
Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần VIII Mùa Thường Niên | Mc 10,28-31 | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN VIII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mc 10,28-31
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: NĂM LẺ: Hc 35,1-12
Theo suốt lịch sử Israel, người ta dự vào một tiến trình chậm chạp về ý niệm hiến tế, như nơi mọi dân tộc, trước hết người ta thấy một xã hội miền quê dâng “các hi tế đổ màu" của loài vật… rồi người ta thấy lớn dần nơi các tiên tri ý tưởng rằng đó không phải là điều làm đẹp lòng Chúa. Nhưng phải là “hi tế thiêng liêng", nghĩa “là trọn cuộc sống con người sống trước mặt Chúa”.
Giáo thuyết cốt yếu này đã khơi mào nơi sự khôn ngoan của Ben Sira rồi.
Ai tuân giữ lề luật là dâng nhiều lễ vật, chuyên giữ các điều răn là dâng hy lễ cứu độ.
Ty 49 nói điều đó: "Ta chẳng trách ngươi về lễ tế... Trâu bò của ngươi Ta nào có thiết, và chiên cứu chẳng lẽ Ta ham...? Giới luật Ta sao ngươi thường nhắc nhở? Hãy chữa lành lòng người trước đã, đừng mở miệng nói xấu anh em..”
Phải, hi tế đẹp lòng Chúa, trước hết là cuộc sống ngay lành của con người, là các nỗ lực hoàn thành giới răn Chúa.
Ai thực thi bác ái, là hiến dâng của lễ hoàn hảo. Ai làm phúc bố thí là dâng của lễ hy tế.
Tạ ơn Chúa chính là niềm vui sống.
Đới bác ái là lời chân thật ca tụng Chúa.
Điều làm đẹp lòng Chúa là xa lánh gian ác. Lánh xa bất công là dâng của lễ đền tội.
Luôn luôn cùng một ý tưởng: việc tôn thờ chân thực, không phải là liên tiếp cẩn thận hoàn thành những nghi thức nhưng mà cuộc sống hàng ngày:
Phụng vụ chân thực làm đẹp lòng Chúa, không phải là phụng vụ diễn ra một cách đặc biệt trong cung thánh ngày Chúa Nhật, nhưng là phụng vụ thể hiện nơi đường phố, trong nhà, tại trường học, ở các môi trường làm việc, mỗi ngày trong tuần: lánh xa gian ác, chống lại bất công, đó là điều làm đẹp lòng Chúa.
Lạy Chúa, xin giúp mọi Kitô hữu không ngừng khám phá lại giá trị cuộc sống thường nhật như lễ dâng thiêng liêng và thờ phượng chân thật.
Thánh Phaolô đã lấy lại cùng một ý tưởng này: "Tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người " (Tm12,1 -2 ).
Ngươi đừng đến trước mặt Chúa với bàn tay không.
Dĩ nhiên, các nghi thức là cần thiết, nhưng chúng có một giá trị khi người ta không cho chúng một nội dung thực sự, lễ dâng của một thánh lễ phải nặng bằng toàn bộ đời sống và trách nhiệm. Bánh và rượu hoa màu ruộng đất và lao công của con người, thực sự chỉ là những tiêu biểu của đời sống thường nhật này. Đừng đến với bàn tay không.
Mỗi lần ngươi dâng của lễ, nét mặt người hãy vui tươi.
Thánh Phaolô cũng sẽ nói rằng: "Thiên Chúa quý chuộng vui vẻ dâng hiến" (2 Cr 9,7) Phụng vụ của chúng ta có được tính chất phấn khởi này không?
Hãy dâng với tâm hồn quảng đại theo sự ngươi đang có trong tay.
Lễ dâng theo nghi thức phải phù hợp với đời sống của chúng ta.
Ngươi cũng đừng trông mong gì nơi những của lễ bất chính, vì Chúa là Đấng xét xử, Người không thiên vị ai đâu.
Vô vị lợi. Việc thờ phụng không phải truyện buôn bán đổi chác
Bài đọc II: NĂM CHẴN: 1 Pr 1,1 -1 6
Thưa anh em, các ngôn sứ đã nghiên cứu tìm hiểu ơn cứu độ này và đã tuyên sấm về ân sủng dành cho anh em... Thần khí Đức Kitô ở nơi các ngài...
Và bây giờ thông điệp mà nay các người giảng Tin Mừng đã loan báo cho anh em, nhờ tác động của Thánh Thần là Đấng đã được cử đến từ trời.
Trong lễ Nghi Do Thái cũng như nghi thức vọng Phục sinh em các Kitô hữu người ta đọc lại sách xuất hành đoạn 12: bữa tiệc vượt qua, máu chiên bị sát tế đã cứu dân khỏi cảnh nô lệ và sự chết.
Thánh Phêrô thuyết giáo bằng cách thời sự hóa ứ điệp trên điều mà các ngôn sứ đã loan báo, thì đang thực hiện Hôm Nay và cho anh em. Và thánh Phêrô, theo tập tục của các vị tông đồ tiên khởi, quả quyết có sự liên tục tuyệt đối giữa Cựu và Tân ước: cùng một "Thần khí" đã thúc đẩy các ngôn sứ xưa và các nhà rao giảng Tin Mừng ngày nay. Còn tôi? Trong cuộc sống tôi? Tôi có tin chắc rằng Chúa Thánh Thần còn đó, đang hiện diện trong các Lời Thiên Chúa đã được viết ra đây... và cũng hiện diện trong tâm hồn tôi để giúp tôi thấu hiểu các lời ấy không?
Thánh Thần đang trong đợi gì nơi tôi?
Vì thế, anh em hãy tỉnh thức như những người đầy tớ sẵn sàng thắt đai lưng.
Tâm trí, ta có tỉnh thức mới có thể đón nhận "Thần trí”.
Trước tiên, người Kitô hữu phải là: một người sẵn sàng trong tư thế báo động, luôn chăm chú lắng nghe Thánh Thần, sẵn sàng, tỉnh thức, lanh lợi, cảnh giác. Để nói lên các đức tính như thế thánh Phêrô tự nhiên dùng lại hình ảnh của Đức Giêsu mà ông còn nhớ: Hãy thắt đai lưng, cầm đèn cháy sáng trong tay như tên đầy tớ sẵn sàng phục vụ.
Thật là một hình ảnh sống động, rất thân tình. Anh tùng có được như vậy luôn không? Trái lại, phải chăng có lúc ta cảm thấy mình sống mà như chết, buồn chán, buông xuôi thụ động. Lạy Chúa, xin đến lay động tâm trí con, xin thức tỉnh con để con lanh lẹ, sẵn sàng.
Hãy hoàn toàn đặt niềm trông cậy vào ân sủng sẽ được mang đến cho, anh em trong ngày Đức Giêsu Kitô tỏ hiện.
Thế là không còn lý do để đắm mình trong cuộc sống bi quan. Thánh Phêrô không nói lên, niềm hy vọng trọn hảo. Thế giới không tiến về hư vô hay điêu tàn, nhưng hướng về mầu nhiệm được “mạc khải trong Đức Giêsu Kitô”.
Thánh Phêrô luồn nhớ đến điều ấy ông đã thấy và đã nghe Đức Giêsu, trong xứ Pa-lét-tin ông đã sống trong niềm hy vọng gặp lại Người. Và ông cố gắng thông truyền niềm hy vọng ấy cho các thính giả ông.
Trong ngôn ngữ Hy Lạp, danh từ “mạc khải" là “khải huyền”nghĩa là vén bức màn đang che một vật gì.
Đúng thế, lạy Chúa Giêsu, Người ở đó, đang hiện diện, nhưng ẩn mình sau một bức màn. Một ngày kia bức màn sẽ bị xé ra và con sẽ trông thấy Chúa. Xin làm con gặp thấy Chúa Hôm Nay, trong cuộc sống và trong kinh nguyện con. Và chớ gì sự trông đợi được thấy Chúa diện đối diện, khi kết thúc đời con, sẽ thắp sáng niềm hy vọng và nguồn hoan lạc, trong từng ngày sống của con ngay từ lúc này.
Anh em đừng sống theo đam mê trước kia lúc anh em còn mê muội. Anh em hãy sống thánh thiện, trong cách ăn nết ở để nên giống Đấng chí thánh đã kêu gọi anh em.
Chỉ dường ấy thôi! Đó là con đường thánh thiện mà Thánh Phêrô đã khuyên nhủ các người tân tòng đang nghe ông: lý tưởng thật cao vời! Bắt chước Thiên Chúa. Đây nữa ông Phêrô lặp lại lời ông đã nghe từ nơi Đức Giêsu: “Hãy nên trọn lành như Cha anh em ở trên trời là Đấng trọn lành”. An sủng của phép Rửa - tội là một lời mời gọi tôi đạt tới trọn lành. Xin rửa tội cho con cái mình là đưa nó vào cuộc mạo hiểm lạ lùng này là trở nên một “người trọn lành".
BÀI TIN MỪNG: Mc 10,18-31
Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Đây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy”.
Đoạn văn này tiếp nối đoạn tin Mừng hôm qua Đức Giêsu đã yêu cầu chàng thanh niên giàu có bán tất cả mọi sự rồi, theo Người. Lập tức, Phêrô rất hài lòng nêu lên một nhận xét: đó là điều các ông đã làm. Khi nhận xét như thế, Phêrô tỏ ra đôi chút khoe khoang... nhưng đó cũng là sư biểu lộ một lòng quảng đại vô biên.
Chúa Giêsu trả lời rằng: "Thầy bảo thật các con, chẳng ai bỏ mọi sự vì Thầy và vì Phúc âm..”
Nhờ đoạn văn trên, chúng ta ghi nhận thêm yêu sách quá đáng của Đức Giêsu. Con người nói lên điều đó quả là một kẻ tâm trí thiếu quân bình, hay thật là một người dị thường! Thế mà, toàn diện nếp sống của Đức Giêsu lại minh chứng, Người là con người thông minh, khỏe mạnh, quân bình, khiêm tốn. Vậy phải chấp nhận rằng. Người có một ý thức trong sáng và chính xác về vai trò Người sẽ thể hiện trong lịch sử nhân loại.
Đúng thế, hàng triệu người nam nữ, từ hai ngàn năm nay, đã bỏ mọi sự “vì Người”.
Điều đó có đặt thành vấn đề cho tôi không? Điều đó có gợi ý giúp tôi cầu nguyện không?
Bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đồng ruộng...
Không phải vì khinh chê những sự vật tự bản chất rất tốt, mà người ta từ bỏ chúng? không phải vì thiếu tình yêu chúng. Vả lại, Đức Giêsu đã lặp lại khá đầy đủ cần phải yêu mến anh chị em, cha mẹ mình. Như thế, ở đây hàm chứa một động lực mạnh mẽ để từ bỏ những điều cao cả như trên, cần phải thực thi vì một sự việc lớn lao hơn nữa.
Tôi đã đề ra ý nghĩa nào cho những từ bỏ của tôi?
Đối với tôi có phải đó chỉ là một thái độ tiêu cực? Hay trong tôi, đã có một quyết tuyển, một lựa chọn vượt trên tất cả những điều đó?
Ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời này…
Đối với Đức Giêsu, từ bỏ nhiều sự vật, không phải là từ bỏ hạnh phúc. Người hứa cho những kẻ theo Người, sẽ được dư đầy hồng phúc ngay tại trần gian.
Đức Giêsu nói: “người ta nhận được gấp trăm hơn những gì đã từ bỏ”.
Nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con và ruộng nương cùng với sự bắt bớ...”
Thử so sánh danh sách những sự vật đã từ bỏ và những sự vật được lại gấp trăm. Ta thấy có một điểm không nhận lại gấp trăm, đó là “các người cha”, bởi vì lúc nào người ta cũng chỉ có Một Người Cha duy nhất...
Ngoài ra, có một điểm được thêm vào: đó là những cuộc “bắt bớ" gấp trăm!
Hạnh phúc hứa ban, số gấp trăm hứa hẹn, tương quan yêu thương trở nên phong phú sung mãn... Tất cả không thể đạt được nếu không ngang qua đau khổ và bách hại. Những lời tuyên. bố của Đức Giêsu rõ ràng mang một ý nghĩa hoàn toàn tươi vui. Nếu ta không cảm thấy như vậy chắc chắn là vì ta chưa sống trọn vẹn Tin Mừng hôm nay. Nhiều chứng tá lịch sử minh chứng rằng, các Kitô hữu tiên khởi, các độc giả đầu tiên của Marcô, tại Rôma chẳng hạn, đã sống trong bầu khí quảng đại, vui tưới đó: " Quả thật, các bạn gặp bách hại, nhưng hãy xem các bạn trải qua một đời sống kỳ dư biết bao... Các bạn cho đi nhà cửa. Các bạn mở rộng cửa nhà đón tiếp mọi người. Nhưng ở đâu các bạn cũng hiện diện nhờ nhà mình, các bạn được mọi người ân cần đón tiếp... Có thể các bạn từ bỏ một số liên hệ gia đình, nhưng các bạn được sống trong mối tương quan thân tình sâu sắc với rất nhiều anh chị em khác...”
Và ở đời sau, được sống vĩnh cửu.
Cuối cùng, đối với những ai tin rằng “sự sống đời đời" không phải là phỉnh gạt, thì thật ra người ta được lợi nhiều hơn là những gì người ta đã từ bỏ.
Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, còn những kẻ đứng chót, sẽ được lên hàng đầu.
Thế giới chúng ta đã bị làm sai lệch. Để nhìn đúng, cần phải đảo ngược các giá trị.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Phần thưởng theo Chúa.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
“ Chẳng hề có ai từ bỏ nhà cửa, anh em chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất vì Thầy và vì Tin Mừng, mà bây giờ, ngay ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, con cái hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống đời đời ở đời sau”:
Qua câu này:
1. Chúa Giê-su hứa ban phần thưởng cho những ai từ bỏ mọi sự để theo Chúa: phần thưởng đời này và đời sau. Nhìn vào đời sống của tu sĩ, giáo sĩ, chúng ta thấy được chứng thực như vậy.
2. Chúa Giê-su loan báo sự đảo ngược các giá trị:
+ Người ta nói rằng sự giàu có, theo quan niệm của người Do Thái, là một dấu chỉ được Thiên Chúa chúc phúc, thì trong thực tế, nó đã trở thành một tai hoạ, một sự cản trở vào Nước Trời.
+ Từ bỏ mọi sự, kể cả mối liên hệ mật thiết nhất như cha mẹ, vì “được” gấp trăm cùng với sự ngược đãi, và sự sống đời sau. Những người dâng hiến cuộc đời cho Chúa cách trung thành và trọn vẹn, tuy luôn gặp phải những thử thách, những bách hại vì Chúa và vì Tin Mừng, nhưng lại được bảo đảm về vật chất, được liên kết với nhiều người nơi cộng đoàn, nơi Giáo Hội và nhất là được săn sóc và dồi dào phương tiện cũng như điều kiện để bảo đảm sự sống đời đời
- Cái nhìn của sự lựa chọn ở đây không phải vì biết chọn một điều khôn ngoan mà chính vì biết chọn tình yêu Chúa Kitô (vì Thầy) và vì biết chọn đi theo con người Đức Ki-tô (vì Tin Mừng). Quả vậy, có Chúa là có tất cả, và đi theo Chúa Kitô là đi vào sự sống đời đời.
Câu nói của Chúa Giê-su trên đây đặt chúng ta trong tình trạng phải chọn lựa giữa cái “có” vật chất và Thiên Chúa.
+ Có vật chất là có của cải và dây liên hệ với gia đình. Các thứ này không bị kết án, nhất là gia đình, nhưng Chúa Giê-su có ý nhấn mạnh rằng lúc nào những thứ đó trở thành chướng ngại ngăn cản chúng ta tới gặp Thiên Chúa, lúc đó chúng ta cần phải can đảm dẹp bỏ.
+ Có Thiên Chúa là có tất cả, là có sự sống đời đời. Vì Người là Cha của chúng ta và chúng ta là con cái của Người. Và con cái thì được thừa hưởng gia tài của Cha, đó là sự sống đời đời trong vinh quang của Cha.
- Đặt câu nói của Chúa trên đây trong mối liên hệ với ơn gọi làm môn đệ của Chúa:
Đối với các môn đệ, Chúa Giê-su đòi hỏi phải từ bỏ ngay cái thâm sâu của cuộc hiện hữu. Đối với con người, gia đình và của cải vật chất là yếu tố cần thiết để sinh sống và làm việc. Chúa Giê-su đòi hỏi các môn đệ Người, phải từ bỏ ngay cả cái lẽ sống này để chấp nhận một lẽ sống khác, đó là vì Người.
Như vậy, Người tự đặt mình như cha, mẹ, anh chị, em… cho những người vì Người từ bỏ mọi gắn bó vật chất. Do đó họ sẽ gặp được trong Đức Ki-tô gia đình đông đảo của Người, sự giàu sang vô biên của Người, nhưng đồng thời có sự đau khổ, bách hại vì Đức Ki-tô, song chỉ tạm thời mà thôi.
3. Thánh Phê-rô, theo Tin Mừng hôm nay thắc mắc với Chúa Giê-su: “Thấy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!” Thắc mắc này là của Phê-rô cũng là thắc mắc muôn thuở của con người và của mỗi người chúng ta:
- Nhìn vào thế gian, chúng ta cảm thấy mất mát.
- Nhìn lên Chúa, chúng ta chưa thấy gì, chỉ có đức tin mới nhận ra sự sống sau cái chết.
4. “Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, còn kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu”:
Câu này có ý đảo ngược các giá trị vào ngày phán xét. Vì thế, khi bị thua thiệt vì Chúa và vì Tin Mừng, chúng ta đừng buồn, đừng nản nhưng phải đầy hy vọng.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10