Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần IV Mùa Phục Sinh (Ga 10,22-30) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
22/04/2024
256
Tôi có tin tưởng ở Giáo hội không? Tự đáy lòng, tôi có tin rằng các khó khăn hiện tại không ở ngoài tay Chúa, và Người sẽ rứt ra từ đó một sự mở rộng truyền giáo lớn lao hơn không? Lạy Chúa, con tin rằng, Chúa hướng dẫn lịch sử. Con chiêm ngưỡng Chúa đang hành động trong lịch sử đương thời. Hôm Nay, trong điều đang diễn ra có “lợi" hay chống lại Giáo hội Chúa, xin giúp con vượt qua những dáng vẻ bên ngoài.
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN IV MÙA PHỤC SINH
TIN MỪNG: Ga 10,22-30

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Cv 11,19-26

Việc thiết lập Giáo hội ở Antiôkia, thủ đô Syria, vào thời mà cả miền là lương dân, thì đây là giai đoạn chính yếu trong việc mở rộng Giáo hội. Thánh Thần thúc đẩy các tông đồ đến những trung tâm sinh hoạt nhiều ảnh hưởng của thế giới thời đó.

Nhiều người phải sống tản mác, họ đi đến Phênixê, Cyprô và Antiôkia.

Giáo hội tìm gặp đường đi khi để các biến cố và Thánh Thần hướng dẫn. Bị bắt bớ ở Giêrusalem, bị săn đuổi khỏi thành phố sinh quán, họ thiết lập các cộng đoàn mới ở những nơi họ tản mác đến. Những người bắt bớ hẳn không tìm kiếm hiệu quả đó, khi giết Têphanô và các Kitô hữu khác.

Tôi có tin tưởng ở Giáo hội không? Tự đáy lòng, tôi có tin rằng các khó khăn hiện tại không ở ngoài tay Chúa, và Người sẽ rứt ra từ đó một sự mở rộng truyền giáo lớn lao hơn không? Lạy Chúa, con tin rằng, Chúa hướng dẫn lịch sử. Con chiêm ngưỡng Chúa đang hành động trong lịch sử đương thời. Hôm Nay, trong điều đang diễn ra có “lợi" hay chống lại Giáo hội Chúa, xin giúp con vượt qua những dáng vẻ bên ngoài.

Họ không rao giảng lời Chúa cho một ai ngoài những người Do Thái, nhưng một ít người trong họ quê ở Cyprô và Xyrênê, khi đến Antiôkia họ cũng rao giảng cho người HyLạp nữa.

Trong giai thoại này, chúng ta gặp một vấn đề kiểu mẫu của mọi thời sự kính trọng những ơn gọi khác nhau. Một số người rao giảng ưu tiên cho người' Do -Thái, nghĩa là cho những người đã sống lời Chúa trong Cựu ước... để giúp họ đi xa hơn và khám phá Chúa Giêsu Kitô. Nhưng người khác rao giảng ưu tiên cho những người Hy Lạp, nghĩa là cho những lương dân có một tâm thức hoàn toàn khác biệt với người Do Thái.

Lạy Chúa xin nâng đỡ những sáng kiến truyền giáo của những người con Chúa đã khám phá nhiều hơn khía cạnh đó của sứ điệp Chúa. Xin hãy giúp mọi người đang tiếp xúc với các lương dân. Và ước gì mọi Kitô hữu có truyền thống hay còn mới mẻ, của xứ đạo này hay của xứ đạo khác thuộc dân tộc này, hay thuộc dân tộc khác... đừng chống đối nhau! Những biết tôn trọng những ơn gọi khác nhau của họ.

Tin đó thấu tại Hội Thánh Giêrusalem, nên người ta sai Barnaba đến Anbôkia.

Người ta không bằng lòng để “thiết lập" những Giáo hội địa phương mới. Người ta lo nối kết các Giáo hội vào hiệp nhất trong Giáo hội duy nhất.

Người ta tạo lập các liên hệ giữa cộng đoàn này với cộng đoàn khác, người ta sai Barnaba thuộc cộng đoàn Giêrusalem đến cộng đoàn Antiokia…

Lạy Chúa, con cầu nguyện Chúa cho sự hiệp nhất của Giáo hội Chúa. Chớ gì mỗi cộng đoàn đều cởi mở với các cộng đoàn khác. Chớ gì đừng có cộng đoàn nào thành một nhóm biệt lập, một nhóm đóng khung, một câu lạc bộ dành riêng cho một số người. Lạy Chúa, con cầu xin Chúa cho thế giới được hiệp nhất. Trong thế giới, chớ gì Giáo hội trở nên dấu chỉ và nên men của sự hiệp nhất giữa mọi người.

Khi đến nơi và thấy việc ơn Chúa thực hiện, ông vui mừng và khuyên bảo mọi người hãy vững lòng tin nơi Chúa. Barnaba vốn là người tốt lành đầy Thánh Thần và lòng tin.

Bởi Đức tin, chúng ta nhận biết hành động của Thiên Chúa trong thế gian. Và chúng ta “tạ ơn ". Barnaba đã không làm việc trong cộng đoàn này: ông chân thành nhận biết công việc của Chúa tại đó. Cũng một Thánh Thần hành động khắp nơi trong Giáo hội.

Chính tại Anhôkia mà các môn đệ lần đầu tiên nhận tên là Kitô hữu.

Kitô hữu là “người của Chúa Kitô”. Một từ mới được phát minh.danh hiệu đòi buộc nhiều. Tôi có phải là một Kitô khác không? Tôi có thực sự là một Kitô không? Tôi suy nghĩ về từ nay. Tôi mang danh hiệu đó. Đây có phải là một nhãn hiệu suông không? Oi Chúa Kitô, xin làm cho con nên giống Chúa.

BÀI TIN MỪNG: Ga 10,11-18

“TÔI CHÍNH LÀ NGƯỜI MỤC TỬ NHÂN LÀNH” (NGƯỜI MỤC TỬ ĐÍCH THỰC)

Ở đây, từ “nhân lành" được dịch từ tiếng Hy Lạp “Kalos”. Đó là tính từ tiêu biểu nhất của tiếng Hy Lạp lý tưởng: một tính từ khó dịch, cũng như tất cả những từ rất đặc trưng của một ngôn ngữ.

Thế nên, có thể dịch là: “nhân lành, dũng cảm, trung hậu, cao thượng, hoàn hảo về mọi mặt”…

Chúng ta cũng đừng quên những tham chiếu Kinh thánh mà mọi người Do Thái thời đó, đứng đầu là Đức Giêsu, đều có trong tâm trí đó là toàn bộ cựu ước đều chứa đầy hình ảnh trên. Đó là một điểm chung của bộ Kinh thánh: Đức Giavê, Thiên Chúa, là Mục tử của đoàn chiên Người.

Thánh Vịnh 23: "Chúa là Mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi đến dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi”.

Ngôn sứ Isaia 40,11: "Chúa chăn dắt họ như người Mục tử tập trung cả đoàn chiên dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng. Còn chiên mẹ, cũng tận tình chăm sóc.

Ngôn sứ Ê-dê-ki-en 34: “Đây chính Ta săn sóc đoàn chiên của Ta.

Thiên Chúa đã loan báo rằng, Người sẽ cho trỗi dậy một Mục tử duy nhất. Do đó, đối với người Do Thái, lời tuyên bố của Đức Giêsu mang chứa một ý nghĩa thần học sâu sắc: Người tự xác nhận mình là “Đấng Thiên Sai”, là Thủ lãnh của dân. Ta hãy xem Người dự kiến thực hiện vai trò của Người một cách cụ thể như thế nào.

Người Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống cho đoàn chiên.

Bản văn Hy Lạp viết: “Đặt để linh hồn mình vào…”, có nghĩa là “đặt để sự sống mình vào" hay “hy sinh mạng sống mình”.

Đó là một hình ảnh lạ kỳ! Thông thường, khi một mục tử chết, anh ta không có thể bênh vực được đoàn chiên của mình nữa... Nhưng Đức Giêsu, lại nhờ chính cái chết của mình, để cứu sống đoàn chiên... Đàng khác, Người sẽ quả quyết ngay sau đó, Người có quyền “lấy lại mạng sống mình " (việc sống lại).

Một cách hoàn toàn ý thức, Đức Giêsu tuyên bố: Người có khả năng “chết" cho chúng ta.

Người chăn thuê, thấy sói đến là bỏ chiên mà chạy... Chiên không thực sự thuộc về người ấy.

Đây là hình ảnh tương phản. Mục tử giả hiệu chỉ nghĩ đến mình. Người đó không thể liều mạng sống mình trước sói dữ. Chiên “không thuộc về người ấy”.

Đức Giêsu đã liều mạng sống mình để bảo vệ nhân loại Người đã liều mạng sống vì tôi. Để diễn tả giá trị vô biên của một con người, thánh Phaolô sẽ nói: “Chính vì một người anh em mà Đức Kitô đã chết" (Rm 14,15; 1 Cr 8,11).

Tôi thuộc về Đức Giêsu. Tôi được vinh dự nhờ Người. Mọi người hãnh diện vì Đức Giêsu. Cần phải sẵn sàng giao chiến cho Người.

Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi như,Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha.

Tư tưởng trên đây còn được quảng diễn rất nhiều.

Sự thân mật giữa Đức Giêsu và các bạn hữu của Người, cũng là mối thân tình giữa ba Ngôi Thiên Chúa tình yêu. Nhờ gọi đích danh."Maria", mà Mac-đa-la đã nhận ra “tiếng của Đức Giêsu”. Người đã gọi đúng tên chị. Và do đó, chị đã nhận ra Người.

Tôi cũng được Người biết đến như thế. Xin tạ ơn Chúa. Xin cảm ơn Chúa vì tình thương đó.

Tôi còn có nhưng chiên khác không thuộc ràn này Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một người mục tử.

Đó là tấm lòng phổ quát của Đức Giêsu, đó là chiều kích truyền giáo của Giáo hội Đức Giêsu không khi nào thỏa mãn với " đoàn chiên nhỏ bé” đã được cứu độ, đã được quy tụ.. Người lo lắng" đến con chiên xa lạc" đã rời bỏ đàn như (Tin Mừng Nhất lãm sẽ nói Lc 15,4) những ai đã thuộc về người phải chấp nhận “quan điểm" đó. Tôi đã dành việc cầu nguyện và hành động nào cho công cuộc truyền giáo, cho việc Phúc âm? Tôi tham gia thế nào vào công tác tông đồ?

Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Đức Giêsu xưng mình là Con Thiên Chúa

HOÀN CẢNH:

Nhân kỷ niệm ngày tẩy uế Đền Thờ Giêrusalem và khánh thành bàn thờ mới thời Giuđa Ma-ca-bê (1Mcb 4), Đức Giêsu cũng có mặt. Trong khi Đức Giêsu đi bách bộ tại hành lang Sa-lô-mon, người Do Thái vây quanh và chất vấn Người về nguồn gốc của Người. Nhân đây, Người tuyên bố một chân lý quan trọng: “Tôi với Chúa Cha là một”, nghĩa là Người đồng bản tính với Chúa Cha.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại lời Đức Giêsu nói cho dân Do Thái về nguồn gốc của Người: đồng bản tính với Chúa Cha.

TÌM HIỂU:

22-24 “Khi ấy, ở Giêrusalem, người ta đang mừng lễ Cung Hiến Đền Thờ..”:

Đây là lễ kỷ niệm ngày tẩy uế Đền Thờ Giêrusalem thời Giuđa Ma-ca-bê (1Mcb 4,36-59), người ta mừng lễ đủ 8 ngày. Dân Do Thái vây quanh, đặt câu hỏi để gài bẫy: “Nếu ông là Đức Kitô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết”. Nếu Người tự xưng là Cứu Thế (Đức Kitô), theo học nghĩ (Đấng Cứu Thế theo kiểu trần gian) chính quyền La Mã sẽ hạch tội Người. Nếu chối, họ buộc tội Người là lừa dối dân.

 25 “Đức Giêsu đáp …”:

Không đi thẳng vào câu hỏi, nhưng nhân dịp này, Đức Giêsu tuyên bố một chân lý quan trọng: Người đồng bản tính với Thiên Chúa: “Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó là chứng cho tôi”. Người muốn nói đến những phép lạ Người đã làm.

26 “Nhưng các ông không tin …”:

Đức Giêsu khiển trách người Do Thái vì đã không tin vào Người. Nhiều lần, Người tự xưng là Đấng Cứu Thế, và chứng tỏ bằng các dấu lạ nhưng họ vẫn không tin, nên Người nói “Các ông không thuộc về đoàn chiên tôi”.

27-29 “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi …”:

Chiên của tôi, là các môn đệ của Chúa, không yêu sách điềm lạ. Họ nghe và nhận biết Người. Người yêu qúy, hy sinh và gìn giữ họ như của châu báu Cha ban cho: “Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, không ai cướp được chúng khỏi tay tôi”.

30“Tôi và Chúa Cha là một…”:

Từ ‘một’ không có tiếng trước hay sau đi kèm, nghĩa là “đồng một bản tính”. Như vậy, Đức Giêsu tuyên bố rõ sự thực này: Người và Chúa Cha cùng có một quyền năng chung, tức là “đồng một bản tính”.

Người Do Thái cũng hiểu như thế nhưng không ai tin Người nên họ đã toan ném đá Người (10,31)

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Nhìn vào Chúa Giêsu

a) Xem việc Chúa làm

- Việc Người lên Giêrusalem để dự lễ kỷ niệm Cung Hiến Đền Thờ, nêu gương cho chúng ta:

+ Tinh thần cộng đoàn: cùng đi dự như mọi người.

+ Tinh thần đạo đức: vào Đền Thờ

+ Làm tông đồ bằng sự hiện diện.

- Chúa Giêsu tỏ ra bình tĩnh và khoan dung khi dân chúng vây quanh, đặt câu hỏi và có ý gài bẫy để ám hại Người.

Gặp tình huống như vậy, tôi có bình tĩnh và khoan dung không?

b) Nghe lời Chúa nói:

- “Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi”:

Những công việc làm theo tinh thần Tin Mừng, mới có giá trị làm chứng cho phẩm giá và danh nghĩa người kitô hữu đích thật.

- “Nhưng các ông không vì các ông không thuộc đàn chiên của tôi”:

 Chúa nói với mỗi người chúng ta như vậy, khi chúng ta không thực sự hiệp thông với Hội Thánh, liên kết với cộng đoàn dân Chúa và sống tình huynh đệ bác ái với tha nhân.

- “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi”:

Biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa, là cách chứng tỏ chúng ta thuộc về đoàn chiên của Chúa là Hội Thánh.

- “Tôi ban cho chúng sự sống đời đời”;

Hiệp thông với Chúa bằng cách nghe và tuân giữ Lời Chúa, thì được đảm bảo sự sống đời đời.

- “Không bao giờ chúng phải diệt vong”:

 Chúa là Đấng Hằng Sống. Quả vậy: “Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu Tôi thì sẽ được sống đời đời”.

- “Không ai cướp được chúng khỏi tay tôi”:

Vì “Tôi là sự sống lại và là sự sống, ai tin tôi, dầu có chết cũng được sống. Và kẻ nào sống mà tin tôi, sẽ không chết bao giờ” (Ga 11,26)

- “Tôi và Chúa Cha là một”:

Lời tuyên bố này giúp chúng ta xác tín hơn khi đọc kinh Tin Kính: “Tôi tin Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa …”.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT