Header

Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật Tuần XXIV Mùa Thường Niên - Năm B (Mc 8,27-35) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby
14/09/2024
1.4K
Luca nhắc lại khoản luật khắt khe của thời đó, mà nếu không giữ lại sẽ bị ô nhơ: Đó là chính thức cấm bước vào nhà một người dân ngoại. Đó cũng chính là lý do, mà vài năm sau đó người ta sẽ khiển trách Phêrô (Cv 11: 3). Viên sĩ quan ngoại giáo này cũng biết rõ bức tường cản, ngăn cách giữa người Do Thái và những người dân ngoại thường bị khinh bỉ. Và Luca nhấn mạnh, rõ ràng vì lý do đó mà viên sĩ quan không muốn xin Đức Giêsu bước tới nhà, để khỏi làm ô nhơ Người: thật là một sự tế nhị tinh tế! như viên sĩ quan trên, ta có biết kính trọng não trạng của kẻ khác không?..
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
CHÚA NHẬT TUẦN XXIV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B
TIN MỪNG: Mc 8,27-35

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: 1 Cr 11: 17-26.33

Thưa anh em, tôi chẳng khen anh em đâu vì những buổi họp của anh em không đem lại lợi ích gì, mà chỉ gây hại:

Khi hội họp công đoàn, anh em chia rẽ nhau.

Mỗi người lo ăn bữa riêng của mình trước.

Giáo dân Côrintô cử hành phép Thánh Thể trong bữa ăn gọi là " agape". Thế mà Phaolô khiển trách họ, vì rõ ràng họ làm ngược với cuộc gặp gỡ huynh đệ. Ông chỉ trích họ hai điều:

1. Có sự chai rẻ với anh em. Có từng nhóm riêng biệt giữa anh em. Đó là một trong các tật xấu của Hội thánh ở Côrintô (1 Cr 1: 12).

2. Điều này dẫn đến những chênh lệch gai chướng, vì các người giàu ngồi chung bàn với nhau và ăn ngon hơn, trong khi các người nghèo phải cam phận với mâm cơm thanh đạm của mình.

Ngày nay nhiều hình thức tổ chức "thánh lễ" của ta lại không đáng bị chê trách thế nào? Một buổi hội họp mà tự "phân tán" mỗi người một ngả, một buổi họp mặt ai nấy cứ sống chủ nghĩa cá nhân của mình, sẽ tạo nên một phản ứng về Đức Giêsu Kitô. Mừng lễ "thân mình Đức Kitô", không chỉ tôn kính các hình bánh rượu thánh, mà còn phải lưu ý đến anh em mình, và cách riêng phải lo sao cho buổi họp mặt được thể hiện dấu chỉ của "thân mình Đức Kitô". Chúng ta có trở nên một thân mình duy nhất trong Đức Kitô không? và cũng phải như thế, ngoài thánh lễ, trong cuộc sống hằng ngày.

Bữa ăn của Chúa.

Thật tai hại khi ta đã bỏ đi lời diễn tả tốt đẹp như vậy. Các Kitô hữu sơ khai đã không bao giờ dùng tiếng "lễ" (một danh từ hơi vô nghĩa họ chỉ nói: "Bữa ăn của Chúa", việc "bẻ bánh", "Thánh Thể", "agape".

Tôi đi dự lễ! - Tôi đến dự tiệc của Chúa.

Điều đó muốn nói rằng ta không thể quan niệm thánh lễ mà không hiệp lễ… ta không thể nói rằng mình "đi dự tiệc" mà lại ngồi góc nhìn người khác ăn.

Đây là điều Chúa Giêsu đã dạy tôi, tôi xin truyền lại cho anh em.

Một kiểu nói khiêm tốn, đáng phục. Người ta không sáng chế ra phép Thánh Thể, chính "Chúa truyền lại".

Và dấu chứng minh có được chân lý, là khi ta hiệp thông với toàn thể Hội thánh, và khi ta đón nhận lời giáo huấn chung của các Tông đồ.

Trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy bánh… Đây là mình Thầy hy sinh vì anh em… chén này là chén Giao Ước mới, lập ra bởi Máu Thầy… mỗi lần ăn bánh này và uống chén này là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết trong niềm hy vọng chờ ngày Người đến.

Phaolô để ý nhiều vào các cử chỉ và thái độ của cộng đồng hơn là các quy định phụng vụ chặt chẽ về chủ tế.

Căn bản của đức tin là: " Loan truyền Chúa đã chịu chết". Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn thái độ chống lại nếp sống cộng đoàn Côrintô, nói đúng ra, vì nếp sống đã gây gương xấu. Đức Giêsu đã "tự hiến mình", đã "yêu thương đến cùng", đã "chịu chết cho chúng ta",… mà chúng ta có thể sống theo "chủ nghĩa cá nhân" và "ích kỷ" được sao?

Anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.

Thánh Thể là một hành động: "Anh em hãy làm" – Là một hành động biểu tượng, một "kỷ niệm", một "tưởng nhớ".

Bài đọc II: 1 Tim 2: 1-8

Trước tiên cha khuyên hãy cầu xin… cho mọi người.

Các thư mục vụ nhấn mạnh vào việc tổ chức cộng đoàn, Thánh Phaolô nói mệnh lệnh cốt yếu là "lời cầu phổ quát": cầu nguyện cho hết mọi người? Công Đồng Vaticanô II đã tái lập truyền thống cựu trào này.

Các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi hẳn không đông đảo gì, vì họ chưa có các nhà thờ nhà nguyện nhưng chỉ tụ họp trong các nhà tư. Mà, Thánh Phaolô đòi họ mở rộng lời cầu xin của họ  theo tầm mức của cả vũ trụ – Ngay cả hôm nay nữa, dầu ít ỏi, các Kitô hữu họp nhau lại đang thay mặt cả nhân loại trước mặt Chúa, và liên đới với "mọi người". Người ta không đến dâng thánh lễ để cầu nguyện trước tiên cho mình hay cho nhóm nhỏ hạn hẹp những người của mình… người ta đến vì số đông mà Chúa Giêsu đã hiến đời mình cho họ.

Lời mời gọi của Phaolô có thể thúc đẩy tôi, ngay trong giờ cầu nguyện này, biết dành thời gian cho "kinh nguyện phổ quát".

Cầu xin, khẩn nguyện, tạ ơn…

Đó là nội dung thông thường của kinh nguyện chân chính. Ba hướng ý lớn:

1. Cầu xin: "Lạy Chúa xin giúp những người làm việc này"…

2. Khẩn nguyện: "Lạy Chúa xin tha cho những người làm việc này".

3. Tạ ơn: "Lạy Chúa, xin cảm tạ vì việc này đã xảy đến cho nhân loại".

Đặc biệt thế giới hôm nay được thấu suốt những luồng tư tưởng tập thể lớn rộng, chạm đến cả nhiều loại người, cả một nhóm, một dân tộc, một môi trường. Tại sao không lấy lại những ý chỉ tập thể lớn rộng này để "Cầu xin", "khẩn nguyện", "tạ ơn".

Cho vua chúa, và tất cả bậc vị vọng, để chúng ta được sống bằng yên vô tư, trong tinh thần đạo đức và thanh sạch.

Thánh Phaolô đã cảm thấy sự quan trọng của những khâu tập thể này, nhất là "những người nắm giữ các trách nhiệm" đối với cả tập thể loài người. Lời cầu nguyện phổ quát của chúng ta hiện nay lấy lại ý chỉ này. Đừng quên rằng các lãnh tụ Quốc gia mà ngài phải cầu nguyện cho vào thời đó, tất cả đều là lương dân.

Ghi chú này cho phép chúng ta nhấn mạnh vai trò của chính trị, của các chính quyền, theo Thánh Phaolô: Trong lãnh vực trần thế của họ, họ phải tạo lập an bình cho dân, trong yên hàn vô sự… để có được cuộc sống nhân bản, đạo đức và thanh sạch hết sức có thể.

Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi và đến nhận biết chân lý.

Câu nói lừng danh, nên để nó tự vang dội lâu dài. Lời kinh của chúng ta phải nên phổ quát: bởi vì ý định cứu rỗi là phổ quát: Chớ gì "mọi người đều được cứu rỗi".

Vì chỉ có một Thiên Chúa, và một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, là Đức Giêsu Kitô cũng là Con Người. Người đã phó mình làm giá cứu chuộc thay cho mọi người.

Hay lý do sâu xa thúc động để lời kinh của chúng ta nên phổ quát là:

- Thiên Chúa là Thiên Chúa duy nhất, Chúa của mọi người.

- Chúa Giêsu là đường duy nhất dẫn tới Thiên Chúa…

Nếu lòng chúng ta phải mở rộng với cả thế giới, chính vì lòng Chúa yêu thương và muốn cứu vớt mọi người.

Mỗi người, từng người một, đều được Thiên Chúa yêu thương!

Vậy cha muốn rằng những người đàn ông cầu nguyện trong mọi nơi, hãy giơ tay lên.

BÀI TIN MỪNG: Lc 7: 1-10

Đức Giêsu vào thành Capharnaum. Một viên đại đội trưởng kia có người nô lệ bệnh nặng gần chết.

Viên sĩ quan này là một dân ngoại… bởi vì khi làm phép lạ theo lời xin của ông, Đức Giêsu sẽ lưu ý "Người không thấy lòng tin nào mạnh mẽ như vậy, ngay cả trong Israel".

Ngày nay, trong thế giới pha tạp nhiều loại chủng tộc, nhiều thứ tôn giáo, thật lợi ích cho chúng ta biết bao, khi nhận ra Đức Giêsu có những tư tưởng quảng bác và rộng mở… nghịch hẳn với thái độ thông thường của thời đại Người, rất cục bộ.

Khi nghe đồn về Đức Giêsu, ông cho mấy kỳ mục trong dân Do thái đi xin Người đến cứu sống người nô lệ của ông… Ông ấy đáng được Người làm ơn cho. Vì ông ấy quý mến dân ta. Vả lại chính ông đã xây cất hội đường cho chúng ta.

Như Đức Giêsu, người dân ngoại này cũng có những tư tưởng quảng bác và cởi mở: bằng chính đồng tiền của mình, ông đã trả công xây cất một hội đường. Có thể, ông thuộc số những người dân ngoại không còn hài lòng về những thần thoại thô lỗ của đa thần giáo. Trong số những anh em lương dân hay những người không tin đang sống quanh tôi, không có những người tự đặt vấn đề và đang tới gặp chân lý sao?

Đức Giêsu liền đi với họ, khi người còn cách nhà viên sĩ quan không bao xa, thì ông này cho bạn hữu ra nói với Người: "Thưa Ngài không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi?"

Ở đây, Luca nhắc lại khoản luật khắt khe của thời đó, mà nếu không giữ lại sẽ bị ô nhơ: Đó là chính thức cấm bước vào nhà một người dân ngoại. Đó cũng chính là lý do, mà vài năm sau đó người ta sẽ khiển trách Phêrô (Cv 11: 3). Viên sĩ quan ngoại giáo này cũng biết rõ bức tường cản, ngăn cách giữa người Do Thái và những người dân ngoại thường bị khinh bỉ. Và Luca nhấn mạnh, rõ ràng vì lý do đó mà viên sĩ quan không muốn xin Đức Giêsu bước tới nhà, để khỏi làm ô nhơ Người: thật là một sự tế nhị tinh tế! như viên sĩ quan trên, ta có biết kính trọng não trạng của kẻ khác không?

Tôi không đáng rước Người vào nhà tôi.

Hiển nhiên,trong lời diễn tả trên, còn có cái gì hơn cả điều cấm kỵ về chủng tộc, tôn giáo: viên sĩ quan này, dù còn mập mờ, nhưng có lẽ đã nhận ra Đức Giêsu có tương quan với Thiên Chúa… và thực sự ông tự thấy bất xứng khi hiện diện trước Thiên Chúa. Dù sao đi nữa, thật là tuyệt diệu khi nghĩ rằng, Giáo hội không gặp thấy một công thức nào tốt hơn thế, để đặt trên môi miệng ta, lúc ta tiến gần đến Thánh Thể!

Tôi lặp lại lời trên. Đó là công thức biểu lộ lòng khiêm tốn và diễn tả chân lý. Tôi cầu nguyện…

Nhưng xin Người nói một lời, cho cháu nó được khỏi bệnh.

Thông thường, Đức Giêsu quen dùng một cử chỉ trên thân xác để chữa bệnh: người sờ động, Người đặt tay. Nhưng lòng tin của người ngoại này, đã khiến Chúa chỉ dùng lời Người để làm phép lạ từ xa.

Và viên sĩ quan dựa vào kinh nghiệm bản thân trong quá trình chỉ huy ("Tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này: "Đi!" là nó đi) đã nhấn mạnh rằng, lời của Đức Giêsu là một lời quyền năng, luôn thực hiện điều gì lời đã định.

"Chỉ nói một lời": Từ xa, mắt tôi không thấy được!

Ngày nay đối với chúng ta, Đức Giêsu không còn ở trước mắt ta, nhưng chỉ có Lời Người vẫn hiện diện để cứu giúp ta.

Ta có tin vào Lời đó không, Lời thực thi ơn cứu độ cho ta?

Nghe vậy, Đức Giêsu thán phục ông ta: "Tôi chưa thấy một người nào có lòng tin mạnh như thế".

Đức tin giác quan thứ sáu này làm cho ta cảm nhận được những thực tại mới lạ, mà các giác quan kia không thể nhận ra. Phúc cho các anh em ngoại giáo hiện nay hay các kitô hữu, biết giữ lòng mình lắng nghe những thực tại nhiệm mầu này, và không chấp nhận tình trạng chỉ dính chặt vào vật chất, vào thời gian… Đời đời là ở chỗ đó!

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Bài tường thuật này ít chú ý đến phép lạ cho bằng chú ý đến đức tin của người được phép lạ.
Cũng như Mátthêu (8: 5-10.13), Lu-ca nhìn thấy ở đây một điềm tiên báo dân ngoại sẽ gia nhập Giáo hội; đồng thời cũng nói lên tính cách phổ quát của chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Và đó là đặc điểm công giáo của đạo Công giáo chúng ta. Điều này đòi hỏi chúng ta, người công giáo phải thể hiện tính cách công giáo tính của mình bằng cách mở rộng tình thương, lòng bác ái và tinh thần phục vụ đến hết mọi người, không phân biệt đối tượng nào.

2. Nhìn vào viên đại đội trưởng như là mẫu gương của đức tin Kitô giáo.

Ông yêu quý người nô lệ bệnh nặng gần chết. Đặt vào hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ: nô lệ là loại người khinh bỉ và bị tách lìa khỏi xã hội, nhất là giới làm chủ. Thế nhưng ở đây, viên đại trưởng này có lòng yêu thương.Điều này chứng tỏ ông tuy là lương dân, nhưng đã sống tinh thần Kitô giáo, phù hợp với tinh thần Tám Mối Phúc Thật: biết yêu thương kẻ thù.

- Ông cho mấy kỳ mục người Do Thái đi xin Chúa Giêsu đến cứu sống người nô lệ của ông. Hành vi này diễn tả rằng:

* Tình thương và lòng bác ái của viên đại đội trưởng này không bị tập tục loài người chi phối và cản trở (luật không cho phép người Do Thái tiếp xúc với lương dân).

* Tình yêu thương và lòng bác ái của viên đội trưởng đối với người nô lệ của mình được thể hiện cách cụ thể và thiết thực bằng cách ông đã sai mấy kỳ mục của Do Thái đến xin Đức Giêsu cứu sống người nô lệ của ông.

* Tình yêu thương và lòng bác ái của ông ở đây biểu lộ tính cách vị tha, vì chỉ muốn cho người nô lệ của mình được cứu sống: tính cách vô vị lợi: không tìm mối lợi cho mình, nhưng sẵn sàng quên mình.

Như vậy tình thương và lòng bác ái của viên đại đội trưởng này rất gần gũi với tinh thần Kitô giáo., phù hợp với giáo huấn của Đức Giêsu: yêu tha nhân như chính mình…

- "… Không dám phiền Ngài quá như vậy… ":

Những lời nói này diễn tả:

* Tâm tình khiêm nhường quên mình.

* Thái độ tin tưởng vững mạnh.

* Tinh thần trông cậy và phó thác

Đó là những tính cách của lời cầu xin đẹp lòng Thiên Chúa và có hiệu nghiệm.

- Lòng tin mạnh mẽ của viên đại đội trưởng là ở chỗ chấp nhận vô điều kiện uy quyền của Chúa Kitô: tin vào Chúa hơn là tin vào ơn ban, hoặc việc Chúa làm.

3. Nhìn vào Chúa Giêsu:

- Sau khi đã nói hết những lời giáo huấn về người môn đệ đích thực, Chúa Giêsu vào thành Caphácnaum, ở đây người thể hiện giáo huấn ấy bằng việc làm, nghĩa là qua phép lạ chửa trị bệnh hoạn tật nguyền cho dân chúng, Chúa Giêsu tỏ bày sứ vụ cứu thế của người bằng cách giải thoát cứu vớt con người toàn diện, cả xác lẫn hồn. Noi gương Chúa, chúng ta cần có những việc làm cụ thể để dẫn chứng và gây niềm xác tín cho người nghe sau khi chúng ta đã giảng dạy và hướng dẫn về những chân lý và giáo huấn của Chúa.

- Qua trung gian của các kỳ mục Do Thái đến xin Chúa và nhất là qua sự chứng kiến thái độ, tâm tình và tinh thần đức tin của viên đại đội trưởng, Chúa Giêsu đã đáp ứng lời cầu xin bằng cách cứu sống người nô lệ. Điều này gợi lên cho chúng ta rằng: lời cầu xin của những trung gian, cần được hiệp thông bằng đức tin của những người được cầu xin cho, thì lời cầu xin mới đẹp lòng Chúa và sinh hiệu quả trọn vẹn.

- Chúa Giêsu đã ban ơn cứu giúp theo ý nguyện của viên đại đội trưởng là lương dân. Điều này chứng tỏ ơn cứu độ của Chúa đến hết mọi người có niềm tin vào Người. Như vậy người tông đồ một đàng phải có óc cởi mở để có thể đến và phục vụ hết mọi hạng người; đàng khác phải biết nhạy cảm quan sát trong số những anh em lương dân hay những người không tin đang sống chung quanh mình, có những ai đang sống đời sống ngay lành, gần gũi với tinh thần Kitô giáo để khơi dậy cho họ niềm tin vào Thiên Chúa tình thương, quan phòng và tạo dựng muôn loài.

4. Nhìn vào người nô lệ bệnh nặng gần chết: đó là thân phận những người tội lỗi đáng thường bị ngăn cách với Chúa do tội lỗi của mình và do ma quỷ, thế gian và xác thịt giam hãm. Người tông đồ phải biết khiêm nhường đến với Chúa để có thể nhờ trung gian hoặc chính bản thân mình cầu xin với Chúa, và tìm cách giúp đỡ họ phần hồn, phần xác…

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT