chúa Giê-su:

a) Xem việc Chúa làm:

- “Đức Giê-su không muốn cho ai biết”: Người không muốn cho những người khác biết về con đường cứu thế của Người vì họ chưa thể hiểu được nhưng Chúa lại loan báo cho các môn đệ biết, không phải một lần,nhưng là lần thứ hai về việc Người chịu thương khó, tử nạn và phục sinh để cứu độ nhân loại. Lời này nói lên rằng, các môn đệ là những người được Chúa tuyển chọn, được giáo dục và được sai đi để làm chứng và rao giảng về Người, nên Người cần phải cho biết trước.

Có những vấn đề, có những việc mà Thiên Chúa soi sáng cho những người có trách nhiệm, những vị bề trên biết trước những người khác, nhằm mục đích vì phận vụ của mình, đang khi đó những người khác chưa nhận ra hay chưa hiểu được. Vì thế, bề trên có ý làm vậy, bề dưới chưa hiểu ra nào có lạ chi.

- Chúa bình tĩnh khi thấy các môn đệ “không hiểu lời” Chúa loan báo lần thứ hai về con đường tử nạn của Người. Điều này chứng tỏ Chúa là ông thầy kiên trì trong việc giáo dục học trò.

Noi gương Chúa, chúng ta phải bình tĩnh để kiên trì dạy dỗ, giáo dục người khác, nhất là giáo dục đức tin, giáo dục về đường nên hoàn thiện …

- Chúa thấy các môn đệ, những học trò của mình có tính xấu ganh tị nhau, ham danh ham lợi, Chúa không la mắng, không răn đe, nhưng Chúa dựa vào điều kiện, hoàn cảnh, bầu khí thân thương, gần gũi: “Chúa ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại” để Chúa dạy dỗ, chỉ vẽ, giáo dục. Đó là đức tính của ông thầy biết thương học trò, biết vị tha đối với kẻ xấu nết. Thiết tưởng, người tông đồ, vị mục tử cũng cần phải noi theo Chúa Giê-su để sống vị tha, quảng đại, nhân từ trong việc phục vụ tha nhân.

b) Nghe lời Chúa nói:

- “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời”:

Đây là điểm mới mẻ được Đức Giê-su bổ túc so với lời loan báo lần trước (8,31). Gộp hai câu này lại với nhau, chúng ta sẽ nhận ra rằng:

Đức Giê-su muốn liên kết những hình ảnh cũng như những con người đau khổ trong Cựu Ước mà số phận dành cho họ thường là khắc nghiệt để vẽ nên con đường khổ nạn mà Người sắp chịu!

- “Bị nộp”: gợi lại lời tiên tri I-sai-a (53,6.12) nói về số phận người đầy tớ đau khổ.

- “Chịu nhiều đau khổ”: phát xuất từ I-sai-a (53,4.11) nói về số phận của người đầy tớ đau khổ của Gia-vê.

- “Bị nộp trong tay người đời “: đây là số phận của Giê-rê-mi-a, vị ngôn sứ cô độc tuyệt đối (Gr 26,24). Chắc hẳn ở đây Chúa Giê-su đã nghĩ đến Giu-đa Ít-ca-ri-ốt là kẻ phản nộp Người.

- “Người bị giết chết”: tiên báo số phận của viên đá bị người thợ xây loại bỏ nói đến trong Thánh Vịnh 117,22 (Tv 4,11; Mc 12,10).

Liên kết như vậy, chúng ta mới hiểu được nỗi kinh sợ của Đức Giê-su trong vườn Cây Dầu và nhận thức được rằng ơn cứu độ quả thật là hồng ân của một tình yêu bao la của Chúa đối với loài người chúng ta.

Bạn hãy đọc đi đọc lại lời loan báo về khổ nạn này để cảm nghiệm về tình thương yêu của Thiên Chúa đối với bạn.

- Lời loan báo lần thứ hai về cuộc khổ nạn được Chúa Giê-su như muốn giải bày tâm sự với các môn đệ mà từ đây Người gọi là bạn (Ga 15,15). Tuy nhiên các môn đệ không hiểu được (9,32) và cũng chẳng quan tâm, bởi vì các ông đang tranh luận sôi nổi: ai là kẻ lớn nhất trong nước Đức Giê-su (9,34).

Tâm trạng không hiểu của các môn đệ lúc này, cũng là tâm trạng của chúng ta, khi chúng ta coi thường, bỏ qua những giáo huấn của Chúa, những chỉ dạy của Hội Thánh, để chạy theo ý riêng, chạy theo thói đời, chạy theo những lợi lộc vật chất, danh vọng trần gian …

- “Ai muốn làm người đứng đầu…”:

Chúa Giê-su lợi dụng cơ hội các Tông Đồ tranh luận với nhau về chỗ nhất, để giáo dục các ông về tinh thần phục vụ trong khiêm nhường.

Chúa nhắc lại lời này cho mỗi người chúng ta khi chúng ta có những hành vi, việc làm, ý tưởng háo danh, ham lợi, tranh giành địa vị trong đời sống chung, trong nhiệm vụ tông đồ.

2. Nhìn vào các môn đệ:

- Các môn đệ được Chúa gọi riêng ra để giáo huấn, dạy dỗ.

Chúng ta muốn được Chúa dạy dỗ, chỉ vẽ, giáo huấn, chúng ta cũng phải tìm những nơi thanh vắng, những bầu khí thinh lặng để nghe tiếng Chúa, để được Chúa soi động và hướng dẫn …

- Các môn đệ tranh luận với nhau về chỗ nhất trong Nước Trời.

Chúng ta cũng thường có những hành vi cạnh tranh, tị nạnh, so bì, tranh luận về địa vị, danh vọng, lợi lộc trong những công việc tông đồ, truyền giáo … Rút kinh nghiệm, chúng ta cố gắng sống khiêm nhường phục vụ: càng phục vụ, càng được làm lớn trước mặt Chúa.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT