Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần V Mùa Phục Sinh | Ga 14,27-31a | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
19/05/2025
746
Chúa để lại bình an cho chúng ta nhờ ơn cứu độ của Người, và chúng ta lãnh nhận bình an này qua các bí tích Người đã thiết lập và qua mạng của Hội Thánh. Hiểu như vậy, chúng ta tha thiết, nhiệt tình và sốt sắng đón nhận ơn do bí tích của Chúa, nhất là bí tích Hoà Giải và Thánh Thể, để được bình an của Chúa.

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN V MÙA PHỤC SINH
TIN MỪNG: Ga 14,27-31a

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Cv 14,19-28

Đoạn văn chúng ta sắp suy gẫm hôm nay là kết luận “chuyến hành trình truyền giáo đầu tiên" của thánh Phaolô. Phaolô và Barnaba đi ngược chiều lại lộ trình họ vừa trải qua, để củng cố các cộng đoàn đã được thành lập. Cuộc hành.trình này kéo dài độ ba năm, khoảng giữa năm 45-48. Chỉ mới 15 năm sau khi Chúa Giêsu chịu chết và sống lại. Và đã có một kinh nghiệm đầu về sự thích ứng Tin Mừng nơi đất lương dân.

Tại Lystra, Phaolô đã chữa lành một người bại chân. Hôm sau ngài cùng Barnaba đi sang Đerbê... Khi đã rao giảng Tin Mừng cho thành này, các ngài trở lại Lystra, Icôniô và Antôkia, củng cố tinh thần các môn đồ, truyền bảo họ giữ vững Đức tin.

“Từ Giêrusalem, qua Syria, nay Tin Mừng đã thấm nhập nhiều tỉnh thuộc đế quốc Rôma" (ở A Châu).

Vài trăm cây số ngàn đi bộ, cõi lừa, đáp tàu. Tất cả những thành này vẫn còn ơ Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Lạy Chúa, đúng thực là đức tin phải đâm rễ trong một lĩnh vực, trong các cộng đoàn nhân loại và văn hóa, trong các nhóm người.

Đức tin không phải một kho tàng vật chất mà một ngày nào đó người ta đã lãnh nhận và sẽ tồn tại ý nguyện… Đây là một “sự sống" có thể được kiên cố hay bị suy yếu đi…Có thể tăng triển hay, chết rụi. Phaolô ý thức điều này và ngài có thể trở lại để củng cố Đức tin của họ.

Người nói với họ: "Chúng ta phải trải qua nhiều nỗi gian truân mới được vào Nước Chúa”.

Đây là một trong những đề tài cốt yếu của thánh Phaolô, sự khổ cực. Đức tin không tiêu huỷ thử thách Người Kitô hữu còn, phải khổ như mọi người, nhưng sự đau khổ của họ có thể có một ý nghĩa: chúng ta biết rằng nó là một “biến chuyển”, một lúc khổ đau dẫn tới Nước Chúa, nghĩa là tới hạnh phúc hoàn toàn nơi Thiên Chúa. Phao lô đã dám nói những điều này với các tân tòng. Tôi có đối diện với các đau khổ của tôi như vậy không?

Các Người đặt những vị niên trưởng (Giáo sĩ Linh mục) nơi mổi Hội Thánh.

Phaolô và Barnaba không bằng lòng với việc loan báo Tin Mừng. Trong một thời kỳ thứ nhì, vài năm sau lần đi qua thứ nhất, các ngài trở lại và thiết lập những cộng đoàn có cơ cấu với các thủ lãnh cộng đoàn, được các Người cắt đặt. Từ "niên trưởng” ở đây phiên dịch từ tiếng Hy Lạp sau này trở thành linh mục.

Người ta không thể một mình sống Đức tin của mình! Phải ở trong Giáo hội, với người khác. Tôi có sống Đức tin của tôi với người khác không? Hay sống một mình? Tôi có ý niệm nào về Giáo hội? Tôi có sự tham dự nào vào đời sống cộng đoàn địa phương?

“Linh mục”, được tấn phong làm đầu cộng đoàn, đại diện Chúa Kitô, là Dấu Thân Thể Người, biểu tượng sự hiệp nhất người kiến tạc sự hiệp nhất, đáng nhớ người mà các khớp và chỗ khớp được liên kết với nhau, làm cho thân xác lớn mạnh và phát triển. (Cl 2,19).

BÀI TIN MỪNG: Ga 14,27-31

Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em phúc bình an của chính Thầy.

Ta đang dừng lại ngày thứ Năm thánh, hôm trước ngày Chúa tử nạn.

Đức Giêsu nói đến sự bình an của Người và muốn trao ban cho các bạn hữu Người, là những kẻ đang giao động, rối loạn trước lời loan báo sự phản bội của Giuđa và thái độ chối từ của Phêrô, vừa được phát hiện.

“Thầy ban cho anh em phúc bình an của chính Thầy”.

Lạy Chúa, đó là bình an của Chúa. Thứ bình an luôn ở trong tâm hồn Chúa, Chúa là một con người hiếu hòa, một con người bình an.

Con có hình dung ra sự bình an trên, đang tỏa chiếu từ khuôn mặt Chúa, qua thái độ của Chúa, cũng như qua cung cách nói năng của Chúa. Chúa đã nói điều đó với cung giọng nào? "Thầy ban cho anh em phút bình an của chính Thầy”.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con sự bình an của Chúa….xin ban sự bình an đó cho thế giới.

Thầy không ban theo kiểu thế gian.

Vì thế đó không phải là thứ bình an giống như bình an của loài người.

Tin Mừng không mang đến một phương thức cụ thể để thực hiện sự bình an của loài người. Đó không phải là một thứ thu nhập.

Đó là một thứ bình an phát sinh từ' xa hơn.

Anh em đừng xao xuyến, đừng sợ hãi.

Bầu khí thật ngột ngạt và lo sợ. Một âm mưu đang ngầm chuẩn bị trong lúc này.

Nhưng điều đó cũng đúng trong mọi thời: người tín hữu, thiếu sự hiện diện hữu hình của Chúa, thì luôn có nguy cơ bị "xao xuyến”.

Anh em đã nghe Thầy bảo: “Thầy ra đi và đến cùng anh em. Nếu anh em yêu mến Thầy, thì phải vui mừng vì Thầy đến cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy”.

Đức Giêsu có nâng cao tinh thần các bạn hữu. Đây là những lời khích lệ.

Thầy ra đi… Và Thầy đến…

Đó là nhường lời nói bí ẩn, trực tiếp loan báo cái chết và sự Phục sinh. Thế nhưng, các ông cũng không hiểu những lời đó muốn diễn tả mầu nhiệm "khiếm diện – hiện diện” của Đức Giêsu trong lòng thời gian.

Và nhất là sự xác tín trên của Đức Giêsu về cái chết của Người là cuộc trở về cùng Chúa Cha.. mà các tông đồ phải vui mừng vì sự kiện đó.

Còn tôi, tôi có biết vui mừng vì sự kiện Đức Giêsu hiện diện "gần kề Chúa Cha" không?

Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin.

Tử tế. Thân tình. Đức Giêsu sống đồng cảm, cùng chịu đau khổ với các bạn hữu mình: Người muốn giúp đỡ họ biết bao!

Thầy sẽ không còn nói nhiều với anh em nữa, bởi vì tên cầm đầu thế gian sắp đến. Đã hẳn, nó không làm gì được Thầy.

Bình an của Đức Giêsu. Đó là thứ bình an phải chiến đấu cam go mới nhận được. Không phải là một bình an nhu mì, yên ổn, không cần giao chiến... Người cảm thấy như có ai đó kình chống lại Người.. Một cuộc đương đầu đang được chuẩn bị đối với tên cầm đầu thế gian. Chúng ta sẽ nhận ra ngay (thứ Bảy tới), Đức Giêsu sẽ báo động cho các bạn hữu Người, cuộc đối đầu tương tự giữa họ và Sa-tan: “Người ta đã bách hại Thầy, họ cũng sẽ bách hại anh em”.

Bình an là một trong những hồng ân cứu độ đã được loan báo (Is 9,5, Ed 84,25; Mk 5,4 Dcr.9,10; Tv 29,11. Hiển nhiên, sự bình an của Thiên Chúa không giống chút nào với sự bình an của thế gian. Cần phải tìm nó ngay trong con người mình, giữa những bão táp và giao chiến.

Nhưng đó là để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền cho Thầy.

Đó là nguồn mạch nội tâm phát sinh sự bình an của Đức Giêsu.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Thầy ban bình an cho anh em.

HOÀN CẢNH:

 Khi nghe những lời giáo huấn của Đức Giêsu trong bầu khí chuẩn bị chia tay – bữa tiệc ly – các môn đệ tỏ ra đau buồn và xao xuyến. Nhận thấy rõ như vậy, Người đã an ủi, khích lệ bằng cách dạy các ông phải bình tĩnh, và Người sẽ ban cho tâm hồn các ông được hưởng bình an của Chúa.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại những lời Đức Giêsu trấn an các môn đệ trước khi người đi cuộc thương khó và tử nạn.

TÌM HIỂU:

27 “Thầy để lại bình an cho anh em …”:

Bình an ở đây không phải là hoà bình, một tình trạng không chiến tranh, cũng không phải là tâm trạng của người hết căng thẳng về tâm lý hoặc tâm trạng khoan khoái, thoải mái, sung sướng … là những trạng thái thuộc lãnh vực tự nhiên. Theo ngôn ngữ của thánh Gian, bình an, sự thật, ánh sáng, sự sống, niềm vui … là những từ diễn tả nhiều khía cạnh khác nhau của ân huệ lớn lao mà Đức Giêsu từ Chúa Cha mang đến cho loài người. An huệ này chính là ơn giải thoát, ơn cứu độ. Việc Đức Giêsu chịu chết để đem lại ơn giải thoát, việc Người phục sinh đem lại sự sống đời đời: đó là ân huệ lớn lao, là bình an mà người ban nhằm trấn an các môn đệ.

28 “Anh em đã nghe Thầy bảo …”:

Đức Giêsu nhắc lại những lời đã loan báo trước đây: Người sẽ chịu chết, sống lại, lên trời ngự bên hữu Chúa Cha và sẽ trở lại trong vinh quang, để khơi dậy niềm phấn khởi và vui mừng cho các môn đệ là những người tuân giữ Lời Chúa.

29 “Bây giờ Thầy nói với anh em …”:

Những việc sẽ xảy ra: tử nạn, phục sinh, lên trời, trở lại trong vinh quang … đối với các môn đệ là khó hiểu, khó lãnh nhận. Vì thế, bây giờ Người báo trước, để khi xảy ra như vậy các ông sẽ tin.

30 “Thầy sẽ không còn nói nhiều …”:

Vì:

+ Các môn đệ không thể nhớ và nhận ra hết.

+ Sau này sẽ có Chúa Thánh Thần dạy dỗ và nhắc lại các lời giáo huấn của Người.

+ Đã chấm dứt thời rao giảng và sắp bước vào giai đoạn chịu chết để thực thi thánh ý Chúa Cha trong việc cứu chuộc nhân loại.

31 “Nhưng chuyện đó xảy ra để cho thế gian biết …”:

Những lời cuối cùng này của bài diễn từ nhắc cho chúng ta cái chết của Đức Giêsu không phải là một chiến thắng nhất thời trên Satan, nghĩa là cho đến khi sống lại, nhưng là một dấu chỉ đầy yêu thương của Chúa Con đối với Chúa Cha.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. “Thầy để lại bình an cho anh em”:

Chúa để lại bình an cho chúng ta nhờ ơn cứu độ của Người, và chúng ta lãnh nhận bình an này qua các bí tích Người đã thiết lập và qua mạng của Hội Thánh. Hiểu như vậy, chúng ta tha thiết, nhiệt tình và sốt sắng đón nhận ơn do bí tích của Chúa, nhất là bí tích Hoà Giải và Thánh Thể, để được bình an của Chúa.

Như vậy chúng ta đừng quá lệ thuộc và tha thiết tìm sự bình an theo kiểu thế gian, những sự bình an đó không bền lâu, không tạo hạnh phúc thật.

2. “Thầy ra đi và đến cùng anh em”:

 Chúa Giêsu không còn hiện diện cách khả giác khi Người còn ở thế gian. Người ra đi bằng việc tử nạn, phục sinh và lên trời, nhưng Người ‘đến cùng anh em’ trong hiện tại bằng ơn thánh, bằng các bí tích Hội Thánh, và Người cũng đến đón chúng ta trong giờ phán xét: riêng cũng như chung.

Điều này gợi lên lòng phấn khởi vì chúng ta luôn có Chúa ở cùng: đời này và đời sau, miễn là chúng ta có lòng yêu mến và trung thành với Chúa.

3. “Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi”:

 Người tín hữu thiếu sự hiện diện của Chúa, thiếu ơn Chúa, sẽ luôn luôn bị nguy cơ sợ hãi, xao xuyến, bất an trong lương tâm.

4. Bình an của Chúa ban cho chúng ta nhờ ơn cứu độ bởi sự tử nạn và phục sinh. Đó là thứ bình an phải chiến đấu cam go mới nhận được.

5. Bình an là một trong những ân huệ của ơn cứu độ của Chúa, đã được loan báo (Is 9,5; Ed 34,25; Tv 29,11). Hiển nhiên, sự bình an của Thiên Chúa không giống sự bình an của thế gian. Cần phải thành tâm thiện chí tìm sự bình an ở nơi Chúa, nơi tình yêu mến Chúa trong cuộc sống của mình.

6. Trước mọi thử thách, con người luôn lo âu xao xuyến, nhưng Đức Giêsu đã hoàn toàn bình an khi chịu chết trên thập giá, bởi Người hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha.

Chúng ta cũng được bình an khi biết xin vâng trước chén đắng của cuộc đời.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT