Chú Giải Tin Mừng Ngày 23.12 Tuần Bát Nhật Trước Giáng Sinh (Lc 1,57-66) | Giáo Phận Phú Cường
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
NGÀY 23.12 TUẦN BÁT NHẬT TRƯỚC GIÁNG SINH
TIN MỪNG: Lc 1,57-66
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: Ml 3,1-4-23-24
Đây là những điều Thiên Chúa phán: "Này đây Ta sai sứ thần Ta đi dọn một con đường trước mặt Ta".
Thiên Chúa hoàn thành các ý định và chuẩn bị những sự can thiệp của Người từ xa (Mt 17,9-13) và ấn định "sứ thần” này là Gioan Tẩy Giả, mà hôm nay chúng ta đọc lại về cuộc sinh hạ của Người.
Và bỗng chốc Đấng chủ tế các ngươi tìm kiếm, Người ngự đến trong Thánh điện ngươi.
Không phải Đấng Thiên Sai vương giả, một hậu duệ của Đavid như các sấm ngôn loan báo về Đấng Emmanuel trong Isaia... đích thân Giavê đến.
Thật lạ lùng khi thấy trong các bản văn này, sự loan báo về Đấng Kitô là chính Thiên Chúa. Chắc chắn người ta không biết điều đó sắp được thể hiện thế nào. Phải có biến cố Giêsu Kitô" để khai sáng những lời tiên báo này nói với chúng ta.
Những bản Sách Thánh này nói với chúng ta nhiều hơn là điều chúng ta thấy trong lễ Giáng sinh. Vậy đừng hạ giảm mầu nhiệm, và đừng thu hẹp lễ mừng dễ mến theo phong tục.
Chính Thiên Chúa đến? Thiên Chúa cao cả toàn vũ trụ.
Ai biết được ngày nào Người đến? Ai đứng vững mà trông xem Người? vì Người như ngọn lửa hỏa lò, như là thuốc của phường thợ gặt. Người sẽ ngồi nung nấu luyện bạc.
Ta biết rõ từ máng cỏ Giáng sinh, Thiên Chúa đã không đến đè bẹp con người khỏi quyền lực của họ nhưng lại tỏ ra rất nhân bản. Dầu vậy, điều đó không làm cho chúng ta quên đi khía cạnh khác được nhấn mạnh ở đây là Chúa đến? Và trước mặt Người; không có sự bất toàn nào đứng vững được, không tội nhân nào có thể làm trò xảo quyệt với Người. Không thể nghĩ tưởng kiêu sa. Phải nhận biết Người là Thiên Chúa và nên bé nhỏ trước mặt Người, phó thác vào Người.
Lạy Chúa trong máng cỏ Bê len, con thờ lạy Chúa, con sắp mình trước sự cao cả thần linh Chúa. Xin tẩy sạch con khỏi mọi tội lỗi. Bởi vì chỉ có Chúa là Đấng Thánh; chỉ có Chúa là Chúa. Lạy Chúa Giêsu Kitô, cùng với Chúa Thánh Thần trong vinh quang Đức Chúa Cha.
Người sẽ tẩy luyện con cái Lêvi, lọc chúng như vàng như bạc, để chúng trở thành cho Chúa những người dâng lễ tế công chính.
Đấng Thiên Sai đến sẽ khai mở cuộc canh tân sâu xa phận vụ tư tế cho đến khi đó vẫn được nhà Lê vi chu toàn. Một “phương tự" mới được loan báo. Vị Thiên Chúa làm người đã đến thiết lập nền phụng tự tối cao: lễ dâng không chỉ là súc vật nữa mà là chính Đức Kitô lễ dâng tốt đẹp và công chính”
Lễ tế của Giuda và Giêrusalem sẽ đẹp lòng Chúa.
Công đồng đã đề cập giá trị Thần học về sự thờ phượng trong tinh thần của các Ki tô hữu.
Điều Chúa Giêsu đã dâng không phải là một con chiên Vượt qua mà là chính mình, là sự sống là cái chết của người.
Điều chúng ta phải dâng, làchính đời sống ta. Hy tế đẹp lòng Chúa là “con người sống động”. Đời Sống ta phải là một việc thờ phượng. Lạy Chúa, con dâng Chúa đời Chúa Giêsu từ khi sinh trong máng cỏ, qua đời thiếu niên rồi. Trưởng thành của người, cho đến thánh giá. Con dâng Chúa mọi lao lực, ý tưởng, việc làm, lời nới của Chúa Giêsu.
Và con dâng Chúa cả đời con nữa, những lao lực, ý tưởng, việc làm lời nói của chúng con. Đây là lễ dâng chúng con dâng lên trước nhan Chúa, là chính chúng con, các tôi tớ của Chúa.
Bài đọc II: Lc 1,57-66
Sau những lời loan báo về việc sinh hạ, giờ đây đề cập đến chính những cuộc hạ sinh. Hôm nay nói đến Gioan Tẩy Giả. Ngày mốt nói tới Chúa Giêsu.
Con trẻ này rồi sẽ nên thế nào!
Có một bí mật lảng vảng trên các nôi trẻ thơ trước sự ra đời của bất cứ con người nào, nam cũng như nữ: Bé trai đó sẽ trở nên thế nào? Bé gái đó sau này sẽ ra sao?”.
Mọi may mắn, và mọi hiểm nguy, tùy thuộc tự do. Trẻ này sẽ thánh thiện hay tội lỗi? Nó sẽ ghi trên lịch sử thế giới hay Giáo hội dấu ấn rào?
Chính Gioan Tẩy Giả loan báo rõ ràng một sư sinh hạ khác Trước khi đọc tiếp thêm trong Tin Mừng, ta đã nhận ra trong đoạn khai đề trên, Gioan Tẩy Giả sẽ giữ một vai trò trong Nước Thiên Chúa đang khởi sự.
Láng giềng bà con của Elidabét nghe biết Chúa đã tỏ lòng nhân hậu lớn lao đối với bà liền đến chúc mừng bà.
Niềm vui như vết dầu, lây lan dần dần.
Tin vui đã bắt đầu. Nó đã lan truyền trong vài phạm vi hạn hẹp trong lúc này, "trước khi sẽ mang lại vui mừng cho nhiều người cho đến tận cùng trái đất.
Người sẽ cắt nghĩa sự sinh hạ theo tâm tình đạo đức. Họ nói: Thiên Chúa đã tham dự vào đó… Đó là kết quả lòng xót thương của Người. Người đã muốn như thế. Bởi vì Người có một kế hoạch dành cho trẻ này.
Lạy Chúa, một lần nữa, xin giúp chúng con biết đoán giải công việc của Chúa, nhận ra những gì Chúa đang làm hôm nay, qua những biến cố, những trạng huống, những con người.
Nó sẽ gọi tên là Gioan.
Đối với người Do Thái, tên gọi là một biểu tượng. Nó nói lên phận vụ. "Gioan " bao gồm những ngữ căn, có nghĩa: Thiên Chúa thi ân. Cũng như từ "Giêsu " muốn nói: "Thiên Chúa Cứu.”
Quả nhiên, những trang trên bề ngoài bàn về đời thơ ấu nhưng chứa đấy tư tưởng thần học. Khi viết những trang này, Luca sử dụng toàn bộ giáo lý đã được triển khai cách rõ ràng trong thời đó... Đề tài này cũng được Thánh Phaolô đề cập đến trong thư gửi tín hữu Rôma, vào lúc mà các Tin Mừng được soạn thảo.
Mọi người lân cận đều kinh hãi.
Sự động tình bất ngờ giữa Giacaria câm lặng với Elidabét, đã gây kinh hãi cho mọi người. Cái tên lạ hoắc này làm ngạc nhiên: Không ai trong họ hàng bà có tên đó.
Đó là cách Thiên Chúa hành động, thưởng “phá luật” khác thường như thế đó!
Bỗng chốc miệng lưỡi ông mở ra và ông liền chúc tụng Chúa.
Ngợi khen. Tạ ơn. Ngay lập tức.
"Lạy Chúa, xin mở miệng con. Xin tháo cởi lưỡi con, để con cũng hát ca chúc tụng Chúa? xin ban cho con một tâm hồn hân hoan, ngợi mừng.
Con ước muốn chỉ là cây sáo sậy, để Chúa có thể đổ đầy nhạc điệu" (Tagore).
Mọi người đều nói: "Bàn tay Chúa đã ở với nó "
Một hình ảnh đẹp.
Bàn tày Chúa.
Bàn tay của một người cũng đẹp thôi! Nó cho phép hành động, giúp đỡ, vuốt ve, làm việc. Nơi Thiên Chúa, có một điều gì cũng tương xứng với bàn tay.
Vâng, Lạy Chúa, chớ gì bàn tay Chúa luôn ở với chúng con.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Gio-an tẩy Giả sinh ra và chịu phép cắt bì
57 Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai.58 Nghe biết Chúa quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà.
59 Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt tên cho em. 60 Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: “Không, phải đặt tên cháu là Gio-an”. 61 Họ bảo bà: “Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả”. 62 Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì. 63 Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gio-an”. Ai nấy đều bỡ ngỡ. 64 Ngay lúc ấy miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được và chúc tụng Thiên Chúa. 65 Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê. 66 Ai cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: ”Đứa trẻ này rồi sẽ ra thế nào đây?”. Và quả thật bàn tay Chúa phù hộ em.
HOÀN CẢNH:
Ma-ri-a vừa mới về được mấy bữa, Ê-li-sa-bét tới ngày mã nguyệt khai hoa. Nghe tin một bà lão sinh con, ai cũng ngãc nhiên bỡ ngỡ, người vì tình nghĩa tấp nập đến chia vui hay để tò mò xem xét.
Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng này ghi lại việc Gio-an Tẩy Giả đươ5c sinh ra và chịu cắt bì để trình bày cho chúng ta về thân thế và sứ vụ tiền hô của Gio-an.
TÌM HIỂU:
57-58 “Tới ngày mãn nguyệt khai hoa …”:
Việc Ê-li-sa-bét sinh con trong lúc tuổi già và trong tình trạng son sẻ tủi nhục đã nói lên:
- Ứng nghiệm lời sứ thần truyền tin cho Da-ca-ri-a.
- Tỏ bày lòng thương xót của Thiên Chúa.
- Đề cao sứ mệnh của Gio-an.
Vì thế, láng giềng và bà con thân thích đến chia vui với bà.
59 “Khi con trẻ được tám ngày…”:
Theo luật, sinh được tám ngày, phải cắt bì cho con trẻ(St 17,12; Lv 12,3; Pl 3,5). Cắt bì là chứng chỉ để được nhận vào sổ dân riêng Chúa. Vì thế, khi cắt bì người ta đặt tên cho con trẻ.
60-64 “Phải đặt tên cháu là Gio-an …”:
Trong việc đặt tên cho con trẻ Gio-an, có sự can thiệp của Thiên Chúa:
- Gio-an có nghĩa là “Chúa ban ơn”. Cậu bé này là dấu hiệu đầu tiên cho biết thời Đấng Cứu Thế đến.
- Hai ông bà đặt tên cho con là Gio-an, một tên không theo gia tục, và đó là dấu lạ do sự can thiệp của Thiên Chúa.
- Ngay lúc ấy, ông Da-ca-ri-a nói được và chúc tụng Thiên Chúa. Và đây cũng là một dấu lạ nữa.
Vì thế, ở đấy có ý nhấn mạnh: biến cố cắt bì, đặt tên là để trình bày thân thế và sứ vụ của Gio-an, một người được Thiên Chúa tuyển chọn một cách kì lạ để dọn đường cho Đấng Cứu Thế.
65-66 “Láng giềng ai nấy đều bỡ ngỡ …”:
Hai câu kết này nói con trẻ Gio-an là một nhân vật quan trọng vì có bàn tay Thiên Chúa phù hộ em; nên ai nghe và thấy sự việc đều để tâm để trí suy nghĩ và tìm hiểu.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Qua câu chuyện đặt tên ở đây, chúng ta không thấy hai ông bà bàn nhau để đặt tên con trẻ là Gio-an. Lời sứ thần loan báo cho Da-ca-ri-a được ứng nghiệm giữa sự hiệp ý giữa cha mẹ. Điều này giúp chúng ta xác tín: ở đâu có sự hiệp nhất vì danh Chúa thì ở đấy có sự hiện diện của Chúa. Chúng ta cố gắng duy trì sự hiệp nhất để làm chứng cho sự hiện diện của Chúa.
2. Theo phong tục Do Thái, cha mẹ đặt tên cho con cái, và ở đây hai ông bà Da-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét đã đặt tên cho con là Gio-an vì tuân phục ý Chúa. Mỗi người chúng ta sinh ra đều được cha mẹ đặt tên để phân biệt với người khác, nhưng qua bí tích rửa tội, chúng ta được đặt tên là “Ki-tô hữu”, con cái của Người. Điều này gợi lên cho chúng ta niềm hạnh phúc vì được làm con cái Chúa và ý thức mình thuộc về Thiên Chúa, nên phải sống cho Chúa, vì Chúa và với Chúa cho xứng với phẩm giá của mình.
3. Da-ca-ri-a bị câm ngay khi sứ thần truyền tin cho ông, nhưng ngay sau khi đặt tên cho con là Gio-an, miệng ông liền mở ra và nói được. Lời nói đầu tiên của ông khi được hết câm là ca tụng ngợi khen Thiên Chúa. Ước gì sau khi đón nhận Chúa dưới bất cứ hình thức nào, lòi nói đầu tiên được thoát ra từ cưả miệng chúng ta là lời tôn vinh Thiên Chúa.
4. Trong tinh thần Mùa Vọng, bài Tin Mừng hôm nay nói về sự sinh hạ vàđặt tên cho Gio-an cách lạ lùng, giúp cho chúng ta suy ngắm về con người và sứ vụ của Gio-an để chuẩn bị chiêm ngắm về Con Người và sứ vụ Chúa Hài Nhi sắp sinh ra.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10