![Header](/_next/image?url=https%3A%2F%2Fapi.client.giaophanphucuong.org%2Fstorage%2Fimages%2Fa5cee29c-0ef3-4db3-bc19-a1c531e7b4ff.jpg&w=1920&q=75)
Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật Phục Sinh - Năm B (Mc 16,1-8) | Giáo Phận Phú Cường
![avatar](/webp/logo-for-web.webp)
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
CHÚA NHẬT PHỤC SINH - NĂM B
TIN MỪNG: Mc 16,1-8
Noel Quesson - Chú Giải
Mỗi năm, chúng ta mừng Lễ Phục Sinh bằng cách lắng nghe sứ điệp của mỗi thánh sử. Năm nay, sau Bài thương khó theo thánh Máccô, chúng ta đọc tiếp trình thuật về biến cố “Phục sinh theo Thánh Mác-cô" trong Đêm canh thức này, trình thuật của Mác-cô hết sức ngắn gọn, chỉ gồm có tám câu.
Vừa hết ngày Sa-bát, bà Maria Mác-đa-la với bà Maria, mẹ ông Giacôbê, và bà Salômê, mua dầu thơm để ướp xác Đức Giêsu.
Chúng ta đã ghi nhận vai trò quan trọng của các "người nữ". Theo Mác-cô, chỉ có các bà mới dám đi với Đức Giêsu tiến đến cái chết của Người trên đồi Gôn-gô-tha. . . còn tất cả các nam môn đệ đều đã bỏ trốn (Mc 14,50-15,50).
Lạy Chúa, xin. ban cho chúng con tình yêu trung thành hơn. Xin Chúa đừng để chúng con bỏ rơi những người chúng con yêu thương.
Tôi ngắm nhìn những "phụ nữ tẩm xác", tay bê nặng những bình dầu thơm, trời còn mờ sáng đang tiến thẳng tới một nghĩa địa. Các bà này chỉ lo lắng một điều: làm sao tẩm dầu thơm cho một xác chết", kết thúc bước đường phiêu lưu của "Đức Giêsu Na-da-rét" . . . thể hiện những bổn phận yêu thương cuối cùng đối với một người thân yêu quá cố bổ sung cho việc an táng một tử tội khả quan hơn, bởi vì buổi chiều ngày hành quyết người ta không có đủ giờ chôn cất đàng hoàng.
Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ.
Đó là một buổi sáng. Một buổi sáng vùng Địa Trung Hải. Trời mát, không khí tươi dịu trên con đường dẫn đến các bà bước tới, lòng đau đớn với biết bao kỷ niệm. Chung quanh các bà, chim chóc đã bắt đầu ca hót. Xuyên qua các cành cây đang trổ những đọt mầm xanh non, mặt trời nhô lên ở chân trời.
Một buổi sáng mới khởi sự Halleluia, Halleluia...
Vâng, bắt đầu một tuần lễ mới, một thế giới mới, một cuộc tạo thành rưới, một kỷ niệm mới.
Các bà vừa đi vừa bảo nhau: "Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây:" Nhưng vừa ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng đá lăn qua một bên rồi, mà tảng đá ấy lớn lắm.
Chi tiết cụ thể này rất quan trọng. Cả bốn thánh sử đều đã ghi nhận. "Tảng đá đã được lăn ra". Nhưng chỉ mình Máccô ghi nhận thêm, tảng đá đó lớn lắm? Chi tiết lịch sử này có thực, hoàn toàn phù hợp với kiểu cách mộ phần thời bấy giờ. Nhưng đối với Mác-cô cũng như đối với chúng ta ngày nay, thì đó là chi tiết tượng trưng đầy ý nghĩa: một bức tường thực sự ngăn cách con người với sự Phục sinh. . . được coi như một sự kiện không thể có được…” Ai có thể cất gỡ được chướng ngại này ?". Chỉ mình Thiên Chúa mới có thể hủy bỏ được sức nặng ghê gớm của cái chết đang đè nặng trên nhân loại.
Vào trong mộ các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng.
Trình thuật của Mác-cô, có vẻ giản đơn hơn trình thuật của Mát-thêu, vì không nói đến "thiên thần", đến “đất rung chuyển" đến tia chớp sáng"... nhưng chỉ đề cập đến một "người thanh niên". Mác-cô có ý giữ nét giản dị như thế: ông chỉ mượn một hình ảnh tối thiểu trong ngôn ngữ khải huyền thông dụng, để tránh những kiểu "tả vẽ" về biến cố Phục sinh. Ong cố khẳng định nguyên sự kiện đó. Nhưng ta biết rằng màu "trắng" luôn là dấu chỉ: đó là màu của ánh sáng, nghịch với bóng tối... đó là màu của vinh quang, màu của các vật thể trên trời. Vào ngày Biến Hình, cũng chính Máccô đã nói đến "một thứ trắng tinh không có một thợ nào trần gian giặt trắng đuốc như vậy" (Mc 9,3). Trong sách Khải huyền của Gioan, màu "trắng" luôn tượng trưng cho thế giới trên trời (Kh 2,17. 4,14-19, 11-20.11; Ed 9,2; Đnl 7,9; Is 1,18; Kh 7,14 - 19,1-14).
Các bà hoảng sợ. Nhưng người thanh niên liền nói: "Đừng hoảng sợ!".
Tất cả những trình thuật về Truyền tin (loan báo một sứ điệp của Chúa) trong Kinh thánh đều ghi lại chi tiết này. Những gì thuộc về Thiên Chúa thường gây bối rối cho lý trí của con người và tạo nên một thú vị ngạc nhiên, sợ hãi thiêng thánh. Ở đây Mác-cô sử dụng một từ quen thuộc với ông (exéthambêthêsan = có nghĩa là các bà bối rối, hồn siêu phách lạc). Cũng như không người “Ca-phac-na-um đã kinh ngạc" trước sự can thiệp đầu tiên của Đức Giêsu (Mc 1,27 xem thêm Mc 10,24-32 và 14,33).
Nhưng nếu sự đột xuất của Đấng hoàn toàn khác lạ thường gây bối rối, thì sự hiện diện của Người lại trấn an và làm ta bình tâm ngay. Thiên Chúa không đích thực là Đấng chỉ nhằm hù dọa chúng ta: Người vẫn thường nói: Các người đừng sợ".
Thế nên, ta cần lưu ý, Máccô không thuật lại sự hiện ra đúng nghĩa của Đức Giêsu… Nhưng chỉ ghi một "Lời" mạc khải, qua một thiên sứ, nói lên '"đức tin", một trong những điểm của "kinh tín kính" ta vẫn đọc.
Các bà tìm Đức Giêsu Na-da-rét, Đấng bị đóng đinh chứ gì! Người đã sống lại rồi, không còn ở đây nữa.
Người bị đóng đinh vì chúng tôi dưới thời Phong-xi-ô Phi-la-lô... Ngày thứ ba, Người đã sống lại..."
Đó là lời tuyên xưng Đức tin của các Kitô hữu tiên khởi (Cv 2,23 - 3,15 - 4,10 - 10,39 - 13,28-30) Đó cũng là đức tin của chúng ta.
Trình thuật của Máccô nhấn mạnh những khía cạnh cụ thể, như thế muốn nói với chúng ta rằng, đó cũng chính là Đức Giêsu, "người Na-da-rét", kẻ "bị đóng đinh", Đức Giêsu của lịch sử.
Kẻ bị đóng đinh đã thức dậy.
Kẻ bị đóng đinh đã phục sinh
Người không còn ở đây nữa! Vậy Người ở đâu?
Chỗ đã đặt người đây này, xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phêrô như thế này: "Người sẽ đến Ga-li-lê trước các ông".
Rõ ràng, Mác-cô không muốn chúng ta quan tâm đến “ngôi mộ" nữa, Thiên Chúa cũng không muốn con người để ý đến "mồ táng" đó. Cả Đức Giêsu cũng thế, trước khi chết, Người đã nói chính lời đó: "sau khi sống lại, Thầy sẽ đến Ga-li-lê trước anh em" (Mc 14,28). Chàng "thanh niên mặc áo trắng ngồi bên hữu phải chăng là chính mình Đức Giêsu, một Giêsu mới, Đức Giêsu ngự bên hữu Đức Chúa Cha? Đức Giêsu mà người ta mới tiếp xúc đầu tiên, với con mắt trần gian, không còn nhận ra nữa: ta hãy nhớ lại trường hợp của Mác-đa-la, tại khu vườn; bà cứ tưởng Người là người làm vườn " cũng như hài môn đệ làng Emmau! con mắt họ đã bị đóng lại"...
Hãy đi! Hãy ra đi! Đừng dừng lại tại ngôi mộ đó. Đừng ở lại Giêrusalem.
Hãy đi về phía trước, nói Đức Giêsu đang sống động nơi Người đã đến trước anh em, nơi Người đã hẹn gặp anh em. . . tại Ga-li-lê! Trên miền đất của anh em, những người xứ Ga-li-lê, trong đời sống hiện thực thường ngày. Đối với Máccô, Ga-li-lê là tên của vùng đất đó, có một ý nghĩa tượng trưng rất lớn. Ong đã nhắc đến tên đó 12 lần trong Tin Mừng của ông. Chính tại đó mà cuộc đời Đức Giêsu đã đạt tới đỉnh cao. Cũng tại đó lần đầu tiên Tin Mừng của Thiên Chúa đã vang lên. Chính Đức Giêsu đã biểu lộ những dấu lại đầu tiên quyền năng của Người tại đó. Và cũng là nơi quy tụ nhiều đám đông.
Giờ đây, thời của Ga-li-lê lại bắt đầu, thời quy tụ một dân tộc mới chung quanh Phêrô, thời của những "dấu chỉ" mới, thời của Tin Mừng: Giáo Hội khởi sự. . . và giáo hội chính là nơi hiện diện của Đấng “không còn ở đây nữa, nghĩa là không còn ở trong mồ mà người ta đã chôn táng Người". Đó là một lệnh lên đường.
Nào, hãy lên đường. Đừng ở! ai đây làm gì! Hãy đi nói với Phêrô. Hãy trở lại Ga-li-lê.
Ở đó các ông sẽ được thấy Người, như Người đã nói với các ông.
Ở đây không giải thích theo phạm vi triết học và lý luận. Các tông đồ cũng như chúng ta, được mời gọi tin theo một lời nói, và dấn thân trong một hành động hiện thực: Góp phần cho việc tập hợp nhung người tin Đức Giêsu chung quanh Phêrô, và thi hành những gì Đức Giêsu đã báo trước khi Người còn sống.
Đối với Máccô, tin vào việc sống lại, trước hết không phải là vấn đề gây nhức óc cho trí hiểu, nhưng là thái độ cùng với anh em mình dấn thân vào một cuộc sống mới, theo một Lời báo trước!
Vừa ra khỏi mộ, các bà liến cắm đầu chạy.
Các bài đã đến mộ cố làng được một việc, thế nhưng các bà lại phải đi mà không thể thi hành được điều đó. Các bà mang dầu thơm về. Các bà vội rời gót khỏi nơi đó.
Các bà run lẩy bẩy, hết hồn vía. Các bà chẳng nói gì với ai, vì sợ quá.
Đây là những lời cuối cùng của đoạn Tin Mừng Lễ Phục Sinh.
“Run lẩy bẩy" ("tromos'l)'" và "ngây ngất xuất thần" (.extasis)... Làm sao có thể diễn tả hay hơn sự đột nhập bất ngờ và gây đảo lộn của Nước Thiên Chúa trong lịch sử con người ? Xuyên suốt Tin Mừng của mình, Máccô đã nhấn mạnh đến "bí mật" che giấu căn tính đích thực của Đức Giêsu Na-da-rét: mỗi lần có kẻ nào nói quá sớm Người là "Con Thiên Chúa", Đức Giêsu đều buộc họ phải im lặng. Câu kết này của Máccô giữ trọn ý nghĩa. Chúng ta hãy trân trọng nó? Các người nữ "im lặng" và "chẳng nói gì với ai": Nói thế nào được… khi con người Đức Giêsu đã vượt thoát khỏi mọi nắm giữ và trở nên một mầu nhiệm không còn thuộc phạm vi nhân loại, luôn gây bối rối.
Tất cả những ai muốn kiếm tìm trong những trình thuật trên, một sự "hiển nhiên tuyệt đối” một sự "ổn định hoàn toàn", thì sẽ gặp thất vọng. Chính Mác-cô muốn dẫn chúng ta vào sự im lặng của Đức tin và thái độ tôn thờ. Lạy Chúa Giêsu, Chúa cao cả hơn mọi tưởng tượng của chúng con.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
"Giêsu Nazaret chịu đóng đinh đã sống lại"
BÀI TIN MỪNG: Mc 16, 1-8
I. Ý CHÍNH:
Thuật lại câu chuyện mấy phụ nữ ra thăm mồ Chúa Giêsu để chứng minh Chúa Giêsu đã sống lại thật.
II. SUY NIỆM:
Cùng một câu chuyện mấy phụ nữ ra thăm mồ Chúa Giêsu nhưng bốn thánh sử kể lại cách thức khác nhau. Tuy nhiên cốt chuyện đều giống nhau.
+ Các phụ nữ ra thăm mồ Chúa.
+ Thấy mồ chống.
+ Có thiên thần báo tin Chúa đã sống lại.
Chúng ta suy niệm bản văn về trình thuật của Mc.
1/ " Hết ngày Sabát, bà Maria Mađalêna, bà Maria mẹ ông Gia cô bê và bà Salômê ":
Những bà đi viếng mộ được Mc kể tới, Luca còn kể thêm bà Gioan na và các bà khác nữa.
- Maria Mađalêna được kể đứng đầu và cả bốn thánh ký đều nhắc đến tên, chứng tỏ bà có nhiệm vụ đặc biệt vì bà là người đầu tiên ra tới mồ thấy mồ chống vắng, về báo tin ngay cho Phêrô và Gioan. (Ga 20, 1 - 2 ) .
2/ " Các bà mua thuốc thơm để sức xác Chúa Giêsu ":
Vì cận ngày lễ nghỉ, nên hai ông Giuse Arimathia và Nicôđêmô đã vội vã niệm xác Chúa rồi đem đi chôn.
- Để tỏ lòng thương tiếc và tôn kính, mấy bà đạo đức đã lo liệu thuốc thơm quý giá để ra thăm mộ và sức xác Chúa Giêsu.
- Vì vậy khi ngày Sabát vừa chấm dứt tức là ngay chiều ngày thứ bảy, các bà lo đi mua sắm thuốc thơm để sáng hôm sau đem ra mộ và sức xác Chúa Giêsu.
- Điều này chứng tỏ các bà đã không hiểu và không nhớ lời Chúa Giêsu đã loan báo trước đây rằng Người sẽ sống lại.
3/ " Từ sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần ":
Ngày thứ nhất trong tuần: tức là ngày Chúa nhật bây giờ, các bà vội vã ra đi trên đường tới mồ, các bà nghĩ tới tấm đá lớn che cửa hang: "Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mồ cho chúng ta?" nhưng các bà vẫn đi tới mồ, nhìn thẳng vào mồ, các bà đã thấy viên đá đã lăn ra một bên. Ai đã làm việc đó? câu trả lời chỉ có được khi các bà vào sâu bên trong mồ
4/ " Vào trong mồ, thấy một thanh niên ngồi bên phải. Mặc áo dài trắng nên bà khiếp sợ":
- Người thanh niên mặc áo dài trắng đây là thiên thần và cũng chính là người đã lăn tảng đá ra (Mt 28, 2).
- Các bà hoảng sợ không phải vì thấy thiên thần nhưng vì thấy mồ chống và vì xác Chúa không còn nữa, nên thiên thần trấn an các bà đồng thời loan báo Chúa đã sống lại.
5/ " Các người đừng sợ! các bà đi tìm Chúa Giêsu Nazaret chịu đóng đinh”:
- Mục đích của các bà đến đây là tìm Chúa Giêsu với những nét dạng trần thế, như quê ở Nagiaret, chịu đóng đinh, chết chôn trong mồ.
" Nhưng Người đã sống lại không còn ở đây nữa ".
- Mục đích tìm kiếm ấy từ nay không còn nữa vì " Người đã sống lại và không còn ở đây nữa ": có nghĩa Người sống lại thì không còn nét dạng như trước nữa. Vì thế các bà phải tìm Người trong tương quan Đấng đã sống lại.
- " Không còn ở đây nữa " diễn tả ý nghĩa Chúa Giêsu sống lại thì không còn bị ràng buộc vì những giới hạn của không gian và thời gian nữa.
- Ý nghĩa trên đây cho chúng ta thấy rằng việc tiếp xúc với Chúa Giêsu phục sinh không còn bị lệ thuộc vào không gian và thời gian nữa, nhưng tiếp xúc bằng đức tin.
6/ " Đây là chỗ người ta đã đặt Người ":
Lời giới thiệu của thiên thần: Đây là lời giới thiệu chứng thực rằng mồ chôn xác Chúa bây giờ đã trống. Chứng tỏ Chúa Giêsu đã sống lại như lời Người đã hứa trước.
7/ " Các bà hãy đi nói với môn đệ Người, nhất là Phêrô:
- Công việc các bà là đi sức thuốc thơm cho xác Chúa, nhưng vì Chúa đã sống lại không còn đây nữa nên các bà được Chúa đổi thành công tác khác là đi báo tin cho các tông đồ rằng Người đã sống lại.
- Nhất là với Phêrô: vì Phêrô có nhiệm vụ thủ lãnh các tông đồ là nền tảng của Giáo Hội.
- Việc các bà được sai đi đi báo tin cho các tông đồ rằng Chúa đã sống lại và hẹn sẽ gặp ở Galilê, là một sứ điệp có tính cách hạn chế: nghĩa là chỉ có các tông đồ và đặc biệt là Phêrô mới trở thành chứng nhận thẩm quyền về cuộc phục sinh của Chúa Giêsu, nhờ những lần Người hiện ra.
8/ " Người đến sứ Galilê trước các ông. Ở đó các ông sẽ thấy Người như Người đã từng nói trước ":
- Việc Chúa Giêsu sống lại, được chứng minh bằng: Lời Chúa đã nói với các ông trước đó là sẽ gặp các ông ở Galilê: sẽ nên chọn: " Nhưng sau khi sống lại, ta sẽ đi trước các ngươi đến Galilê " ( Mc 14, 28 ; Mt 26, 32 ) .
9/ " Nhưng các bà chạy ra khỏi mồ chốn đi run rẩy kinh hồn chẳng dám nói gì với ai vì sợ hãi :
Sự sợ hãi kinh hồn của các bà là sự sợ hãi thiêng liêng trước mầu nhiệm phục sinh của Chúa Giêsu. Đây cũng là sự sợ hãi của con người trước uy nghi của Thiên Chúa như Môsê trước bụi gai ...
- Mc kể lại các bà không nói gì với ai vì sợ: để có ý nhấn mạnh đến sự sợ hãi linh thiêng của các bà. Thực ra sau khi đã tỉnh trí lại, các bà đã kể lại cho các môn đệ những gì các bà đã thấy, đã nghe khi đến mồ, chính Luca đã kể lại như vậy (Lc 24, 11) .
- Theo Gioan kể lại thì Maria Mađalêna là người đầu tiên tới mộ. Vừa thấy mồ trống đã vội chạy về và báo tin cho Phêrô và Gioan ngay. Vì thế khi hai tông đồ này ra tới mồ thì các bà kia ở mồ đã về rồi và đã đi báo tin cho các môn đệ khác.
III. ÁP DỤNG:
A / Áp dụng theo ý nghĩa Tin Mừng:
1/ Qua bài Tin Mừng này, Giáo Hội muốn mời gọi chúng ta xác tín hơn nữa vào việc Chúa phục sinh, để nhờ đó chúng ta thực sự vui mừng và hy vọng vào ơn Thiên Chúa phục sinh được thực hiện nơi bản thân mình.
2/ Mừng lễ Chúa phục sinh hôm nay đòi hỏi chúng ta phải ý thức hơn khi đọc lời tuyên xưng sau khi truyền phép " Lạy Chúa chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến ".
3/ "Mừng lễ phục sinh hôm nay, Giáo Hội thực sự muốn chúng ta sống lại Bí tích Rửa tội bằng cách khước từ con người cũ với những lỗi lầm khuyết điểm và những tính mê nết xấu để sống nếp sống mới với tinh thần Chúa Kitô phục sinh.
B / Áp dụng thực hành:
1 / nhìn vào mấy phụ nữ ra thăm mồ:
- Mấy bà đã theo giúp đỡ khi Chúa đi rao giảng, giờ này Chúa chịu nạn, các bà đã không chán nản, và một lòng theo Chúa. Chúng ta phục vụ Giáo Hội khi Giáo Hội có những sự dễ dàng, nhưng khi Giáo Hội gặp nhiều cơn bách hại ... chúng ta vẫn không sờn lòng nhưng vẫn trung thành phục vụ Giáo Hội.
- Lòng mến Chúa của các bà đã mạnh mẽ đến nỗi các bà đã sẵn sàng chịu đựng mọi thử thách: sợ nhà cầm quyền, đêm tối, sợ hòn đá lớn không ai mở cho, sợ vất vả, tốn phí ... để tỏ lòng mến Chúa bằng cách các bà đi sức thuốc thơm cho xác Chúa.
Lòng mến của chúng ta cũng phải chứng thực bằng sự chịu đựng mọi thử thách: lúc gặp gian nan thử thách, chúng ta phải tỏ ra tin cậy, mến Chúa hơn.
2 / Nhìn vào thanh niên mặc áo dài trắng:
- Thanh niên đây là thiên thần Chúa sai đến để đưa tin Chúa đã sống lại, và báo cho các môn đệ đến gặp Chúa phục sinh ở Galilê.
Thiên Chúa thường sai các trung gian đến loan báo cho chúng ta về Chúa, để chúng ta tin và sống theo Người. Vậy chúng ta có thực sự nghe theo những trung gian Chúa gửi đến là Giáo Hội và bề trên, là những người hướng dẫn dạy dỗ ta về đường phần rỗi không?
3 / Nhìn vào Chúa Giêsu:
- Chúa nói rồi, Chúa thực hiện điều Chúa nói: chết và sống lại. Chúng ta nói rồi có việc làm để chứng thực lời mình nói không?
- Chúa Giêsu qua tử nạn đến phục sinh. Chúng ta chấp nhận những tử nạn trong đời sống để hy vọng và sự phục sinh cho phần rỗi sau này.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10