Header

Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật Tuần XVII Mùa Thường Niên - Năm B (Ga 6,1-15) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
27/07/2024
324
Bánh ngày nay vẫn hoá ra nhiều trong mầu nhiệm Thánh Thể. Mình Chúa nuôn dưỡng mọi kẻ tin, phân phát sức mạnh hy vọng và Tình Yêu, Kitô hữu là chi thể, phải cùng với Mầu Nhiệm Thể cầm lấy bánh cuộc đời ngước mắt lên trời bẻ ra và trao cho anh em. Bánh Thánh bạn rước lấy phải hoá ra nhiều để thết đãi anh em (Sống Lời Chúa)...
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
CHÚA NHẬT TUẦN XVII MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B
TIN MỪNG: Ga 6,1-15

Noel Quesson - Chú Giải

Trong suốt 5 Chúa nhật mùa hạ, chúng ta gián đoạn việc đọc Tin Mừng theo Thánh Mác-cô, để đọc chúng 6 nổi tiếng của Thánh Gioan. Đó là trình thuật về Bánh Hằng Sống: Bắt đầu bằng “sự hóa bánh ra nhiều " và tiếp tục bằng "bài giảng về Bánh hằng sống”. Gioan cho chúng ta một suy niệm về Bí tích Thánh Thể và về đức tin do chính Đức Giêsu diễn giải.

Sau đó, Đức Giêsu sang bên kia biển hồ Galilê cũng gọi là biển hồ Tibêria. Có đông đảo dân chúng theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm và chữa lành kẻ đau ốm.

Đoạn cuối của câu chuyện này (Ga 6,66) cho chúng ta thấy rõ đám đông đang ham muốn xem phép lạ, là một đám đông "không tin": Họ từ chối theo Đức Giêsu trong đức tin.

Ngày nay chúng ta cũng vẫn thích "những sự lạ" như đám đông ở Galilê. Những phép lạ của Đục Giêsu, có thể trở thành một cái bẫy, một con đường sai lạc đối với đức tin chân chính. Lạy Chúa, xin giúp chúng con theo Chúa đến cùng, ngay trong đời thường và trong những cái tầm thường, không có gì lạ lùng qua cuộc sống hằng ngày. Lạy Chúa, xin cho chúng con hiểu được "ý nghĩa" ' thâm sâu những phép lạ của Chúa, vượt trên những ấn tượng trước mắt.

Lúc ấy sắp đến lễ Vượt qua là đại lễ của người Do Thái.

Ở đây ám chỉ đến công cuộc vượt qua của Chúa đã tới gần... cũng như lời chúc lành trên bánh mà lát nữa Chúa sẽ dùng ("Eucharistèsas" trong tiếng Hy Lạp) đã mang “ý nghĩa" mà Thánh Gioan muốn nói lên trong việc hóa bánh ra nhiều: Hiển nhiên Người nghĩ đến Bí tích Thánh Thể. Khi viết trình thuật này, Thánh Gioan đã cử hành Bí tích Thánh Thể, lễ Vượt qua của Kitô hữu, từ 40 hay 50 năm rồi nghĩa là từ khi Đức Giêsu đã sống Bữa tiệc Ly như một bữa ăn vượt qua.

Ngước mắt lên Đức Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Phi-líp-phê: "Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?" Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết là mình sắp làm gì rồi.

Thiên Chúa là tình yêu, Đức Giêsu giới thiệu Thiên Chúa cho chúng ta biết. N~di thấy nhu cầu của nhân loại.

Phép lạ Người sẽ thực hiện là một nghĩa cử yêu thương. Việc trao ban Thánh Thể là một tác động yêu thương. Chúng ta hãy nghe câu hỏi của Người. Câu hỏi này luôn mang tính thời sự. Vâng, lạy Chúa, Chúa yêu cầu chúng con hãy nhìn xem con người đang đói khát, với những nhu cầu tự nhiên nhất. Chúa nói... "Hãy cho họ có cái ăn "... cho ăn, đơn giản thế thôi! Còn chúng ta, lại thường nghĩ tưởng đến một Thiên Chúa xa xôi trên các tầng mây. Chính Chúa đã đem chúng con trở về với cuộc sống "thường nhật" với lương thực hằng ngày". Thường yếu... Đó là chúng ta phải khiêm tốn phục vụ.

Ong Phi-líp-phê đáp: "Dạ có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút". Một trong các môn đệ là ông Anrê, anh ông Simon Phêrô, thưa với Người: "ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với bằng ấy thì thấm vào đâu!".

Trước những vấn đề lớn của nhân loại. "đói khát", “hòa bình", "công lý ", chúng ta thường trả lời: "Chúng ta có thể làm gì được? Việc này quá sức chúng ta". Quả thật, một mình tôi không thể giải quyết toàn bộ vấn đề. Nhưng có vì thế mà tôi được miễn khỏi phải làm một việc nhỏ cần thiết để giải quyết vấn đề không? Tôi có được miễn khỏi phải tiếp tay với các nhóm, các hiệp hội đã hoạt động để giải quyết các vấn đề trên không?

Dù sao đi nữa, điều đáng chú ý là vào ngày hôm ấy, Đức Giêsu đã không muốn làm một hành vi sáng tạo "từ không mà có" (Người cũng có thể làm thế được lắm chứ!). Người đã dùng những thức ăn do loài người chế biến. Điều này nhắc chúng ta rằng: Thông thường Thiên Chúa không thay thế chúng ta. Vả lại còn một điều kiện cần thiết khác nữa cho việc hóa bánh ra nhiều là cậu bé đó chấp thuận cho những gì cậu đã có thể dành riêng cho cậu từ' khi cậu lên đường.

Qua những chi tiết đó, ngày nay Thiên Chúa của Đức Kitô cũng kêu gọi chúng ta. Con người thường kết tội Chúa, vì để hai phần ba nhân loại phải đói khát. Chúa trao trách nhiệm đó cho chúng ta bình thường Thiên Chúa không thay thế cho tạo vật. Chúng ta đang thuộc về thế giới phương Tây, nơi những siêu thị đầy ắp thức ăn. Và chúng ta tiếp tục dự trữ, thu góp rồi than phiền. Chúng ta tiếp tục đòi hỏi không cùng để thêm tiện nghi, gia tăng lợi tức, lợi nhuận. Chúng ta từ chối giảm bậc lương để bớt tài sản những người giàu và tăng tài sản cho những' người kém may mắn. Chúng ta có thể tán rộng trình thuật Tin Mừng này: "Thuở xưa có một cậu bé có năm chiếc bánh và hai con cá, trong khi đó 5.000 người đã không có gì ăn. Cậu ta giữ cho mình năm ổ bánh đó và đi xa khỏi đám đông để ăn bánh đó một mình, một cách vụng trộm.

Điều tệ hại là chúng ta không ăn cách vụng trộm. Ngày nay, những người bị đói trên thế giới biết chúng ta không bao giờ bị đói.

Đức Giêsu nói: "Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi". Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta ngồi xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoản năm ngàn. Vậy, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá, Người cũng phân phát như vậy ai muốn ăn bao nhiêu tùy ý.

Theo sự khôn ngoan tự nhiên, ông Anrê nói: “Với hằng ấy thì thấm vào đâu?". Nhưng rõ ràng dù không chút coi thật, ông lý trí con người Chúa vẫn đòi hỏi... thái độ vượt lên của đức tin: Đó là thái độ mạo hiểm cao đẹp, mãnh liệt tin cậy đối với một người khác. Người "tín hữu” trở thành người cộng tác với Chúa, trong những hành động vượt xa phương tiện của con người.

Đức Giêsu đã "tạ ơn" (Euchanstèsas). Người đang ở trong âm vực của đức' tin, trong tương quan mật thiết với Chúa Cha. Đó là cảm tưởng của Người trong lúc đó. Diễn từ “Bánh hằng sống" tiếp theo, sẽ cho thấy Người đã nghĩ đến mầu nhiệm vô biên của bữa ăn vượt qua mà một ngày kia Người sẽ trao ban cho loài người qua mọi thời đại. Đức Giêsu không coi thường "cơn đói của thể xác" nhưng Người nghĩ đến "cơn đói Thiên Chúa" mà dưới cái nhìn của Người,

còn trầm trọng hơn.

Khi họ đã ăn no nê rồi, Người bảo các môn đệ: Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi".

Đây không phải là một chi tiết phụ. Sự dư thừa này đã từng xảy ra ở tiệc cưới Cana: Đức Giêsu đã hóa ra nhiều. Hóa "bánh" và "rượu” ra nhiều? Quả thật, Đức Giêsu đã nhìn xa hơn đám đông những người Galilê hay những thực khách ở tiệc cưới Cana. Bánh và rượu của Thiên Chúa dành cho mọi người. Nhưng ai là người thực sự đói và khát? Người ta thu lại những miếng thừa. Tôi tưởng tượng những giỏ đầy (12 giỏ). Ai đã có thể có mặt ở đó để ăn những giỏ bánh này, và ai đã không có ở đấy?

Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giêsu làm thì nói: "Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian".

Con người ở mọi thời đại vẫn mong chờ một người “được Chúa sai đến", chờ một "giải pháp lạ lùng" có thể miễn trách nhiệm cho họ. Trong thâm tâm, chúng ta vẫn còn tư tưởng của những người thời sơ khai, hy vọng rằng những "công thức ma thuật" sẽ giải quyết khó khăn của chúng ta. Người ta không còn thi hành những nghi lễ hủ tục nhưng lại là nạn nhân của những khẩu hiệu, những lời hứa điên rồ những ý thức hệ mang tính ma thuật của “tiến bộ", của "ngày mai vui tươi". Chúng ta hãy đổi cơ cấu và tất cả sẽ được giải quyết Những nhà ma thuật nói như vậy Chúa thì bảo: "Hãy thay đổi lòng dạ các ngươi ". Lúc bấy giờ những sự thay đổi cơ cấu sẽ là một cái gì khác hơn là một sự thay đổi chế độ nô lệ.

Nhưng, Đức Giêsu biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm Vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.

Cơn cám dỗ "chính trị" của những người đồng thời với Chúa không có gì là không hợp thời. Nó không phải là một hiện tượng thuộc quá khứ. Biết đến bao giờ chúng ta mới hết những cơn sốt mong đợi Đấng Mêsia giả? Bao giờ chúng mới hiểu rằng, Chúa đã luôn luôn từ chối không để cho người ta "đóng khung" Người trong những quan điểm trần thế? Không phải vì những việc trần thế không có giá trị, nhưng người ta không thể giảm thiểu con người trong chiều kích đó. Chúa vẫn không ngừng kêu lên, như triết gia Diogène, rằng: "Các người sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu chỉ là những con heo được ăn no bụng". Cái đói cơ bản của con người không phải là đói lương thực. Các bạn đừng bỏ bê công việc trần thế, hay những quyết định chính trị, xã hội, kinh tế mà các bạn phải thể hiện. Nhưng xin làm ăn đừng quên rằng phẩm giá cao quý nhất của con người là khả năng kỳ diệu mở rộng lòng hướng tới siêu việt hướng đến Thiên Chúa. Chúa nói: Xin làm ơn cho Ta đóng vai của Ta, vai trò mà chỉ có Ta mới đóng được để “giúp các con", để xóa cơn đói cho các' con. Chúa khước từ kế đồ "giải phóng" chính trị mà không người đương thời với Chúa đã muốn lôi kéo Chúa vào. Bên bờ vinh quang và thành công, "Người lui vào thanh vắng một mình", Người nghĩ về vai trò khác mà Người sẽ phải làm tròn... Sáng mai cũng với đám đông này, Người sẽ cố gắng giúp cho họ hiểu "Người là ai", là Bánh ban sự sống đích thực... Nhưng ai "đói Thiên Chúa"? Chương VI của Thánh Gioan sẽ kết thúc với nỗi cô đơn bi thiết của Chúa trước nhóm Mười Hai (Ga 6,66-71).

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

 "Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tùy thích"

BÀI TIN MỪNG: Ga 6, 1 - 15

I. Ý CHÍNH:

Trong Tin Mừng hôm nay, qua phép lạ làm cho bánh hoá nhiều để nuôi đám đông dân chúng ăn no nê. Chúa Giêsu muốn hướng đến của ăn thiêng liêng, của ăn đem lại sự sống đời đời, đó là Bí Tích Thánh Thể.

II. SUY NIỆM:

1/ " Chúa Giêsu đi sang bên kia biển Galilêa cũng gọi là Tibêria ":

Biển Galilêa vì thuộc miền Galilêa phía bắc Palestina cũng gọi là biển Tibêria vì năm 26 vua Hêrôđê Antipas cho xây một thành dâng kính Hoàng Đế Tibêria ở gần biển hồ này, nên người ta lấy tên thành đó để gọi biển ấy (Ga 6, 1), biển này cũng có tên là Giênêzaret ( Lc 5, 1 ).

Chúa Giêsu muốn đi sang bên kia Biển hồ là vì Người muốn tránh khung cảnh ồn ào của đám đông dân chúng (Mt 14, 13; Lc 9, 10 - 17) để tìm chỗ yên tĩnh cho các Tông đồ.

2/ " Có đám đông dân chúng theo Người ":

Mặc dù Chúa đưa các Tông đồ đi sang bên kia Biển hồ, nhưng dân chúng cũng đoán trước được hướng đi nên kéo nhau đến trước.

Dân chúng theo Chúa vì những phép lạ Người làm đã lôi cuốn họ (Ga 2, 23; Mt 14, 13 - 14; 15, 30; Mc 6, 31 - 32).

3/ "Chúa Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ":

"Lên núi" ở đây không xác định khía cạnh địa dư, nhưng Thánh sử Gioan lấy đó làm khung cảnh cho việc mạc khải (Mc 9, 2; Mt 5, 1; 13, 29).

Chúa Giêsu lên núi ngồi (như nơi Mt 5,1; 15, 29) trong tư thế của một người giảng dạy và có uy quyền. Ở đây diễn tả một dấu chỉ mạc khải mà Người sắp thực hiện qua phép lạ hóa bánh ra nhiều.

4/ " Lễ vượt qua là đại lễ của người Do thái đã gần ":

Lễ Vượt qua của Người Do thái là lễ kỷ niệm cuộc giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập để đi về đất hứa. Vì thế lễ Vượt qua này khác với lễ Vượt qua sau hết nói ở Ga 13, 1.

Đối với thánh sử Gioan, việc hoá bánh ra nhiều xảy ra trong bối cảnh Vượt qua này coi như là dấu chỉ cao điểm của sứ mạng ở Galilê tiếp nối dấu chỉ hầu hết (Ga 2, 11) mà Chúa Giêsu đã thực hiện (Ga 2, 1). Dấu chỉ này loan báo lễ Vượt qua đích thực tức là cuộc Vượt qua của Chúa Giêsu để về cùng Chúa Cha (Ga 13, 1). Ở đây gợi lên ý nghĩa cái chết của Chúa Kitô trên Thánh Giá, là lúc Chúa Giêsu đặc biệt trao hiến thân mình làm của nuôi thiêng liêng đó là bánh đích thực phát sinh sự sống đời đời.

5/ "Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông":

Cử chỉ này diễn tả lòng cảm thương và mối quan tâm của Chúa Giêsu đối với dân chúng. Đồng thời thúc đẩy Người làm phép lạ cho bánh hoá nhiều để nuôi dân. Phép lạ này là dấu chỉ tình yêu tột cùng của Chúa Giêsu là sẽ hiến thân mình làm bánh ban sự sống đời đời.

6/ " Người hỏi Philipphê ":

Đến đây, thánh sử kể lại cuộc đối thoại nho nhỏ giữa Chúa Giêsu và Philipphê: "Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn? " muốn diễn tả rằng:

a) Sở dĩ câu hỏi được đặt ra cho Philipphê là vì Philipphê và Anrê là người quê ở Betsaida, nghĩa là ở cùng bờ hồ nơi Chúa Giêsu đang ở trong lúc ấy. Nhờ hiểu rõ địa dư nên hơn ai hết ông biết rõ không cách nào tìm được thức ăn trong vùng lân cận để có thể nuôi chừng ấy dân chúng. Vì thế câu hỏi này hàm ý cho thấy con người tự mình không có khả năng đủ để thấu hiểu và giải quyết vấn đề đang xảy đến.

b) Câu hỏi này cũng biểu lộ rằng việc lo cho dân chúng ăn là sáng kiến của Chúa Giêsu: Chính Người lo lắng thức ăn cho họ.

" Người hỏi như vậy có ý thử ông ":

Ở đây Chúa Giêsu muốn trắc nghiệm sự sáng suốt của niềm tin ở Philipphê. Trong sách Xuất hành, có kể đến những lần Thiên Chúa thử thách dân Người nhất là về truyện bánh Manna (Xh 16, 4; 15, 25; 20, 20).

" Vì chính Người biết việc Người sắp làm ":

Ở đây biểu lộ ý nghĩa: Chúa Giêsu nắm vững tình hình và làm chủ trên biến cố vì " Người biết việc Người sắp làm ".

7/ "Philipphê thưa: "Hai trăm bạc bánh...":

200 đồng là công 200 ngày làm việc của một người thợ. Công lao khó nhọc của con người lớn như vậy mà cũng chẳng thấm vào đâu. Ở đây diễn tả sự yếu đuối bất lực của con người.

8/ "Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh và hai con cá":

Bánh lúa mạch là phần ăn của người nghèo. Còn cá là món ăn bình dân của dân chài lưới ven bờ hồ. Ở đây diễn tả sự tầm thường yếu đuối của con người, để làm nổi bật quyền năng của Thiên Chúa. Vì thế cuộc đối thoại làm nổi bật sự tương phản giữa sự yếu đuối bất lực của con người và quyền năng và lòng thương xót của Thiên Chúa.

9/ "Cứ bảo người ta ngồi xuống...":

Mệnh lệnh này cho thấy Chúa tỏ ra uy quyền vì Người làm chủ công việc cho dân chúng ăn. Theo thánh Mác-cô (6, 40 ) thì việc ngồi xuống từng tốp ( 50 - 100 ) không những để tiện việc phân phát bánh mà còn biểu lộ tình hiệp thông huynh đệ của bữa ăn nữa.

10/ "Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh và khi đã tạ ơn":

Những cử chỉ " Cầm lấy bánh, tạ ơn và phân phát " là những cử chỉ thuộc lễ nghi, ám chỉ đến bữa tiệc ly, bữa tiệc Chúa lập bí tích Thánh Thể.

11/ "Ai muốn bao nhiêu tùy thích":

Ở đây nói đến khả năng đón nhận của người ăn: Đồ ăn thoả mãn đầy đủ và còn dư thừa nữa. Nhưng đón nhận được bao nhiêu là tuỳ thuộc và sự xứng đáng và khả năng của người đón nhận. Sự sống Chúa ban sinh hiệu quả tùy thuộc vào thái độ và tinh thần của con người.

12/ "Hãy thu lấy những miếng còn lại kẻo bỏ phí đó":

* Thu lấy những miếng còn lại: Ám chỉ đến bí tích Thánh Thể, bí tích tưởng niệm việc Chúa Giêsu chịu chết " để thâu hợp con cái Thiên Chúa tản mát về lại làm một " (Ga 11, 52).

* Kẻo phí đó: Mục đích của việc thu góp lại là để khỏi hư đi diễn tả Bí Tích Thánh Thể là mối dây kết các chi thể trong cộng đoàn Kitô giáo để không một ai có thể bị hư đi (Ga 17, 12; 18, 9; 6, 39).

13/ "Họ thu lại được 12 thúng đầy bánh vụi":

Số 12 là con số hoàn hảo, phép lạ bánh nuôi dân chúng thỏa thuê, có thể nuôi mọi thế hệ sau này.

14/ "Thật ông này là đấng tiên tri phải đến":

Hậu quả của phép lạ là dân chúng náo nức cho rằng Người là vị tiên tri Môisen loan báo (Dnl 18, 15), Đấng phải đến trong thế gian (Tv 40, 8; 118, 26). Dân chúng nghĩ rằng Đấng Kitô chính là Người nên định tâm tôn Người lên làm vua.

15/ " Nên Người bỏ lên núi một mình ":

Chúa Giêsu lẫn vào đám đông rồi trốn lên núi một mình, sau khi đã cho các Tông đồ xuống thuyền trở về phía bên kia hồ (Mt 14, 22 - 25; Mc 6, 45 - 46).

Lý do Chúa trốn là vì:

* Trong xứ Palestina bấy giờ, niềm hy vọng Thiên sai đã từng gây nên nhiều cuộc khởi nghĩa chính trị mà thường bị người Roma đàn áp cách dã man. Chúa Giêsu muốn phòng ngừa một sự ngộ nhận như thế. Đàng khác Người thấy rằng chính bánh làm cho họ quan tâm chứ không phải Đấng Messia ban bánh. Người muốn tránh sự sai lầm của họ.

III. ÁP DỤNG:

A/ Áp dụng theo Tin Mừng:

* Bài Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa, lo lắng của ăn phần xác cho ta để hướng chúng ta đến của ăn thiêng liêng đó là bí tích Thánh Thể cũng gọi là bí tích tình thương.

* Hai lần Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều (Ga 6, 1 - 13; Mt 14, 13 - 21; Mc 6, 31 - 44; Lc 9, 10 - 17; Mt 15, 32 - 38; Mc 8, 1 - 10) để ám chỉ phép Thánh Thể mà Chúa sẽ thiết lập. Cả hai lần phép lạ được thực hiện sau khi dân chúng đã nghe giảng giải. Điều này chứng tỏ Lời Chúa và Thánh Thể là hai nguồn sống (Ga 6, 34 - 35; Mt 4, 4). Hai nguồn sống này Chúa vẫn ban cho ta mỗi ngày trong Thánh lễ Misa.

* Phép lạ bánh hoá nhiều nuôi sự sống phần xác để ám chỉ bí tích Thánh Thể, của nuôi sự sống phần hồn, nhắn nhủ chúng ta phải biết nhận ra ý nghĩa thiêng liêng qua các biến cố cụ thể hằng ngày mà Chúa thực hiện trong đời sống của ta, của tha nhân, và trong xã hội...

B/ Áp dụng thực hành:

1/ Nhìn vào Chúa Giêsu:

a/ Xem việc Người làm:

Lòng thương xót tích cực: tình thương đối với dân chúng được biểu lộ bằng việc làm qua phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng.

Lòng thương và tình bác ái của ta đối với tha nhân cũng phải mang tinh thần tích cực: Lời nói đi đôi với việc làm, tấm lòng phải được bộc lộ bằng hành động cụ thể.

Chúa Giêsu lên núi: Núi là nơi gặp gỡ Thiên Chúa, nhưng núi ở đây cũng là nơi Thiên Chúa tỏ bày uy quyền của Người.

Chúng ta cũng cần lên núi bằng cách tìm nơi chốn hay bầu khí thuận tiện để gặp gỡ Thiên Chúa đồng thời biết dùng những giờ cầu nguyện và suy niệm cũng như đón nhận các phép bí tích để thêm sức mạnh thiêng liêng cho đời sống hàng ngày.

b/ Nghe lời Chúa nói:

"Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn" Chúa khởi xướng việc lo thức ăn cho dân.

Là người tông đồ, chúng ta cũng phải có sáng kiến và biết khởi xướng trong những việc bác ái và phục vụ tha nhân...

"Cứ bảo người ta ngồi xuống”: Chúa tỏ ra là người nắm vững tình thế và làm chủ công việc.

Khi chúng ta ra lệnh cho ai chúng ta cũng phải tỏ ra nắm vững tình thế của công việc để lệnh đó được thi hành có bảo đảm.

"Hãy thu những miếng còn lại": Bài học tiết kiệm và quý trọng ơn Chúa, không được phí phạm.

Bài học trật tự, không được lôi thôi bừa bãi sau công việc, sau bữa ăn... phải biết thu dọn gọn gàng, ngăn nắp trật tự...

2/ Nhìn vào các môn đệ:

Vì không tin vào quyền năng của Chúa Giêsu mà chỉ nhìn vào sức hạn hẹp của mình nên cảm thấy bất lực trong công việc.

Vì không tin tưởng vào ơn Chúa, vào quyền năng Chúa bằng việc cầu nguyện và phó thác, mà chỉ cậy vào sức riêng mình nên chúng ta thường cảm thấy chán nản, thất vọng khi gặp những công việc khó khăn...

3/ Nhìn vào em bé có năm cái bánh và hai con cá:

Chúa có thể làm từ không ra có, nhưng Người muốn cho con người cộng tác vào công trình của Người. Em bé đã biết cộng tác bằng năm cái bánh và hai con cá, là phần rất nhỏ của mình để Chúa sử dụng làm việc lớn là nuôi năm nghìn người.

Trong công việc của Chúa, Người muốn chúng ta cộng tác với Người tùy theo khả năng mình đang có.

4/ Nhìn vào đám dân chúng:

Họ thích của ăn: Bánh, hơn là người cho tức là Chúa, nên họ vô ơn.

Quý trọng người cho hơn của cho: Biết ơn.

Quý trọng của cho hơn người cho: Vô ơn.

+ Thực phẩm nhân loại ăn rồi sẽ còn đòi. Lương thực bổ dưỡng nuôi sống muôn đời là Lời hằng sống và Bánh hằng sống. Ưu tư của Kitô hữu là thoả mãn cái đói của chính mình và tha nhân trong Kinh Thánh và Mình Thánh Chúa (Sống Lời Chúa).

+ Bánh ngày nay vẫn hoá ra nhiều trong mầu nhiệm Thánh Thể. Mình Chúa nuôn dưỡng mọi kẻ tin, phân phát sức mạnh hy vọng và Tình Yêu, Kitô hữu là chi thể, phải cùng với Mầu Nhiệm Thể cầm lấy bánh cuộc đời ngước mắt lên trời bẻ ra và trao cho anh em. Bánh Thánh bạn rước lấy phải hoá ra nhiều để thết đãi anh em (Sống Lời Chúa).

+ Nhiều kẻ đói bụng, nhưng kẻ đói tinh thần thì nhiều hơn. Đó là kẻ thất vọng, chán nản buông xuôi, là kẻ chưa có lý tưởng để theo, là kẻ khao khát sống công chính. Người đói bụng cần bạn cho cơm bánh. Nhưng nhiều người cần bạn cho nghị lực để tự túc lương thực, cần được biết Nước Trời để vui sống, cần được biết Chúa thứ tha để thay đổi cuộc đời (Sống Lời Chúa).

*Không thể bình thản trước thảm cảnh đói của nhân loại:

- Trong căn nhà lụp sụp người đàn bà ngấu nghiến các thứ dư thừa trong bữa ăn còn dư lại.

- Những đứa trẻ mồ côi giành nhau đồ ăn còn thừa lại trong các quán ăn.

- Một phần ba nhân loại đang thiếu ăn...

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT