
Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần III Mùa Thường Niên | Mc 3,31-35 | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN III MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mc 3,31-35
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: NĂM LẺ: Dt 10,1-10
Lề luật là bóng dáng của những việc tốt lành tương lai... lề luật ấy không bao giờ có thể làm cho những kẻ đến tham dự được hoàn hảo.
Lịch sử các tôn giáo, cũng như lịch sử dân do Thái, là một cuộc mạo hiểm cảm động của con người tìm kiếm Thiên Chúa, theo đuổi hạnh phúc và sự hoàn thiện. Đây là những sơ phác. Mọi cố gắng này không thể bị khinh thường như tác giả thư gửi dân Do Thái, dặn đừng dừng lại đó vì bây giờ Chúa Kitô đã đến. Một mình Người có thể dẫn chúng ta tới hạnh phúc hoàn hảo.
Máu bò dê không thể xóa bỏ tội lỗi.
Mọi tôn giáo cổ không cần được thương thảo vẫn dùng các hi tế súc vật. Nay vài tôn giáo vẫn còn dùng. Con người muốn diễn tả sự tuân phục của mình đối với Thiên Chúa, dưới một biểu tượng... Máu mang sự sống... Người ta dâng máu để biểu thị rằng người ta dâng sự sống mình. Những mối nguy thường xuyên là khuynh hướng phù phép,khi ý thiêng liêng không còn ở hàng đầu, mà là cử chỉ được hoàn thành nghi thức hết sức có thể, làm như người ta có thể thúc ép thiên Chúa theo kiểu mua bán.
Các tiên tri Do Thái thường lột trần sự bổ ích và vô hiệu của các hi tế súc vật nếu như họ thiếu sự chân thành bên trong (Is 1,11; Hs 6,6; Rm 5,21; Gs 6,20; Tv 40,7) cũng đã ca tụng sự khám phá cốt yếu này. Thiên Chúa không thích các lễ vật, mà thích thái độ thâm sâu của những ai mà trong cuộc sống họ có trung thành với Người và vâng phục Người: Sự thờ kính chân thực là chính cuộc sống.
Vì thế khi đến trong thế gian, Chúa Kitô phán “Chúa đã không muốn của hi tế và của lễ hiến dâng, nhưng đã tạo cho con một thân xác Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và lễ tạ tội”.
Trước hết ở đây ta ghi nhận điều được mạc khải các Thánh Vịnh là kinh nguyện của Chúa Giêsu thế là thế nào?
Trước hết vì Chúa Giêsu đã công bố những lời trên vào ngày này hay ngày khác. Chắc chắn vậy. Mà người ta có thể nghĩ mà không sợ lầm rằng có vài đoạn (và nhất là đoạn trên đã có một âm hưởng riêng hoàn hảo và thường xuyên trong kinh nguyện của Người.
Lạy Chúa, khi đọc lại những lời này trong Thánh Vịnh, chúng con đoán nhận chính kinh nguyện của Chúa.
Và rồi, như lời vĩnh cửu của Thiên Chúa, ngay cả trước khi nhập thể và có môi miệng nhân loại để nói. Những lời này của Thánh Vịnh đã được Người linh ứng tác giả có thể nói rằng, vào chính lúc nhập thể “Khi vào thế gian" Con Thiên Chúa đã đến.. để hoàn tất điều chính Người đã linh ứng cho tác giả vô danh của (Tv 40).
Nên tôi nói: "Lạy Chúa, này tôi đến để thi hành thánh ý Chúa”.
Một trong những lời kinh đẹp nhất người, ta có thể lập lại không mỏi mệt.
Nhưng nhất là một “châm ngôn" sống, châm ngôn của chính Chúa Giêsu.
Như đã nói về tôi ở đầu cuốn sách.
Trọn Cựu ước đã được hoàn thành do sự hiện diện của Chúa Giêsu. Chính vì điều đó, và chúng ta tiếp tục đọc với lòng yêu mến, để khám phá ra sự hiện diện này.
Như thế đã bãi bỏ điều trước để thiết lập điều sau, chính bởi thánh ý đó mà chúng ta được thánh hóa, nhờ việc hiến dâng Mình Chúa Giêsu Kitô một lần là đủ.
Đây là mạc khải căn bản: Khi vào trong thế gian, từ khi hình thai, Chúa Kitô đã hiến hoàn toàn sự sống nhân loại của Người một chiều kích tế hiến để hoàn thành ý Cha, mà thánh giá chỉ là sự hoàn thành sau cùng!
Và thân xác tôi, đời sống tôi… có được dâng hiến không ?
Bài đọc II: NĂM CHẴN: 2 Sm 8, 12-15.17-19
Đavít truyền rước "Khám Giao ước" vào Giêrusalem.
Khi truyền di chuyển "Khám" vào Giêrusalem, một lần nữa Đa vít đã hành động như một chính trị gia lỗi lạc : thành quách cổ xưa mang tính trung lập của dân Giêbusê, cách tuyệt vời giữa hai vương quốc, nay trở nên thủ đô chính trị... Nhưng Đavít còn muốn Giêrusalem trở thành thủ đô tôn giáo để thêm vào vương quyền và việc thống nhất xứ sở mà ông là biểu tượng, một cơ sở thâm sâu hơn, thiêng thánh hơn. Giêrusalem !Thành thánh! Người ta không thể nói Thiên Chúa hiện diện ở đó hơn nơi khác. Thế nhưng?
Giêrusalem! Thành của Thiên Chúa: Chính là biểu tượng cho ý muốn của Thiên Chúa “hiện diện " với nhân loại, đến để nhập thể. “Cắm lều trại của Người giữa chúng ta".
Giêrusalem! Lạy Chúa, chính tại đó (trong thành mà Đavit chọn lựa) Sau này Chúa sẽ lập bữa Tiệc ly để tượng trưng sự hiện diện của Chúa ở giữa chúng con... Chính tại đó, trong thành này, mà Chúa chọn cho mình cái chết và sự Phục sinh.
Qua việc lựa chọn mang tính lịch sử của Đavít, chúng ta không thể không nghĩ đến toàn thể nhân loại, từ nay một thủ đô một biểu tượng cho sự hiệp nhất của mình. Tại nơi đây trên ngọn đồi này, một cây thánh giá đã được dựng lên… trên núi đá này, tại ngôi mộ này, thân xác Đức Giêsu đã an nghỉ... Vào thời điểm quan trọng của nhân loại vào giai đoạn này mà lịch sử đổi hướng, khi lần đầu tiên và duy nhất tử thần bị hoàn toàn đánh bại.
Giêrusalem! Với danh xưng là "thành an bình”.
Giêrusalem! Thành luôn bị xâu xé, còn là dấu chỉ công cuộc tìm kiếm của nhân loại: cùng chung sống với nhau... sống liên kết với Thiên Chúa.
Trong lúc rước khám, Đavít tận lực nhảy múa trước Thiên Chúa.
Đavít là vua và là thủ lãnh chính trị cũng như tôn giáo ông tổ chức phụng vụ và cống hiến toàn diện con người mình, cả xác lẫn hồn, vào công việc đó. Ông ca hát và nhảy múa..Ta cũng biết rằng, chính ông đã soạn thảo một số Thánh Vịnh.
Và đó là một tôn giáo mang tính màu sắc và nồng nhiệt.
Toàn thể nhà ít-ra-en hân hoan hò reo trong tiếng kèn trống... Người ta dâng của lễ toàn thiêu và của lễ bình an... Đoạn Người phân phát cho toàn dân: mỗi người một ổ bánh
mì, một bánh chà là, một miếng mát nho khô…
Tổ tiên chúng ta đã có một tôn giáo tươi vui và mang tính cộng đoàn biết bao !
Thật là một lễ hội vừa linh thiêng, vừa nhân bản: nhảy múa, nghệ thuật, reo vui, tiệc tùng..
Chúng ta còn phải khám phá lại nhiều điều thuộc lĩnh vực này: Nghi thức phụng vụ của ta đã trở nên quá âm thầm, thụ động, mỗi người chỉ biết lo cho mình". Chỉ cần so sánh cảnh sống động được diễn tả trên đây tại Giêrusalem, ngày đi chuyển Khám, với các thánh lễ Chúa Nhật của ta, cũng đủ thấy nghi thức hiện nay có vẻ ảm đạm, buồn tẻ. Có lẽ những người trẻ hôm nay, khi làm xáo trộn một chút các tập quán của ta, mới giúp ta gặp lại được một lễ hội, một “tôn giáo tươi vui" như trên.
Đối với tôi, tôn giáo có là một lễ hội, một sự sung sướng, một niềm vui không?
Đức tin của tôi có là một tin vui không? Tin mừng có là một sứ điệp tuyệt vời?
Tôi có thuộc vào số người không biết mở miệng tại nhà thờ thích sống tách biệt không? Hay tôi cố gắng ca hát, tung hô, tham dự vào lễ nghi phụng vụ?
Trước Thiên Chúa... hiện diện trước Thiên Chúa.
Đó là một trong những đề tài là các đoạn Kinh thánh trên đây muốn trình bày. Song "trước” Thiên Chúa. Đavít “nhảy múa " trước Thiên Chúa. Lạy - Chúa, toàn diện cuộc đời con cần diễn tiến "trước Chúa”.
BÀI TIN MỪNG: Mc 3,31-36
Sau cuộc tranh cãi với nhóm luật sĩ đến từ Giêrusalem Marcô lại bắt đầu tường thuật cho đến câu 21 mà ta đọc thứ bảy vừa qua :Những thân nhân của Người bắt Người, vì họ nói: "Người đã mất trí" .
Người về nhà và dân chúng lại kéo đến.
Đám đóng, dân chúng luôn có mặt ở đó.
Mẹ Chúa Giêsu và anh em Người đến và đứng ở ngoài, sai người vào mời Chúa ra.
Mẹ Người là Đức Mari, Ta biết rõ Bà. Nhờ Luca và Mattheu kể lại, ta biết được qua những biến cố thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Bà đã có thái độ Đức tin và công cuộc tìm kiếm thiêng liêng rất tiêu biểu.
Nhưng tạm thời, ta tự đặt mình vào tư thế của những độc giả đầu tiên đọc Marcô, chưa đọc Tin Mừng theo Luca và Matthêu. Ta thử quên đi những gì đã biết được nhờ các Tin Mừng khác. Đây là lần đầu tiên ta nghe nói về Mẹ Người!" Đây là đoạn văn đầu tiên ghi lại Đức Maria... Và đó mới là điều đáng nói. Quả thực, thánh sử không có ý tô điểm? Nếu trình thuật của ông được diễn tả theo trí tưởng tượng hay thái độ sùng mộ, có lẽ ông đã không viết như thế! Đó là tính xác thực mang chút mộc mạc của Tin Mừng thánh Marcô. Đó là những điều ngài nói và không phải tự bày ra được.
Thân nhân của Chúa Giêsu không hiểu được! Họ muốn triệu hồi Người.
Kìa Mẹ và anh em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy Người trả lời rằng: "Ai là Mẹ Ta? Ai là anh em Ta?”
Mối quan hệ thân thuộc của Chúa Giêsu không như người ta tưởng, không mang vẻ bề ngoài. Đối với Chúa,
Những liên hệ huyết tộc gia đình, môi trường xã hội không phải luôn đứng hàng đầu. Chúng cần thiết và hiện thực. Nhưng ta không có quyền đóng khung tại đó.
Thân nhân của Người không hiểu điều đó.
Và cả dân làng của Người cũng thế! Môi trường sống từ lúc mới sinh, là Nadarét, sẽ loại bỏ Người trước hết (Mc 6,1-6).
Đưa mắt nhìn những người ngồi chung quanh Người…
Matthêu thường dùng kiểu nói: Chúa Giêsu nhìn.
Tôi thử tưởng tượng ra cái nhìn đó và từ hình ảnh của Người tôi cầu nguyện.
Người nói: “Đây là Mẹ Ta và anh em Ta. Vì ai làm theo ý Thiên Chúa thì người ấy là anh chị em và là mẹ Ta.
Nhìn sâu vào tâm hồn Chúa Giêsu, ta thấy có điều vô cùng lạ lùng.
Người có một tâm hồn phổ quát... to lớn như thế giới, mở rộng cho toàn thể nhân loại. Người tự nhận mình là Anh em với mọi người biết ."thực thi ý Chúa”... Gia đình của Người thật rộng lớn. Không ta ,không thể đóng khung Ngài trong phạm vi gia đình thông thường. Thái độ co cụm hạn hẹp là phản với Chúa Giêsu? Ranh giới gia đình của Người bao trùm cả thế giới Mọi người có là anh chị em, là mẹ của tôi không?
Tôi có coi việc trung thành thực thi "thánh ý Chúa Cha, là ưu tiên hàng đầu không?”
xét theo tương quan trong danh nghĩa những người làm theo ý Chúa, thì Đức Maria là Mẹ hai lần của Chúa Giêsu! Sự cao cả đích thực của Mẹ Chúa: không phải chỉ ban cho Người máu thịt, mâ còn là "tôi tớ khiêm hạ của Thiên Chúa , như vài năm sau Luca sẽ chỉ dạy cho chúng ta điều đó khi ông viết Tin Mừng của mình! Nhưng ở đây, nhờ Marcô, điều đó đã được trình bày cho ta bằng một cách hơi khó hiểu.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống tương quan gia đình như một thực tập và một mối dây yêu thương đầu tiên... mà không tự hạn hẹp đóng khung mình trong bất cứ một vòng đai nào!
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Gia đình thiêng liêng của Chúa.
HOÀN CẢNH:
Trong lúc Đức Giê-su đang giảng đạo, dân chúng đông đảo vây quanh Người, khiến cho Thánh Mẫu và bà con có việc muốn gặp Người, nhưng không thể chen chân vào được, Đức Giê-su giới thiệu về mối giây liên hệ gia đình thiêng liêng.
Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại lời Đức Giê-su cho biết thế nào là bà con đích thực của Người.
TÌM HIỂU:
31 “Mẹ và anh em Đức Giê-su đến …”:
Sự việc này xảy ra sau câu chuyện (3,20-27) bà con được tin Chúa làm việc quá sức mình, quên ăn quên nghỉ; đàng khác gây nên bao nhiêu thù địch, nên muốn đến bắt Người, đưa về nơi yên ổn, giữ gìn sức khỏe cho Người, nhất là để tránh những biệt phái gây chuyện khiến thế quyền và giáo quyền có thể thi hành quyền đối với Người và liên lụy cho bà con họ hàng.
Lần này có sự hiện của Đức Mẹ cùng với bà cô đến muốn gặp Đức Giê-su, khi Người đang giảng dạy ở Ca-phác-na-um, và có đông đảo dân chúng đến nghe. Sự kiện này nói lên tính cách liên đới ruột thịt máu mủ giữa những phần tử trong gia đình và trong họ hàng.
32 “Thưa Thầy, có mẹ và anh chị em Thầy ở ngoài kia …”:
Câu này cho thấy mối liên hệ thân thuộc của Đức Giê-su là cần thiết và hiện thực. Đàng khác cũng làm nổi bật khía cạnh Đức Giê-su quả là một con người như mọi người, vì có một gia đình và có bà con họ hàng cụ thể. Điều này giúp chúng ta am hiểu và xác tín vào mầu nhiệm Nhập Thể của Chúa Giê-su, với tất cả những gì liên hệ đến thân phận con người.
33 “Nhưng Người đáp lại: ai là mẹ tôi…”:
Đây là câu chính trong đoạn Tin Mừng này:
Chúa mở đầu bằng một câu hỏi để gây chú ý về chân lý mà Người sắp công bố.
34 “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi…:
Đức Giê-su giới thiệu về mối giây liên hệ gia đình thiêng liêng.
35 “Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa …”:
Đức Giê-su giới thiệu cách thế thuộc về anh em họ hàng thiêng liêng của Chúa là thực thi thánh ý của Thiên Chúa.
Không thể căn cứ vào thái độ và câu nói trên đây để nghĩ rằng Đức Giê-su khinh miệt Thánh Mẫu và lãnh đạm với gia đình. Ở đây Chúa có ý dạy ta, nhất là những ai lo việc tông đồ truyền giáo: Người không nguyên chỉ có gia đình cốt nhục ở đời, Người còn có gia đình thiêng liêng gồm hết những ai được ơn cứu chuộc. Những ai được ơn cứu chuộc, được làm con Thiên Chúa thì được làm anh em của Người (Rm 8,15-17). Hơn nữa những ai giúp việc truyền giáo, đem sự sống thiêng liêng của Người gieo vãi trong linh hồn đồng loại, Người coi những người đó như mẹ Người vậy (1Cr 4,15). Người yêu qúy Thánh Mẫu và anh em Người về phương diện ấy hơn vì lẽ cốt nhục.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Sự hiện diện của Đức Mẹ và anh em của Chúa Giê-su trong câu chuyện này cho ta nhận ra rằng Chúa Giê-su thuộc về gia đình tự nhiên và như vậy, Người cũng có những ràng buộc với gia đình và thân nhân như mọi người ở trần gian này. Điều này giúp chúng ta nhận ra Chúa Giêsu gần gũi với cuộc sống con người chúng ta, và như vậy chúng ta muốn theo Người thì cần phải học đòi bắt chước gương sống của Người, để nên giống Người hơn.
2. Có người trong đám đông đã nói cho Chúa biết Thân Mẫu và anh chị em Chúa đang tìm Chúa. Chi tiết này cũng chứng thực rằng Chúa Giê-su là một con người đích thực và Người có gia đình bà con họ hàng mà ai thấy cũng đều nhận ra như vậy. Nhưng Chúa muốn người ta nhận ra Người, ngoài gia đình tự nhiên, còn có một gia đình thiêng liêng nữa. Vì thế Người đã giới thiệu những ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa thì thuộc về gia đình thiêng liêng của Người.
3. Qua lời giới thiệu về mối liên hệ gia đình thiêng liêng của Chúa, chúng ta nhận ra rằng:
- Gia đình thiêng này liên kết tất cả những ai thi hành thánh ý của Thiên Chúa.
- Gia đình này bao quát và liên kết với tất cả những ai cùng có lý tưởng thực thi thánh ý của Thiên Chúa.
- Gia đình này mỗi ngày một rộn lớn thêm vì không ngừng mời gọi mọi người gia nhập qua bí tích Rửa Tội.
- Gia đình này được thể hiện cách sống động qua cộng đoàn kitô hữu, cách riêng cộng đoàn những người sống đời sống thánh hiến.
- Chúng ta cần sống tình liên đới thiêng liêng này trong cộng đoàn tham dự phụng vụ, cộng đoàn Hội Thánh, giáo xứ và nhất là cộng đoàn đời tu.
4. Những người sống đời tận hiến cảm nghiệm được diễm phúc được sống trong một cộng đoàn gồm những người đang nỗ lực sống thánh ý Chúa trong từng giây phút cuộc đời của mình.
5. Những ki-tô hữu ý thức việc bổn phận đối với gia đình tự nhiên, nhưng còn phải biết liên đới xây dựng gia đình thiêng liêng là Giáo Hội, giáo xứ và tất cả những ai cùng gọi Thiên Chúa là Cha.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10