Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần III Mùa Chay (Mt 18,21-35) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
04/03/2024
221
Tha thứ không giới hạn, vì tình yêu của Cha đối với ta không giới hạn. Ta nên khiêm tốn nhìn nhận sự tha thứ ấy.có thể quá sức loài người, nhưng ân sủng của Đức Kitô còn mạnh hơn. Khi Đức Kitô đòi hỏi ta phải tha thứ, là Người ban sức lực và nhất là Người hằng nghe tiếng ta cầu nguyện. Khi ta xin Chúa ban sức mạnh để tha thứ, tức là nhờ ơn Người, lòng ta đã bắt đầu thứ tha rồi.
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN III MÙA CHAY
TIN MỪNG: Mt 18,21-35

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Đn 3,25.34-43

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu lại nhấn mạnh chủ đề “lòng thương xót” . Thứ tha, thương xót, tha cho những người mắc nợ chúng ta, dẹp bỏ tranh chấp, cải thiện các liên hệ…những nỗ lực cốt yếu của Mùa chay.

Lời cầu của Đaniel hoàn toàn dựa trên “lòng thương xót” Chúa.

Vì danh Chúa, xin đừng bỏ rơi con mãi mãi cho quân thù, và xin đừng hủy bỏ lời giao ước của Chúa. Xin chớ cất lòng từ bi Chúa khỏi chúng tôi.

Thời của Đaniel là thời bị hạ nhục và thử thách. Người Do thái bị phát vãng về Babylon. Họ bị bách hại. Không còn cơ cấu và thể chế nào : Không có thủ lãnh ngôn sứ vua chúa, chẳng có vật, hy lễ, hương đèn, cũng chẳng còn nơi cầu nguyện nữa.

Chính trong cảnh huống thê lương này mà Đaniel cầu nguyện. Lịch sử dân Thiên Chúa được ghi dấu bằng những sự kiện tương tự. Đây không phải là một lịch sử uy hùng gì : Nhưng phương tiện nhân loại thường thiếu vắng. . . Thất bại. thường xuyên... các biến cố thất bại đắng cay, lầm lạc...

Và trong cảnh huống này, cảm tưởng bối rối bị Thiên Chúa bỏ rơi.... là cơn cám dỗ tồi tệ hơn, đối với người đặt niềm tin tưởng vào Chúa.

Lạy Chúa, lạy Chúa tôi, sao Chúa bỏ tôi. Chúa Giêsu cũng sẽ nói như vậy.

Xin đừng bỏ rơi tôi mãi mãi, và xin đừng hủy bỏ lời giao ước của Chúa.

Chúng tôi đã trở nên yếu hèn hơn mọi dân tộc và hôm nay, vì tội lỗi chúng tôi, chúng tôi bị nhục nhã ở mọi nơi.

Cả tôi một lần nữa, tôi phải nhìn rõ “sự yếu hèn " của tôi. Dám làm bản đối chiếu những người nghèo hèn, thử thách, và tội lỗi của tôi.

Thông suốt được như vậy đã là khỏi đầu của lời cầu. Tôi dùng thời giờ....Tại sao giấu mặt ? Tại sao ảo tưởng ?

Nhưng với tâm hồn sám hối và với tinh thần khiêm tốn, chúng tôi xin Chúa chấp nhận....

Gợi lên những trạng huống yếu hèn, giờ đây tôi lặp lại cùng một lời kinh : "Xin hãy nhận tấm lòng tan nát khiêm cung”.

Lạy Chúa, con dâng lời cầu lên Chúa, cho cá nhân và cho nhiều người, xin Chúa chấp nhận “con" xin Chúa chấp nhận chúng con . Con biết rằng không phải một mình con cô đơn trong các cơn thử thách. Con cũng biết rằng nhiều người trên khắp thế giới còn bị thử thách nặng nề hơn con.

Con cầu xin cho họ, với họ, nhân danh họ. Xin thương chấp nhận chúng con .

Những ai tin tưởng nơi Chúa không phải hổ thẹn. Và bây giờ chúng tôi hết lòng theo Chúa, kính sợ Chúa và tìm kiếm tôn nhan Chúa.

Đây thực là lời kinh con muốn thưa cùng Chúa. Con lập lại : Con tìm kiếm tôn nhan Chúa.

Lạy Chúa, con và tất cả mọi người, chúng con cần có Chúa, chúng con tìm kiếm tôn nhan Chúa. . .

Xin hãy đối xử với chúng con theo lòng nhân hậu và lòng từ bi sung mãn của Chúa.

Lạy Chúa, chính. với Chúa mà chúng con dâng lời kinh nguyện này .Con lập lại chính lời Chúa theo chân ngôn sứ Đaniel con lập lại những lời này. Chính Chúa thúc động nơi con những tâm tình này. Xin tạ ơn Chúa.

BÀI TIN MỪNG : Mt 18, 21-35

Tha thứ hoàn trả nợ.

Bấy giờ ông Phêrô đến gần Đức Giêsu và hỏi rằng : "Nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần ? Có phải bảy lần không ?"

Phêrô đã buồn phiền ai đó. Người ta đã xúc phạm đến ông, Người ta đã làm hại ông. Người nào đó đã chống lại ông, hay đã tranh cãi với ông nảy lửa, hoặc đã phạm một bất công nào đối với ông. Ở đây, không phải là vấn đề nặng nhẹ của lỗi lầm. Nhưng hoàn toàn là do khó khăn trong việc tha thứ, đã khiến ông phải bận tâm.

Ta đang đứng trước lãnh vực “tương quan” con người, lãnh vực mà những xung đột và những thái độ "dửng dưng” vẫn phát sinh và tăng triển, lãnh vực mà những xúc phạm vẫn còn mạnh mẽ nhất, vì người ta thông hành xử như thế là phải.

Nếu anh em con cứ xúc phạm đến con.

Để hiểu cốt lõi vấn nạn của Phêrô và câu trả lời của Đức Giêsu, trước hết tôi cần áp dụng vấn đề đó vào đời sống của tôi : ai đã gây đau khổ cho tôi ? Mối quan hệ của tôi với ai thường gặp khó khăn ? Tôi phải tha thứ những gì ?

Đức Giêsu đáp : "Thầy 'không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”.

Con số bảy, được Pherô đưa ra trước, là con số tiêu biểu. Đối với người Do thái thời đó, đó là con số thiêng thánh biểu trưng cho sự toàn hảo.

Nhưng Đức Giêsu còn nâng sự toàn hảo này vượt lên tới mức tối đa : sự tha thứ , tình yêu thương . . phải triệt để, không có giới hạn. Điều đó vượt qua “lý luận thông thường”. Cho dù người anh em chưa cải thiện, và luôn tái xúc phạm đến tôi ?

Vâng, hình như Đức Giêsu đã đi đến mức độ đó : dù người ta bề ngoài chưa cải thiện “mối tương quan " thiết thực tự chúng ta cũng cần phải chấm dứt mọi sự thù ghét, mọi thái độ nghiệt ngã, mọi oán giận. Đó là đòi hỏi của Tin Mừng. Đòi hỏi của mùa chay .

Hai số trên ( số 7 và bội số của nó) trong sáng thế 4,23, là cách diễn tả lối leo thang của bạo lực : các con của Ca-in được báo thù 77 lần, sự dữ- tăng theo cấp số nhân, bạo lực lôi kéo bạo lực. “Vì bị thương, ta giết một người. Nếu Ca-in có được báo thù gấp bảy, thì La-méc gấp bảy và bảy mươi”. Sự tha thứ vượt mức theo yêu cầu của Thiên Chúa, phù hợp mức tăng triển của lòng thù hận : cần phải đảo ngược quá trình trên. "Chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ (Rm 12,21).

Nước trời giống như...

Phải, chúng ta đang bước vào một thế giới khác. Cuộc gây đụng chạm xã hội của Tin Mừng.

Một người mắc nợ mười ngàn nén vàng, y được gia hạn trả nợ... Nhưng môt người mắc nợ y một trăm quan tiền, y tiếp tục buộc trả....

Cần chuyển dịch hai số tiền trên thành tiền hiện đại, để hiểu rõ sự chênh lệch kếch xù mà Đức Giêsu muốn nói lên : 60.000.000 đồng và 100 đồng ! Sự bất trung tương xứng giữa hai món nợ thiệt quá mức.

Một lần nữa, không nên cố áp dụng mọi chi tiết của dụ ngôn trên thành những bài học đạo đức. Chính ý nghĩa tổng quát của dụ ngôn mới đáng kể. Điều khó tin theo cung cách loài người, lại trở nên hoàn toàn đúng thực và đảo ngược hẳn, trong trường hợp của Thiên Chúa chỉ mình Thiên Chúa mới có thể "xá miễn " như thế !

Ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi ... thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót bạn đồng liêu như chính Ta đã thương xót ngươi sao ?

Theo ý Đức Giêsu, sự tha thứ bao la của Thiên Chúa, tình yêu vô bờ bến và lòng thương không mệt mỏi - vô giới hạn của Người, phải lôi kéo thái độ của ta đối với anh em ta, như Người. Và chính Phêrô đã là đối tượng của sự tha thứ vô biên đó... "

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Anh em tha thứ cho nhau

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Dụ ngôn về sự tha thứ nhắm tới đời sống cộng đoàn. Quả vậy, trong đời sống chung, vì tính tình xung khắc, nên đã gây ra nhiều phiền toái, chia rẽ, đố kỵ, thù oán … Nhưng nhờ sự tha thứ, đời sống chung lấy lại được hoà khí, bình an và hiệp nhất.

2. Bài Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh về sự tha thứ mà Chúa Kitô đòi hỏi. Sự tha thứ này, vượt xa sự tha thứ vì lịch sự, muốn dàn xếp ổn thoả cũng như muốn xoa dịu và làm cho cuộc sống chung được dễ dàng.

3. Đặc tính sự tha thứ của Kitô giáo là phải hết lòng. Hết lòng, có nghĩa là phải sáng suốt và ý thức chính chúng ta cũng được tha thứ bởi Chúa, một sự tha thứ ăn sâu vào bản thể của ta: “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”.

Với ý nghĩ được Chúa thứ tha, ta ý thức cách sâu xa về tình bao dung và thương xót của Thiên Chúa vì từ đó ta cảm nghiệm được sự thúc đẩy ta tha thứ cho anh em mình.

3. Nghe Thầy giáo huấn về sự tha thứ, Phêrô muốn biết phải xử trí ra sao khi chính mình bị xúc phạm, ông hỏi Thầy về mức độ tha thứ, vì các thầy Rap-bi thời xưa bảo là không thể tha thứ quá ba lần.

- Phần Phêrô, đưa ra con số 7, vốn được coi là tượng trưng cho sự hoàn hảo.

- Nhưng chúa Giêsu lại vượt hẳn mọi mức độ về sự tha thứ: “bảy mươi lần bảy”. Kiểu nói này có ý nhấn mạnh: tha thứ không giới hạn, không điều kiện.

- Vì lý do để tha thứ không ở nơi người có lỗi (biết hối hận), cũng chẳng bởi kẻ bị xúc phạm (quảng đại, nhân từ), nhưng do tình thương của Chúa.

5. Để diễn tả động lực thúc đầy ta tha thứ lỗi lầm cho tha nhân, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn người đầy tớ gian ác:

- Món nợ kếch xù là tượng trưng tội xúc phạm đến Thiên Chúa. Nhưng vì tình thương, Người đã tha hết nợ: tha mọi tội lỗi.

- Món nợ 100 đồng, món nợ nhỏ, tượng trưng tội con người xúc phạm đến nhau.

Dụ ngôn này nhằm mục đích thúc đẩy người ta phải sẵn sàng tha thứ cho nhau, vì có tha thứ mới được thứ tha.

6. Tha thứ không giới hạn, vì tình yêu của Cha đối với ta không giới hạn. Ta nên khiêm tốn nhìn nhận sự tha thứ ấy.có thể quá sức loài người, nhưng ân sủng của Đức Kitô còn mạnh hơn. Khi Đức Kitô đòi hỏi ta phải tha thứ, là Người ban sức lực và nhất là Người hằng nghe tiếng ta cầu nguyện. Khi ta xin Chúa ban sức mạnh để tha thứ, tức là nhờ ơn Người, lòng ta đã bắt đầu thứ tha rồi.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT