Header

Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật Tuần IV Mùa Phục Sinh - Năm B (Ga 10,11-18) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
20/04/2024
288
Các bạn hãy đọc lại thật chậm hai chữ này: "Tôi là" các bạn hãy đặt hai chữ này lên môi miệng Chúa Giêsu. Vấn đề lớn được đạt ra đối với Chúa Giêsu đó là lai lịch của Người: Người là ai? Tất cả những ai đã đến gần Người đều phải ngạc nhiên vì sự bí mật về bản thân của Người. Người đã có những hành vi lạ lùng, Người đã nói "nói như chưa có ai đã nói như thế bao giờ". Đôi khi Người như có vẻ chiếm chỗ của Thiên Chúa.
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
CHÚA NHẬT TUẦN IV MÙA PHỤC SINH - NĂM B
TIN MỪNG: Ga 10,11-18

Noel Quesson - Chú Giải

Khi ấy Chúa Giêsu nói: "Tôi chính là...".

Các bạn hãy đọc lại thật chậm hai chữ này: "Tôi là" các bạn hãy đặt hai chữ này lên môi miệng Chúa Giêsu. Vấn đề lớn được đạt ra đối với Chúa Giêsu đó là lai lịch của Người: Người là ai? Tất cả những ai đã đến gần Người đều phải ngạc nhiên vì sự bí mật về bản thân của Người. Người đã có những hành vi lạ lùng, Người đã nói "nói như chưa có ai đã nói như thế bao giờ". Đôi khi Người như có vẻ chiếm chỗ của Thiên Chúa.

Vì thế, Người đã nhiều lần dùng những cách nói, những công thức mà nghe lướt qua, chúng ta không hiểu hết ý nghĩa.

“Ta là Bánh . . ." - "Ta là ánh sáng trần ai an…"

“Ta là cửa . . . " "Ta là Đấng chăn chiên lành… ".

“Ta là cây nho...". "Ta là sự Phục sinh và là sự sống. . . "

Tất cả những kiểu nói ấy bắt đầu bằng 2 chữ Hy Lạp “Ego eimi", có nghĩa "Tôi là".

Chúng ta đừng quên rằng Chúa Giêsu đã phát âm những từ này theo tiếng "Aramên", ngôn ngữ giống như tiếng Hêbơrơ và danh từ riêng "Thiên Chúa là nhóm chữ không quên được Y H W H", từ bốn chữ này không ai đã dám đọc lên và có nghĩa là "Ta là" (Xuất hành 3-14). Trước bụi gai bốc lửa trong sa mạc, Môsê đã hỏi Thiên Chúa: "Tên của Người là gì? Và câu trả lời bí nhiệm từ lửa đã thốt ra: "Ta là Đấng Hằng Hữu”, bằng tiếng Hêbơrơ, có 4 phụ âm mà người Do Thái không bao giờ đọc lên, và trong những bản Thánh Kinh của chúng ta ngày nay, vì tôn trọng tính trung thực của các từ ngữ đó (Thiên Chúa khó diễn tả), đôi lúc người ta đã giữ nguyên hình thức ban đầu: Để mắt nhìn, thì hiểu là "Yahweh! nhưng thực sự đọc lên thì phải thốt ra là "Đức Chúa".

Không tự xưng danh rõ ràng, nhưng qua những lời này Chúa Giêsu đã dám tuyên bố rằng Người là "Đấng Cứu Độ duy nhất cho con người, loại trừ tất cả những vị Chúa giả hiệu, những Đấng Cứu Độ không chính danh, những lãnh tụ sai lạc của nhân loại, người là "Đấng chăn chiên" duy nhất.

Tôi chính là ngươi mục tử nhân lành, người chăn chiên thực sự.

Biểu tượng "người mục tử dẫn đàn chiên" đã có từ lâu trong khắp miền phương Đông ngày xưa, để mô tả những "Thần Thánh" và "Vua Chúa".

Trong Thánh kinh cũng vậy, biểu tượng này cũng được áp dụng cho Chúa: "Chúa là mục tử của tôi, tôi không còn thiếu thốn chi" (Tv 22,1). "Giờ đây, chính Ta sẽ chăm sóc cho con chiên của Ta" Chúa đã nói (ê-dê-ki-en 34). "Giờ đây Chúa của các ngươi đến. Như một người mục tử, Người cho đàn chiên ăn cỏ - Với cánh tay quyền lực của Người, Người tập họp chiên lại, Người ôm vào ngực những chiên con, Người mang đến sự tươi mát cho những chiên cái còn cho con bú” (I-sai-a 40,11).

Chúng ta đừng bao giờ quên những trích dẫn này trong Kinh thánh mà bất cứ người Do Thái nào, nhất là Chúa Giêsu, cũng phải nhớ luôn luôn. Đối với những hình giả của Chúa Giêsu, lời tuyên bố này đã có một ý nghĩa “thần học" rõ ràng: Người nói Người là "Đấng Mêsia", "sứ giả của Thiên Chúa" để dẫn dắt 'loài người đến với cuộc sống thật. Câu trước liền câu này, (rất tiếc là sách "bài đọc” đã không bắt đầu trước một câu) đã được chính môi miệng Chúa Giêsu nói ra như tóm tắt hoàn hảo nhất của bộ Tin Mừng, và sứ mệnh mà Người đảm nhận: "Ta đã đến cho loài người, có được cuộc sống, và cho loài người có cuộc sống dồi dào" (Ga 10,10).

Chúng ta cũng biết loài người cần đến những người chỉ đạo như thế nào, những Đấng do Chúa sai đến, có khả năng phân tách tình hình, dự đoán tương lai, trừ khử những hiểm nguy đang hăm dọa và mang đến sự an toàn. Cá nhân tôi rất chán ghét những điều ngu xuẩn mà các đài phát thanh và truyền hình thường phổ biến ào ạt. Khi một số nhân vật, chỉ là những "con người" như chúng ta đã tỏ ra dường như nắm được chân lý, biết không gì sẽ xảy ra, những gì phải làm: Chỉ cần loại bỏ điều này, điều kia . . . và mọi việc sẽ ổn, "chỉ cần làm thế này" hoặc ' "sai lạc ở chỗ này, chỗ kia"...

Lời khẳng' định sau đây của thánh Phêrô trong bài đọc 1 hôm nay vang lên như một lời cảnh tỉnh trong bối cảnh hư hỏng và phá sản những giá trị thiêng liêng: "Chúa Giêsu chính là viên đá mà các người tự xưng là những người xây dựng thế giới đã chê bỏ, nhưng Người đã trở nên viên đá góc. Ngoài Người ra, không có sự cứu rỗi nào cả".

Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và không có chiên thuộc về riêng mình, nên thấy sói đến là bỏ chiên mà chạy…

“Người chăn chiên lành" ở đây được Chúa Giêsu giới thiệu để đối lại với các "vị câu thế" giả hiệu, những người này hứa hẹn toàn "những điều kỳ diệu”. Giờ nguy hiểm là giờ sự thật: Người chăn chiên giả hiệu, "người làm thuê" chỉ làm công việc để kiếm tiền, và tìm lợi riêng. Anh ta không cần gì đến đàn chiên, và đôi khi anh ta sẵn sàng phụ lục với chó sói để tru lên. Trong mọi trường hợp, anh ta sẽ không liều mạng sống của mình, nhưng trước hết anh ta sẽ tự cứu chính mình. Vì anh ta là kẻ làm thuê và không thiết gì đến chiên. Còn người mục tử nhân lành hy sinh mạng sống cho đàn chiên.

Trong trang này, bốn lần Chúa Giêsu nói: "Người hy sinh mạng sống của chính Người". Chúng ta không nên dừng lại ở những hình ảnh thôn dã điền viên, những "chuồng chiên" lãng mạn này. Bầu khí bây giờ thật bi thảm: "Chúa Giêsu đang nghĩ đến người mục tử chịu chết để cứu đàn chiên của mình. Hình ảnh lạ lùng, khác thường quá. Chúng ta thường nghĩ rằng: Khi một người chăn chiên chết, anh ta không thể bảo vệ đàn chiên được nữa. Nhưng Chúa Giêsu nói: Nhờ cái chết của Người, Người sẽ cứu chúng ta. Chúa Giêsu mạc khải điều này trong hoàn cảnh: Sự thù địch của những lãnh tụ tôn giáo càng lúc càng tăng, sau khi Chúa chữa lành một người mù bẩm sinh (Ga 9).

Mạng sống của tôi không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình.

Đối với Chúa Giêsu, cái chết không phải là một sự bất ngờ, cũng không phải là một ép buộc phải chịu, hay phải chấp nhận. Người đã làm cho cái chết trở thành một sự hiến dâng hoàn toàn ý thức và tự do. Cái chết của Người là một "tác động" yêu thương, yêu thương đến cùng. "Không có tình yêu nào cao cả hơn là cho những người tự hiến chính mạng sống của minh" (Ga 13,1. 15,13).

Bản văn bằng tiếng Hy Lạp của Thánh Gioan ở đây mạnh nghĩa hơn là những bản dịch có thể diễn tả. Nguyên văn có những từ sau đây: "Ta tháo gỡ linh hồn Ta ra". "Ta hiến dâng mạng sống của Ta". Cách nói khác thường này cũng ám chỉ trực tiếp bài thơ thứ IV của người đầy tớ (I sai-a 53,10), người này "hiến dâng mạng sống của mình để hy sinh cho quần chúng. Còn chúng ta thì sao? Phải chăng chúng ta sẽ giữ lại mạng sống và cái chết của chúng ta "cho chính chúng ta?". Chúng ta sẽ hiến dâng cái chết của chúng ta cho ai? Chúng ta có yêu thương người khác đủ để có thể thực hiện sự dâng hiến - tối thượng này không?

Tôi chính là người mục tử nhân lành. Tôi biết chiên của Tôi, và chiên của Tôi biết Tôi.

Khác với người làm thuê, "không thiết tha gì đến những con chiên”. Nhân loại, tất cả mọi người, đều có giá trị dưới mắt Chúa Giêsu, cho đến độ Người có thể liều mạng sống của Người cho mỗi một người trong chúng ta. Lạy Chúa, Chúa đã liều mạng sống của Chúa vì con sao?

Đúng, Ta đã yêu thường con thật tình, không phải chuyện đùa giỡn.

Qua những lời thắm thiết nồng nàn "Ta biết chiên của ta" chứng tỏ tình yêu đã tiến rất xa. Động từ 'biệt" trong Kinh thánh không chỉ có nghĩa là biết bằng tri thức mà là sự "biết" của một người thương yêu một người khác đến độ như đã cộng sinh ra với người đó" và dấn thân hoàn toàn vì người đó, như một người chồng nói về vợ mình: "Bây giờ anh biết em, anh trở thành một tạo vật mới, đấy là sự hy sinh ra lần thứ hai". Sự hiện diện mật thiết của người này trong người kia, một sự cảm thông hỗ tương, một sự hiệp thông trong tư tưởng và tâm hồn. Đấy là “cùng sống với người đó" và "dấn thân vì người đó".

Như Chúa Cha biết Tôi, và Tôi biết Chúa Cha.

Đấy là một gương mẫu. Sự thương yêu mật thiết và sống động giữa Ngôi Cha và Ngôi Con trong mầu nhiệm Ba Ngôi. Sự mật thiết giữa Chúa Giêsu và những người Chúa cứu chuộc bằng cái chết của Người, những người mà Chúa cho sinh ra". nhờ cái chết của Người, đó cũng chính là sự kết hợp mật thiết hiện có giữa các ngôi vị Thiên Chúa. Vâng chúng: ta hãy nói về sự mật thiết sâu sa này: Khi nghe gọi "Ma ria",' Mađalêna đã nhận ra ngay đó là tiếng nói của Chúa Giêsu "Phục sinh (Ga 20,16). Tôi cũng thế, tôi cũng được Chúa biết rõ tên riêng của tôi.

Tạ ơn Chúa, vì tình thương này.

Tôi còn có những chiên khác không thuộc đàn này. Tôi cũng phải đưa chúng về, chúng sẽ nghe tiếng Tôi và sẽ chỉ có một đàn chiên, và một người mục tử.

Trái tim Chúa Giêsu yêu thương mọi người. Tương quan sống động, việc hiệp thông sự sống giữa người mục tử và những con : chiên, "sự quen biết riêng” với từng con chiên, Chúa Giêsu xác quyết rằng sự "quen biết" này sẽ lan ra đối với tất cả mọi người không ngoại trừ ai cả . Sứ mệnh cứu độ của Người phải vươn tới tầm mục hoàn cầu. Chữ "Oicouménè" Hy Lạp có nghĩa là "toàn địa cầu có người ở”. Một lần nữa, đây là cách nói bí nhiệm của Chúa Giêsu, làm cho chúng ta tự hỏi: "Người là ai, mà có những tham vọng như thế? "Người cố "hơn" Người thợ mộc khiêm nhường ở Na-za-rét không ? Xét theo bề ngoài dường như Chúa Giêsu sắp chết trong sự thất bại hoàn toàn, bằng một cái chết nhục nhã và bị chế nhạo, một cái chết "vô ích"? Ở thế kỷ II, có một lời ghi trên một phần mộ, ký tên Abercius: "Tôi là môn đệ của một thánh Mục Tử có mắt rất to, nhìn thấy khắp nơi". Chúa Giêsu cũng vậy, Người có mắt rất to: Mỗi người một ngày nào đó, dù hư hỏng đến đâu, cũng sẽ nghe "tiếng của Người" và sẽ tự cảm thấy được Chúa thương yêu và "đoái nhìn đến", chúng ta chỉ thấy có một phần nhỏ đàn chiên của Người, Công đồng Vatican nói: Đàn chiên nhỏ… đám đông vô tận.

Sở dĩ Chúa Cha yêu mến Tôi, chính vì Tôi hy sinh mạng sống. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là lệnh của Cha Tôi mà Tôi đã nhận được.

Người thí bỏ mạng và lấy lại mạng sống của Người dễ dàng như "tháo cởi và mặc lại" Áo quần. Chính những từ này đã được dùng chiều thứ Năm Tuần Thánh trong Tin Mừng theo Thánh Gioan 13,4-12.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

"Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên"

BÀI TIN MỪNG: Ga 10, 11 -18

1. Ý CHÍNH:

Người Do thái thời Chúa Giêsu thường có thái độ nghi ngờ về thân thế, việc làm, uy quyền, và sứ mạng của Chúa Giêsu. Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu dùng dụ ngôn về người chăn chiên tốt lành để họ thấy rõ uy quyền đích thực của Người.

2. SUY NIỆM:

1 / " Ta là Mục tử tốt lành ":

Mục tử là người chăn chiên. Hình ảnh này rất quen thuộc đối với người Do thái vì họ quen sống nghề chăn nuôi nhất là chăn chiên.

+ Trong Cựu ước, Mục tử là hình ảnh của Thiên Chúa. Đấng chăn dắt dân Người:

* Tv 23, 1: Giavê là Đấng chăn dắt tôi.

* Tv 78, 52: Người là lùa dân Người đi ví thể đoàn chiên

* Is 40, 11: Đây Đức Giavê tiến đến trong uy hùng ... như mục tử chăn dắt đoàn chiên, ẵm chiên con trên ngực và dẫn đưa chiên mẹ đến chỗ nghỉ ngơi.

+ Trong Tân ước mục tử là hình Chúa Giêsu Kitô, Đấng Thiên sai:

* Mt 15, 24; Lc 19, 10: Ta chỉ được sai đến cho những chiên lạc nhà Israel mà thôi .

* Ga 10, 11: Ta là Mục tử tốt lành.

* Mục tử tốt lành nói lên ý nghĩa người Mục tử đích thực, Mục tử hoàn toàn xứng danh: Chúa Giêsu muốn tự mạc khải mình là người Mục tử hoàn hảo theo ý nghĩa trọn vẹn này.

2/ Để diễn tả ý nghĩa đích thực của người Mục tử, Chúa Giêsu đã chứng minh ba đặc tính của Mục tử:

a / Mục tử tốt lành thí mạng sống mình vì chiên: Người có ý nói đến sứ mệnh cứu chuộc của Người vì Người đã hiến mạng sống mình để cứu chuộc muôn dân.

Kẻ làm thuê không phải là chủ chăn: Chúa Giêsu dùng kiểu nói tương phản để làm nổi bật ý nghĩa tốt lành của Người. Chúa miêu tả tác phong của các Mục tử xấu, có ý ám chỉ đến các tư tế Do thái, các Tiên tri và thiên sai giả hiệu (Mt 24, 10 - 12). Những người này vốn chỉ một người chăn thuê, họ chỉ lo lắng các tư lợi do chức vụ đem đến, chứ không tha thiết gì đến đàn chiên, vì vậy khi gặp nguy hiểm họ chạy trốn và để đàn chiên tản mát.

b/ Ta biết các chiên Ta và các chiên Ta biết Ta: ở đây có ý nói đến sự thông hiệp giữa Chúa chiên và con chiên, thông hiệp giữa Chúa Giêsu và dân Người . Sự thông hiệp này được rập theo khuôn mẫu sự thông hiệp giữa Chúa Cha và Chúa Con. Nhờ công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô mà người Kitô hữu được tham dự vào sự sống của Ba ngôi Thiên Chúa, được làm nghĩa tử của Thiên Chúa Cha.

c/ Ta còn nhiều chiên khác chưa thuộc đàn này:

* " Đàn này " là dân Israel, ám chỉ Giáo Hội sau này nói lên tính cách phổ quát của Giáo Hội.

* " Chiên khác " ám chỉ tất cả dân ngoại sẽ tin vào Chúa Giêsu. Chúa Giêsu gọi là chiên của Người, trước nhất vì họ đã thuộc về Người rồi do sự tiền định, do ý hướng tốt của tâm hồn họ. Vì thế họ sẽ nghe tiếng Người khi Tin Mừng được rao giảng cho họ.

* Và chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên: Chúa Giêsu đòi cho mình một quyền hoàn toàn và độc hữu trên đoàn chiên, chỉ có một Thiên Chúa độc nhất và một Giáo Hội duy nhất.

3/ " Vì lẽ này mà Cha yêu mến Ta":

Lý do mà Chúa Giêsu " Là Con yêu dấu của Ta " và " Đẹp lòng Ta " là vì:

a/ Ta thí mạng sống: Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến tính cách bộc phát và tự do của việc Người hy sinh chịu chết: " Không ai cất mạng sống khỏi Ta " nhưng " Tự Ta " tức là dù chết vì vâng lệnh Chúa Cha . Người vẫn hoàn toàn độc lập với những kẻ đã gây lên cái chết cho Người. Giuđa, các thủ lãnh hội đường, Philatô, các lý hình chỉ bắt buộc được điều Người muốn chịu và khi đến giờ của Người thôi. (Ga 13, 1 ) .

b/ Để rồi sẽ lấy lại: quyền phục sinh là quyền hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa .

Với hai lý do trên đây, Chúa Giêsu cho chúng ta nhận ra rằng: việc Chúa Giêsu chịu chết và sống lại hoàn toàn được thúc đẩy do tình yêu thương cứu chuộc của Người. Nếu khi chết, Mục tử tốt từ giã thân thuộc (Ga 13, 33; 16, 6 - 7) thì chính là lúc Người đi mở cửa nhà Cha cho họ (Ga 14, 2- 3) . Người sẽ trở lại với họ (Ga 14, 3; 18-28) sẽ ở trong họ (Ga 17, 26) và họ sẽ sống mãi mãi chính sự sống của Người (Ga 14, 19) . Và Chúa Cha yêu mến Chúa Kitô chiến thắng sự chết và hoàn tất công cuộc cứu rỗi nhân loại.

4/ " Đó là mệnh lệnh Ta đã nhận nơi Cha Ta ":

Ở đây có ý nhận mạnh đến tính cách vâng phục của Chúa Kitô trong công cuộc cứu chuộc nhân loại.

III. ÁP DỤNG:

A/ Áp dụng theo Tin Mừng:

1/ Giáo Hội muốn chọn bài Tin Mừng này để nhắc nhở chúng ta :

a/ Phải xác tín vào tình thương yêu chăm sóc của Thiên Chúa đối với nhân loại và nhất là đối với mọi người chúng ta.

b/ Phải biết noi gương Chúa Giêsu để chăm sóc cho phần rỗi của những người mà ta có bổn phận liên đối.

2/ Giáo Hội đã chọn Chúa nhật với bài Tin Mừng này để cầu nguyện cho ơn thiên triệu là để mời gọi và thúc đẩy về ơn kêu gọi dâng mình cho Thiên Chúa trong việc phục vụ các linh hồn. Vì vậy tham dự thánh lễ Chúa nhật hôm nay chúng ta cầu nguyện:

+ Xin Chúa ban ơn để có nhiều tâm hồn biết quảng đại dâng mình cho Chúa sống ơn gọi làm tông đồ.

+ Xin Chúa ban ơn để những người đang sống ơn gọi được sự bền đỗ và lòng nhiệt thành hăng hái trong việc tông đồ.

+ Xin Chúa ơn để mỗi người chúng ta sống chung thực và xứng đáng với ơn gọi của mình.

B/ Áp dụng thực hành:

1 / Nhìn vào Chúa Giêsu:

a / Ta là Mục tử tốt lành: là giáo sĩ, Tu sĩ hay giáo dân, mỗi người phải xác định lại vị trí của mình để sống trung thực với ơn gọi của mình cho thật đúng ý nghĩa.

b/ Ta thí mạng sống vì chiên: chúng ta cũng phải thực sự thí mạng sống bằng cách sẵn sàng hy sinh về thể xác như bị hao mòn. Về danh dự như bị hiểu lầm, bị bỏ vạ, về vật chất như bị thiệt thòi mất mát của cải đồ dùng ... để duy trì tình yêu thương, sự hợp nhất và sự thánh hóa tha nhân.

c/ Ta biết chiên Ta: "Biết" bao hàm ý nghĩa trí tuệ và tình yêu. Chúng ta cần thấu hiểu và yêu thương những người chung quanh để nhờ đó chúng ta mới có ảnh hưởng trong việc tông đồ đối với họ.

d/ Ta còn những chiên khác không thuộc đàn này: chúng ta không chỉ sống với những người mình đang ưa thích mà còn phải sống với cả những người mình không ưa nữa.

Chúng ta phải thao thức trong việc duy trì, thăng tiến và phát triển cộng đoàn mình đang sống.

e/ Nhưng tự Ta, Ta thí mạng sống: sống vì tự hiến hơn là vì bó buộc. Làm với tinh thần tự hiến vì tình yêu hơn là làm vì bổn phận hay vì bó buộc.

2 / Nhìn vào kẻ làm thuê:

Chúng ta là kẻ làm thuê khi chúng ta:

* Không nhận lãnh trách nhiệm đối với tha nhân.

* Không sẵn sàng hy sinh vì và cho tha nhân.

* Không chấp nhận những khó khăn trong việc phục vụ tha nhân, hoặc trốn tránh trách nhiệm. 

3 / Nhìn vào con chiên:

* Ý thức được tình yêu chăm sóc của Chúa Giêsu để cảm mến.

* Nhận biết Chúa chiên bằng yêu mến và học hỏi qua giáo lý, và Tin Mừng hàng ngày.

* Nhận mình là con chiên tốt lành, chúng ta phải:

- Hiến mạng sống mình vì Chúa chiên bằng cách sống đời dâng hiến cho Chúa cách ý thức trọn vẹn, và sống tử đạo mỗi ngày.

- Nhận biết Chúa chiên bằng cách sống kết hợp với Chúa trong lời cầu nguyện, trong việc suy gẫm, trong việc học hỏi giáo lý và suy niệm Tin Mừng hàng ngày.

- Làm vinh danh Chúa bằng đời sống tông đồ truyền giáo qua đời sống chúng ta.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT