Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần VI Mùa Phục Sinh (Ga 16,4b-11) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
06/05/2024
166
Trong thời gian hiện diện tại trần gian, Đức Giêsu đã là một “Hiện Diện” hữu hình của Thiên Chúa. Nhưng sự Hiện diện này, nếu hữu ích cho chúng ta là những người mang thể xác sống bằng cảm tính, thì đồng thời lại trở nên một bức màn che chắn, một giới hạn: vì nhân tính, vì thân xác của Người, Đức Giêsu bị “giới hạn" trong một thời gian, một không gian. Người không thể làm tất cả những gì Người muốn làm. Và Người ý thức điều đó “Thầy ra đi thì có lợi cho anh em”.
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN VI MÙA PHỤC SINH
TIN MỪNG: Ga 16,4b-11

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Cv 16,22-34

Dân thành Phi-líp-phê xúm lại chống đối Phaolô và Sila, các nhà chức trách cho người xé áo choàng các ngài, và ra lệnh đánh đòn. Khi đã đánh các ngài nhừ tử, họ cho tống ngục.

Tại sao có những sự đó?

Giản dị vị Phaolô trừ quỷ cho môt bé gái đã bị quỷ ám và đã kiếm được nhiều tiền cho chủ nhờ bói toán.

Nhừ thế ở tiểu Á, các roi đòn do người Do Thái bất bình vì thấy Tin Mừng được lan rộng... Nhưng tại âu Châu, Phaolô bị những roi đòn đầu tiên bởi một câu chuyện phù phép!

Lạy Chúa, Chúa muốn nói với con điều gì. Từ các chi tiết này? 'Bạo lực ở mọi thời. Mọi thời, người ta có ngăn cản Giáo hội làm việc của mình. “Phúc cho các con, nếu vì Ta, người ta nói xấu các con đủ điều”.

Đến nửa đêm Phaolô và Sila cầu nguyện ca tụng Thiên Chúa, các tù nhân đều lắng nghe các ngài.

Họ sống mối phúc này. Họ hạnh phúc. Họ ca hát!

Chính thái độ của họ là một việc rao truyền Tin Mừng các tù nhân khác xem ra thán phục. Những người "bị đòn nhừ tử” ca hát! Điều đó không thể không đặt thành vấn nạn. Thiên Chúa là cả cuộc đời họ.

Trong những khó khăn của cuộc sống, người ta có thể chống cự lại, điều đó là thường!

Hoặc là, người ta có thể chấp nhận một cách bí nhiệm “mối phúc " lạ lùng: “Phúc cho ai than khóc”. Lạy Chúa, xin nói lại cho chúng con tại đâu sự đau khổ có thể đáng giá nếu được đón nhận một cách nào đó. Không phải với ích khi người ta ở trên thánh giá với Chúa, vì không phải vô ích khi Chúa đã ở trên đó trước hết. Thực sự lạy Chúa, tại sao Chúa đã phải đau khổ trên thánh giá?

Bỗng xảy ra một cuộc động đất lớn... Mọi cửa đều mở tung... viên cai ngục giật mình thức dậy,... rút gươm toán tự vận vì tưởng những người bị xiềng đã tẩu thoát.

Tội nghiệp người phục vụ phải bối rối. Ong tưởng mình sai trái.

Phaolô kêu lớn tiếng rằng: "Anh chớ hại mình, vì chúng tôi còn tất cả ở đây... Hãy tin vào Chúa Giêsu, thì anh và cả nhà anh sẽ được cứu thoát.

Tình thế kỳ quặc. Chính tù nhân an ủi người giữ mình, và là người nói Tin Mừng: đừng hại mình! Thiên Chúa không muốn loài người phải khổ. Chúa muốn nhân loại được hạnh phúc!

Ngay lúc đó viên cai ngục đem hai ông đi, rửa các vết thương dọn bàn ăn. Ong và cả nhà vui mừng.

Bất bạo động là giải đáp kết cuộc cốt truyện thật lạ lùng, vì hung thủ săn sóc nạn nhân và đón vào bữa ăn với gia đình. Cảnh tượng tiêu biểu. Nó có loan báo thế giới tương lai không. Tôi có thể dấn thân ngay vào đường do từ Hôm Nay không? Hôm nay tôi sẽ hoà giải với ai đây?

Ong vui mừng vì đã tin Thiên Chúa.

Sau một phụ nữ buôn bán, là một viên công an của đế quốc. Đức tin phát triển... niềm vui kèm theo đó cũng thế. Niềm vui và Đức tin.

Lạy Chúa, tin thêm Đức tin, lạy Chúa xin thêm niềm vui. Chớ gì thánh giá không phải là nguồn gốc của ưu sầu.

BÀI TIN MỪNG: Ga 16,5-11

Bấy giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy…Thầy đi đến cùng Chúa Cha...

Chỉ còn ít giờ nữa, Đức Giêsu sẽ bước vào cái chết của Người. Người biết điều đó, Người đã nói lên điều đó. Người đã nói về cái chết như thế.

Đối với Người, đó là một việc hết sức tự nhiên, như “một cuộc trở về nhà mình ". Thầy biết Thầy đi đâu…Có một Đấng đang chờ đợi Thầy…Thầy được yêu mến Thầy sẽ gặp lại Đấng mà Thầy yêu quý…

Tôi hãy để cho những lời đó vang lên trong tôi.

Khi nghĩ đến cái chết của mình, tôi cũng cần đọc lại những lời trên bên cạnh Đức Giêsu, và cùng với Người.

Với sự bình an. Tin tưởng. Vui mừng sâu lắng.

Không ai trong anh em hỏi: "Thầy đi đâu?"

Đây là bầu khí lúc lên đường đi xa. Như lúc từ giã

trên ga xe lửa, tại phi trường, người ta thường ôm hôn

người thân yêu sắp ra đi lâu ngày.

Vì Thầy nói ra các điều ấy, nên lòng anh em tràn ngập ưu phiền.

Bao lâu Đức Giêsu còn ở với họ, Người là một “Hiện Diện " gây phấn khởi.

Lời loan báo việc Người ra đi dập tắt tất cả mọi suy nghĩ khác. Có lẽ mãi về sau, các môn đệ mới chế ngự được nỗi ưu phiền để hiểu ra “ý nghĩa" của cuộc ra đi này: việc Đức Giêsu trở về với Cha, bước đường dẫn tới vinh quang của Chúa Cha, nguồn phát sinh dồi dào Thần Khí.

Song, Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Nếu Thầy không ra đi, Đấng bào chữa sẽ không đến với anh em. Nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ gửi đấng ấy đến với anh em.

Mọi người có thể tự lĩnh hội những câu huyền nhiệm trên. Đây là một thứ giải thích vắn gọn.

Trong thời gian hiện diện tại trần gian, Đức Giêsu đã là một “Hiện Diện” hữu hình của Thiên Chúa. Nhưng sự Hiện diện này, nếu hữu ích cho chúng ta là những người mang thể xác sống bằng cảm tính, thì đồng thời lại trở nên một bức màn che chắn, một giới hạn: vì nhân tính, vì thân xác của Người, Đức Giêsu bị “giới hạn" trong một thời gian, một không gian. Người không thể làm tất cả những gì Người muốn làm. Và Người ý thức điều đó “Thầy ra đi thì có lợi cho anh em”.

Khi sai gửi Thần Khí đến, Đức Giêsu biết rõ sự Hiện diện của Người sẽ nhân thừa ân: Thần Khí không bị một giới hạn nào. Thần Khí có thể xâm nhập tất cả. Lạy Chúa, xin sai gửi Thần Khí Chúa đến, để Người đổi mới bộ mặt địa cầu”. Thần Khí, đó là sự Hiện diện “bí nhiệm" của Thiên Chúa... tiếp sau sự Hiện diện “hữu hình” là Đức Giêsu.

Nhưng “thời đại của Thánh Thần” cũng là “thời đại của Giáo hội". Chính Giáo hội, chính chúng ta, đã trở nên Thân thể Đức Kitô, sự hiện diện hữu hình của Người với tất cả những “giới hạn" và “bất toàn”…nhưng đồng thời cùng với sự xác tín rằng Thánh Thần đang hiện diện với chúng ta, luôn linh động Thân thể Đức Giêsu.

Khi Người đến, Người sẽ vạch trần bộ mặt thế gian về vấn đề tội lỗi, vấn đề công chính và vấn đề xét xử.

Sáng mai, trước Thượng Hội đồng Do phái, và trước Viên Tổng trấn Rôma, Đức Giêsu sẽ bị kết án và tất cả những biểu hiện bên ngoài sẽ chống lại Người: người ta có thể tin rằng đó chỉ là một tên bịp bợm và một kẻ phạm thượng. Cuối cùng, Người đã bị phạt nặng vì tội mình, khi Người dám tuyên bố mình là Con Thiên Chúa, mình có thể phá hủy Đền thờ. Nhưng này đây, tình huống sẽ quay ngược trở lại đó là thế gian sẽ kết án, và Đức Giêsu sẽ được vinh hiển.

Thánh Thần sẽ đến thuyết phục từ bên trong, các môn đệ mà Đức Giêsu không phải là “kẻ bại trận”, là "người tội lỗi”, nhưng là Đấng chiến thắng sự dữ, là con yêu quý của Chúa Cha.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa Thánh thần sẽ đến

HOÀN CẢNH:

Đang lúc buồn rầu, rồi nghĩ tới giây phút thầy trò phân ly, lại nghe nói đến những sự bách hại mai ngày, các Tông Đồ thêm chán nản. Đức Giêsu thương hại, nhìn các ông và hứa sẽ sai Thánh Thần đến ủng hộ các ông. Vì Chúa Giêsu về trời là điều kiện phải có để Thánh Thần đến.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại lời Đức Giêsu loan báo về việc sai Thánh Thần đền ở với các Tông Đồ để an ủi, soi sáng và ban thần lực cho các ông.

TÌM HIỂU:

4b “Những điều ấy Thầy đã không nói …”:

Những điều nói về sự bách hại của thế gian và về hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đức Giêsu chỉ nói trước khi gần chịu tử nạn và phục sinh, để chuẩn bị cho các môn đệ cuộc sống đạo ở trần gian sau khi Người về trời. Vì thế, trong lúc rao giảng, Người không nói đến.

5-15 “Đoạn này được chia ra:

5-7: Đức Giêsu loan báo Người sắp ra đi và sẽ gửi Đấng Bảo Trợ đến với các môn đệ.

- Việc loan báo Người sắp ra đi về cùng Chúa Cha, làm cho các môn đệ tràn ngập nỗi u buồn.

- Nhưng chính việc Người ra đi, thì Đấng Bảo Trợ mới đến với các môn đệ.

8-11: Đấng Bảo Trợ sẽ đến, Người chứng minh thế gian sai lầm về tội lỗi, sự công chính và việc xét xử:

- Về tội lỗi: vì không tin Chúa Giêsu.

Người Do Thái đã từng chứng kiến những phép lạ Chúa Giêsu làm, nhưng họ đã không tin Người là Đấng Cứu Thế đang hiện diện với họ. Tội này sẽ được phơi bày ra trước mặt toàn thế giới, khi Chúa Thánh Thần làm sáng tỏ tất cả sự thật về Chúa Giêsu.

- Về sự công chính: Chúa Thánh Thần sẽ bày tỏ sự công chính của Chúa Giêsu.

Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần ở trần gian, sẽ được người ta nhận biết do những dấu lạ. Chính sự hiện diện của Người, chứng tỏ Chúa Giêsu đã trở về ngự bên hữu Chúa Cha, và như vậy Đức Giêsu quả là người công chính và thánh thiện, chứ không phải là tội nhân như người Do Thái đã kết án.

- Về sự xét xử:

Chúa Thánh Thần sẽ cho thấy đầu mục thế gian và tay sai của họ bị xét xử và luận phạt. Quả vậy, chính thập giá người Do Thái dùng để giết Đức Giêsu, đã trở nên nguồn ơn cứu độ cho kẻ tin Chúa, và là hình phạt cho kẻ chối Chúa.

12-15: Chúa Thánh Thần là Đấng chân thật, sẽ dẫn các môn đệ tới sự thật toàn diện.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. “Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy …”:

 Chúa Giêsu về cùng Chúa Cha qua con đường thương khó, tử nạn và phục sinh. Con đường Người đi cũng là con đường chúng ta về quê trời. Vì thế, chúng ta cần xác tín hơn để thực thi lời mời gọi của Chúa: “ Ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình và vác thập giá hằng ngày mà theo” (Lc 9,23)

2. “Thầy ra đi thì có lợi cho anh em”:

- Có lợi vì Chúa Giêsu ra đi, nghĩa là sau khi tử nạn và phục sinh, Chúa Thánh Thần sẽ được sai đến với các môn đệ, với Hội Thánh và với mỗi người chúng ta.

- Có lợi vì hoạt động của Đức Giêsu khi còn ở trần gian thì bị hạn hẹp bởi không gian và thời gian; nhưng hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng được Chúa Giêsu sai đến, thì hoạt động trong mọi nơi, mọi lúc và trong mọi người.

- Có lợi vì Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng cho các môn đệ những gì Chúa Giêsu đã dạy mà các ngài chưa hiểu; đồng thời Người còn dạy cho các môn đệ những điều mà trước đây các môn đệ không có khả năng đón nhận.

3. “Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm”:

- Chúa Thánh Thần đến sẽ làm chứng về Chúa Giêsu là Đấng công chính, và như vậy Người cũng chứng thực về tội lỗi của những người từ chối và giết Đức Giêsu.

- Chúa Thánh Thần cũng dùng những dấu lạ để làm chứng về sự công chính của Đức Giêsu: là Đấng đã tử nạn, phục sinh và lên trời.

- Chúa Thánh Thần cũng làm chứng cho sự thật là ma qủy và tay sai sẽ bị xét xử và luận phạt, vì thập giá của Đức Giêsu là nguồn ơn cứu độ.

Ngày nay, Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động trong Hội Thánh. Quả vậy, Hội Thánh là thân thể mầu nhiệm của Chúa Giêsu Kitô, đang hiện diện cách hữu hình ở trần gian với những giới hạn và bất toàn, nhưng Chúa Thánh Thần hiện diện và hoạt động nơi Hội Thánh cách linh động và đầy quyền năng.

Chúa Thánh Thần soi sáng cho chúng ta biết đâu là tội lỗi để tránh, đâu là công chính để chọn lựa và đâu là án phạt để đề phòng. Vì thế, chúng ta phải biết lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần qua sự hướng dẫn của Hội Thánh và qua tiếng lương tâm chân chính của ta.


ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT