Header

Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật Tuần VI Mùa Phục Sinh - Năm B (Ga 15,9-17) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
04/05/2024
730
Thiên Chúa là tình yêu: Chúa Cha yêu Chúa Con, và hai Đấng thông chuyển niềm vui yêu thương này cho Chúa Thánh Thần. Tình yêu vô hình đó, một ngày kia đã hiện thân trong một con người, là Giêsu thành Na-za-rét. Huyền nhiệm tình yêu Thiên Chúa đã trở nên hữu hình, có thể ngắm nhìn và cảm nhận được tình yêu này đã làm xúc động trái tim một con người: "Chúa Cha đã yêu thương Thầy”.

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
CHÚA NHẬT TUẦN VI MÙA PHỤC SINH - NĂM B
TIN MỪNG: Ga 15,9-17

Noel Quesson - Chú Giải

Theo Thánh Gioan, vài giờ trước khi chết, Đức Giêsu đã bày tỏ cho các bạn của Người viễn ảnh "Chương trình của Thiên Chúa trên thế giới”, và ý nghĩa của việc hiến dâng sự sống cho đến chết của Người.

Trong trang sách đáng yêu này của Thánh Gioan là một bài hát ca tụng tình yêu. Danh từ “yêu " "tình yêu " ban”, được lặp lại 11 lần. . . và được dùng với từ “giới răn”. Đối với Đức Giêsu, niềm vui của người được yêu, đó là làm theo ý muốn của người yêu mình.

Ta không thể không để ý đến sự “sinh động" trong trang sách này: Như một bài hát nội tâm, những điệp khúc có cùng một trọng tâm xuất hiện, biến đi và trở lại như những đợt sóng vỗ vào bờ, như gióng thác từ trên đổ xuống, từ Thiên Chúa rồi lại trở về nguồn là chính Người.

Trọng tâm của mạc khải này là: Niềm vui "Ta đã nói những điều này cho các con để chia sẻ "niềm vui của Ta”, và để các con được tràn đầy niềm vui".

Vào giờ Đức Giêsu bước từ thế giới này sang bên kia với Chúa Cha, Người nói với các môn đệ: Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy".

Đây là những lời tâm sự cuối cùng của Đức Giêsu, đêm trước người "ra đi". Đối với Đức Giêsu, tất cả bắt đầu trong huyền nhiệm của Thiên Chúa, trong vực thẳm vô hình là "Nguồn" của tất cả mọi sự. Nơi Thiên Chúa, không có sự cô độc không có buồn bã, nhưng có niềm vui yêu thương luôn hiện diện giữa ba Ngôi vị hằng yêu thương nhau.

Thiên Chúa là tình yêu: Chúa Cha yêu Chúa Con, và hai Đấng thông chuyển niềm vui yêu thương này cho Chúa Thánh Thần. Tình yêu vô hình đó, một ngày kia đã hiện thân trong một con người, là Giêsu thành Na-za-rét. Huyền nhiệm tình yêu Thiên Chúa đã trở nên hữu hình, có thể ngắm nhìn và cảm nhận được tình yêu này đã làm xúc động trái tim một con người: "Chúa Cha đã yêu thương Thầy”.

Thầy cũng đã yêu thương anh em...

Nhưng giờ đây, trong con người Chúa Giêsu, mãnh lực tình yêu bắt đầu lan ra khắp nhân loại. Thiên Chúa chia sẻ tình yêu của Người, nơi Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta không bao giờ được quên Chúa Giêsu đã hành động thế nào để yêu thương chúng ta.

Không ai có tình yêu lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu.

Câu nói: "Thầy thương yêu anh em" của Chúa Giêsu hàm ẩn sự mê say. Một say mê tình yêu điên cuồng và vô biên: Người vẫn thương yêu những kẻ thuộc về mình còn ở trên trần gian, Người thương yêu họ đến tận cùng" (Ga 13,1). Tột đỉnh của tình yêu chính là Thập giá vinh quang. Đấy là vinh quang của Chúa Giêsu và niềm vui tình yêu vô tận.

Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Còn anh em, Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã tỏ cho anh em biết.

Chúa Giêsu dám nói rằng, Người xóa bỏ sự phân biệt giữa "Thầy và tôi tớ", giữa "Thiên Chúa" và "Con người". Từ nay chỉ còn là "Bạn hữu”. Không có gì giấu diềm -nhau. Tình yêu có khuynh hướng chia sẻ để! Tất cả là của chung".

“Tất cả những gì 'Thầy nghe được nơi Cha Thay, Thầy đã tỏ tho anh em biết". Tinh yêu khước từ sự "Thống trị" người khác nhưng luôn tôn trọng và làm cho người kia "bằng" chính mình.

Qua những kinh nghiệm về tình yêu của con người, chúng ta: biết rằng, hai người yêu nhau thường hướng đến sự trong -sáng : tình yêu là trao đổi, là hiệp thông. Ta tự tỏ ra cho người kia biết. Chúa Giêsu đã được "Tất cả những gì Thầy đã nghe được ở Chúa Chạ, Thầy đã tỏ ra cho anh em biết! Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã nói hết tất cả không. còn gì khác để biết về Thiên Chúa nữa. Thiên Chúa đã nói tất cả những gì có thể nói về Thiên Chúa.

Đây là điều răn của Thầy: "Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã thương yêu anh em".

Dòng sông tình yêu của Thiên Chúa vẫn tuôn chảy. Nước của dòng thác, khi rơi xuống đất, trải ra, bắn tung lên. Con người khi được Thiên Chúa "yêu thương" chính họ cũng phải trở nên tình yêu? theo hình ảnh tình yêu của Thiên Chúa" 'như Chúa Cha thương yêu Thầy, Thầy thương yêu anh em "Như Thầy thương yêu anh em, anh em hãy thương yêu nhau”.

Chúng ta đừng đọc lướt quá nhanh chữ "cũng như huyền nhiệm này. Lạy Chúa, Chúa dẫn chúng con đi tới đâu? Chúa yêu cầu chúng con thương yêu đến mức nào? tình yêu của Chúa đã đưa Chúa đến đâu? "Không ai có tình yêu lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu”. Yêu thường đến hy sinh mạng sống của chính mình. "Đây là mình Thầy, bi trao nộp, đây là máu Thầy bị đổ ra. Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Thầy, hãy làm việc này như chính Thầy" Giới hạn của tình yêu đó là trao tặng không hạn giới mức độ đo lường Tình yêu là Thập giá. Thương yêu, thương yêu và yêu thương… Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã nói: Yêu thương là giới răn của Chúa và dường như chỉ có một giới răn duy nhất đó. Giới răn này làm Chúa quan tâm nhất. Khi con yêu thương tha nhân, con làm điều mà Chúa đã luôn luôn làm - Khi yêu thương, chúng ta làm cho "Thiên Chúa ngự trị" và Tạo được một khung trời đẹp" cho con người. Tôi

duyệt xét lại cuộc sống cụ thể của tôi dưới ánh sáng này. Người này, người kia đối với tới họ là ai? Tôi phải thương yêu ai? Tôi phải chịu trách nhiệm về ai? Ai đang mong đợi gì ở tôi? thái độ của tôi đối với người xung quanh, gia đình và đồng nghiệp thế nào?

Anh em hãy ở trong tình yêu của Thầy. Nếu anh em giữ các điều của Thầy, anh em sẽ ở trong tình thương của Thầy. Anh em là bạn hữu của Thầy. Nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy.

Đối với nhiều người trong thời đại chúng ta, động lực tình yêu dừng lại ở sự đoàn kết với anh em. Những đôi vợ chồng, những gia đình, và các chủng tộc cần phải thương yêu lẫn nhau. Lúc bấy giờ ta có thể nói đến "chân trời tình yêu (tình yêu theo một chiều ngang") vũ trụ của con người giới hạn ở chân trời trên mặt đất.

Đối với Chúa Giêsu, rõ ràng có một "chiều dọc thẳng đứng" kép đôi xuyên qua con người: Tình yêu từ trên cao Thiên Chúa đến với chúng ta, cũng phải trở về chốn cao sang, trở về với Thiên Chúa. Con phải có một số rất đông người trở thành "Môn đệ của Chúa", nghĩa là những người ý thức được những gì đang diễn ra tuồng tình yêu ở nơi trần thế. Phải nhận ra tình yêu, phải nhận biết Thiên Chúa và yêu mến người. Và chúng ta thấy Chúa Giêsu đòi hỏi tình yêu này: "Anh em hãy trung tín, và ở trong tình yêu của Thầy, anh em hãy là bạn hữu của Thầy. Những môn đệ của Chúa Giêsu, các Kitô hữu, là thành phần của nhân loại đang mến Chúa Giêsu một cách có ý thức: Trách nhiệm vô cùng lớn lao!

Nói cho cùng loài vật cũng thương yêu lẫn nhau. Nhưng con người trong vũ trụ chẳng những có khả năng sống năng lực tình yêu lớn lao này, mà còn biết được khả năng này từ đây đến, và sẽ đi về đâu, để tạ ơn Thiên Chúa nguồn mạch tình yêu.

Cũng như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở trong tình thương của Người.

Lúc bấy giờ vòng chuyển động đã hoàn tất. Chuyển động vĩ đại, phát xuất từ Chúa Cha, đã trở về với cội nguồn, và chúng ta có thể chiêm ngắm viễn thông mà Chúa Giêsu đang có về con người. Một nhân loại được Thiên Chúa thương yêu, một Thiên Chúa Cha.

Một nhân loại huynh đệ, thương yêu lẫn nhau.

Một nhóm môn đệ, một Hội Thánh biết nhận ra tình yêu của Thiên Chúa Cha.

Các điều ấy Thầy đã nói với anh em, để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.

Niềm vui của Chúa Giêsu là được Chúa Cha thương yêu và yêu thương anh em, là nhận ra Chúa Cha và yêu mến Người. Niềm vui phải là đặc tính của người Kitô hữu, đó cũng là đặc tính của Chúa Giêsu.

'Thế mà có một số người thường hỏi. Trở nên người Kitô hữu thì có khác gì".

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

"Không có tình yêu nào lớn hơn

tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu"

BÀI TIN MỪNG: Ga 15, 9 - 17

I. Ý CHÍNH:

Cũng một tình yêu liên kết ta với Chúa, thì cũng một tình yêu ấy liên kết ta với nhau. Vì thế bài Tin Mừng hôm nay nói về việc Chúa Giêsu ban hành luật yêu thương.

II. SUY NIỆM:

Bài Tin Mừng hôm nay nối tiếp bài Tin Mừng về dụ ngôn cây nho. Qua dụ ngôn cây nho Chúa Giêsu đã nói tới việc chúng ta phải liên kết với Người như cành nho liên kết với cây nho. Trong phần nối tiếp này Chúa Giêsu nói tới tình bác ái giữa Kitô hữu, tức là giữa các cành của cây nho. Phần này gồm một lệnh truyền của Chúa Giêsu và gương của Người đã cư xử với ta theo tình bác ái chân thành.

1/ " Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con ":

+ Tình yêu hiệp nhất Chúa Cha và Chúa Con:

Chúa Cha yêu Chúa Con bằng tình yêu tôn vinh. Chúa Con yêu Chúa Cha bằng tình yêu vâng phục. Đó là nền tảng và mẫu mực cao cả của tình yêu giữa Chúa Giêsu và chúng ta cũng như giữa chúng ta với nhau.

2/ "Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy":

+ Đây là đòi hỏi của Chúa Giêsu đối với các môn đệ và do đó đối với mỗi người chúng ta.

+ Lưu lại trong tình yêu của Chúa Kitô bằng cách không làm mất ơn nghĩa với Người vì những lỗi lầm, khuyết điểm, thiếu sót, nghĩa là không làm điều gì gây ra cản trở cho sự hiệp thông giữa ta với Chúa. Sống trong ơn nghĩa Chúa luôn mãi.

3/ "Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền":

Có hai lý do để ta tuân giữ lệnh truyền của Chúa:

+ Rập theo khuôn mẫu của Thầy " Như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy".

+ Giữ lệnh truyền là một dấu chỉ của tình yêu. Vì tình yêu bao hàm những yêu sách và đòi hỏi. Thánh Augustinô đã nói: " Hãy yêu mến rồi muốn làm gì thì làm".

4/ " Để niềm vui của Thầy ở nơi các con và niềm vui của các con được trọn vẹn ":

+ Chúa Giêsu sống trong niềm vui vì biết được Thiên Chúa Cha yêu và đáp trả tình yêu ấy xứng đáng bằng cách hoàn thành thánh ý của Chúa Cha.

+ Niềm vui này Chúa Giêsu muốn cho các môn đệ đến phiên họ cảm thấy và muốn nó được trọn vẹn. Hạnh phúc vì được Chúa yêu và được yêu Chúa.

+ Kinh nghiệm của các thánh cho ta thấy rằng niềm vui sung mãn chỉ có được khi ta hoàn toàn phục vụ Thiên Chúa. Mọi thỏa mãn khác đều bất toàn và làm cho tâm hồn khao khát mãi.

5 / " Đây là lệnh truyền của Thầy ":

+ Chúa Giêsu có ý muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc yêu thương nhau, vì yêu thương nhau là một lệnh truyền duy nhất gồm tóm mọi lệnh truyền khác (Mc 12, 28 - 34).

+ Lệnh truyền này là chúng ta yêu thương nhau như chính Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta.

+ Khuôn mẫu của tình yêu thương là Chúa Giêsu yêu thương chúng ta. Tình yêu thương này được biểu lộ nơi Chúa Giêsu là: 

a) Không có tình yêu nào lớn hơn ...

+ Tình yêu đòi hỏi hy sinh và hy sinh cao cả nhất là cho đi mạng sống mình.

+ Theo gương Chúa Giêsu, các môn đệ phải luôn sẵn sàng hiến mạng sống cho nhau (2Cr 4, 14; 1 Ga 3, 16 ; 1Pr 2, 21 ) .

b) Các con là bạn hữu của Thầy :

+ Tình bạn đưa tới sự thông hiệp về tư tưởng, tâm tình và sức sống. Chúa Giêsu đã sống với các Tông đồ bằng tình bạn này vì Người đã mạc khải cho các ông tất cả những gì mà Chúa Cha muốn.

+ Sự thông hiệp này được biểu lộ hai chiều tương ứng nhau: Chúa Giêsu thông ban cho các môn đệ tất cả những gì Người đã nghe nơi Thiên Chúa Cha, tức là tất cả những gì các môn đệ có thể đón nhận để mưu ích phần rỗi cho mình và cho tha nhân.

+ Các môn đệ thực hành những điều Chúa Giêsu thông ban cho.

+ Tình bạn này khác với sự liên lạc giữa ông chủ và tôi tớ vì ông chủ chỉ ra lệnh chứ không thông hiệp. Chúa Giêsu muốn làm nổi bật sự thông hiệp khi Người so sánh mối liên lạc của tình bạn và mối liên lạc giữa ông chủ và tôi tớ:

- Tình bạn: Thông hiệp hai chiều .

- Liên lạc chủ tớ: một chiều, vì tôi tớ không biết việc chủ làm .

c) Không phải các con đã chọn Thầy :

+ Không phải các môn đệ đã chọn Chúa, có nghĩa là các môn đệ không có công trạng gì để được theo Chúa.

+ Nhưng Thầy đã chọn các con:

- Chính Chúa Giêsu đã chọn các môn đệ: muốn nói đến các ân huệ nhưng không của Thiên Chúa mà các môn đệ đã được chọn để theo Chúa .

- Cắt đặt: có nghĩa là Chúa Giêsu đã tuyển chọn các môn đệ vào việc tông đồ .

- Để các con đi: nhờ việc tuyển chọn của Chúa mà các Tông đồ có điều kiện để thi hành sứ mệnh tông đồ .

- Mang lại hoa trái: nói lên hiệu quả của việc tông đồ . Hiệu quả này có là nhờ sự thông hiệp với Chúa Kitô.

- Hoa trái được tồn tại: sự sống đời đời .

- Những gì các con xin nhân danh Thầy: Lời cầu xin trong sự thông hiệp với Chúa Kitô thì đẹp ý Chúa Cha và do đó được Chúa Cha nhận. Tất cả những việc tông đồ rập theo khuôn mẫu tông đồ của Chúa Kitô và theo tinh thần của Chúa Kitô, thì đều đạt được kết quả.

5/ "Thầy truyền cho các con điều này là:

Câu này được nhắc lại lần nữa để nhấn mạnh về sự cần thiết và quan trọng của việc " Các con hãy yêu mến nhau ".

Các con hãy yêu mến nhau: Hãy yêu nhau như Chúa đã yêu ta. Tình yêu nhau này cũng phải thực hiện theo đường lối như Chúa đã yêu: Hy sinh cho người mình yêu, thông hiệp với người mình yêu như tình bạn. Tự hiến đi bước trước: chọn trước chứ không để được chọn.

III. ÁP DỤNG:

A/ Áp dụng theo Tin Mừng:

1. Qua đoạn Tin Mừng này, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta phải liên kết với nhau bằng tình yêu bác ái. Sự liên kết này là nền tảng cho đời sống hoàn thiện của ta.

2. Sự yêu thương nhau là một điều tuyệt đối, ưu tiên, chủ chốt cho những ai muốn hiệp nhất với Chúa Kitô và muốn được xứng đáng vào số những người thừa kế thiêng liêng của Người.

3. Muốn yêu mến nhau thì nhìn vào Chúa Kitô đã yêu mến ta ra sao thì rập theo khuôn mẫu đó để yêu mến nhau như vậy.

+ Hy sinh cho nhau, thông hiệp trong tinh thần hòa đồng với nhau, tự hiến cho nhau: yêu mà không đòi hỏi điều kiện ... yêu vị tha...

B/ Áp dụng thực hành:

1. Như Cha yêu mến Thầy: Thầy cũng yêu các con.

+ Càng nhận ra Chúa yêu ta, ta càng dễ yêu tha nhân. Chúng ta càng yêu nhau, càng chứng tỏ chúng ta đang ở trong tình yêu của Chúa, đang được Chúa yêu.

2. Nếu các con tuân lệnh Thầy, các con ở trong tình yêu của Thầy: Tuân giữ luật vì yêu Chúa chứ không phải vì bị bắt buộc, bị gò ép, và mất tự do. Vì thế khi ta giữ luật, ta cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, vui tươi, sung sướng, đó là dấu chỉ ta có lòng mến Chúa. Nhưng khi giữ luật mà ta cảm thấy gò bó, bực bội, vì sợ ... đó là dấu chỉ ta chưa yêu mến Chúa đủ vì tình yêu đem lại hạnh phúc chứ không gây ra đau khổ.

3. Nhìn vào Chúa Giêsu:

a) Chúa Giêsu ra lệnh cho chúng ta yêu thương nhau thì Người cũng đã làm gương cho chúng ta về tình yêu: Như Thầy đã yêu các con .

Chúng ta muốn đòi hỏi ai điều gì chúng ta cũng phải làm gương sáng về điều đó.

b) Chúa Giêsu yêu chúng ta bằng sự hy sinh bản thân, bằng sự hòa đồng trong tình bạn, bằng sự tự hiến đi bước trước .

Chúng ta noi gương Chúa để yêu thương nhau:

+ Yêu nhau thì sẵn sàng hy sinh cho nhau, quên mình để hòa đồng với nhau, tự hiến chứ không đòi hỏi gì.

Chúng ta yêu thương nhau thật khi chúng ta không còn phân cách, so đo, mặc cả, tính hơn thiệt hay đòi hỏi điều kiện nữa ...

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT