Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần X Mùa Thường Niên (Mt 5,13-16) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
10/06/2024
3.6K
Lạy Chúa, dĩ nhiên, Chúa không là một nhà giảng thuyết vượt bản năng dễ dãi của quần chúng. Chúa luôn yêu sách! Ở đây Chúa đưa ra một đề cao cảnh giác: ơn gọi có thể trở nên yếu kém, mất đi hiệu năng… Lời mời gọi của Thiên Chúa trong ta có thể mờ nhạt... sau một thời gian quảng đại và nồng nhiệt, Đức tin có thể trở nên mờ tối. Chúng ta được báo động như thế. Lúc đó, ta sẽ trở thành vô dụng...
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN X MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 5,13-16

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: 2Cr 1,18-22

Đây là một ví dụ cụ thể về loại thử thách mà Phaolô phải vượt qua. cộng đồng ở Côrintô đang sôi sục. Các nhóm Kitô hữu đối nghịch nhau về những vấn nạn trầm trọng. Thư thứ nhất gửi Côrintô đã có trả lời. Nhưng những tranh cãi vẫn còn tiếp diễn. Và các đối thủ của Phaolô đã đưa ra những lời tố giác buộc ngài phải tự vệ…

Anh em thân mến xin Thiên Chúa là Đấng trung tín chứng giám cho rằng lời nói của chúng tôi đối với anh em, không phải là vừa “có” lại vừa “không”.

Hẳn người ta đã tố giác Phaolô là “thay đổi”, không biết chọn phe nào, để trả lời các vấn nạn cộng đoàn đặt ra cho ngài, hẳn ngài phải nhấn mạnh, để không làm cho ai bị tổn thương, khiến bây giờ người ta trách vì đã không biết được ngài muốn gì.

Thường một người “hoà giải” tách mình ra để tìm kiếm những quan điểm và những người đối nghịch.

Nhưng Phaolô tự vệ, người chỉ trung thành không phải với các phe đảng loài người, nhưng với Thiên Chúa. Người dựa vào Chúa " như Thiên Chúa trung thành", tôi có trung thực với anh em. Thế giới tân tiến ngày càng khám phá ra những định luật thông hảo giữa mọi người. không gì khó hơn là "thông hiệp cách chân thành". Có nhiều những phân rẽ và thiếu hiểu biết do "ngôn ngữ" mà ra. Các từ không có cùng một ý nghĩa đối với hết mọi người. người ta hành ác mà không muốn.

Lạy Chúa, xin giúp con người hiểu biết nhau.

Xin giúp con làm cho ngôn ngữ của con thành tiếng "có" tiếng "không" cho trong sáng rõ ràng.

Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô mà chúng tôi đã rao giảng nơi anh em, người không phải vừa "có" lại vừa "không", trái lại nơi Người, chỉ là "có" mà thôi.

Lạy Chúa định nghĩa này về Chúa làm cho con hoan lạc, vào ngày con khám phá ra nó. Chúa Kitô là "có".

"có", nghĩa là "tích cực", "trong sáng", "giản dị", "ngay thẳng", "đón nhận", "ưng thuận", sắp sẵn", "có" đây là từ ngữ của hôn nhân, của tình yêu, của thái độ ưng thuận đối với người khác.

"có" là biểu tượng của một "người không hướng về mình", nhưng "hướng về người khác".

"có", là một lối đáp trả. Phải có hai người, để tiếng "có" tồn tại, đáp ứng ước mong thầm lặng của người khác. như thế, tiếng "có" kết thúc và ưng nhận một nỗi chờ mong. Chúa Giêsu là Đấng luôn nói có với Thiên Chúa. Chớ gì con cũng là một tiếng "có".

Bao nhiêu lời hứa đã thành"có " ở nơi Người.

Chúa Giêsu là tiếng "có" của Thiên Chúa. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa nói "có" với loài người.

Đây cũng là một loại hôn phối, giao ước. Mầu nhiệm biết bao, Thiên Chúa kết ước với tôi, như hôn phu kết ước với hôn thê của mình. Mà Thiên Chúa luôn trung thành. Còn tôi lại quá ít trung tín với Người.

Nhờ Người, mà chúng tôi hôn lên lời "Amen" tôn vinh Thiên Chúa.

Trong tiếng Do Thái lời " Amen" tương ứng với tiếng "có" của chúng ta. Trong Phụng vụ thánh lễ, tôi sẽ cố thưa lời này cách tốt đẹp hơn. Và trong đời sống hằng ngày, tôi sẽ thưa cách tốt đẹp hơn qua các hành động mỗi ngày.

"chính nhờ Đức Kitô mà chúng ta thưa"có" với Thiên Chúa". Đúng vậy, "bởi tự mình", tôi không có khả năng thưa lên điều đó.

Thiên Chúa đã ghi dấu trên mình chúng ta, và đã ban cho lòng chúng ta bảo chứng của Thánh Thần.

Phaolô đã khởi hành từ một cuộc tranh luận mà ngài phải tự vệ trước những ấn công nhằm vào cá nhân ngài: nhưng ngài lại được đưa tới những mầu nhiệm cao cả hơn. Thánh Thần cư ngụ trong lòng con người!

Phaolô là người ý thức được việc mang Chúa trong mình.

Lạy Chúa, có thật vậy không? Và đây chỉ là thứ “đặt cọc”, một “bước đầu”, một khởi sự nhỏ cửa điều ngày kia sẽ trở thành toàn diện và dứt khoát: Xin cảm tạ!

Bài đọc II: I V 17,7-16

Khoảng một thời gian, khe Kerith cạn khô.

Tuy nhiên Thiên Chúa công đã truyền cho Êlia phải đi đến đó. Êlia đã vào hoang địa, gần,một khe nước theo lệnh Thiên Chúa. Lạy Chúa, nhiều lần chúng con có cảm tưởng là Chúa để các tín hữu "ngã quỵ”. Trước đau khổ và ngờ vực như thế, chúng con tự hỏi: "Tại sao? Tại sao Người đưa ngôn sứ Người là Êlia vào cơn sầu khổ.

Như lời Đức Giêsu đã thốt lên trên thập giá: “Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa. Người nỡ ruồng bỏ con sao?”

Ngươi hay đi đến Sarepta, thuộc đất Siđon, tại nhà một bà góa

Phải, bây giờ vị ngôn sứ nhận lệnh đi vào phần đất ngoại giáo. Trong khi vua Acab, thủ lãnh chính thức của một phần dân Thiên Chúa không nghe ông, thì một bà góa ngoại giáo thiện chí, xứ Siđon đã nghe ông.

Trong sách này đã báo trước cho ta biết thái độ kỳ diệu của thánh Phaolô mở đường cho vương quốc Thiên Chúa xâm nhập vào mọi dân tộc.

Êlia, vị thừa sai, giảng lời Thiên Chúa cho các người nghèo ngoại biên giới của Do Thái giáo. Đức Giêsu cũng sẽ nhấn mạnh đến chiều kích phổ quát này, khi nói về bà góa Sarépta với lòng thán phục vào chính lúc Người bị các người

đồng hương Nadarét chối từ (Lu ca 4,16-30).

Tôi đã sống bước đường truyền giáo thế nào.

Thái độ sâu xa của tôi đối với các người ngoại giáo, những kẻ ngoại lệ đủ loại, những người bất tín, không thuộc phe ta như thế nào?

Thiên Chúa yêu thương các người ngoại giáo. Còn tôi thì sao?

Tôi không còn miếng bánh nào... Chỉ còn một nắm bột và một ít dầu

Thiên Chúa sai Êlia, một con người nghèo, đói khát... đến với một bà góa cũng nghèo, đói, khát.

Cuộc đối thoại giữa Elia với bà góa Sarépta thật là bi đát. Đại hạn. Đói khát. Các của dự trữ đều cạn kiệt. Chỉ còn ít lạng bột.

Đừng sợ... Bà có gì thì cho nấy...

Elia Phải có niềm tin rất mạnh vào Thiên Chúa mới dám xin bà góa này chia sẻ cho ông đôi chút lương thực dự trữ. Bà góa này cũng phải có một niềm tin mạnh mẽ mới dám liều tất cả theo lời vị ngôn sứ.

Tôi có vững tin vào lời Thiên Chúa hứa ban không?

Ngày Nay, cũng chỉ có tình thương (cho đi cái gì bạn có! ) mới giải quyết được các vấn đề lớn của nghèo khổ, đói khát trên toàn thế giới. Hôm nay, tôi sẽ cho đi cái gì? Thiên Chúa yêu cầu tôi hy sinh điều gì như trường hợp Người đã yêu cầu bà góa.

Vò bột không vơi, chóe dầu không cạn như lời Giavê đã phán qua trung gian Êlia.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết phó thác hoàn toàn vào Người.

Chúng con sẽ đi đến với ai?.

Hôm nay con muốn phó trót thân con trong tay Người.

Bài Tin Mừng: Mt 5,13-16

Anh em là muối cho đời.

Muối thật là tuyệt. Không muối, lạt lẽo thiếu mùi vị.

Đức Giêsu vừa đặt trước mắt chúng ta mẫu người mà Người mong ước, đó là mẫu người của các mối phúc: Một con người “hạnh phúc" vì nghèo khổ, hiền hòa, xót thương người, trong sạch, bị ngược đãi, xây dựng hòa bình. Đó là mẫu người đòi hỏi nhiễu nỗ lực thể hiện và mang một nếp sống hoàn hảo! Đức Giêsu tiếp tục: Nếu anh em sống được như thế anh em sẽ là "muối cho đời”! Khi đó, anh em sẽ thực sự trở nên sức mạnh cho một nhân loại đang biến chất. Những con người đã hưởng trọn vẹn đời sống mình về Nước Thiên Chúa, thì đó là việc làm cứu độ nhân loại.. Những người hân hoan trong ngược đãi, thì đó là sức mạnh không thể thay thế được giữa lòng nhân loại...

Muối cống hiến vì đậm đà chung quanh nó.

Chung quanh tôi, cái gì đang lan truyền? Lòng nhân từ tình yêu, hương vị của Thiên Chúa? Hay vẻ cay đắng, bần tiện... tầm thường?

Nếu muối mà nhạt đi, thì hỏi lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc đổ ra ngoài cho thiên hạ chà đạp lên thôi.

Đó là trách nhiệm của môn đệ Đức Giêsu.

Cống. liến "vị đậm đà " cho trần gian.

Lạy Chúa, dĩ nhiên, Chúa không là một nhà giảng thuyết vượt bản năng dễ dãi của quần chúng. Chúa luôn yêu sách! Ở đây Chúa đưa ra một đề cao cảnh giác: ơn gọi có thể trở nên yếu kém, mất đi hiệu năng… Lời mời gọi của Thiên Chúa trong ta có thể mờ nhạt... sau một thời gian quảng đại và nồng nhiệt, Đức tin có thể trở nên mờ tối. Chúng ta được báo động như thế. Lúc đó, ta sẽ trở thành vô dụng.

Một Kitô hữu "vô dụng”.

Đó là người đã đánh mất hương vị của Thiên Chúa nơi mình.

Họ sẽ "bị tống khứ ra ngoài”, như khách mời dự tiệc không mặc áo cưới (Mt 22,12), như người tôi tớ bất tài và biếng nhát đã chôn giấu nén vàng của mình (Mt 25,30).

“Tin Mừng, chính là muối. Một số Kitô hữu đã biến Tin Mừng thành đường (Claudel)

Anh em là ánh sáng cho trần gian.

Dụ ngôn thứ hai, mang cùng một ý nghĩa như dụ ngôn thứ nhất... nhưng ở quy mô lớn hơn: Là “mặt trời" chiếu sáng trần gian!

Không có mặt trời, sẽ không có màu sắc, vẻ đẹp, sức sinh động.

Muối cho đời.

Anh sáng cho trần gian.

Đức Giêsu nhìn xa trông rộng. Người đề nghị cho các môn đệ một lãnh vực lớn rộng, như thế giới. Bên cạnh nhãn quan đó, cái nhìn của riêng ta thật là hẹp hòi biết bao!

Chung quanh tôi, có phát tỏa và rọi chiếu một ánh sáng nào không? Thánh Gioan ghi lại một lời tuyên bố của Chúa Giêsu: "Thầy là ánh sáng cho trần gian".

Các môn đệ chỉ là ánh sáng phản chiếu theo mức độ mô phỏng và thẩm nhiễm ánh sáng của Đức Giêsu. Điều đó gợi lên cho tôi một kiểu cầu nguyện nào đây?

Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lấy thúng úp lại nhưng đặt trên đế, hầu soi sáng cho mọi người trong nhà.

Đức Giêsu lưu ý tơi sức mạnh, hiệu năng của ánh sáng: ta không thể tiêu diệt ánh sáng, cũng không thể chống lại sự tỏa chiết của nó. Thật là phi lý, khi đốt một ngọn đèn, rồi lại đem giấu nó dưới đế! môn đệ, người của các mối phúc, là con người luôn tỏa sáng.

Cũng vậy, ánh sáng của ánh em phản chiếu giãi trước mắt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em Đấng ngự trên trời.

Tinh tú “của anh em" được chuyển dịch sang"đời sống thường ngày "của tôi”.

Ta cần ghi nhận, qua câu nói trên, Đức Giêsu không đề cập đến những tư tưởng, những chân lý mang tính lý thuyết. Điều mà trần gian mong đợi nơi các môn đệ Đức Giêsu, đó là các hành động.

Anh sáng mà Đức Giêsu nói đến đó là một cuộc sống..

“những công việc tốt đẹp anh em làm”. Và theo thông thường, tất cả những việc đó đều phụng sự Thiên Chúa, tôn vinh Chúa Cha.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Các con là ánh sáng thế gian.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

Muối ánh sáng và thành xây trên núi là những hình ảnh nói lên và trò chứng tá của người môn đệ trên trần gian.

1. “Chính anh em là muối cho đời”:

muối có hai công dụng chính: ướp cho khỏi hư và làm gia vị. Người môn đệ phải giữ cho xã hội khỏi suy thoái, đồng thời giúp cho sự thăng tiến của xã hội.

Người kitô hữu có trách nhiệm gìn giữ che chở, bảo vệ cho xã hội, cộng đoàn, gia đình và hoàn cảnh của mình sống khỏi suy thoái do những tệ đoan xã hội hoặc do những gương xấu lôi cuốn.

Người kitô hữu có nhiệm vụ góp sức mình vào việc thăng tiến xã hội, gia đình và cộng đoàn về mọi phương tiện: xã hội, văn hoá, kinh tế và đạo đức.

Người kitô hữu mang danh nghĩa là con cái Thiên Chúa, phải hết sức bảo vệ và phát triển danh nghĩa ấy trong môi trường thế gian, nếu không làm như vậy, thì người kitô hữu đã bị biến chất và trở nên vô sự vô tích sự.

2. “Chính anh em là ánh sáng cho thế gian”

 Anh sáng là cái gì rất tự nhiên: nguyên nó đã kéo sự chú ý của người ta: hữu xạ tự nhiên hương. Đời sống người môn đệ Chúa Kitô tất nhiên ảnh hưởng đến người khác.

Người kitô hữu là con cái sự sáng, phải dùng đời sống gương mẫu và chứng tá của mình để soi dẫn cho những người chung quanh biết đường về cùng Thiên Chúa.

Anh sáng Tin Mừng của Chúa phải được minh chứng qua lối sống của người kitô hữu.

 Chính đời sống của người kitô hữu phải là bài giảng Tin Mừng cho thế gian; hoạt động của người kitô hữu phải là dịp cho người ta ca tụng Thiên Chúa; vai trò của người kitô hữu; vai trò của người kitô hữu trong thế gian phải như ánh đèn chiếu sáng chân lý của Chúa cho mọi người.

3. Việc toả sáng bằng đời sống gương sáng và chứng tích để lôi cuốn, phải được coi là một bổn phận của người kitô hữu vì đèn thắp lên để soi sáng cho mọi nhà”.

Bản chất của ánh sáng là “những việc tốt đẹp anh em làm” vì thế người kitô hữu phải:

Tích cực việc thực thi những việc thương người: thương xác bảy mối và thương linh hồn bảy mối.

+ Dấn thân trong các công tác xã hội, bác ái.

+ Phải nhiệt tình trong việc phục vụ những lợi ích chung.

- Những việc “tốt đẹp” này không phải để phô trương đức hạnh, nhưng là để cho thiên hạ thấy mà khám phá ra “Thiên Chúa của anh em, Đấng ngự trên trời”

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT