
Chú Giải Tin Mừng - Chúa Nhật XIII Thường Niên B

26/06/2021
2.6K
Tin Mừng Mc 5: 21-24.35-43 Sự sống lại của kẻ chết cũng như cuộc chiến đấu với ma quỷ và việc chữa lành các bệnh tật đều đã là dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa đang hành động qua Chúa Giêsu và ban ơn cứu rỗi..cho nhân loại.
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN B
NGÀY 25.6.2020

CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN B
NGÀY 25.6.2020

Mc 5,21-43
Học viện Piô Giáo hoàng - Chú Giải
CHỮA LÀNH MỘT PHỤ NỮ BĂNG HUYẾT
VÀ PHỤC SINH CON GÁI GIAIRÔ (Mc 5,21-43)
VÀ PHỤC SINH CON GÁI GIAIRÔ (Mc 5,21-43)
CÂU HỎI GỢI Ý
1. Mới thoạt nhìn, ta thấy đức tin của người đàn là bị băng huyết như thế nào?
2. Dựa vào đâu mà ta biết Mátcô cho đấy là một đức tin chân thực ?
3. Ai là kẻ tin và không tin trong trình thuật con gái Giairô ?
4. Tại sao Chúa Giêsu ra lệnh giữ bí mật sau khi hoàn tất phép lạ ?
5. Đâu là chiều kích đích thực của cuộc phục sinh con gái Giairô? Có những từ ngữ nào nói lên chiều kích đó ?
6. Giáo huấn chung của hai trình thuật là gì?
7. Có nên kết luận là trình thuật con gái Giairô theo Mc đúng là một cuộc phục sinh không?
Trong truyền thống Nhất lãm, hai trình thuật phép lạ hôm nay có một đặc điểm: việc chữa lành người đàn bà bị băng huyết chen vào giữa việc Giairô can thiệp giúp cho con gái ông và việc phục sinh em bé gái này, trong khi ở mọi nơi khác, mỗi một phép lạ đều là một khối độc lập. Phần đông các nhà chú giải nghĩ rằng sự kết hợp đó tương ứng với một kỷ niệrn lịch sử. Tuy nhiên E.Lohmeyer (Das Evangelium des Markus, Gottingen 1957, tr. 104 và 109) cho rằng những khác biệt về văn thể và thần học của hai trình thuật chứng tỏ là ngay từ đầu chúng đã độc lập với nhau. Hơn nữa người ta nhận thấy cách thức xen một trình thuật vào trong một trình thuật khác như thế là chuyện Mátcô thường làm (3,21-35; 6,7-33; 11, 11-21; 14,1-11). Có thể bảo là khi Mátcô sử dụng phương thức ấy, thì luôn luôn là vì một lý do thần học. Điều này rất rõ ràng ví dụ trong 3,21-35 và 11,11-21" (G.Minette de Tillesse, Le Secret messianique danh l'evangil de Marc, Paris, 1968, tr 52) .
Quả thế, người ta ghi nhận có một sự song song giữa hai trình thuật phép lạ. Đầu tiên là sự trùng hợp, có lẽ ngẫu nhiên, về con số 12 : người đàn bà băng huyết bị đau đã 12 năm, đứa bé gái chết lúc 12 tuổi (Các Giáo phụ đã nhấn mạnh đến tương đồng này, nhưng các nhà chú giải hiện đại vẫn do dự xem con số 12 là yếu tố liên kết hai trình thuật). Cũng nên lưu ý là hai cuộc chữa lành đều hoàn tất nhờ một sự đụng chạm thể lý: người đàn bà băng huyết sờ vào áo Chúa Giêsu, Chúa Giêsu cầm tay đứa trẻ. Nhất là trong cả hai trình thuật, các chủ đề quan trọng là "cứu' và "tin". Những điểm tương đồng đó cho thấy là đối với Mc, cả hai trình thuật có cùng một ý nghĩa.
Ba Tin Mừng Nhất lãm đều ghi lại cho ta biến cố kép này: Mt 9,18-26; Mc 5,21-43; Lc 8,40-56. Phụng vụ mới cho ta nghe bản văn Mc. Dù tình tiết, thú vị hơn bản văn Mt (xem bài chú giải của chúng tôi trong Assemblées. du Seigneur loạt 1, 78, tr.25-36), ý nghĩa giáo thuyết của bản văn Mc vẫn không xuất hiện liền. Tuy nhiên đừng quá chú ý đến vẻ linh động đầy màu sắc của hai cảnh, mà phải cố gắng nắm vững giáo huấn tôn giáo Mc đưa ra cho ta.
I. CHỮA LÀNH NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ BĂNG HUYẾT.
Trình thuật của Mátcô gồm 10 câu (5,25-34); trình thuật Mt chỉ có 3 câu. Ta thấy ngay là Mátthêô đã giản lược bài tường thuật của mình, loại bỏ tất cả những gì gợi cảm để trình bày người đàn bà như là khuôn mẫu của thái độ tự ý đến xin Chúa Kitô cứu chữa với tất cả niềm tin. Còn Mátcô xem ra ưa thích thật nhiều chi tiết, nhưng như ta sẽ thấy, đó không phải chỉ vì cái thú kể chuyện.
1. Một đức tin nông cạn xét bên ngoài.
Mátcô đưa ta vào tâm tình của các nhân vật chính để sống biến cố. Chúng ta được dìm vô trong bầu khí của những đám đông Palestin ồn ào, khích động vì ước ao chứng kiến một phép lạ mới, việc chữa lành con gái Giairô. Chúa Giêsu bước đi giữa đoàn người hỗn tạp đó, chung quanh có các môn đồ. Trong đám đông chen lấn Thầy như vậy, tia nhìn của Mátcô nhận ra một người đàn bà đang đến gần phía sau, thận trọng nhưng cũng đầy gan góc. Trong lúc bà mở một con đường tiến đến Chúa Giêsu, thì thánh sử nói đến cơn bệnh lâu năm của bà, cơn bệnh mà theo Lề luật, biến bà trở thành dơ bẩn và cấm bà đụng đến người khác (Lv 15,25). Ông còn kể cho ta nghe những ý nghĩ bất bình của bà về các bác sĩ, niềm tin của bà vào quyền lực phát xuất từ vị thần thông, việc bà quyết định lợi dụng cách ngầm lén luồng thần khí bí nhiệm ấy, và việc bà tức khắc cảm thấy lành mạnh. Không ai nhận ra được cử chỉ của bà.
Sau khi diễn tả tâm tình của con bệnh, Mátcô nói với chúng ta phản ứng bên trong của Chúa Giêsu: Người cảm thấy có một sức mạnh xuất khỏi Người. Các môn đồ đã chẳng nhận ra hành vi tự ý của người phụ nữ và càng không hay phép lạ vừa được thực hiện trước mắt các ông. Đối với các ông, câu Chúa Giêsu hỏi: "Ai đã đến sờ Ta? Thật không đúng chỗ gì hết. Nhưng Chúa Giêsu đã nhìn chung quanh, có vẻ giận dữ, như muốn kiếm kẻ đã chạm đến mình. Người đàn bà bèn tự thú mà nói cho Người biết mọi chuyện đã xảy ra. Chúa Giêsu liền giải thích cho bà, và đồng thời cho các môn đồ, ý nghĩa cử chỉ bà vừa thực hiện : chính đức tin đã thúc đẩy bà, và nhờ đức tin đó bà đã được cứu chữa.
Tuy nhiên, nếu chỉ đọc những tâm tình làm căn nguyên cho hành vi tự ý của con bệnh, thì người ta có cảm tưởng đây là một thái độ tôn giáo sơ khai. Các ý nghĩ của bà cho thấy bà coi vị thần thông như một nơi hội tụ nhiều sức bổ dưỡng, được đặt dưới quyền sử dụng của những ai túng thiếu và phát sinh hiệu quả một cách máy móc. Có lẽ đó là một quan niệm gần với ma thuật. Các thánh sử nhiều lần nói đến quyền lực hiện diện trong Chúa Giêsu này (Lc 5,17; 6,19), rằng Người đã ban uy lực đó cho nhóm Mười hai (Lc 9,1). Vào những dịp chữa bệnh tập thể, các bản văn còn ghi chú (Mt 14,36; Mc 6,56) là bệnh nhân đã cầu xin Chúa Giêsu cho họ chạm đến tua áo Người, và hết thảy những ai sờ đến đều được chữa khỏi. Theo sách Công vụ, bóng của Phêrô như những mảnh khăn hoặc vải đã chạm đến Phaolô (19,12) cũng chữa lành người bệnh (5,15).
2. Đối với Mátcô, đó là một đức tin đích thật.
Có lẽ chúng ta tự nhiên không mấy thích những hành vi tự ý đó vì chúng phát xuất từ những tin tưởng mê tín hơn là từ niềm tin vào chính Chúa Giêsu. Tuy nhiên Mátcô, người đã lưu giữ cho ta truyền thống này, không phán đoán như vậy. Ông nhấn mạnh đến đức tin của người phụ nữ đã chọc thủng được mầu nhiệm con người Chúa Kitô. Trong Người có một quyền lực ẩn dấu nhưng đích thực mà kẻ vô tín không thể nhận biết và chỉ được mặc khải cho con mắt đức tin (6,5-6). Giáo huấn này phù hợp với toàn thể thần học của thánh sử : ma quỷ nhận ra thần lực của Chúa Giêsu, nhưng đám đông và ngay cả các môn đồ thì không hay biết. Chỉ có đức tin mới cho phép vượt lên trên những dáng vẻ bên ngoài: lúc đó, ai đến bên Chúa Kitô thì được ban ơn cứu rỗi.
Lòng tin của người đàn bà đáng ca ngợi hơn nữa vì Chúa Giêsu là một Đấng Messia mai ẩn và không được biết đúng. Người bị bao vây bởi những đám đông chỉ ham muốn điều kỳ diệu và chính môn đồ Người cũng mỉa mai Người. Đấng Messia xuất hiện hoàn toàn là người giữa những kẻ đồng hương chỉ thấy Người là con của bác thợ mộc (6,3). Người không biết ai đã chạm đến mình cũng như sẽ chẳng rõ ngày giờ Quang lâm (13,32). Chúa Giêsu chưa nhận được quyền năng của sự sống lại; nhưng sức mạnh này, vốn phát xuất từ Người gần như bất chấp Người, đã loan báo là những ai tin vào Người sẽ được cứu rỗi. Mặc dầu Mc không nói cách minh nhiên, việc chữa lành người đàn bà băng huyết coi thông lệnh cấm của luật Do thái liên quan đến tình trạng thể lý của bà, cũng chỉ sự tái nhập vào cộng đoàn tín hữu của tất cả những ai đã bị các quy luật về thanh ô hết sức ngoại tại cầm giữ bên ngoài (7,1-33). Lời tuyên bố kết thúc trình thuật của Chúa Giêsu: "Nầy con, lòng tin của con đã cứu con; hãy đi bằng yên và lành hẳn tật nguyền", nói lên ý nghĩa của phép lạ Đây không phải chỉ là một sự lành bệnh thể lý do việc động chạm hoàn toàn bên ngoài đến con người Chúa Giêsu, nhưng còn là ơn cứu rỗi mà lời người loan báo và ban cho những ai lấy đức tin đến cùng người. (Nên ghi nhận một sự vụng về trong trình thuật Mc. Chúa Giêsu nói: Hãy lành hẳn tật nguyền của con, trong lúc người kể đã ghi chú rằng bà dã được khỏi ngay lúc chạm tới áo Chúa Giêsu. Mt sửa lại Mc trên điểm ấy: đối với ông, người đàn bà đã được lời nói Chúa Giêsu chữa khỏi. Vì thế ông tránh nói đến sức nhiệm phát xuất từ Chúa Giêsu).
II. PHỤC SINH CON GÁI GIAIRÔ.
Ở đây nữa, Mátcô còn cho ta một trình thuật rất tình tiết (5,21-24.35-43). Giairô đến xin Chúa Giêsu chữa lành cho con gái ông đã 12 tuổi (c.42). Ông là một trong những viên trưởng hội đường, nghĩa là một kỳ mục Do thái, chắc hẳn từ một thành nào đó bên bờ hồ. Thái độ của ông trước Chúa Giêsu diễn tả niềm tin của ông: ông sấp mình dưới chân Thầy. Đó là thái độ của ma quỷ đã nhờ óc thông sáng mà nhận ra Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa (Mc 3,11; 5,6), là thái độ của những ai đến cầu khẩn Người (1,40; 7,25) hay nhận ra Người là kẻ được Thiên Chúa sai (10,17; x. 15-19). Con gái của Giairô đang trong cơn hấp hối: Chúa Giêsu phải cứu thì nó mới sống được (nguyên tự: để nó được cứu sống) [Theo Mt đứa bé đã chết hẳn khi ông cha đến tìm Chúa Giêsu; thành thử ông xin Người cho nó sống lại. Nói thế, thánh sử muốn nhấn mạnh hơn sự vĩ đại của niềm tin Giairô. Nhưng trong Mc, ngữ vựng ("sống", "được cứu", "gần lâm chung") cũng đã nhấn mạnh đến sự cận kề của cái chết rồi: chẳng còn hy vọng lành theo sức loài người nữa, trên thực tế đứa bé đã chết]. Người hãy đến đặt tay trên nó như đã từng đặt tay trên các bệnh nhân (Mc 6,5; 7,32; 8,23.25). Ta đã từng thấy cử chỉ này trong các trình thuật chữa bệnh thuộc văn chương cổ. Đấy cũng là cử chỉ mà Naamân người Syri đã hy vọng từ Elisa ngôn sứ: "Ta cứ đinh ninh là ... ông ấy sẽ khua tay đúng chỗ mà trừ bệnh phung cho ta" (2V 5,11). Sự đụng chạm thể lý rất cần thiết để sức mạnh của nhà thần thông tác dụng trên con bệnh.
1. Những kẻ tin và không tin.
Giairô biến mất một lúc giữa đoàn lũ đi theo Chúa Giêsu. Trong thời gian ấy xảy ra việc chữa người đàn bà bị bệnh. Rồi bấy giờ có kẻ đến báo tin cho người cha hay con gái ông đã chết, đồng thời khuyên ông đừng làm phiền Chúa Giêsu nữa: "Tại sao còn phiền hà đến Thầy làm chi". Dưới mắt họ, việc người cha chạy chọt để xin chữa con gái đã quá trễ, nhất là bây giờ cái chết đã hoàn tất công trình của nó. Qua miệng những kẻ này, ta thấy biểu lộ thái độ không tin, muốn đặt giới hạn cho quyền lực Chúa Giêsu. Trái lại sự im lặng (như không muốn đồng tình với sự nhẫn nhục vì bất lực) của người cha bày tỏ cho thấy đức tin ông vẫn trường tồn. Chính vì thế mà Chúa Giêsu khích lệ ông: "Đừng sợ, hãy tin mà thôi". Thật vậy, Giairô cần chế ngự nỗi sợ hãi vì ông sắp chứng kiến được cuộc tỏ hiện sức mạnh thần linh trong Chúa Giêsu. Mátcô năng nhấn mạnh đến niềm sợ hãi, sự ngạc nhiên hoặc nỗi kinh hoàng linh thánh vốn hay chiếm lấy những người chứng kiến phép lạ (1,27; 2,12; 4,41; 5,15 ...) nhưng chẳng dẫn đến họ lòng tin, Chúa Giêsu khích lệ Giairô đừng để lòng tin ông lảo đảo, vì "mọi sự đều là có thể cho kẻ tin" (9,23), như Chúa Giêsu sẽ nói với cha đứa trẻ bị kinh phong sau này.
Sự cứng lòng tin của những kẻ đến khuyên can Giairô cũng chính là thái độ của những người than khóc ầm ĩ cái chết của đứa bé theo phong tục Đông phương. Họ chỉ biết chế nhạo những lời Chúa Giêsu nói: "Xôn xao và khóc lóc làm gì? Em bé không chết, nó ngủ đấy thôi". Đối với Chúa Giêsu, cái chết chẳng có tính cách khắt khe, chung quyết, nhưng là một giấc ngủ mà Người có quyền năng đưa ra khỏi. Nhưng việc phủ nhận quyền lực thần linh này nơi Chúa Giêsu tự nhiên dẫn kẻ phủ nhận đến chỗ mỉa mai và về sau là ghen ghét.
2. Sự biểu lộ, tỏ mình bí mật.
Chúa Giêsu xua đuổi tất cả những người không tin ấy. Lúc đầu tiên, sau việc can thiệp của những kẻ toan tính phá hủy lòng tin của Giairô, Chúa Giêsu chỉ giữ lại Phêrô, Giacôbê, Gioan bên Người. Sau đó Người chỉ cho vào nhà ba môn đồ vừa nói và cha mẹ đứa trẻ. Thái độ này của Chúa Giêsu, như lệnh giữ im sẽ ra cho các chứng nhân sau phép lạ (c 43), phù hợp với lệnh giữ bí mật thiên sai Mátcô năng nói tới (x G.Minette de Tillesse, Sđd, tr.52-57 và 240t). Lệnh bắt buộc giữ kín những lần tỏ lộ quyền năng Chúa Giêsu thể ấy cũng như những phép lạ (1,44; 7,36 ...) và cuộc Biến hình (9,8) làm độc giả Tin Mừng Mátcô ngạc nhiên (Trong Cựu ước, khi cho người chết sống lại, Elia và Elisa cũng chẳng để một ai chứng kiến biến cố: 1V 17, 19; 2V 4,33). Nhưng sở dĩ Mc nhấn mạnh đến huấn lệnh này, đó là để cho ta hiểu: các hành động của Chúa Giêsu, nhất là những công việc biểu lộ quyền lực và vinh quang thần linh nơi Người cách lẫy lừng nhất, chỉ là lời tiên báo về ơn cứu rỗi toàn diện mà Chúa Kitô sẽ ban qua mầu nhiệm tử nạn của người. Chỉ có cái chết của Chúa Giêsu mới soi sáng ý nghĩa của những hành động đó; vì thế lệnh giữ kín chấm dứt khi Người phục sinh (9,8).
Sự hiện diện của Phêrô, Giacôbê và Gioan lúc con gái Giairô sống lại cũng nằm trong suy tư thần học nói trên. Họ sẽ là ba kẻ chứng kiến cơn hấp hối và nỗi lo âu của Chúa Giêsu trước cuộc tử nạn (14,33). Nhưng trước đó, họ cũng đã được mặc khải cho biến vinh quang tương lai của Người trên núi biến hình (9,2). Ở đây, họ khám phá ra quyền lực mà vinh quang còn dấu ẩn ấy đã ban cho Chúa Giêsu trên cái chết, quyền lực mà Người sẽ lãnh nhận trong cuộc phục sinh một cách dư tràn.
3. Lời loan báo về sự sống mới của Kitô hữu.
Chính trên điểm này mà trình thuật mới mặc tất cả chiều kích của nó. Tính cách đơn sơ của cử chỉ Chúa Giêsu cầm tay đứa trẻ và của lời nói kèm theo không được làm ta quên mất tầm quan trọng của biến cố. [Mátcô ghi lời Chúa Giêsu bằng tiếng Aram: "Talitha koum: cô bé, hãy chỗi dậy". Qua sự kiện này, ta có thể thấy là cộng đoàn mà Mc gởi Tin Mừng tới cũng bao gồm nhiều người Do thái nữa. Trong lời nhắn nhủ của Chúa Giêsu : "Và Người dạy hãy cho nó ăn", ta thấy được một dấu tế nhị của Chúa Giêsu hay một bằng chứng về thực tế của việc đứa bé sống lại. Nhưng xét trên bản văn biên soạn của Mc, nghĩa là trong khung cảnh lời rao giảng Kitô giáo, G. Minette de Tillesse, sđd, tr.56, đã thấy đó là sự chuẩn bị cho việc hóa bánh ra nhiều (6,30-44; 8,1-9) và việc hóa bánh này lại là lời loan báo về của ăn thiêng liêng mà Kitô hữu được phép rửa phục sinh sẽ lãnh nhận trong phép Thánh Thể]. Sự sống lại của những kẻ chết là một trong những niềm hy vọng thiên sai (Is 26,19; Đn 12,2). Nếu điểm giáo thuyết này chứa được toàn thể cộng đoàn Do thái nắm giữ một cách chắc chắn, thì đó lại là một trong những yếu tố chủ chốt của lời Chúa Giêsu rao giảng (Mc 12,18-27). Đã nhiều phen Chúa Giêsu loan báo cho các môn đồ sự phục sinh đồng thời với cái chết của Người (8,31; 9,31;10,34). Cho các môn đồ của Gioan Tẩy giả, Người đã kể sự sống lại của kẻ chết vào số những dấu chỉ chứng tá đã đến thời thiên sai (Mt 11.4-5; Lc 7,22). Cộng đoàn Kitô hữu biết rằng Chúa Kitô đã trao quyền ấy cho các sứ đồ (Mt 10,8). Cuộc chiến thắng hoàn toàn trên sự chết, kẻ thù cuối cùng bị đánh bại (1Cr 15,26), sẽ tỏ bày việc thiết lập Vương quốc trong sự viên mãn của nó. Sự phục sinh con gái Giairô là hoa quả đầu tiên của cuộc khải hoàn này.
Sự sống lại của kẻ chết cũng như cuộc chiến đấu với ma quỷ và việc chữa lành các bệnh tật đều đã là dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa đang hành động qua Chúa Giêsu và ban ơn cứu rỗi..cho nhân loại. Nhưng chỉ có sự sống lại của Chúa Kitô mới có thể soi chiếu hoàn toàn phép lạ hôm nay. Thật vậy, một sự sống lại tạm thời có thể có ý nghĩa gì nếu đồng thời không có niềm hy vọng vào một sự sống lại dứt khoát và một cuộc sống vĩnh cửu ? Câu tuyên bố mơ hồ: "Đứa trẻ không chết, nó ngủ đấy thôi câu duy nhất cho chúng ta biết điều mà Chúa Giêsu đã nghĩ về phép lạ Người sắp thực hiện, phải được giải thích trong tương quan với sự phục sinh của Người. Hoàn cảnh đòi buộc trong lúc này, biến cố không thể xuất hiện như một sự sống lại, nên Chúa Giêsu cố ý che dấu phép lạ bằng cách nói đó là giấc ngủ của cô bé. Những người chế diễu Chúa Giêsu sẽ không bao giờ có thể tin vào sự sống lại của kẻ chết nếu không tin vào sự sống lại của Chúa Giêsu. Cuối trình thuật, Mátcô không cho ta biết phản ứng ngượng ngùng hay khen ngợi của họ; những người này chưa có thể hiểu! Trái lại, đối với Phêrô, Giacôbê, Gioan, vốn sẽ là những chứng nhân chính thức về sự phục sinh của Chúa Giêsu, thì biến cố này về sau sẽ có ý nghĩa như là chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết. Từ lúc này, họ đã là những chứng nhân ưu đãi về chiến thắng đầu tiên của Đấng Messia, và trong sự sống lại của con gái Giairô, họ đã thấy được đấu loan báo sự sống lại trong Chúa Kitô của tất cả Kitô hữu. Nhưng cho đến ngày vượt qua, sự nghiệm và thân thế con Người vẫn chưa được chiếu rọi đủ.
Lối giải thích của Kitô giáo về biến cố lộ ra qua những chữ mà Mátcô dùng như : ngủ (katheudein), thức dậy (egcirein), đứng dậy (anistanai). Cả ba hạn từ này gặp lại trong một ca thi Kitô giáo cổ xưa mà chắc đã được dùng trong phụng vụ rửa tội :
Thức dậy đi hỡi người mê ngủ.
Hãy đứng dậy từ trong cõi chết.
Và Chúa Kitô sẽ chiếu soi ngươi (Ep 3.14).
Cùng với trình thuật của chúng ta, bản văn trên đây là bản văn duy nhất trong đó động từ ngủ (katheudein) có nghĩa "chết" trong Tân ước. Nhưng ý tưởng này cũng thường được diễn tả qua nhiều chữ khác nữa: những người đã nghỉ (Koimê thentos) trong Chúa (1Cr 15, 18; 1Tx 4. 14); ông bạn Mátrô của chúng ta đang nghỉ lên (kekimêtai: Ga 11,11). Mátcô không bao giờ sử dụng động từ egeirein để chỉ sự sống lại của Chúa Kitô, nhưng trong truyền phòng Kitô giáo, nó năng được dùng (Mt 16,21 , 17,9 ...), Mátcô chỉ dùng nó để chỉ sự sống lại của những kẻ khác (Mc 6,14; 12,26). Còn anistanai thì dùng để chỉ sự sống lại của Ladarô (Ga 11,23t) và của Chúa Giêsu (Mt 17,9.23; Mc 9,9.31 ; Lc 9,22; 18,33; 24,7; Ga 20,9).
Những chữ tiêu biểu trên đây của giáo lý Kitô giáo về sự sống lại của Chúa Kitô và Kitô hữu trong phép rửa, soi sáng ý nghĩa phép lạ do Chúa Kitô hoàn tất. Hành vi này biểu lộ quyền lực của Con người trên sự chết và loan báo chiến thắng vĩnh viễn trên nó của Người. Cử chỉ của Chúa Giêsu: Ngưỡi cầm tay cô bé, không những nói lên sự đụng chạm của nhà thần thông mà còn ám chỉ sự can thiệp của bàn tay hùng mạnh Thiên Chúa trong việc cứu rỗi Israel:
Vì Ta, Giavê Thiên Chúa ngươi,
Ta nắm lấy tay phải ngươi
Ta phán với ngươi; "Đừng sợ,
Chính Ta đáp cứu ngươi (Is 4-1,13).
Sự chết không còn ngự trị trên con người một cách khắc nghiệt nữa; nó chỉ còn là một giấc ngủ mà quyền lực Thiên Chúa, tỏ hiện trong Chúa Giêsu, đã kéo con người ra khỏi để dẫn đến sự sống.
KẾT LUẬN
1. Ơn cứu rỗi được ban trong Chúa Giêsu Kitô.
Cả hai phép lạ đều cho thấy ơn cứu rỗi được ban cho con người. Giairô đến xin Chúa Giêsu cho con gái ông "được sống và được cứu"; bà băng huyết tìm cách sờ đến Chúa Giêsu vì tin chắc sẽ được cứu. Cả hai đã kinh nghiệm về sự bất lực của con người trong việc tìm lấy ơn cứu rỗi. Chính trong ý thức ấy đã vạch ra niềm tin vào Chúa Kitô, Đấng duy nhất có thể cứu con người ra khỏi tình thế tuyệt vọng mà trong đó họ đã chìm đắm. Nhưng đức tin không phải là một sự hiển nhiên, vì Chúa Kitô bị che dấu giữa đám đông đang mỉa mai Người và đang chuẩn bị từ bỏ Người. Người là Đấng duy nhất có thể cứu, nhưng cũng chỉ những ai tin mới phân biệt được trong sự yếu đuối phàm nhân của Người sức mạnh của Thiên Chúa và như thế mới nhận được ơn cứu rỗi. Trong Giairô và người đàn bà bị băng huyết, Mátcô trình bày cho ta hai tấm gương giống nhau về thái độ tự ý của kẻ tin và việc Chúa Giêsu trả lại họ. Bên kia các phép lạ của thể lý, thánh sử cho ta cảm nhận sự sống tràn đầy mà Cứu Chúa ban cho Kitô hữu từ khi Người được tôn vinh nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Người.
2. Biến cố.
Nhưng nếu giáo huấn của hai trình thuật song song với nhau, thì độc giả ngày nay có thể thắc mắc : trường hợp sau phải chăng là một cuộc sống lại thực sự ? Không thể chấp nhận rằng truyền thống Kitô giáo đã bày đặt toàn thể các phép lạ được gán cho Chúa Giêsu và óc khoa học vô tôn giáo chẳng triệt để từ chối sự có thể có nhiều hiệu quả phi thường do một vài mãnh lực huyền bí phát xuất từ những nhân vật ngoại hạng. Hiển nhiên óc khoa học đó không thể chấp nhận sự phục sinh của Chúa Kitô cũng như của một kẻ nào khác. Còn Kitô hữu tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô và vào quyền lực hiện tại của Người đối với sự chết, quyền lực mà Người sẽ thi thố trên thân xác chúng ta trong ngày cánh chung. Nhưng có phải trình thuật chúng ta quá rõ rệt đến nỗi phải kết luận rằng đây đúng là cuộc phục sinh con gái Giairô không?
Khi lấy lại trình thuật của Mátcô, và hơn cả Luca, Mátthêô đã nhấn mạnh đến thực tại cái chết của đứa bé; thật vậy nơi ông, Giairô đã minh nhiên đến cầu xin cho con gái sống lại. Ta phải chấp nhận rằng truyền thống Mátcô là xưa nhất và cũng là phù hợp với thực tế nhất: thật vậy, người ta không thấy tại sao truyền thống Mátthêô là truyền thống tường thuật rõ ràng một cuộc phục sinh, lại có thể đã bị Mátcô che dấu đến nỗi trong trình thuật của Mc, lời Chúa Giêsu tuyên bố "Đứa bé không chết, nó ngủ đấy thôi" có thể cho hiểu là theo ông, nó không chết thật. Như cha Lagrange đã viết Mátcô "không làm yếu đi những điểm xem ra dẫn đến giả thuyết một sự hôn mê" (Evangile se lon sinh Marc, Paris, 1942, tr. 146).
Khi thốt lên câu ấy, Chúa Giêsu chưa thấy đứa trẻ và sự vô tri mà Người vừa biểu lộ trong trường hợp người đàn bà băng huyết khiến ta nghĩ rằng Người không biết trạng thái chính xác của đứa trẻ. Không thể giải thích câu "Nó không chết, chỉ ngủ đấy thôi" như là lời khám bệnh của một bác sĩ. Vì thế phải tránh xác định câu đó, dầu trong nghĩa hôn mê hay chết thật. Chúng ta không thể biết điều mà Chúa Giêsu đã nghĩ trong trường hợp ấy và Mátcô không cho phép ta trả lời câu hỏi nầy vì ông đã chẳng viết vời một não trạng khoa học như não trạng chúng ta ngày nay. Đối với ông, sự khác biệt căn bản mà chúng ta đặt giữa cái chết và hôn mê không có vì trong não trạng tôn giáo của ông, cái chết và bệnh tật đều phát xuất từ ảnh hưởng của tội và của ma quỷ. Thành ra chúng ta không thể xác định lời tuyên bố của Chúa Giêsu, dù cho theo nghĩa chết thật hoặc hôn mê. Chúng ta sẽ không bao giờ biết điều Chúa Ciêsu đã nghĩ trong trường hợp ấy, vì những lời của người được truyền lại cho ta trong một bối cảnh thuần túy tôn giáo muốn loan báo ơn cứu rỗi được ban cho người tin hơn là xác định bản chất đích thực của phép lạ được thực hiện. Vì dù đề cập đến một cuộc chữa lành hay một sự phục sinh thật, thì trình thuật Mátcô cũng chỉ muốn thúc giục ta trả lời câu hỏi sau đây: hôm nay chúng ta có tin là Chúa Kitô phục sinh có thể loan ơn cứu rỗi và sự chiến thắng cái chết cho chúng ta không ?
Jean Potin, Assemblécs du Setgneur 44, tr.38-47.
Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
1. Qua bài Tin mừng, ta thấy được thế nào là sức mạnh của đức tin. Đức tin giúp thắng vượt những nghi ngờ: Giairô mà không cần những hiển nhiên, những lý luận nhân loại. Đức tin giúp thắng vượt những rụt rè nhút nhát: nhờ tin mà người đàn bà băng huyết chế ngự được nỗi sợ hãi, sợ gây ô uế cho người ta, sợ đám đông phát giác; bà đã tin rằng năng lực chữa bệnh và cho sống lại của Chúa Giêsu còn mạnh hơn sự truyền nhiễm cơn bệnh mà bà đau khổ đã 12 năm. Thật là một niềm tin mạnh mẽ, mạnh mẽ như niềm tin của người bất toạt dám dỡ mái nhà để moi cho được lòng tốt của Chúa (Mc 2,1-12) như niềm tin của người trộm lành, trong một lần hành nghề cuối cùng, đã ăn trộm Thiên đàng khi tin vào lòng thương xót vô biên của Chúa Giêsu. Đức tin có thể chuyển núi dời non lay động được quả tim Thiên Chúa.
2. Nên chú ý tới hai khía cạnh trong câu hỏi của Chúa Giêsu đối với người phụ nữ bị bệnh băng huyết. Chúa Giêsu dùng việc chữa lành bệnh mở đầu một cuộc đàm thoại. Thứ đến Người dạy: việc Người làm vượt xa hơn việc chữa lành thể xác: Người cứu được nếu người ta tin vào Người.
Bà ấy không lầm khi hy vọng rằng chỉ sờ vào gấu áo của Chúa Giêsu là sẽ được lành bệnh. Nhưng Chúa Giêsu không phải là một sức mạnh tác động nặc danh. Một thành phần bị quên lãng, bị khuất giữa đám đông đều là người mà Chúa Giêsu lưu ý đến. Tại đây chúng ta thấy Chúa nói với bệnh nhân : Đối với người, bà không phải là một con số giữa đám đông. Người đưa dịp cho bà trở lại, cho bà ý thức, cho bà đàm thoại. Người hành động như thế để cho bà hiểu: đối với Chúa, bà cũng có phẩm giá con người. Cuối cùng Người nói với bà: "Con ơi, đức tin đã cứu con". Trong kiểu nói của thánh Mátcô, chữ Cứu có nghĩa là Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, đã đưa chúng ta từ cảnh trụy lạc, tội lỗi đến sự sống lại với Người. Lúc đó bà băng huyết chưa hiểu nổi lời Người. Chúng ta nhờ Tin mừng hiểu được điều ấy.
Đức tin của tôi vào Chúa ki tô có sống động đến nỗi thấm nhiễm vào các nỗi đau khổ của tôi và sự chết của tôi, một sức mạnh, một sự sống cao độ không? Tôi có cảm thấy vui mừng khi thiết rằng Chúa Giêsu lưu ý đến một cách riêng không?
3. Bài Tin mừng hôm nay còn cho thấy đức tin có nhiều cấp độ. Đầu tiên là đức tin sơ khai của ông Giairô lúc mới đến gặp Chúa Giêsu. Bất lực trước đau khổ, ông đi tìm Chúa Giêsu vì nghe rằng Người có một quyền năng thần thông nào đó thứ đến là đức tin tính toán, vụ lợi, hơi mê tín của người đàn bà lén đến bên Chúa Giêsu, mong ăn cắp được sức mạnh kỳ diệu từ nơi Người, nhưng rồi khi bị phát giác, đức tin của bà tiến lên cao hơn, trở thành một cuộc gặp gỡ, đối thoại, tương giao với Chúa Giêsu; và sau cùng là đức tin trọn vẹn của Giairô tin vào Đấng phục sinh được kẻ chết.
Trong cuộc sống của mỗi người chúng ta, hình như đức tin cũng vượt qua các cấp độ đó. Đầu tiên chúng ta đã tin vào Thiên Chúa vì thất vọng trước sức con người, vì tự bản năng cảm thấy phải bám víu, cầu khẩn một Đấng cao hơn. Rồi tới khi biết được quyền năng của Thiên Chúa, thấy bao kỳ công Ngài đã làm trong lịch sử, qua Thánh Kinh, ta lại có khuynh hướng lợi dụng Ngài, giữ đạo là chỉ mong được muôn ơn phúc hồn xác, bất mãn khi gặp thất bại hoạn nạn. Dần dần đức tin ta được thanh lọc, biến thành một cuộc gặp gỡ đối thoại với Thiên Chúa, gắn bó vào Ngài trải qua mọi thử thách. Nhưng rồi phải tiến lên cao hơn nữa, biến thành đức tin vào sự phục sinh, tin rằng dù bề ngoài có vẻ như tan vỡ, tận diệt, vẫn có một đời sống mới cả hồn lẫn xác chờ ta bên kia thế giới, bên kia cái chết, bên kia thời gian, tin rằng Thiên Chúa có quyền năng đổi mới mọi sự cho ta và cho mọi người.
Noel Quession - Chú Giải
Ba Tin Mừng Nhất lãm đều ghi lại cho ta biến cố kép này: Mt 9,18-26; Mc 5,21-43; Lc 8,40-56. Phụng vụ mới cho ta nghe bản văn Mc. Dù tình tiết, thú vị hơn bản văn Mt (xem bài chú giải của chúng tôi trong Assemblées. du Seigneur loạt 1, 78, tr.25-36), ý nghĩa giáo thuyết của bản văn Mc vẫn không xuất hiện liền. Tuy nhiên đừng quá chú ý đến vẻ linh động đầy màu sắc của hai cảnh, mà phải cố gắng nắm vững giáo huấn tôn giáo Mc đưa ra cho ta.
I. CHỮA LÀNH NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ BĂNG HUYẾT.
Trình thuật của Mátcô gồm 10 câu (5,25-34); trình thuật Mt chỉ có 3 câu. Ta thấy ngay là Mátthêô đã giản lược bài tường thuật của mình, loại bỏ tất cả những gì gợi cảm để trình bày người đàn bà như là khuôn mẫu của thái độ tự ý đến xin Chúa Kitô cứu chữa với tất cả niềm tin. Còn Mátcô xem ra ưa thích thật nhiều chi tiết, nhưng như ta sẽ thấy, đó không phải chỉ vì cái thú kể chuyện.
1. Một đức tin nông cạn xét bên ngoài.
Mátcô đưa ta vào tâm tình của các nhân vật chính để sống biến cố. Chúng ta được dìm vô trong bầu khí của những đám đông Palestin ồn ào, khích động vì ước ao chứng kiến một phép lạ mới, việc chữa lành con gái Giairô. Chúa Giêsu bước đi giữa đoàn người hỗn tạp đó, chung quanh có các môn đồ. Trong đám đông chen lấn Thầy như vậy, tia nhìn của Mátcô nhận ra một người đàn bà đang đến gần phía sau, thận trọng nhưng cũng đầy gan góc. Trong lúc bà mở một con đường tiến đến Chúa Giêsu, thì thánh sử nói đến cơn bệnh lâu năm của bà, cơn bệnh mà theo Lề luật, biến bà trở thành dơ bẩn và cấm bà đụng đến người khác (Lv 15,25). Ông còn kể cho ta nghe những ý nghĩ bất bình của bà về các bác sĩ, niềm tin của bà vào quyền lực phát xuất từ vị thần thông, việc bà quyết định lợi dụng cách ngầm lén luồng thần khí bí nhiệm ấy, và việc bà tức khắc cảm thấy lành mạnh. Không ai nhận ra được cử chỉ của bà.
Sau khi diễn tả tâm tình của con bệnh, Mátcô nói với chúng ta phản ứng bên trong của Chúa Giêsu: Người cảm thấy có một sức mạnh xuất khỏi Người. Các môn đồ đã chẳng nhận ra hành vi tự ý của người phụ nữ và càng không hay phép lạ vừa được thực hiện trước mắt các ông. Đối với các ông, câu Chúa Giêsu hỏi: "Ai đã đến sờ Ta? Thật không đúng chỗ gì hết. Nhưng Chúa Giêsu đã nhìn chung quanh, có vẻ giận dữ, như muốn kiếm kẻ đã chạm đến mình. Người đàn bà bèn tự thú mà nói cho Người biết mọi chuyện đã xảy ra. Chúa Giêsu liền giải thích cho bà, và đồng thời cho các môn đồ, ý nghĩa cử chỉ bà vừa thực hiện : chính đức tin đã thúc đẩy bà, và nhờ đức tin đó bà đã được cứu chữa.
Tuy nhiên, nếu chỉ đọc những tâm tình làm căn nguyên cho hành vi tự ý của con bệnh, thì người ta có cảm tưởng đây là một thái độ tôn giáo sơ khai. Các ý nghĩ của bà cho thấy bà coi vị thần thông như một nơi hội tụ nhiều sức bổ dưỡng, được đặt dưới quyền sử dụng của những ai túng thiếu và phát sinh hiệu quả một cách máy móc. Có lẽ đó là một quan niệm gần với ma thuật. Các thánh sử nhiều lần nói đến quyền lực hiện diện trong Chúa Giêsu này (Lc 5,17; 6,19), rằng Người đã ban uy lực đó cho nhóm Mười hai (Lc 9,1). Vào những dịp chữa bệnh tập thể, các bản văn còn ghi chú (Mt 14,36; Mc 6,56) là bệnh nhân đã cầu xin Chúa Giêsu cho họ chạm đến tua áo Người, và hết thảy những ai sờ đến đều được chữa khỏi. Theo sách Công vụ, bóng của Phêrô như những mảnh khăn hoặc vải đã chạm đến Phaolô (19,12) cũng chữa lành người bệnh (5,15).
2. Đối với Mátcô, đó là một đức tin đích thật.
Có lẽ chúng ta tự nhiên không mấy thích những hành vi tự ý đó vì chúng phát xuất từ những tin tưởng mê tín hơn là từ niềm tin vào chính Chúa Giêsu. Tuy nhiên Mátcô, người đã lưu giữ cho ta truyền thống này, không phán đoán như vậy. Ông nhấn mạnh đến đức tin của người phụ nữ đã chọc thủng được mầu nhiệm con người Chúa Kitô. Trong Người có một quyền lực ẩn dấu nhưng đích thực mà kẻ vô tín không thể nhận biết và chỉ được mặc khải cho con mắt đức tin (6,5-6). Giáo huấn này phù hợp với toàn thể thần học của thánh sử : ma quỷ nhận ra thần lực của Chúa Giêsu, nhưng đám đông và ngay cả các môn đồ thì không hay biết. Chỉ có đức tin mới cho phép vượt lên trên những dáng vẻ bên ngoài: lúc đó, ai đến bên Chúa Kitô thì được ban ơn cứu rỗi.
Lòng tin của người đàn bà đáng ca ngợi hơn nữa vì Chúa Giêsu là một Đấng Messia mai ẩn và không được biết đúng. Người bị bao vây bởi những đám đông chỉ ham muốn điều kỳ diệu và chính môn đồ Người cũng mỉa mai Người. Đấng Messia xuất hiện hoàn toàn là người giữa những kẻ đồng hương chỉ thấy Người là con của bác thợ mộc (6,3). Người không biết ai đã chạm đến mình cũng như sẽ chẳng rõ ngày giờ Quang lâm (13,32). Chúa Giêsu chưa nhận được quyền năng của sự sống lại; nhưng sức mạnh này, vốn phát xuất từ Người gần như bất chấp Người, đã loan báo là những ai tin vào Người sẽ được cứu rỗi. Mặc dầu Mc không nói cách minh nhiên, việc chữa lành người đàn bà băng huyết coi thông lệnh cấm của luật Do thái liên quan đến tình trạng thể lý của bà, cũng chỉ sự tái nhập vào cộng đoàn tín hữu của tất cả những ai đã bị các quy luật về thanh ô hết sức ngoại tại cầm giữ bên ngoài (7,1-33). Lời tuyên bố kết thúc trình thuật của Chúa Giêsu: "Nầy con, lòng tin của con đã cứu con; hãy đi bằng yên và lành hẳn tật nguyền", nói lên ý nghĩa của phép lạ Đây không phải chỉ là một sự lành bệnh thể lý do việc động chạm hoàn toàn bên ngoài đến con người Chúa Giêsu, nhưng còn là ơn cứu rỗi mà lời người loan báo và ban cho những ai lấy đức tin đến cùng người. (Nên ghi nhận một sự vụng về trong trình thuật Mc. Chúa Giêsu nói: Hãy lành hẳn tật nguyền của con, trong lúc người kể đã ghi chú rằng bà dã được khỏi ngay lúc chạm tới áo Chúa Giêsu. Mt sửa lại Mc trên điểm ấy: đối với ông, người đàn bà đã được lời nói Chúa Giêsu chữa khỏi. Vì thế ông tránh nói đến sức nhiệm phát xuất từ Chúa Giêsu).
II. PHỤC SINH CON GÁI GIAIRÔ.
Ở đây nữa, Mátcô còn cho ta một trình thuật rất tình tiết (5,21-24.35-43). Giairô đến xin Chúa Giêsu chữa lành cho con gái ông đã 12 tuổi (c.42). Ông là một trong những viên trưởng hội đường, nghĩa là một kỳ mục Do thái, chắc hẳn từ một thành nào đó bên bờ hồ. Thái độ của ông trước Chúa Giêsu diễn tả niềm tin của ông: ông sấp mình dưới chân Thầy. Đó là thái độ của ma quỷ đã nhờ óc thông sáng mà nhận ra Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa (Mc 3,11; 5,6), là thái độ của những ai đến cầu khẩn Người (1,40; 7,25) hay nhận ra Người là kẻ được Thiên Chúa sai (10,17; x. 15-19). Con gái của Giairô đang trong cơn hấp hối: Chúa Giêsu phải cứu thì nó mới sống được (nguyên tự: để nó được cứu sống) [Theo Mt đứa bé đã chết hẳn khi ông cha đến tìm Chúa Giêsu; thành thử ông xin Người cho nó sống lại. Nói thế, thánh sử muốn nhấn mạnh hơn sự vĩ đại của niềm tin Giairô. Nhưng trong Mc, ngữ vựng ("sống", "được cứu", "gần lâm chung") cũng đã nhấn mạnh đến sự cận kề của cái chết rồi: chẳng còn hy vọng lành theo sức loài người nữa, trên thực tế đứa bé đã chết]. Người hãy đến đặt tay trên nó như đã từng đặt tay trên các bệnh nhân (Mc 6,5; 7,32; 8,23.25). Ta đã từng thấy cử chỉ này trong các trình thuật chữa bệnh thuộc văn chương cổ. Đấy cũng là cử chỉ mà Naamân người Syri đã hy vọng từ Elisa ngôn sứ: "Ta cứ đinh ninh là ... ông ấy sẽ khua tay đúng chỗ mà trừ bệnh phung cho ta" (2V 5,11). Sự đụng chạm thể lý rất cần thiết để sức mạnh của nhà thần thông tác dụng trên con bệnh.
1. Những kẻ tin và không tin.
Giairô biến mất một lúc giữa đoàn lũ đi theo Chúa Giêsu. Trong thời gian ấy xảy ra việc chữa người đàn bà bị bệnh. Rồi bấy giờ có kẻ đến báo tin cho người cha hay con gái ông đã chết, đồng thời khuyên ông đừng làm phiền Chúa Giêsu nữa: "Tại sao còn phiền hà đến Thầy làm chi". Dưới mắt họ, việc người cha chạy chọt để xin chữa con gái đã quá trễ, nhất là bây giờ cái chết đã hoàn tất công trình của nó. Qua miệng những kẻ này, ta thấy biểu lộ thái độ không tin, muốn đặt giới hạn cho quyền lực Chúa Giêsu. Trái lại sự im lặng (như không muốn đồng tình với sự nhẫn nhục vì bất lực) của người cha bày tỏ cho thấy đức tin ông vẫn trường tồn. Chính vì thế mà Chúa Giêsu khích lệ ông: "Đừng sợ, hãy tin mà thôi". Thật vậy, Giairô cần chế ngự nỗi sợ hãi vì ông sắp chứng kiến được cuộc tỏ hiện sức mạnh thần linh trong Chúa Giêsu. Mátcô năng nhấn mạnh đến niềm sợ hãi, sự ngạc nhiên hoặc nỗi kinh hoàng linh thánh vốn hay chiếm lấy những người chứng kiến phép lạ (1,27; 2,12; 4,41; 5,15 ...) nhưng chẳng dẫn đến họ lòng tin, Chúa Giêsu khích lệ Giairô đừng để lòng tin ông lảo đảo, vì "mọi sự đều là có thể cho kẻ tin" (9,23), như Chúa Giêsu sẽ nói với cha đứa trẻ bị kinh phong sau này.
Sự cứng lòng tin của những kẻ đến khuyên can Giairô cũng chính là thái độ của những người than khóc ầm ĩ cái chết của đứa bé theo phong tục Đông phương. Họ chỉ biết chế nhạo những lời Chúa Giêsu nói: "Xôn xao và khóc lóc làm gì? Em bé không chết, nó ngủ đấy thôi". Đối với Chúa Giêsu, cái chết chẳng có tính cách khắt khe, chung quyết, nhưng là một giấc ngủ mà Người có quyền năng đưa ra khỏi. Nhưng việc phủ nhận quyền lực thần linh này nơi Chúa Giêsu tự nhiên dẫn kẻ phủ nhận đến chỗ mỉa mai và về sau là ghen ghét.
2. Sự biểu lộ, tỏ mình bí mật.
Chúa Giêsu xua đuổi tất cả những người không tin ấy. Lúc đầu tiên, sau việc can thiệp của những kẻ toan tính phá hủy lòng tin của Giairô, Chúa Giêsu chỉ giữ lại Phêrô, Giacôbê, Gioan bên Người. Sau đó Người chỉ cho vào nhà ba môn đồ vừa nói và cha mẹ đứa trẻ. Thái độ này của Chúa Giêsu, như lệnh giữ im sẽ ra cho các chứng nhân sau phép lạ (c 43), phù hợp với lệnh giữ bí mật thiên sai Mátcô năng nói tới (x G.Minette de Tillesse, Sđd, tr.52-57 và 240t). Lệnh bắt buộc giữ kín những lần tỏ lộ quyền năng Chúa Giêsu thể ấy cũng như những phép lạ (1,44; 7,36 ...) và cuộc Biến hình (9,8) làm độc giả Tin Mừng Mátcô ngạc nhiên (Trong Cựu ước, khi cho người chết sống lại, Elia và Elisa cũng chẳng để một ai chứng kiến biến cố: 1V 17, 19; 2V 4,33). Nhưng sở dĩ Mc nhấn mạnh đến huấn lệnh này, đó là để cho ta hiểu: các hành động của Chúa Giêsu, nhất là những công việc biểu lộ quyền lực và vinh quang thần linh nơi Người cách lẫy lừng nhất, chỉ là lời tiên báo về ơn cứu rỗi toàn diện mà Chúa Kitô sẽ ban qua mầu nhiệm tử nạn của người. Chỉ có cái chết của Chúa Giêsu mới soi sáng ý nghĩa của những hành động đó; vì thế lệnh giữ kín chấm dứt khi Người phục sinh (9,8).
Sự hiện diện của Phêrô, Giacôbê và Gioan lúc con gái Giairô sống lại cũng nằm trong suy tư thần học nói trên. Họ sẽ là ba kẻ chứng kiến cơn hấp hối và nỗi lo âu của Chúa Giêsu trước cuộc tử nạn (14,33). Nhưng trước đó, họ cũng đã được mặc khải cho biến vinh quang tương lai của Người trên núi biến hình (9,2). Ở đây, họ khám phá ra quyền lực mà vinh quang còn dấu ẩn ấy đã ban cho Chúa Giêsu trên cái chết, quyền lực mà Người sẽ lãnh nhận trong cuộc phục sinh một cách dư tràn.
3. Lời loan báo về sự sống mới của Kitô hữu.
Chính trên điểm này mà trình thuật mới mặc tất cả chiều kích của nó. Tính cách đơn sơ của cử chỉ Chúa Giêsu cầm tay đứa trẻ và của lời nói kèm theo không được làm ta quên mất tầm quan trọng của biến cố. [Mátcô ghi lời Chúa Giêsu bằng tiếng Aram: "Talitha koum: cô bé, hãy chỗi dậy". Qua sự kiện này, ta có thể thấy là cộng đoàn mà Mc gởi Tin Mừng tới cũng bao gồm nhiều người Do thái nữa. Trong lời nhắn nhủ của Chúa Giêsu : "Và Người dạy hãy cho nó ăn", ta thấy được một dấu tế nhị của Chúa Giêsu hay một bằng chứng về thực tế của việc đứa bé sống lại. Nhưng xét trên bản văn biên soạn của Mc, nghĩa là trong khung cảnh lời rao giảng Kitô giáo, G. Minette de Tillesse, sđd, tr.56, đã thấy đó là sự chuẩn bị cho việc hóa bánh ra nhiều (6,30-44; 8,1-9) và việc hóa bánh này lại là lời loan báo về của ăn thiêng liêng mà Kitô hữu được phép rửa phục sinh sẽ lãnh nhận trong phép Thánh Thể]. Sự sống lại của những kẻ chết là một trong những niềm hy vọng thiên sai (Is 26,19; Đn 12,2). Nếu điểm giáo thuyết này chứa được toàn thể cộng đoàn Do thái nắm giữ một cách chắc chắn, thì đó lại là một trong những yếu tố chủ chốt của lời Chúa Giêsu rao giảng (Mc 12,18-27). Đã nhiều phen Chúa Giêsu loan báo cho các môn đồ sự phục sinh đồng thời với cái chết của Người (8,31; 9,31;10,34). Cho các môn đồ của Gioan Tẩy giả, Người đã kể sự sống lại của kẻ chết vào số những dấu chỉ chứng tá đã đến thời thiên sai (Mt 11.4-5; Lc 7,22). Cộng đoàn Kitô hữu biết rằng Chúa Kitô đã trao quyền ấy cho các sứ đồ (Mt 10,8). Cuộc chiến thắng hoàn toàn trên sự chết, kẻ thù cuối cùng bị đánh bại (1Cr 15,26), sẽ tỏ bày việc thiết lập Vương quốc trong sự viên mãn của nó. Sự phục sinh con gái Giairô là hoa quả đầu tiên của cuộc khải hoàn này.
Sự sống lại của kẻ chết cũng như cuộc chiến đấu với ma quỷ và việc chữa lành các bệnh tật đều đã là dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa đang hành động qua Chúa Giêsu và ban ơn cứu rỗi..cho nhân loại. Nhưng chỉ có sự sống lại của Chúa Kitô mới có thể soi chiếu hoàn toàn phép lạ hôm nay. Thật vậy, một sự sống lại tạm thời có thể có ý nghĩa gì nếu đồng thời không có niềm hy vọng vào một sự sống lại dứt khoát và một cuộc sống vĩnh cửu ? Câu tuyên bố mơ hồ: "Đứa trẻ không chết, nó ngủ đấy thôi câu duy nhất cho chúng ta biết điều mà Chúa Giêsu đã nghĩ về phép lạ Người sắp thực hiện, phải được giải thích trong tương quan với sự phục sinh của Người. Hoàn cảnh đòi buộc trong lúc này, biến cố không thể xuất hiện như một sự sống lại, nên Chúa Giêsu cố ý che dấu phép lạ bằng cách nói đó là giấc ngủ của cô bé. Những người chế diễu Chúa Giêsu sẽ không bao giờ có thể tin vào sự sống lại của kẻ chết nếu không tin vào sự sống lại của Chúa Giêsu. Cuối trình thuật, Mátcô không cho ta biết phản ứng ngượng ngùng hay khen ngợi của họ; những người này chưa có thể hiểu! Trái lại, đối với Phêrô, Giacôbê, Gioan, vốn sẽ là những chứng nhân chính thức về sự phục sinh của Chúa Giêsu, thì biến cố này về sau sẽ có ý nghĩa như là chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết. Từ lúc này, họ đã là những chứng nhân ưu đãi về chiến thắng đầu tiên của Đấng Messia, và trong sự sống lại của con gái Giairô, họ đã thấy được đấu loan báo sự sống lại trong Chúa Kitô của tất cả Kitô hữu. Nhưng cho đến ngày vượt qua, sự nghiệm và thân thế con Người vẫn chưa được chiếu rọi đủ.
Lối giải thích của Kitô giáo về biến cố lộ ra qua những chữ mà Mátcô dùng như : ngủ (katheudein), thức dậy (egcirein), đứng dậy (anistanai). Cả ba hạn từ này gặp lại trong một ca thi Kitô giáo cổ xưa mà chắc đã được dùng trong phụng vụ rửa tội :
Thức dậy đi hỡi người mê ngủ.
Hãy đứng dậy từ trong cõi chết.
Và Chúa Kitô sẽ chiếu soi ngươi (Ep 3.14).
Cùng với trình thuật của chúng ta, bản văn trên đây là bản văn duy nhất trong đó động từ ngủ (katheudein) có nghĩa "chết" trong Tân ước. Nhưng ý tưởng này cũng thường được diễn tả qua nhiều chữ khác nữa: những người đã nghỉ (Koimê thentos) trong Chúa (1Cr 15, 18; 1Tx 4. 14); ông bạn Mátrô của chúng ta đang nghỉ lên (kekimêtai: Ga 11,11). Mátcô không bao giờ sử dụng động từ egeirein để chỉ sự sống lại của Chúa Kitô, nhưng trong truyền phòng Kitô giáo, nó năng được dùng (Mt 16,21 , 17,9 ...), Mátcô chỉ dùng nó để chỉ sự sống lại của những kẻ khác (Mc 6,14; 12,26). Còn anistanai thì dùng để chỉ sự sống lại của Ladarô (Ga 11,23t) và của Chúa Giêsu (Mt 17,9.23; Mc 9,9.31 ; Lc 9,22; 18,33; 24,7; Ga 20,9).
Những chữ tiêu biểu trên đây của giáo lý Kitô giáo về sự sống lại của Chúa Kitô và Kitô hữu trong phép rửa, soi sáng ý nghĩa phép lạ do Chúa Kitô hoàn tất. Hành vi này biểu lộ quyền lực của Con người trên sự chết và loan báo chiến thắng vĩnh viễn trên nó của Người. Cử chỉ của Chúa Giêsu: Ngưỡi cầm tay cô bé, không những nói lên sự đụng chạm của nhà thần thông mà còn ám chỉ sự can thiệp của bàn tay hùng mạnh Thiên Chúa trong việc cứu rỗi Israel:
Vì Ta, Giavê Thiên Chúa ngươi,
Ta nắm lấy tay phải ngươi
Ta phán với ngươi; "Đừng sợ,
Chính Ta đáp cứu ngươi (Is 4-1,13).
Sự chết không còn ngự trị trên con người một cách khắc nghiệt nữa; nó chỉ còn là một giấc ngủ mà quyền lực Thiên Chúa, tỏ hiện trong Chúa Giêsu, đã kéo con người ra khỏi để dẫn đến sự sống.
KẾT LUẬN
1. Ơn cứu rỗi được ban trong Chúa Giêsu Kitô.
Cả hai phép lạ đều cho thấy ơn cứu rỗi được ban cho con người. Giairô đến xin Chúa Giêsu cho con gái ông "được sống và được cứu"; bà băng huyết tìm cách sờ đến Chúa Giêsu vì tin chắc sẽ được cứu. Cả hai đã kinh nghiệm về sự bất lực của con người trong việc tìm lấy ơn cứu rỗi. Chính trong ý thức ấy đã vạch ra niềm tin vào Chúa Kitô, Đấng duy nhất có thể cứu con người ra khỏi tình thế tuyệt vọng mà trong đó họ đã chìm đắm. Nhưng đức tin không phải là một sự hiển nhiên, vì Chúa Kitô bị che dấu giữa đám đông đang mỉa mai Người và đang chuẩn bị từ bỏ Người. Người là Đấng duy nhất có thể cứu, nhưng cũng chỉ những ai tin mới phân biệt được trong sự yếu đuối phàm nhân của Người sức mạnh của Thiên Chúa và như thế mới nhận được ơn cứu rỗi. Trong Giairô và người đàn bà bị băng huyết, Mátcô trình bày cho ta hai tấm gương giống nhau về thái độ tự ý của kẻ tin và việc Chúa Giêsu trả lại họ. Bên kia các phép lạ của thể lý, thánh sử cho ta cảm nhận sự sống tràn đầy mà Cứu Chúa ban cho Kitô hữu từ khi Người được tôn vinh nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Người.
2. Biến cố.
Nhưng nếu giáo huấn của hai trình thuật song song với nhau, thì độc giả ngày nay có thể thắc mắc : trường hợp sau phải chăng là một cuộc sống lại thực sự ? Không thể chấp nhận rằng truyền thống Kitô giáo đã bày đặt toàn thể các phép lạ được gán cho Chúa Giêsu và óc khoa học vô tôn giáo chẳng triệt để từ chối sự có thể có nhiều hiệu quả phi thường do một vài mãnh lực huyền bí phát xuất từ những nhân vật ngoại hạng. Hiển nhiên óc khoa học đó không thể chấp nhận sự phục sinh của Chúa Kitô cũng như của một kẻ nào khác. Còn Kitô hữu tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô và vào quyền lực hiện tại của Người đối với sự chết, quyền lực mà Người sẽ thi thố trên thân xác chúng ta trong ngày cánh chung. Nhưng có phải trình thuật chúng ta quá rõ rệt đến nỗi phải kết luận rằng đây đúng là cuộc phục sinh con gái Giairô không?
Khi lấy lại trình thuật của Mátcô, và hơn cả Luca, Mátthêô đã nhấn mạnh đến thực tại cái chết của đứa bé; thật vậy nơi ông, Giairô đã minh nhiên đến cầu xin cho con gái sống lại. Ta phải chấp nhận rằng truyền thống Mátcô là xưa nhất và cũng là phù hợp với thực tế nhất: thật vậy, người ta không thấy tại sao truyền thống Mátthêô là truyền thống tường thuật rõ ràng một cuộc phục sinh, lại có thể đã bị Mátcô che dấu đến nỗi trong trình thuật của Mc, lời Chúa Giêsu tuyên bố "Đứa bé không chết, nó ngủ đấy thôi" có thể cho hiểu là theo ông, nó không chết thật. Như cha Lagrange đã viết Mátcô "không làm yếu đi những điểm xem ra dẫn đến giả thuyết một sự hôn mê" (Evangile se lon sinh Marc, Paris, 1942, tr. 146).
Khi thốt lên câu ấy, Chúa Giêsu chưa thấy đứa trẻ và sự vô tri mà Người vừa biểu lộ trong trường hợp người đàn bà băng huyết khiến ta nghĩ rằng Người không biết trạng thái chính xác của đứa trẻ. Không thể giải thích câu "Nó không chết, chỉ ngủ đấy thôi" như là lời khám bệnh của một bác sĩ. Vì thế phải tránh xác định câu đó, dầu trong nghĩa hôn mê hay chết thật. Chúng ta không thể biết điều mà Chúa Giêsu đã nghĩ trong trường hợp ấy và Mátcô không cho phép ta trả lời câu hỏi nầy vì ông đã chẳng viết vời một não trạng khoa học như não trạng chúng ta ngày nay. Đối với ông, sự khác biệt căn bản mà chúng ta đặt giữa cái chết và hôn mê không có vì trong não trạng tôn giáo của ông, cái chết và bệnh tật đều phát xuất từ ảnh hưởng của tội và của ma quỷ. Thành ra chúng ta không thể xác định lời tuyên bố của Chúa Giêsu, dù cho theo nghĩa chết thật hoặc hôn mê. Chúng ta sẽ không bao giờ biết điều Chúa Ciêsu đã nghĩ trong trường hợp ấy, vì những lời của người được truyền lại cho ta trong một bối cảnh thuần túy tôn giáo muốn loan báo ơn cứu rỗi được ban cho người tin hơn là xác định bản chất đích thực của phép lạ được thực hiện. Vì dù đề cập đến một cuộc chữa lành hay một sự phục sinh thật, thì trình thuật Mátcô cũng chỉ muốn thúc giục ta trả lời câu hỏi sau đây: hôm nay chúng ta có tin là Chúa Kitô phục sinh có thể loan ơn cứu rỗi và sự chiến thắng cái chết cho chúng ta không ?
Jean Potin, Assemblécs du Setgneur 44, tr.38-47.
Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
1. Qua bài Tin mừng, ta thấy được thế nào là sức mạnh của đức tin. Đức tin giúp thắng vượt những nghi ngờ: Giairô mà không cần những hiển nhiên, những lý luận nhân loại. Đức tin giúp thắng vượt những rụt rè nhút nhát: nhờ tin mà người đàn bà băng huyết chế ngự được nỗi sợ hãi, sợ gây ô uế cho người ta, sợ đám đông phát giác; bà đã tin rằng năng lực chữa bệnh và cho sống lại của Chúa Giêsu còn mạnh hơn sự truyền nhiễm cơn bệnh mà bà đau khổ đã 12 năm. Thật là một niềm tin mạnh mẽ, mạnh mẽ như niềm tin của người bất toạt dám dỡ mái nhà để moi cho được lòng tốt của Chúa (Mc 2,1-12) như niềm tin của người trộm lành, trong một lần hành nghề cuối cùng, đã ăn trộm Thiên đàng khi tin vào lòng thương xót vô biên của Chúa Giêsu. Đức tin có thể chuyển núi dời non lay động được quả tim Thiên Chúa.
2. Nên chú ý tới hai khía cạnh trong câu hỏi của Chúa Giêsu đối với người phụ nữ bị bệnh băng huyết. Chúa Giêsu dùng việc chữa lành bệnh mở đầu một cuộc đàm thoại. Thứ đến Người dạy: việc Người làm vượt xa hơn việc chữa lành thể xác: Người cứu được nếu người ta tin vào Người.
Bà ấy không lầm khi hy vọng rằng chỉ sờ vào gấu áo của Chúa Giêsu là sẽ được lành bệnh. Nhưng Chúa Giêsu không phải là một sức mạnh tác động nặc danh. Một thành phần bị quên lãng, bị khuất giữa đám đông đều là người mà Chúa Giêsu lưu ý đến. Tại đây chúng ta thấy Chúa nói với bệnh nhân : Đối với người, bà không phải là một con số giữa đám đông. Người đưa dịp cho bà trở lại, cho bà ý thức, cho bà đàm thoại. Người hành động như thế để cho bà hiểu: đối với Chúa, bà cũng có phẩm giá con người. Cuối cùng Người nói với bà: "Con ơi, đức tin đã cứu con". Trong kiểu nói của thánh Mátcô, chữ Cứu có nghĩa là Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, đã đưa chúng ta từ cảnh trụy lạc, tội lỗi đến sự sống lại với Người. Lúc đó bà băng huyết chưa hiểu nổi lời Người. Chúng ta nhờ Tin mừng hiểu được điều ấy.
Đức tin của tôi vào Chúa ki tô có sống động đến nỗi thấm nhiễm vào các nỗi đau khổ của tôi và sự chết của tôi, một sức mạnh, một sự sống cao độ không? Tôi có cảm thấy vui mừng khi thiết rằng Chúa Giêsu lưu ý đến một cách riêng không?
3. Bài Tin mừng hôm nay còn cho thấy đức tin có nhiều cấp độ. Đầu tiên là đức tin sơ khai của ông Giairô lúc mới đến gặp Chúa Giêsu. Bất lực trước đau khổ, ông đi tìm Chúa Giêsu vì nghe rằng Người có một quyền năng thần thông nào đó thứ đến là đức tin tính toán, vụ lợi, hơi mê tín của người đàn bà lén đến bên Chúa Giêsu, mong ăn cắp được sức mạnh kỳ diệu từ nơi Người, nhưng rồi khi bị phát giác, đức tin của bà tiến lên cao hơn, trở thành một cuộc gặp gỡ, đối thoại, tương giao với Chúa Giêsu; và sau cùng là đức tin trọn vẹn của Giairô tin vào Đấng phục sinh được kẻ chết.
Trong cuộc sống của mỗi người chúng ta, hình như đức tin cũng vượt qua các cấp độ đó. Đầu tiên chúng ta đã tin vào Thiên Chúa vì thất vọng trước sức con người, vì tự bản năng cảm thấy phải bám víu, cầu khẩn một Đấng cao hơn. Rồi tới khi biết được quyền năng của Thiên Chúa, thấy bao kỳ công Ngài đã làm trong lịch sử, qua Thánh Kinh, ta lại có khuynh hướng lợi dụng Ngài, giữ đạo là chỉ mong được muôn ơn phúc hồn xác, bất mãn khi gặp thất bại hoạn nạn. Dần dần đức tin ta được thanh lọc, biến thành một cuộc gặp gỡ đối thoại với Thiên Chúa, gắn bó vào Ngài trải qua mọi thử thách. Nhưng rồi phải tiến lên cao hơn nữa, biến thành đức tin vào sự phục sinh, tin rằng dù bề ngoài có vẻ như tan vỡ, tận diệt, vẫn có một đời sống mới cả hồn lẫn xác chờ ta bên kia thế giới, bên kia cái chết, bên kia thời gian, tin rằng Thiên Chúa có quyền năng đổi mới mọi sự cho ta và cho mọi người.
Noel Quession - Chú Giải
Mc 5,21-43
Đông đảo dân chúng tụ lại quanh Người. Lúc đó Người đang ở trên bờ biển hồ. Có một ông trưởng hội đường tên là Gia-ia đi tới. Vừa thấy Đức Giêsu, ông ta phủ phục dưới chân Người, và nĂn nỉ : "Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đặt tay lên cháu, để nó qua khỏi và được sống". Đức Giêsu liền ra đi với ông. Đông đảo dân chúng đi theo và chen lấn Người.
Tôi bắt đầu đọc lại đoạn này, tả một cảnh rất sinh động. Thánh Mácô ghi lại những lời rao giảng của Thánh Phêrô, một con người thực tế và có óc quan sát đúng đắn. Tôi tưởng tượng khung cảnh; tôi nhìn ngắm con người, tôi ghi nhận những sự kiện như trong một phim xi nê, hay hơn nữa tôi tưởng tượng tôi là một trong những người tham dự, đang ở giữa đám đông.
Có hai chi tiết đáng lưu ý : ông Giai rô "khẩn khoản nài xin, khá lâu. Đức Giêsu bề ngoài không đáp tiếng nào, nhưng liền ra đi với ông ấy" và chúng ta thấy hai người cùng sánh vai lên đường với đám đông.
Trong tiếng Hêbdrơ tên Giai rô (Yair) có nghĩa là "người soi sáng" hay là "người đánh thức".
Có một bà kia bị băng huyết đã mười hai năm, bao năm khổ sở vì chạy thầy chạy thuốc đã nhiều, mà vẫn tiền mất tật mang, lại còn thêm nặng là khác. Được nghe đồn về Đức Giêsu, bà lách qua đám đông, tiến đến phía sau Người, và sờ vào áo của Người.
Thánh Máccô nhấn mạnh đến tình trạng tuyệt vọng của người đàn bà này : Bà đã đau đớn "rất nhiều", chữa trị "lâu rồi", hao tổn "cả tài sản" mà "không thuyên giảm chút nào"... bệnh tình lại có phần "tệ hơn". Điều này muốn nhấn mạnh cho chúng ta rằng, Đức Giêsu có một quyền lực mà không một phương thế nhân loại nào có thế vượt qua được. Lạy Chúa, xin ban cho chúng con một đức tin sâu xa, ngõ hầu chúng con không bao giờ tuyệt vọng !
Vì bà tự nhủ : "Tôi mà sờ được vào áo Người thôi, là sẽ khỏi".
Theo tâm thức người Do Thái thời đó, người đàn bà này bị coi như "ô nhơ" theo luật Môi sen (Lv 15,25) và bà có thể làm cho những người khác cũng bị nhơ chỉ vì tiếp xúc với bà. Tôi cố hình dung ra thái độ của người đàn bà đáng thương này, vừa xấu hổ vừa e sợ : Bà sờ vào áo choàng của Đức Giêsu và cảm nghĩ như mình đang làm một việc bị cấm. Người có thể khước từ sự đụng chạm nhd bẩn này. Và nếu đám đông biết điều này, mọi. người sẽ gớm giếc tránh xa bà.
và tôi ngắm nhìn Đức Giêsu, Đấng "đã đến để tìm kiếm và cứu chữa những gì bị hư mất". Người đón tiếp những kẻ nghèo nhất. Không có một sự khốn khổ nào, dù dấu kín, xấu hổ đến đâu mà bị Đức Giêsu xua đuổi. Không có một luật nào đứng vững trước Đức Giêsu, khi cần phải cứu một người.
Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi thói quen câu nệ lề luật, khỏi mọi sợ hãi và xấu hổ.
Tức khắc máu cầm lại, và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh. Ngay lúc đó, Đức Giêsu thấy có một năng lực tự nơi mình phát ra. Người liền quay lại đám đông mà hỏi : "Ai sờ vào áo tôi vậy ?" Các môn đệ thưa : Thầy coi dân chúng chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi : "Ai đụng vào tôi ?" Đức Giêsu ngó quanh để xem người phụ nữ nào đã làm điều đó".
Chúa không muốn chỉ tiếp xúc với đám đông vô danh.
Người muốn có một sự tiếp xúc cá biệt, Người cũng muốn cho người đàn bà vượt lên trên sự tin tưởng mang tính ma thuật dị đoan ("nếu tôi sờ được áo Người, tôi sẽ được lành mạnh"), để bước vào một đức tin đích thực là phải nhận biết con người Đức Giêsu - Chúng ta nên nhớ rằng, Đức Giêsu là một nhà sư phạm thật tài ba : Người lưu ý đến đức tin chưa hoàn hảo và hồn nhiên, nhưng Người cũng muốn chúng ta đạt đến một đục tin trưởng thành và hữu lý hơn.
Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì Chúa thương yêu con với thực trạng của con. Xin Chúa giúp chúng con trở nên như Chúa muốn.
Bà này sợ phát run lên, vì biết cái gì đã xảy đến cho mình. Bà đến phủ phục trước mặt Người, và trình bày hết sự thật. Người nói với bà ta : "Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy đi về bình an và khỏi hẳn bệnh".
Hai chữ "khỏi bệnh " , " được cứu rỗi. . . " . Những phép lạ của Đức Giêsu, dưới cái nhìn của người Kitô hữu "Sau biến cố Phục sinh", là những điềm loan báo "sự cứu rỗi do đức tin" mà chúng ta được hướng nếu ta nhận biết Người.
Vâng, đối với Đức Giêsu, điều cốt yếu không phải là điều "huyền diệu", phép lạ, nhưng là sự cứu rỗi. Vậy tôi cầu xin Chúa những gì ?
Đức Giêsu còn đang nói, thì có mấy người từ nhà ông trưởng hội đường đến bảo ông : "Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa ?". Tình cờ nghe được câu nói đó, Đức Giêsu bảo ông trưởng hội đường : "ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi".
Đối vó Đức Giêsu, chính đức tin mới quan trọng: ông Giai-rô đã chứng kiến sự hiện diện trước đó. Thánh Mác-cô kể lại cho chúng ta hai phép lạ này, như lồng vào nhau để cho chúng ta một cảm tướng về sự tăng trưởng trong đức tin : Tin rằng Đục Giêsu có thể chữa lành bệnh tật, tin rằng Người có thể làm cho kẻ chết sống lại.
"Ong còn phiền Thầy làm gì ?". Đối với người đồng thời với Đức Giêsu. Họ không thể nghĩ rằng, xin Chúa làm cho người chết sống lại là một việc có thể được. Chữa bệnh thì được, nhưng hồi sinh kẻ chết thì không phiền Thầy làm gì vì điều đó không thể làm được. Điều này nhấn mạnh đến sự nghịch lý trong đức tin.
Rồi Người không cho ai đi theo mình, trừ ông Phêrô, ông Giacôbê và em ông này là ông Gioan. Các Ngài đến nhà ông trưởng hội đường.
Một lần nữa, Đức Giêsu không muốn làm điều gì bề ngoài dễ gây kích động. Mỗi lần có thể được, Người kín đáo làm phép lạ. Hôm nay, Người chỉ dẫn theo ba nhân chứng có đủ tư cách nhất. Ba vị này cũng sẽ là nhân chứng lúc Người biến hình (Mc 9,12) và lúc Người hấp hối (Mc 14,33). Chúa không muốn quyền lực của Chúa trở thành một quyền lực ma thuật : Chính Người cũng sẽ có kinh nghiệm đau thương về cơn hấp hối và cái chết. Nhưng điều này đã xảy ra cho cô bé gái. Sự cứu rỗi duy nhất và vĩnh viễn đó là cuộc vượt qua cuối cùng, để bước vào cuộc sống vĩnh cửu.
Đức Giêsu thấy người ta khóc lóc, kêu la ầm ĩ Người bước vào nhà và bảo họ : "Sao lại khóc lóc om sòm như vậy ? Con bé có chết đâu nó ngủ đấy ?". Họ chế nhạo Người. Nhưng Người bắt họ ra ngoài hết.
Đức tin của ông Giai-rô và của ba Tông đồ bị thử thách nặng nề do thái độ không tin của đám đông chung quanh, và việc họ nhạo báng Đức Giêsu.
Rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng đi với Người vào nơi nó đang nằm, Người cầm lấy tay nó.
Oi bàn tay của Đức Giêsu đang làm những điều kỳ diệu ! Bàn tay Người đang nắm một bàn tay đã chết. Sự tiếp xúc vòi thân thể Chúa cũng thế. Khi chúng ta rước Chúa, mầu nhiệm sống động này được tái thực hiện.
Và Người nói : "Talitha Kum".
Chỉ mình Mác-cô ghi lại lời này bằng tiếng Aramên, tiếng mẹ đẻ của Đức Giêsu. Máccô biết được chuyện này do Thánh Phêrô, người hiện diện ở đó thuật lại. Chính những chi tiết nhỏ ấy cho thấy Phêrô là người đã mục kích... Những kỷ niệm này được một nhân chứng đã nghe, đã xúc cảm ghi giữ. Thực vậy, suốt đời Thánh Phêrô luôn nhớ hai chữ "Talitha Kum".
Nghĩa là "Này con, Thầy truyền cho con chỗi dậy đi !".
Thực ra, hai chữ tiếng Aramên này có thể dịch ngắn hơn nhiều : "Bé gái, đứng dậy". Nhưng Thánh sử Máccô đã muốn diễn dịch dài hơn và đã dùng một từ chủ yếu của những Kitô hữu đầu tiên . Sau "Phục sinh" : "Hãy chỗi dậy", tiếng Hy Lạp là "egeiré", có nghĩa là "thức dậy". Đó là từ đã được dùng để nói về sự Phục sinh của Đức Giêsu. Chữ này có một ý vị Phục sinh . Đó là chữ đối nghĩa với "ngủ" mà Đức Giêsu đã dùng trước đây để nói về cái chết. Vâng, đối với Đức Gi.êsu, cái chết không còn thật sự là chết nữa, đó là một giấc ngủ.
Một bài Thánh ca rất xưa của những người Kitô hữu đầu tiên được hát trong nghi lễ rửa tội như sau : "Hỡi người đang ngủ thức dậy đi, ngày đã sáng lên rồi. Từ cõi chết hãy đứng lên. Chúa sẽ chiếu sáng trên ngươi". (Chúng ta đã nói là chữ faire, có nghĩa là "người soi sáng", "người đánh thức", đấy -là biểu tượng của phép rửa tội) (Ep 5,14).
Đó là Phép rửa của tôi. Đó là sự sống của tôi, người đã được rửa tội. Tôi có tin thực rằng tôi đã nhận được cùng một ơn lành như cô bé này không ? Qua phép rửa tội của tôi tôi đã đi từ cái chết đến sự sống. Cuộc sống vĩnh cửu của tôi đã bắt đầu. Phải chăng tôi là một người không ngừng "chỗi dậy", "thức dậy" ? Tôi có nghe Đức Giêsu cũng nói lại với tôi : "Đứng lên", "chỗi dậy", "thức dậy", "sống lại" không ? Nói những tình trạng chết chóc mà đức tin giải thoát cho tôi là gì?
Con bé liền đứng dậy và đi lại được, vì nó đã mười tuổi. Vừa thấy thế, người ta kinh ngạc sững sờ. Đức Giêsu căn dặn họ đừng cho ai biết việc ấy, và bảo họ cho đứa trẻ ăn.
Sự sống chiến thắng cái chết, đặt những người chứng kiến cảnh này vào trung tâm của huyền nhiệm : Họ bị "xuất hồn" kinh ngạc tột độ. Lệnh Chúa truyền phải im lặng lại càng nhấn mạnh cảm tưởng bí mật mà chúng ta đã có : Mầu nhiệm đích thực của Đức Giêsu không thể hiểu được đối với những người không có đức tin. Cho người ta thấy "phép lạ" bề ngoài là vô ích, người ta sẽ cho đó là "trò ma thuật", và Đức Giêsu không muốn người ta coi Người như một nhà phù thủy. "Người bảo cho cô bé ăn". Đó không chỉ là một sự chăm sóc ưu ái và cảm động. Trong biểu tượng của phép rửa, người "đi từ cõi chết đến cõi sống nhờ phép rửa, được đưa vào bàn Tiệc Thánh Thể : Một người sống thì phải ăn, một người đã được rửa tội phải ăn ".Bánh hằng sống", Thánh Thể và Phép rửa tội liên kết mật thiết với nhau. . . Đó là Mầu nhiệm Đức Tin.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Tôi bắt đầu đọc lại đoạn này, tả một cảnh rất sinh động. Thánh Mácô ghi lại những lời rao giảng của Thánh Phêrô, một con người thực tế và có óc quan sát đúng đắn. Tôi tưởng tượng khung cảnh; tôi nhìn ngắm con người, tôi ghi nhận những sự kiện như trong một phim xi nê, hay hơn nữa tôi tưởng tượng tôi là một trong những người tham dự, đang ở giữa đám đông.
Có hai chi tiết đáng lưu ý : ông Giai rô "khẩn khoản nài xin, khá lâu. Đức Giêsu bề ngoài không đáp tiếng nào, nhưng liền ra đi với ông ấy" và chúng ta thấy hai người cùng sánh vai lên đường với đám đông.
Trong tiếng Hêbdrơ tên Giai rô (Yair) có nghĩa là "người soi sáng" hay là "người đánh thức".
Có một bà kia bị băng huyết đã mười hai năm, bao năm khổ sở vì chạy thầy chạy thuốc đã nhiều, mà vẫn tiền mất tật mang, lại còn thêm nặng là khác. Được nghe đồn về Đức Giêsu, bà lách qua đám đông, tiến đến phía sau Người, và sờ vào áo của Người.
Thánh Máccô nhấn mạnh đến tình trạng tuyệt vọng của người đàn bà này : Bà đã đau đớn "rất nhiều", chữa trị "lâu rồi", hao tổn "cả tài sản" mà "không thuyên giảm chút nào"... bệnh tình lại có phần "tệ hơn". Điều này muốn nhấn mạnh cho chúng ta rằng, Đức Giêsu có một quyền lực mà không một phương thế nhân loại nào có thế vượt qua được. Lạy Chúa, xin ban cho chúng con một đức tin sâu xa, ngõ hầu chúng con không bao giờ tuyệt vọng !
Vì bà tự nhủ : "Tôi mà sờ được vào áo Người thôi, là sẽ khỏi".
Theo tâm thức người Do Thái thời đó, người đàn bà này bị coi như "ô nhơ" theo luật Môi sen (Lv 15,25) và bà có thể làm cho những người khác cũng bị nhơ chỉ vì tiếp xúc với bà. Tôi cố hình dung ra thái độ của người đàn bà đáng thương này, vừa xấu hổ vừa e sợ : Bà sờ vào áo choàng của Đức Giêsu và cảm nghĩ như mình đang làm một việc bị cấm. Người có thể khước từ sự đụng chạm nhd bẩn này. Và nếu đám đông biết điều này, mọi. người sẽ gớm giếc tránh xa bà.
và tôi ngắm nhìn Đức Giêsu, Đấng "đã đến để tìm kiếm và cứu chữa những gì bị hư mất". Người đón tiếp những kẻ nghèo nhất. Không có một sự khốn khổ nào, dù dấu kín, xấu hổ đến đâu mà bị Đức Giêsu xua đuổi. Không có một luật nào đứng vững trước Đức Giêsu, khi cần phải cứu một người.
Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi thói quen câu nệ lề luật, khỏi mọi sợ hãi và xấu hổ.
Tức khắc máu cầm lại, và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh. Ngay lúc đó, Đức Giêsu thấy có một năng lực tự nơi mình phát ra. Người liền quay lại đám đông mà hỏi : "Ai sờ vào áo tôi vậy ?" Các môn đệ thưa : Thầy coi dân chúng chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi : "Ai đụng vào tôi ?" Đức Giêsu ngó quanh để xem người phụ nữ nào đã làm điều đó".
Chúa không muốn chỉ tiếp xúc với đám đông vô danh.
Người muốn có một sự tiếp xúc cá biệt, Người cũng muốn cho người đàn bà vượt lên trên sự tin tưởng mang tính ma thuật dị đoan ("nếu tôi sờ được áo Người, tôi sẽ được lành mạnh"), để bước vào một đức tin đích thực là phải nhận biết con người Đức Giêsu - Chúng ta nên nhớ rằng, Đức Giêsu là một nhà sư phạm thật tài ba : Người lưu ý đến đức tin chưa hoàn hảo và hồn nhiên, nhưng Người cũng muốn chúng ta đạt đến một đục tin trưởng thành và hữu lý hơn.
Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì Chúa thương yêu con với thực trạng của con. Xin Chúa giúp chúng con trở nên như Chúa muốn.
Bà này sợ phát run lên, vì biết cái gì đã xảy đến cho mình. Bà đến phủ phục trước mặt Người, và trình bày hết sự thật. Người nói với bà ta : "Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy đi về bình an và khỏi hẳn bệnh".
Hai chữ "khỏi bệnh " , " được cứu rỗi. . . " . Những phép lạ của Đức Giêsu, dưới cái nhìn của người Kitô hữu "Sau biến cố Phục sinh", là những điềm loan báo "sự cứu rỗi do đức tin" mà chúng ta được hướng nếu ta nhận biết Người.
Vâng, đối với Đức Giêsu, điều cốt yếu không phải là điều "huyền diệu", phép lạ, nhưng là sự cứu rỗi. Vậy tôi cầu xin Chúa những gì ?
Đức Giêsu còn đang nói, thì có mấy người từ nhà ông trưởng hội đường đến bảo ông : "Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa ?". Tình cờ nghe được câu nói đó, Đức Giêsu bảo ông trưởng hội đường : "ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi".
Đối vó Đức Giêsu, chính đức tin mới quan trọng: ông Giai-rô đã chứng kiến sự hiện diện trước đó. Thánh Mác-cô kể lại cho chúng ta hai phép lạ này, như lồng vào nhau để cho chúng ta một cảm tướng về sự tăng trưởng trong đức tin : Tin rằng Đục Giêsu có thể chữa lành bệnh tật, tin rằng Người có thể làm cho kẻ chết sống lại.
"Ong còn phiền Thầy làm gì ?". Đối với người đồng thời với Đức Giêsu. Họ không thể nghĩ rằng, xin Chúa làm cho người chết sống lại là một việc có thể được. Chữa bệnh thì được, nhưng hồi sinh kẻ chết thì không phiền Thầy làm gì vì điều đó không thể làm được. Điều này nhấn mạnh đến sự nghịch lý trong đức tin.
Rồi Người không cho ai đi theo mình, trừ ông Phêrô, ông Giacôbê và em ông này là ông Gioan. Các Ngài đến nhà ông trưởng hội đường.
Một lần nữa, Đức Giêsu không muốn làm điều gì bề ngoài dễ gây kích động. Mỗi lần có thể được, Người kín đáo làm phép lạ. Hôm nay, Người chỉ dẫn theo ba nhân chứng có đủ tư cách nhất. Ba vị này cũng sẽ là nhân chứng lúc Người biến hình (Mc 9,12) và lúc Người hấp hối (Mc 14,33). Chúa không muốn quyền lực của Chúa trở thành một quyền lực ma thuật : Chính Người cũng sẽ có kinh nghiệm đau thương về cơn hấp hối và cái chết. Nhưng điều này đã xảy ra cho cô bé gái. Sự cứu rỗi duy nhất và vĩnh viễn đó là cuộc vượt qua cuối cùng, để bước vào cuộc sống vĩnh cửu.
Đức Giêsu thấy người ta khóc lóc, kêu la ầm ĩ Người bước vào nhà và bảo họ : "Sao lại khóc lóc om sòm như vậy ? Con bé có chết đâu nó ngủ đấy ?". Họ chế nhạo Người. Nhưng Người bắt họ ra ngoài hết.
Đức tin của ông Giai-rô và của ba Tông đồ bị thử thách nặng nề do thái độ không tin của đám đông chung quanh, và việc họ nhạo báng Đức Giêsu.
Rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng đi với Người vào nơi nó đang nằm, Người cầm lấy tay nó.
Oi bàn tay của Đức Giêsu đang làm những điều kỳ diệu ! Bàn tay Người đang nắm một bàn tay đã chết. Sự tiếp xúc vòi thân thể Chúa cũng thế. Khi chúng ta rước Chúa, mầu nhiệm sống động này được tái thực hiện.
Và Người nói : "Talitha Kum".
Chỉ mình Mác-cô ghi lại lời này bằng tiếng Aramên, tiếng mẹ đẻ của Đức Giêsu. Máccô biết được chuyện này do Thánh Phêrô, người hiện diện ở đó thuật lại. Chính những chi tiết nhỏ ấy cho thấy Phêrô là người đã mục kích... Những kỷ niệm này được một nhân chứng đã nghe, đã xúc cảm ghi giữ. Thực vậy, suốt đời Thánh Phêrô luôn nhớ hai chữ "Talitha Kum".
Nghĩa là "Này con, Thầy truyền cho con chỗi dậy đi !".
Thực ra, hai chữ tiếng Aramên này có thể dịch ngắn hơn nhiều : "Bé gái, đứng dậy". Nhưng Thánh sử Máccô đã muốn diễn dịch dài hơn và đã dùng một từ chủ yếu của những Kitô hữu đầu tiên . Sau "Phục sinh" : "Hãy chỗi dậy", tiếng Hy Lạp là "egeiré", có nghĩa là "thức dậy". Đó là từ đã được dùng để nói về sự Phục sinh của Đức Giêsu. Chữ này có một ý vị Phục sinh . Đó là chữ đối nghĩa với "ngủ" mà Đức Giêsu đã dùng trước đây để nói về cái chết. Vâng, đối với Đức Gi.êsu, cái chết không còn thật sự là chết nữa, đó là một giấc ngủ.
Một bài Thánh ca rất xưa của những người Kitô hữu đầu tiên được hát trong nghi lễ rửa tội như sau : "Hỡi người đang ngủ thức dậy đi, ngày đã sáng lên rồi. Từ cõi chết hãy đứng lên. Chúa sẽ chiếu sáng trên ngươi". (Chúng ta đã nói là chữ faire, có nghĩa là "người soi sáng", "người đánh thức", đấy -là biểu tượng của phép rửa tội) (Ep 5,14).
Đó là Phép rửa của tôi. Đó là sự sống của tôi, người đã được rửa tội. Tôi có tin thực rằng tôi đã nhận được cùng một ơn lành như cô bé này không ? Qua phép rửa tội của tôi tôi đã đi từ cái chết đến sự sống. Cuộc sống vĩnh cửu của tôi đã bắt đầu. Phải chăng tôi là một người không ngừng "chỗi dậy", "thức dậy" ? Tôi có nghe Đức Giêsu cũng nói lại với tôi : "Đứng lên", "chỗi dậy", "thức dậy", "sống lại" không ? Nói những tình trạng chết chóc mà đức tin giải thoát cho tôi là gì?
Con bé liền đứng dậy và đi lại được, vì nó đã mười tuổi. Vừa thấy thế, người ta kinh ngạc sững sờ. Đức Giêsu căn dặn họ đừng cho ai biết việc ấy, và bảo họ cho đứa trẻ ăn.
Sự sống chiến thắng cái chết, đặt những người chứng kiến cảnh này vào trung tâm của huyền nhiệm : Họ bị "xuất hồn" kinh ngạc tột độ. Lệnh Chúa truyền phải im lặng lại càng nhấn mạnh cảm tưởng bí mật mà chúng ta đã có : Mầu nhiệm đích thực của Đức Giêsu không thể hiểu được đối với những người không có đức tin. Cho người ta thấy "phép lạ" bề ngoài là vô ích, người ta sẽ cho đó là "trò ma thuật", và Đức Giêsu không muốn người ta coi Người như một nhà phù thủy. "Người bảo cho cô bé ăn". Đó không chỉ là một sự chăm sóc ưu ái và cảm động. Trong biểu tượng của phép rửa, người "đi từ cõi chết đến cõi sống nhờ phép rửa, được đưa vào bàn Tiệc Thánh Thể : Một người sống thì phải ăn, một người đã được rửa tội phải ăn ".Bánh hằng sống", Thánh Thể và Phép rửa tội liên kết mật thiết với nhau. . . Đó là Mầu nhiệm Đức Tin.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
" Hỡi em bé, Ta bảo em hãy chỗi dạy ! "
BÀI TIN MỪNG : Mc 5, 21 - 43
I. Ý CHÍNH :
Phụng vụ hôm nay muốn chúng ta xác tín rằng cho được chấp nhận Tin Mừng cứu rỗi và hưởng các ơn lành của Nước Trời, thì phải có đức tin . Qua bài Tin Mừng hôm nay Thánh Mác-cô cho ta thấy hai mẫu đức tin : đức tin sáng suốt của ông Trưởng hội đường là Giairô và đức tin chất phác của người đàn bà loạn huyết .
II. SUY NIỆM :
1 / " Chúa Giêsu đã xuống thuyền trở về bờ bên kia " :
Bỏ địa hạt Cêsarê . Chúa Giêsu lại trở về Capharnaum . Thấy Người trở lại, dân chúng đến đón Người rất đông . Họ xúm lại quanh Người, hy vọng Người tiếp tục giảng dậy và làm phép lạ .
2 / " Bỗng có một ông Trưởng hội đường tên Giairô đến "
Giairô là Trưởng hội đường nghĩa là một người có địa vị và thế giá trong dân . Điều này nói lên việc ông làm là một việc có ý thức và có thế giá .
3 / " Trông thấy Người ông sụp lạy và van xin rằng " :
Thái độ của Giairô trước Chúa Giêsu diễn tả niềm tin của ông : " ông sấp mình dưới chân Thầy " .
Thái độ của những người đến cầu khẩn Người (Mc 1, 40 ; 7, 25 ) hoặc nhận ra Người là kẻ được Thiên Chúa sai đến ( Mc 10, 17 ; 15, 19 ) .
Thái độ này cũng giống như thái độ của ma quỷ đã nhờ óc thông sáng mà nhận ra Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa ( Mc 3, 11 ; 5, 6 ) .
4 / " Con gái tôi đang hấp hối, xin Ngài đến đặt tay trên nó để nó được khỏi và được sống " :
" Xin Ngài đặt tay trên nó " : Cử chỉ đặt tay trên bệnh nhân là cử chỉ Chúa thường dùng khi cứu chữa bệnh nhân được khỏi bệnh ( Mc 6,5 ; 7, 32 ; 8, 23 ) . Xin Chúa đặt tay tức là tin rằng chỉ có Người mới chữa khỏi được bệnh cho con ông .
" Để nó được khỏi và được sống " : Để nó được lành bệnh và được khoẻ mạnh, dù có hấp hối nguy ngập thì nó cũng được khỏi và được khoẻ mạnh . Thái độ này của Giairô biểu lộ một đức tin vững vàng, xác tín vào quyền năng của Chúa Giêsu .
5 / Chúa Giêsu ra đi với ông :
Đây là thái độ Chúa Giêsu chấp nhận niềm tin của ông Giairô . Đám đông dân chúng đi theo là muốn được chứng kiến phép lạ Chúa sắp làm cho con ông Giairô .
6 / " Vậy có người đàn bà bị bệnh xuất huyết đã 12 năm " :
Theo luật Môisen ( Lv 15, 25 ) bệnh xuất huyết là thứ bệnh dơ nhớp, bệnh nhân không được công khai giao thiệp với dân chúng .
Ở đây nói lên tình trạng cô đơn, khốn khổ của bệnh nhân .
7 / " Bà đã chịu cực khổ tìm thầy chạy thuốc ... "
Đây là cách diễn tả nói lên nỗi khốn khổ của bà và sự bất lực của con người trước cơn bệnh cay nghiệt này .
8 / " Khi bà nghe nói về Chúa Giêsu ... "
" Nghe nói về Chúa Giêsu " : Nghe cũng là cách dẫn đến đức tin . Mới chỉ nghe nói mà bà đã tin Chúa Giêsu là Người có thể cứu chữa bà .
" Chạm đến áo Người " : Đây là thái độ liều lĩnh của bà đã xé rào luật lệ ngăn cấm, là thái độ chứng tỏ đức tin vững vàng của bà, vì bà tự nhủ .
" Miễn sao tôi chạm vào áo Người thì tôi sẽ lành " : Cử chỉ chạm tới áo Chúa Giêsu cũng như cử chỉ Chúa Giêsu đặt tay trên bệnh nhân đã nói lên rằng sự động chạm thể lý rất cần thiết để sức mạnh thiêng liêng tác dụng trên con bệnh . Ở đây ám chỉ Bí tích, cử chỉ bên ngoài biểu lộ ơn thiêng liêng bên trong .
9 / " Lập tức bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh " :
Đức tin đã dẫn bà đến với Chúa Giêsu và bà đã được khỏi bệnh. " Ai đến với Chúa Kitô thì được cứu rỗi " .
10 / " Chúa Giêsu nhận biết có sức mạnh phát xuất từ mình " :
Con người Chúa Giêsu có một quyền lực ẩn dấu mà kẻ vô tín không thể nhận biết, chỉ được mạc khải cho ai có con mắt đức tin .
11 / " Ai đã chạm đến áo Ta ? " :
Đặt câu hỏi này Chúa Giêsu không có ý hỏi cho mình vì Người biết rõ mọi sự, nhưng hỏi để hướng dẫn, để giáo huấn người khác .
Ở đây cho người đàn bà biết rằng việc bà được khỏi bệnh không phải do việc bà sờ vào áo Người vì đây chỉ là dấu bên ngoài, nhưng là do sức mạnh phát xuất từ Người, nghĩa là hoàn toàn bởi Chúa, và do ý Chúa muốn .
Cho đám dân chúng đang chen lấn chung quang, biết có phép lạ đó . Vì phép lạ này xẩy ra trong âm thầm không ai biết đến trừ chính người bệnh và Chúa Giêsu . Chúa cho họ đang theo Chúa để chứng kiến việc xẩy ra cho con gái ông Giairô .
Cho các môn đệ đang theo Người được biết là có phép lạ, để tin nhận vào quyền năng của Người .
12 / " Bà liền đến sụp lạy Người và thú nhận với Người " :
Đức tin chất phác khiến bà tìm cách sờ đến áo Chúa, bây giờ được tuyên xưng một cách đích thực, qua thái độ sụp lạy của bà .
13 / " Hỡi con, đức con đã chữa con " :
Lời này nói lên ý nghĩa của phép lạ đây không phải chỉ là sự lành bệnh thể lý do việc đụng chạm bên ngoài đến con người Chúa Giêsu, nhưng còn là ơn cứu rỗi, là sự sống vĩnh cửu, ban cho những ai lấy đức tin đến cùng Người .
14 / " Con gái ông chết rồi còn phiền Thầy làm chi nữa " :
Qua lời báo tin này, ta thấy thái độ không tin của người nhà ông Giairô và cũng là thử thách cho đức tin của ông Giairô .
15 / " Ông đừng sợ, hãy cứ tin " :
Sự im lặng không phản ứng của người cha trước lời về báo tin của người nhà và cái chết của đứa con gái đã cho thấy ông vẫn kiên trì trong đức tin . Chính vì thế Chúa Giêsu đã khích lệ ông " Hãy cứ tin " . Qua lời khích lệ này cho thấy Chúa Giêsu muốn cho ông Giairô đừng để lòng tin mình bị chao đảo, vì mọi sự đều có thể cho kẻ tin ( Lc 9, 23 ) như Chúa Giêsu sẽ nói với cha đứa trẻ bị kinh phong sau này .
16 / " Cô bé không chết đâu, nó đang ngủ đó " :
Lời báo tin của người nhà cũng như thái độ cười nhạo của những người chung quanh không tin vào quyền năng của Chúa Giêsu cho thấy cô bé đã chết thật . Nhưng ở đây Chúa Giêsu lại bảo cô bé đang ngủ . Người nói thế là vì Người muốn tỏ ra rằng Người làm cho kẻ chết sống lại cũng dễ dàng như người ngủ thức dậy vậy, đồng thời để người khó tin được dễ hiểu .
17 / " Nhưng Người đuổi họ ra ngoài hết " :
Chúa đuổi dân chúng đi vì họ chế nhạo Người khi Người nói cô bé đang ngủ . Những người không tin thì không đáng được nhìn xem phép lạ Chúa làm .
Chỉ đem theo cha mẹ đứa bé và những môn đệ đã theo Người vào chỗ đứa bé nằm . Được chứng kiến phép lạ chỉ có 5 người là cha mẹ cô bé và 3 môn đệ là Phê rô, Gioan và Giacôbê, cũng là 3 môn đệ sẽ chứng kiến việc Chúa Giêsu biến hình ( Lc 9, 2 ) và việc Chúa đổ mồ hôi máu trong vườn Cây Dầu ( Mc 14, 33 ) . Đây là những người có thiện chí, có niềm tin nên được chứng kiến . " Đã có thì lại cho thêm " .
18 / " Người cầm tay đứa bé và nói : hỡi em bé Ta truyền cho em hãy chỗi dậy " :
+ " Người cầm tay em bé " : Cử chỉ này không những nói lên sự đụng chạm thể lý, nhưng còn ám chỉ sự can thiệp hùng mạnh của bàn tay Thiên Chúa trong việc cứu rỗi dân Người .
+ " Ta truyền cho ngươi hãy chỗi dậy " : Truyền lệnh cho ai là có quyền trên người đó . Ở đây tỏ ra Chúa có quyền trên sự chết và sự sống . Người làm chủ kẻ chết và người sống
19 / " Họ sửng sốt kinh ngạc " :
Đây là thái độ kinh ngạc linh thánh của những người được chứng kiến phép lạ tỏ uy quyền Chúa ( Mc 1, 27 ; 2, 12 ; 4, 41 ) .
20 / " Nhưng Người cấm ngặt họ đừng cho ai biết " :
Chúa muốn ngăn chân sự bồng bột của dân chúng trong quan niệm về Đấng Cứu Thế của họ . Đồng thời Người muốn tỏ ra chỉ có sự sống lại sau này của Người mới có thể soi chiếu hoàn toàn phép lạ này . Chính các môn đệ được chứng kiến phép lạ này sẽ là người làm chứng cho việc Chúa sống lại sau này .
21 / " Và bảo họ cho em bé ăn " :
Đây cử chỉ chứng thực em bé đã sống lại và khoẻ mạnh thực sự, đúng như sự khấn xin của người cha, và đây cũng là hiệu quả của niềm tin vào Chúa Kitô .
III. ÁP DỤNG :
A / Áp dụng theo Tin Mừng :
+ Giáo Hội muốn dùng bài Tin Mừng này để củng cố niềm tin của chúng ta vào quyền năng của Thiên Chúa và biết tín thác vào Người trong mọi sự .
+ Qua gương tỏ bày niềm tin của ông Giairô và của người đàn bà bị bệnh loạn huyết, Giáo Hội muốn chúng ta thực sự tỏ bày niềm tin của mình vào quyền năng và tình thương của Chúa mỗi khi chúng ta đến cầu xin với Người .
+ Lời Chúa hôm nay dậy ta : Mọi ơn lành ta được là do quyền năng Chúa ban và đòi hỏi ở ta lòng tin kính biết ơn, đồng thời cũng bảo ta phải lấy đức tin mà đọc Lời Chúa và chịu các Bí tích là những trung gian làm cho ta được tiếp nhận, tiếp xúc với Chúa là nguồn mạch mọi ơn lành ơn .
B / Áp dụng thực hành :
1 / Nhìn vào Chúa Giêsu :
a) Chúa Giêsu ra đi với ông ấy : Chúa Giêsu sẵn sàng đáp ứng lời van xin của ông Giairô . chúng ta hãy quảng đại và sẵn sàng đáp ứng bằng sự phục vụ và giúp đỡ khi tha nhân cần đến mình .
b) Ai đã chạm đến áo ta ? : Chúa hỏi để gây sự chú ý và nhờ đó Người giáo huấn . Chúng ta cũng cần phải biết dùng mọi biến cố, mọi hình thức cụ thể trước mắt để giáo dục, hướng dẫn và thăng tiến tha nhân .
c) Họ cười chê Chúa : Kẻ có trách nhiệm thì phải kiên nhẫn, chịu đựng lời ra tiếng vào của thiên hạ, để chu toàn công việc của mình và nêu gương can đảm cho người khác .
2 / Nhìn vào ông Giairô :
a) Đức tin có nhiều cấp độ :
- Đức tin sơ khai : Đến với Chúa vì thấy mình bất lực .
- Đức tin trọn vẹn : Tin vào Đấng phục sinh được kẻ chết, tin vào Chúa làm cho con mình sống .
+ Đức tin của chúng ta cũng phải tiến lên, lớn mạnh :
- Tin vào Chúa vì thấy mình bất lực .
- Tin vào Chúa vì thấy quyền năng của Người được bày tỏ qua các kỳ công, qua Thánh Kinh .
- Tin vào Chúa đến độ khao khát muốn tìm gặp Chúa, đối thoại với Chúa, gắn bó với Chúa .
- Tin vào sự Phục sinh : Dù có trải qua thử thách ta vẫn tin Chúa có quyền năng đối với mọi sự cho ta và cho mọi người .
b ) Sự thinh lặng của ông trước lời báo tin con ông chết : chúng ta cũng phải bình tĩnh và duy trì niềm tin vào Chúa trước mọi thử thách, mọi cám dỗ, mọi đe doạ .
3 / Nhìn vào người đàn bà bị bệnh xuất huyết :
- Nhờ tin mà bà đã chế ngự được sự sợ hãi, sợ gây ô uế cho người ta, sợ đám đông phát giác .
Giữa đám đông, bà đã được Chúa lưu ý cách riêng, vì bà biết tin vào Chúa . Dù sống hoàn cảnh nào Chúa cũng lưu ý đến ta, miễn sao ta tin vào Người .
4 / Nhìn chung cả hai trường hợp :
Ông Giairô và người đàn bà bị bệnh xuất huyết :
* Hành vi đức tin luôn là một quyết định liều lĩnh ( un rissque ) .
* Duy trì đời sống đức tin là một chuỗi liên tục những dấn bước liều lĩnh được vượt thắng .
* Công nghiệp của người tín hữu bắt nguồn từ những dấn bước kiểu Abraham ấy .
5 / Nhìn vào ba môn đệ, nhìn vào đám dân chúng :
" Ai tin ở Người thì được sự sống đời đời " ( Ga 3, 15 ) lời hứa đầy phấn khởi .
Đức tin ngày hôm nay của bạn có hiệu lực chung quyết về hạnh phúc vĩnh cửu .
Hạnh phúc đó đã có nơi bạn, đang biến đổi bạn và gia tăng mức độ đức tin của bạn .
Thời đại nào cũng vậy, nhiều người có thiện cảm với đạo công giáo nhưng không tin vì đủ loại lý do ...
Đó là tại chúng ta chưa giới thiệu đủ cho họ về Đức Kitô .
" Nhờ Người mà thế gian được cứu " .
Nhờ Người mà được sống đời đời .
Đời bạn phải như chuyến đò đưa khách sang sông . chuyến đò tiếp đón mọi thành phần đến với mình, đưa tha nhân sang bến bờ để gặp Thượng Đế .
Khi khách tới nơi, chiếc đò không đòi cám ơn . Và hết ngày này qua ngày khác, nó kiên trì với công việc đến khi không làm được nữa .
Lm Giuse Maria Lê Quốc Thăng - Bài Giảng Lễ
Phép Lạ Chữa Lành Và Cứu Sống
Trong truyền thống Nhất lãm, hai trình thuật phép lạ hôm nay có chung một đặc điểm : việc chữa lành nguời đàn bà bị bệnh hoại huyết chen vào giữa việc cứu sống cn gái ông trưởng Hội Đường Giairô. Với Mc, cả hai phép lạ này đều cung chung một ý nghĩa với chủ đề quan trọng là " Cứu" và "Tin". Cả hai phép lạ đều cho thấy ơn cứu rỗi được ban cho nhưng người tin tưởng vào Đức Kitô.
Khám Phá Sứ Điệp Tin Mừng : Mc 5, 21-43
Hai phép lạ chữa lành này cho thấy hiệu quả của lòng tin vào Chúa Giêsu. Tin thì sẽ được.
- Người phụ nữ vì căn bệnh này theo luật bị coi là ô uế cấm đụng chạm đến người khác (Lv 15, 25). Bà phải ở trong tình trạng ô uế về tôn giáo : không được tham gia vào sinh hoạt phụng tự của cộng đoàn, bị xa lánh như một người phong cùi. Bà đã nhận thấy sự bất lực của con người trước căn bệnh của bà : "bao phen khổ sở chạy thầy, chạy thuốc, tiền mất tật mng mà bệnh lại nặng hơn." Nhưng bà vẫn không mất niềm hy vọng, bà đặt tin tưởng nơi Chúa Giêsu. Bà tìm cách sờ vào áo choàng của Người, tin rằng bà sẽ đựơc lành bệnh. Đức tin của bà thật đơn sơ, xem ra có vẻ nông cạn. Thái độ của Chúa Giêsu thật lạ lùng xem có vẻ giận dữ trước hành động của bà. Không ai thấy, và cũng không ai nghĩ bà chủ ý đụng chạm đến áo choàng Chúa , vì đám đông đang chen lấn xô đẩy nhau để đến gần Chúa. Nhưng Chúa biết có một người đã chạm đến áo choàng của người. Lý do, chỉ có nguời phụ nữ đau ốm này đã đụng chạm vào Người với lòng tin. Chúa Giêsu giải thích cho bà và đồng thời cho các môn đệ ý nghĩa cử chỉ của bà vừa thực hiện : Chính đức tin đã thúc đẩy bà, và nhờ đức tin đó bà được cứu chữa. Đức tin của bà là một đức tin đích thực, vì nhờ đó, bà đã thấy một quyền lực siêu nhiên phát ra nơi Chúa Giêsu, thì chỉ cần sờ vào áo nguời cũng được khỏi bệnh. Nhìn bên ngoài có lẽ nhiều người cho đó là mê tín di đoan. Kẻ vô tín thì không thể nhạn được điều này, với họ Chúa Giêsu cũng không thể làm phép lạ được (Mc 6, 5-6). Lòng tin của bà càng đáng ca ngợi vì bao nhiêu người đang vây quanh Chúa Giêsu nhưng không ai biết Người, không ai biết quyền năng siêu nhiên nơi Nguời để chạy đến phó thác, tin tưởng nơi Người, mà tất cả chỉ đi xem vì lòng hiếu kỳ, muốm mục kích sự kỳ lạ Người làm mà thôi. Ngay cả các môn đệ cũng có thái độ mỉa mai Thầy mình. Câu nói của Chúa Giêsu (Mc 5, 34) vừa khẳng định sức mạnh của đức tin cứu chữa bệnh tật nơi người phụ nữ, vừa còn lời khẳng quyết con người sẽ được ơn cứu rỗi nếu thực sự tin tưởng vào Người.
- Trong trường hợp của ông Giairô, Trưởng Hội đường thì lòng tin của ông bị thử thách hơn. Ông tin vào quyền năng chữa lành của Chúa Giêsu trước mọi bệnh tật nên ông đã tìm đến với Chúa khi con gái ông hấp hối. Nhưng trên đường về có Chúa cùng đi ông nhận được tin buồn : " Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa." Đây là điểm gay cấn, Chúa Giêsu không bất lực trước bệnh tật nhưng có lẽ bất lực trước sự chết, nên người ta không muốn làm phiền đến Người nữa. Chúa Giêsu kêu gọi ông hãy vững tin. Ông đã chọn theo lời khuyên của Chúa chứ không theo lời khuyên của người nhà và đi cùng Chúa về với cô con gái đã tắt thở. Con gái ông đã sống lại.
Hai Phép lạ này kông chỉ cho thấy tầm quan trọng của Đức tin mà con cho thấy Đức Kitô chính là Đấng đựơc sai đến để cứu độ nhân loại ban sự sống mới cho con người. Qua phép lạ chữa lành thể xác, Tác giả trình thuật Tin Mừng muôn giúp chúng ta hiểu, cảm nhận đựơc sự sống viên mãn Chúa Giêsu ban cho tín hữu. Khi chữa lành người phụ nữ, và cho em bé khỏi chết, Chúa Giêsu cho thấy Đức tin có thể làm được gì. Trình thuật Tin Mừng dùng từ ngữ " Sesõken" có thể dịch là "đã chữa con lành" hoặc "đã cứu con". Theo tiếng Hy Lạp từ ngữ này còn mang nghĩa "cứu độ". Trong phép lạ cho em bé khỏi chết càng chứng tỏ, Ngài chính là Đấng làm cho ngườ ta đựơc sống. Qua lăng kính của màu nhiệm Phục Sinh thì điều này càng thể hiện rõ nét. Cả hai phép lạ đều cho thấy ơn cứu độ sẽ được ban cho con người. Chính khi con người kinh nghiệm được sự bất lực của mình, chạy đến với Chúa thì sẽ được cứu thoát.
Gợi Ý Suy Niệm
1. Sức Mạnh của Đức Tin : Cả hai phép lạ đã cho thấy đức tin có sức mạnh như thế nào? Đức tin giúp vựơt thắng những nghi ngờ : Ông trưởng hội đường tin mà không cần giải thích, không cần những lý luận của nhân loại. Đức tin giúp vượt thắng những rụt rè, nhút nhát : nhờ tin mà người phụ nữ chế ngự được nỗi sợ hãi, sợ gây ô uế cho người khác, sợ bị người khác phát giác mình bị ô uế để mạnh dạn tiến đến với Chúa. Đức tin đã trở thành sức mạnh giúp người ta vượt thắng chính mình và như Chúa Giêsu khẳng định, đức tin còn là sức mạnh giải thoát người ta khỏi bệnh tật, khỏi sự chết.
2. Trình thuật Tin mừng đặt ra cho mỗi người Tín hữu chúng ta hôm nay cần phải tự vấn về chính niền tin của mình. Tôi đã tin vào Chúa như thế nào? Trong đau khổ, thất vọng, khi nhạn ra sự bất lực của con người chúng ta có chạy đến kêu cầu Chúa. Chắc chắn là có rồi, tuy nhiên, ở đây cần phải coi lại sự bén nhạy của đức tin nơi mỗi người; mức độ tin của mình có đủ để vượt thắng những trở ngại, những nghi ngờ vào tình thương và quyền năng của Thiên Chúa hay không? Đưc tin của mình có đủ mạnh để hàon tòn phó thác và vâng theo ý Chúa hay không? Bài Tin Mừng cho thấy đức tin có nhiều cấp độ khác nhau. Đầu tiên là đơn sơ không hiểu rõ Chúa là ai, quyền năng thế nào mà chỉ đơn giản là có một quyền năng thần thông nào đó như lúc đầu ông Giarô đã tin như thế. Thứ đến là tin một cách vụ lợi tính toán, có vẻ hơi mê tín như trướng hợp của người phụ nữ lén lút đến mong chạm vào gấu áo Chúa sẽ lành bệnh. Rồi khi đến với Chúa thì Chúa đưa đức tin của họ lên mức độ cao hơn, tin là gặp gỡ, đối thoại tương giao với Chúa và cuối cùng là tin trọn vẹn : tin vào Chúa là Đấng phục sinh kẻ chết.
3. Bên cạnh đó cũng có những người cứng lòng không tin như những người nhà của ông Giairô : " con bé chết rồi. Đừng làm phiền Thầy nữa." Khi Chúa Giêsu nói cháu bé không chết, nó ngủ thì người ta chế nhạo Người. Thái độ này vừa như giới hạn quyền năng của Chúa Giêsu, vừa muốn lung lạc lòng tin của ông Trưởng hội đường. Chúa Giêsu đã trấn an ông " Ông đừng sợ. Chỉ cần tin thôi". Trong thực tế, nhiều khi Kitô chúng ta cũng dễ bị chao đảo trước những lời nói, sự việc làm lung lạc đức tin của mình. Cũng dể bị lung lạc để rồ buông xuôi trước những hoàn cảnh khó khăn, bất lực của con nguời. Cũng có thể dễ dàng hùa theo số đông để tin theo những điều nhảm nhí, mê tín hay chối bỏ tình yêu, quyền năng của Thiên Chúa. Chúng ta ngày nay có thể là đám đông đi theo Chúa nhưng không nhận ra quyền năng của Chúa như đám đông ngày xưa chen lấn đi theo Chúa, đến gần Chúa nhưng lại không được gì như người phụ nữ được chữa lành. Kitô Hữu chúng ta ở rất gần Chúa, nghe đựơc Lời Chúa, đụng chạm được Chúa qua các bí tích nhất là bí tích Thánh Thể, thế nhưng, chúng ta có được biến đổi không? Tất cả là do thiếu lòng tin.
4. Lời Cầu Chung
* Lời Mở : Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu là Đấng chữa lành và cứu độ chúng ta. Tin tưởng Người luôn yêu thương cứu giúp, chúng ta cùng thiết tha cầu nguyện.
1. Các môn đệ thưa : " Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi : " Ai đã sờ vào áo ôi?" Chúng ta cùng cầu nguyện cho các vị chủ chăn trong Giáo Hội luôn biết nhận sự hiện diện của Chúa và tình yêu của Ngài để có thể dẫn đưa mọi người đến cùng Chúa.
2. "Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con, con hãy về bình an và khỏi hẳn." Chúng ta cùng cầu nguyện cho những anh chị em nghèo khổ, bệnh tật và những ai đang chịu đựng những bất hạnh trong cuộc sống gặp sự an ủi, nâng đỡ, cứu chữa của Chúa qua sự yêu thương chăm sóc của những nhà hảo tâm, những tổ chức thiện nguyện, tôn giáo và của xã hội.
3. " Ông đừng sợ. Chỉ cần tin thôi". Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta luôn vững vàng tin tưởng vào Chúa trước những nghịch cảnh của cuộc sống và trước những cám dỗ mê hoặc của ma ủi và thế gian.
* Lời Kết : Lạy Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Xin Chúa cứu chữa chúng con là người người đang mang nhiều thứ bệnh tật từ thể xác đến tâm linh. Xin ban thêm đức tin cho chúng con là những kẻ yếu đuối dễ sa ngã. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
HTMV Khóa 10 - ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn
TAGS:
CHIA SẺ BÀI VIẾT