Header

Chú Giải Tin Mừng Ngày 21.12 Tuần Bát Nhật Trước Giáng Sinh (Lc 1,39-45) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby
20/12/2024
899
Câu chuyện Đức Mẹ Ma-ri-a đi viếng bà Ê-li-sa-bét cũng làm nổi bật vai trò của Chúa Thánh thần : Giê-su, Ma-ri-a, Gio-an, Da-ca-ri-a, Ê-li-sa-bét… Mọi nhân vật đều hành động dưới sự thúc đẩy, soi sáng của Thánh Thần. Sự kiện đó chứng tỏ Thánh Thần là nhân vật chính yếu của mọi công việc của Thiên Chúa...
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
NGÀY 21.12 TUẦN BÁT NHẬT TRƯỚC GIÁNG SINH
TIN MỪNG: Lc 1,39-45

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Dc 2,8-14

Diễm ca (Cántica canticorum) là một khúc “tình ca”. Nó được mọi thời giải thích như biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa đối với dân Người. Bản tường thuật trình bày cơn đam mê nồng cháy của các người đã đính hôn nóng lòng gặp nhau: cuộc gặp gỡ của hai cõi lòng, của sự trao thân đổi phận... hai người tìm hiểu nhau, trân trọng nhau, yêu mến nhau... kinh nghiệm rộng rãi của tình yêu nhân loại có thể trở thành “kinh nghiệm tôn giáo” và một trong những dấu chỉ cảm kích về Tình yêu Thiên Chúa.

Bài thơ tình này có thể được giải thích những mức độ khác nhau như:

Lý tưởng của tình yêu đôi bạn, theo ý Thiên Chúa. Tình yêu của Thiên Chúa đối với Đức Maria, hiền thê Người.

Tình yêu của Chúa đối với toàn thể nhân loại. Người kết ước dịp Giáng sinh.

Tình yêu của thiên Chúa đối với cá nhân mọi người.

Tiếng người tôi yêu, đây Người đến.

Thiên Chúa được chiêm ngưỡng như một “người yêu”. Nói với Chúa “người tôi yêu”.

Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu sẽ nói: Nước Thiên Chúa giống như mười trinh nữ đi đón chàng rể “ (Mt 25,1)

Người đến, đây chính là mầu nhiệm Giáng sinh.

Thiên Chúa đến với chúng ta như “người yêu “ đi gặp người yêu, Thật tươi mát một cuộc hẹn của những người đính hôn.

Nhảy qua núi, băng qua đồi, người tôi yêu dấu giống như nai rừng, ví tựa hươu con.

Khoảng cách thật xa thiên Chúa đã phải vượt qua để đến với chúng ta. Không chỉ là núi với đồi, nhưn là khoảng cách vô cùng giữa thần tính và nhân tính. Không một chướng ngại nào ngăn cản Chúa.. Người băng qua nhẹ nhàng Người đến.

Người tôi yêu nói với tôi: “Hãy trỗi dậy, mau lên, bạn tình ta. Bồ câu ta, kiều nữ ta, hãy đến”.

Tình yêu hỗ tương. Này là sự thừa “nhận của 'Thiên Chúa: Người ao ước yêu thương nhân loại. Nhân loại được làm người, chính vì Người yêu thương nhân loại Người thấy nhân loại kiều diễm.

Chúng ta cũng phải yêu điều Chúa yêu: sự sống nhân loại của chúng ta là kiệt tác của tài trí và Tình yêu Người. Chính Người tạo thành lên nó.

Khi Con Thiên Chúa thụ thai trong lòng người nữ, nhận lấy thể xác và linh hồn con người, sinh ra mang thân phận con người... Chính vì Người thấy rằng đó là tốt đẹp!

Vì tiết đông đã qua, mưa phùn đã dứt. Trăm hoa đua nở trên đất chúng ta ; thời cắt tỉa đã đến,tiếng chim gáy véo von trên đất nước chúng ta. Cây vả sinh trái đầu mùa, vườn nho trổ hoa thơm ngát..

Đây là hình ảnh “cổ truyền” mà mọi dân dùng để diễn tả tình yêu: mùa xuân... hoa tươi... hương thơm.. ca khúc..

hạnh phúc.

Những kiểu nói thú vị này luôn được dùng trong các tường thuật tiên tri để biểu thị thời Thiên Sai. Chính Chúa Giêsu cũng dùng khi tiên báo việc Người trở lại thời sau hết. Người trình bày như “mùa nắng” đến. Nghiệm xem cây vả các người hãy coi đây làm ví dụ. Khi cánh nó uốn mềm, và lá trổ sinh, các ngươi biết là mùa hè sắp đến ( Mt 25,1).

Chúa đến khai mở một thời đại hạnh phúc.

Lạy Chúa: Xin cho chúng con được vững lòng trước cơn thử thách trong cuộc sống mà hy vọng vào niềm hạnh phúc Chúa hứa, và việc Chúa Giêsu Kitô. Đấng Cứu chuộc chúng con hiện đến.

Từ bây giờ, lạy Chúa xin cho chúng con được hưởng niềm hạnh phúc đến từ Chúa... và hoàn tất niềm hạnh phúc ấy trong vĩnh cửu.

Hãy cho ta thấy mặt mình, tiếng mình hãy thánh thót ở tai Ta, vì tiếng mình êm ái nét mặt mình xinh hơn.

Chính Thiên Chúa, người tình của nhân loại nói điều đó:

Tôi có xứng đáng với tình Chúa không?

Bài đọc II: Lc 1,39-45

Maria vội vã lên đường và đến nhà bà Êlidabét.

Quang cảnh sống động, nên suy gẫm theo thực trạng của nó. Tại sao cô đi rất nhanh? Cô đang nghĩ gì?

Cô không thể giữ niềm vui cho riêng mình.

Cô muốn đến giúp đỡ người chị lớn tuổi, đang chờ mong một em bé, như cô.

Chắc hẳn, cô cũng ước mong nhìn xem “dấu chỉ” mà Thiên thần đã loan báo cho cô.

Tôi có sống cởi mở đủ đối với kẻ 'khác? Tôi có thích chia sẻ những niềm vui, hay những khám phá thiêng liêng

của tôi?

Đó là tính khí của Maria.

Khi bà Elidabét nghe lời chào của Maria, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà.

Cuộc gặp gỡ huyền diệu giữa Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả, ngang qua cuộc gặp gỡ của hai bà mẹ. Sự kiện đó thôi thúc một “nhảy mừng hân hoan”.

Niềm vui, Lễ mừng Thiên Chúa.

Bà Êlisabét được đầy Chúa Thánh Thần.

Luôn cùng một Thần khí, đã được hứa cho kỷ nguyên cứu chuộc, và bây giờ được tản rộng, với niềm vui như dấu hiệu, trong tâm hồn sẵn sàng đón nhận.

Những nhân vật trên (Giacaria, Êlisabét, Giuse, Maria) đều là những con người khiêm hạ, đại diện cho dân tộc đã chờ đợi rất lâu. Đó không phải là “Những vị Thánh “, đầy tràn Thiên Chúa và Thần khí. Nhưng đời sống của họ bình thường biết bao?

Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ,. và con lòng bà được chúc phúc.

Câu trên là thành phần của Kinh “Kính Mừng”. Một kinh có lẽ nên khám phá lại, trong những ngày chuẩn bị lễ Noel này, khi Chúa Giêsu thực sự ở trong lòng dạ Đức Maria, được mẹ sưởi ấm và bảo vệ kỹ lưỡng... trước những ngày mà Người sẽ bị phơi ra lạnh giá, bị hành hung, sỉ nhục. Từng khoảnh khắc, Người được yêu thương. Trái tim của bà mẹ đập kề cạnh với trái tim của Người, và làm cho sự hòa nhịp cùng một dòng máu. Chúa Giêsu được trông đợi. Người được yêu thương, bằng chính tình yêu đầu tiên.

Bà được chúc phúc... Con lòng Bà được chúc phúc”. Vui mừng. Tạ ơn.

Lạy Chúa, xin cám ơn vì Người Mẹ của Chúa, mà Chúa đã trao ban người cho chúng con.

Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm?

Hai người nữ này tự nhìn được đi sâu vào trong mầu nhiệm chung quanh việc loan báo hai cuộc sinh hạ, thực sự những điều lạ thường đã diễn ra.

Đó là những người đạo đức, đã cùng nhau đánh giá tầm quan trọng nào đó của các biến cố. Quen sống với Thiên Chúa, họ nhận biết Người qua một vài dấu chỉ mà phần đông kẻ khác không nhận ra.

Elidabét nhìn rõ, ngay lập tức. Bà mở lời tôn vinh và tri ân Thiên Chúa.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhận ra sự hiện diện của Chúa! Biết giải thích những “dấu chỉ” mà Chúa bày tỏ cho chúng con.

Phúc cho Bà là kẻ đã tin...

Điều đó tự nhiên cũng đúng thực: Đức tin cần được ca ngợi trước hết. Những vinh dự, lợi ích có thể phát sinh từ đức tin, những điều đó không đáng kể.

Ngày nay, chính đức tin vẫn còn khiến Thiên Chúa hiện diện giữa thế giới..

Các nhà chú giải thường liên kết trình thuật này với hiện tượng khám giao ước (II Sm 6,2-11). Maria là nhóm giao ước” mới nơi Thiên Chúa cư ngụ. Từ nay Thiên Chúa không muốn cư ngụ trong các đồ vật nữa, nhưng trong những con người sống động, nhờ Đức tin.

Tin tưởng và vui mừng: phúc cho Bà là kẻ đã tin.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Đức Maria viếng thăm bà Ê-li-sa-bét

39 Hồi ấy, bà Ma-ri-a lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thánh thuộc chi tộc Giu-đa.40 Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét.41 Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Thánh Thần,42 liên kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang đã được chúc phúc. 43 Bởi đâu tôi được phúc này là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như vậy?44 Vì này đây tai tôi vừa nghe tiếng em chào thì đức con trong bụng đã nhảy lên vui sướng.45 Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thức hiện những gì Người đã nói với em”.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

Ghi lại câu chuyện Đức Maria đi thăm viếng bà Ê-li-sa-bét, thánh sử Lu-ca có ý nhận mạnh đến những ý nghĩa như sau:

1. Chính lời sứ thần loan báo dấu lạ để kết thúc buổi truyền tin là nguyên do cho Ma-ri-a lên đường đi thăm bà Ê-li-sa-bét. Ma-ri-a vội vã đi thăm người chị họ không phải Người còn nghi ngờ đi xem chuyện có thật sự xảy ra theo lời loan báo hay không, nhưng chính Người muốn đáp lại lời mời gọi kín đáo của sứ thần. Vội vã là dấu chứng tỏ lòng tin sắt đá và lòng trông cậy ký thác hoàn toàn vào lời của Thiên Chúa và cũng là dấu của lòng Người quá chan hòa vui sướng đang có Chúa ở trong lòng. Vì thế, chính trong cuộc thăm viếng này là dịp để Ma-ri-a lớn tiếng chúc tụng cảm ơn Thiên Chúa trong sự hiệp ý hiệp lòng với một người hiểu biết và thông cảm niềm hân hoan của mình là Ê-li-sa-bét.

2. Trong việc đi thăm viếng này, tuy hai bà mẹ gặp nhau nhưng cốt là để Gio-an gặp Đức Giê-su. Sự gặp gỡ này được nổi bật khi sự hiện diện của hài nhi Giêsu làm cho hài nhi Gio-an có phản ứng lã lùng: “Nhảy mừng”.

Mới vừa gặp hài nhi Giêsu mà hài nhi Gio-an đã vui mừng như vậy, huống chi chúng ta khi rước lễ: được Chúa Giê-su ngự vào linh hồn chúng ta còn vui mừng và diễm phúc biết mấy!

3. Khi vừa nghe Ma-ri-a chào, bà Ê-li-sa-bét được đầy tràn Thánh Thần và vì quá cảm động khâm phục, bà liền cất tiếng ngợi khen Ma-ri-a:

“Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc”(Lc 1,42-43)

Trong đời sống chung, đời sống xã hội, chúng ta cần có cái nhìn đức tin để nhận ra Chúa hiện diện và hoạt động nơi tha nhân để chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa, đồng thời trân trọng, tin tưởng và yêu mến tha nhân.

4. Câu chuyện Đức Mẹ Maria đi viếng bà Ê-li-sa-bét cũng làm nổi bật vai trò của Chúa Thánh thần: Giê-su, Ma-ri-a, Gio-an, Da-ca-ri-a, Ê-li-sa-bét … Mọi nhân vật đều hành động dưới sự thúc đẩy, soi sáng của Thánh Thần. Sự kiện đó chứng tỏ Thánh Thần là nhân vật chính yếu của mọi công việc của Thiên Chúa. Người hướng dẫn mọi người, mọi hoàn cảnh và làm cho các nhân vật nói lên ý nghĩa của Người muốn diễn tả. Chúng ta cần trân trọng và vâng phục những người được Thánh Thần hướng dẫn như vậy trong Hội Thánh.

5. Việc thai nhi Gio-an nhảy mừng trong dạ mẹ là dấu chỉ thời Đấng Cứu Thế đã đến, bây giờ chính là ngày của hân hoan vui mừng:

- Lời sứ thần truyền tin cho ông Da-ca-ri-a vui mừng hoan hỉ(1,14).

- Truyền tin cho Ma-ri-a, sứ thần cũng mở đầu bằng lời mời: “hãy vui mừng”.

- Lời Thiên Thần kêu gọi mục đồng ở Bêlem: “Loan báo cho các anh một tin vui, cũng là tin vui cho toàn dân”(2.10).

- Trong bài Magnificat, Ma-ri-a cũng cất tiếng ca ngợi: “Thần trí tôi vui mừng hớn hở …”(1,47).

Điều này thức tỉnh chúng ta: một khi tin có Chúa ở với, chúng ta bao giờ cũng cảm nghiệm được sư an tâm, can đảm, vui tươi phấn khởi và quảng đại, đồng thời dễ cởi mở, quên mình và bác ái vị tha hơn.

6. Em thật có phúc vì đã tin …”: như thế Ma-ri-a đã khai mạc cho một nguồn hạnh phúc chân thật, không phải chỉ trông cậy mà thôi nhưng còn có lòng tin sắt đá trong mọi tình huống. Cũng vậy, khi có lòng trông cậy phát xuất từ niềm tin vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa, chúng ta sẽ cảm nhận được sự bình an sáng suốt và hạnh phúc.

7. Mùa vọng giúp chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa để nhiệt tình và mau mắn chuẩn bị đón Chúa đến. Mùa Vọng cũng là thời gian giúp chúng ta cảm nghiệm ra sự hạnh phúc vì có Chúa ở cùng.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT