Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần XIX Mùa Thường Niên (Mt 18,1-5.10.12-14) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
12/08/2024
332
Các môn-đệ hỏi Đức Giêsu rằng: "Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời?” Đức Giêsu gọi một em nhỏ đến đặt vào giữa các ông và bảo: “nếu anh em không hoán cải mà nên giống trẻ thơ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Ai hạ coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời”...
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN XIX MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 18,1-5.10.12-14

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Đnl 3,1-8

Môsê nói: “Tôi hôm nay đã một trăm hai mươi tuổi, tôi không còn đi đứng được nữa, nhất là khi Chúa phán cùng tôi rằng. Ngươi sẽ không qua sông Gio- đan này…”

Vậy là Môsê đến ngày cùng của đời mình, “một trăm hai mươi tuổi” là con số biểu trưng cho “sự hoàn hảo” Môsê cảm thấy mình già yếu và thú nhận là mình không thể đi đứng được nữa. Ong trở thành phế nhân, như nhiều người già khác.

Sự phân tích nhân loại ông thực tiễn về hiện trạng của mình được chuyển ngay thành lời giải thích tôn giáo: ông thấy được ý Chúa trong đó ông nghe Thiên Chúa nói với mình qua các bất trắc của tuổi già. "Chúa đã phán cùng tôi...”.

Lạy chúa, xin giúp chúng con biết lắng nghe lời Chúa trong các biến- cố và các hoàn cảnh của đời sống chúng con.

Chính Giôsuê đã qua trước ngươi như Chúa đã phán.

Như thế, Môsê sẽ không dẫn tới cùng công trình ông đã thực hiện. Ai trong chúng ta thực sự thấy được sự hoàn tất đầy đủ các dự tính của mình? Vào một lúc nào đó, phải biết rút lui và nhường chỗ cho người khác.

Lạy Chúa, Chúa đòi con thể hiện đầy đủ vai trò của con suốt thời gian đã được ban cho con. Xin giúp con đừng mất thời giờ dính liền với trách nhiệm của con. Và rồi, Chúa cũng đòi con chuyển giao trách nhiệm này: Lạy Chúa, một mình Chúa có thể hoàn thành điều con đã khởi đầu.

Chúa sẽ giao nộp các dân tộc cho các ngươi.

Chúng ta lấy làm chứng về những lời hứa tiêu diệt các dân mà Israel sẽ chiếm chỗ của họ tại Canaan. Kinh Thánh, như chúng ta đã ghi nhận, đặt tất cả vào sự tính toán của Thiên Chúa, không cần phân biệt những chương trình khác nhau. Một lần nữa chúng ta ghi nhận rằng lịch sử trằn tục có những âm hưởng sâu xa vượt khỏi những bề mặt sự việc, Thiên Chúa đều liên can... dầu chúng ta khó giải thích được chúng một cách tuyệt đối chắc chắn và chính xác như người Do thái.

Hãy dũng mạnh và kiên trì, vì chính Chúa là Thiên Chúa các ngươi dẫn đường cho các ngươi, Người sẽ không bỏ rơi và lìa khỏi các ngươi.

Hãy dành giờ để nếm hưởng sự cân bình của câu này. Chúng ta nghe được hai "hành động” liên kết với nhau trong cuộc chinh phục đất Canaan:

1. Thiên Chúa hiện diện ở đó, trung thành với các lời đã hứa, dùng sức mạnh để giúp dân mình tạo được miền đất để có thể sống tự do.

2. Nhưng dân cũng phải chiến đấu cho việc đó: Người đòi họ dũng mạnh và kiên trì.

Chúng ta biết rằng thực sự. Đất hứa không phải là quà tặng cho những đứa con được nuông chiều, Israel phải chiến đấu cao đạo để chiếm lãnh, bằng những nỗ lực lâu dài và khổ nhọc…

Trong cuộc sống chúng ta cũng thế, có hai hành động liên kết với nhau không được tách rời:

Thiên Chúa không làm gì mà không có ta, đây là vai trò của sự tự do của chúng ta.

Chúng ta không tìm được điều gì tốt mà không có Người đây là vai trò của dân thánh.

Ong Môsê gọi ông Giosuê đến và nói với ông: anh sẽ đem dân này vào Đất Nước Chúa đã thề hứa sẽ ban cho cha ông chúng... Chúa là Đấng dẫn đàng cho anh.

Trong việc chuyển giao quyền hành này, Thiên Chúa luôn có mặt.

Chúng ta luôn biết điều đó theo lý thuyết, nhưng phải cầu nguyện một lần nữa về điều đó: mọi trách nhiệm, giàu nhân bản nhất, Giosuê giản dị là một thủ lãnh chính trị, đều có một chiều kích tôn giáo. Tôi nghĩ đến các trách nhiệm của tôi.

Tôi cầu nguyện cho mọi người đang giữ những trách vụ rộng rãi nhất trong thành, trong các nhóm khác nhau... trong Hội Thánh.

Bài đọc II: Ed 2,8-3,4

Giavê phán với tôi rằng: “Còn ngươi, hỡi con nuôi, hãy nghe điều Ta sắp nói với người. Đừng phản nghịch loài phản nghịch này”.

Người ta không bao giờ nghe cho đủ.

Người ta tưởng mình nghe kẻ khác nói, nhưng lại thường nghe chính mình hay là sửa soạn trong thâm tâm điều mình sắp nói ra.

Để thực sự nghe người khác nói, tất nhiên ta phải làm cho mình trống rỗng, cởi bỏ hết mọi thành kiến.

Biết nghe là một trong các hình thức quan trọng của Tình yêu của lòng kính trọng.

Há miệng ra và ăn điều Ta sắp cho ngươi.

Như nhiều vị ngôn sứ khác, Êdêkien được Thiên Chúa hướng dẫn để thực hiện những “dấu chỉ”, những cử chỉ biểu tượng, vừa hữu hình vừa mang nhiều ý nghĩa.

Một bàn tay chìa ra cho tôi, cầm một cuốn sách có hình một cuộn giấy. Cuốn sách viết cả hai bên. Sách chép nhân bản cả tang chế, các ai ca, các lời than vãn. Người phán với tôi: Con người hỡi, ăn cuốn sách này đi, rồi ngươi hãy đi nói với nhà Israel.

Biểu tượng này thật rõ ràng: vị ngôn sứ sẽ phải nói lời Thiên Chúa... lời nói phàm nhân của ông sẽ có một giá trị thần linh trước tiên ông phải đồng hóa với tư tưởng của Thiên Chúa để trở nên phát ngôn viên của Người.

Và vì cuộc đi đày đã gần, kéo theo nhiều đau khổ, điều phải nếm thì cay đắng đó là "tang chế, than van, rên siết”.

Phải đảm nhận cuộc sống của tôi. Đối mặt với những gì xảy đến.

Hãy nuôi ngươi và ăn no với cuốn sách Ta ban cho ngươi đây.

Không phải lãnh nhận lời Thiên Chúa cách thụ động, bên ngoài. Phải nuôi mình, phải ăn no lời Chúa. Để kéo dài hình ảnh này, người ta dám nói rằng phải tiêu hóa, phải đồng hóa, lời Chúa làm thành của ta.

Hình ảnh “ăn” lời Thiên Chúa chắc chắn, đã gọi lại cho ta, bài diễn văn trọng đại của Đức Giêsu trong chương 6 Tin Mừng thánh Gioan, khi quả quyết Người là “bánh sự sống”: “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau

hư nát, nhưng để có lương thực trường tồn đem lại phúc trường sinh... bánh Thiên Chúa ban, đem lại sự sống cho thế gian...Ai đến với tôi không phải đói. Ai ăn bánh này sẽ được

sống đời đời".

Cơn đói của tôi thế nào?

Tôi có nuôi mình bằng lời Chúa đủ chưa? tôi có biến lời Chúa nên xương thịt, thành cuộc sống của tôi không? Thực hành không chỉ bằng lời nói suông, và bằng những thái độ, bằng các hành động cụ thể.

Vậy tôi đã ăn cuốn sách và nó ngọt như mật ong nơi miệng tôi.

Nỗi đắng cay của cuộc sống, những lời than vãn và những tiếng rên siết, sẽ dịu bớt khi tiếp xúc với lời Thiên Chúa.

Đó con là môt biểu tượng.

Có lúc lời Thiên Chúa lại trở lên một rát rúa, một vấn nạn, một sự tranh cãi. Cũng có lúc nó trở nên ngọt ngào êm dịu, an ủi.

Dù sao, Thiên Chúa cũng là “Tin Mừng", là Phúc Am…

Thỉnh thoảng phải tập sống cái biểu tượng này: chẳng hạn đón nhận lời Chúa và có thể nói “nhai đi nhai lại ", thưởng nếu như khi ta thương mến một món ăn ngon. Đó là một trong các cách thức cầu nguyện mà các nhà tu đức thường xuyên làm là lặp đi lặp lại một câu rất đơn sơ, bằng cách chú ý đọc lên trên môi miệng, rồi nội tâm hoá nó.

Bấy giờ Người nói với tôi: “Hỡi con người, đứng dậy, đi đến nhà Israel và ngươi sẽ nói với nó qua các lời của Ta.

“An lời Thiên Chúa” trở thành một trách nhiệm truyền giáo: Phải "đi" đến với các anh em mình.

Bài Tin Mừng: Mt 18,1-5.10-14

Theo lược đồ của Matthêu, hôm nay chúng ta sẽ đề cập tới diễn từ quan trọng thứ tư của Đức Giêsu: Mát-thêu tập hợp ở đây, những giáo huấn xoay quanh đề tài “nếp sống công đoàn”.

Các môn-đệ hỏi Đức Giêsu rằng: "Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời?” Đức Giêsu gọi một em nhỏ đến đặt vào giữa các ông và bảo: “nếu anh em không hoán cải mà nên giống trẻ thơ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Ai hạ coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời”.

Đó là quy luật đầu tiên của đời sống cộng đoàn, quan tâm đến những người thấp bé nhất... Bản thân cũng trở nên bé nhỏ... Ta cố hình dung ra "cảnh tượng trên giữa buổi họp mặt, Nhóm Mười Hai trang trọng và đạo mạo đã nghiêm chỉnh đặt vấn đề với Đức Giêsu về "địa vị phải tôn trọng và cấp bậc" cần phải thiết lập (ai là người lớn nhất)... Đức Giêsu gọi một em nhỏ đang chơi ngoài đường và ném em lọt thỏm vào giữa những người vô vọng! hãy trở nên như em nhỏ này".

Thật là một cuộc đảo lộn! Tùy theo tính khí cá nhân, mỗi người chúng ta có thể suy niệm về lệnh truyền đầu tiên này: “Hãy trở nên như trẻ nhỏ”.

Nét tươi mát, vẻ đẹp, tính hồn nhiên thái độ tin tưởng của trẻ. …Tại sao không? Nhưng tư tưởng của Đức Giêsu muốn xoáy sâu vào một lĩnh vực khác "cao trọng" và "thấp bé" như thế, đối với Đức Giêsu, xem ra điều cốt yếu là: Hãy luôn sống lệ thuộc, đừng lên mặt phách lối, không nên làm như kẻ cả: trẻ nhỏ không thể sống hoàn toàn đơn độc. Nó không thể tự túc được. Nó cần được yêu. Nó mong chờ tất cả nơi mẹ nó.

Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy.

Toàn bộ giáo thuyết cao cả về Nhiệm thể, mà sau này thánh Phaolô quảng diễn, đã có mầm mống trong kiểu nói hoàn toàn đón muốn trên đây. Tất cả những gì ta làm cho một kẻ bé mọn nhất, là ta làm cho Đức Kitô.

Ai đụng chạm tới một em nhỏ là đụng chạm tới Đức Giêsu Thánh Phaolô sẽ khám phá ra điều đó trên con đường đi Đa-mát: “Ta là Giêsu mà nhà ngươi đang bách hại”.

Đó là nền tảng (sâu sắc biết bao l) cho toàn diện nếp sống cộng đoàn: tôn trọng mọi người; nhất là những kẻ yếu kém nhất. Thường ta còn sống xa lý tưởng đó.

Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này: Quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.

Những kẻ kém quan trọng dưới mắt người đời... những kẻ ta coi như vô tích sự… lại kể như vô cùng quan trọng trước mặt Thiên Chúa. Đó là cách đánh giá cao những kẻ "bé "mọn" trước mặt Thiên Chúa. Thế thì làm sao ta lại có thể coi thường họ được?

Anh em nghĩ sao?

Đây là cách thức thảo luận tự do, Đức Giêsu thường đối thoại như thế. Ai cũng có thể phát biểu ý kiến của mình.

Nếu ai có một trăm con chiên mà lạc mất một, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao?

Đây còn là một quy luật cốt yếu nửa của đời sống “trong Giáo hội”. Nhóm Pharisêu là những người sống tách biệt” và thường lên án khắt khe những kẻ tội lỗi, khiếm khuyết... Những người này bị loại ra khỏi bữa tiệc thánh, bị coi như thù nghịch với Thiên Chúa. 'Thế mà, rõ ràng Thiên Chúa lại hành động hoàn toàn khác: người không chờ đợi thái độ sám hối mới yêu thương tội nhân, nhưng Người bỏ tất cả những gì còn lại, để đi tìm kiếm kẻ có tội!

Cũng vậy Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất.

Trong cộng đoàn của chúng ta hiện nay, số phận của những kẻ bé mọn, yếu kém, tội lỗi mà Thiên Chúa vẫn yêu thương mà Đức Giêsu sẵn sàng đi đến cùng, ra sao? Hiện Đức Giêsu đang nói thế. Những ngày sắp tới, Người sẽ đổ máu ra vì họ.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Phải nên như trẻ con mới được vào Nước-Trời.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

Có lẽ chương 18 của Matthêu gom một số lời Chúa Giê-su dạy về đời sống trong cộng đoàn Hội Thánh, mở đầu bằng một câu hỏi do các môn đệ nêu lên vấn đề: ai là người lớn nhất, sau đó câu hỏi của Phêrô nêu lên vấn đề tha thứ.

Bài Tin-Mừng hôm nay ghi lại giáo huấn của Chúa Giê-su về con đường thơ ấu, là con đường vào Nước-Trời. vì thế, sống trong cộng đoàn phải chú ý đến những kẻ bé mọn. Để chứng thực việc cần phải giúp đỡ những kẻ bé mọn, Chúa Giê-su đã trình bày dụ ngôn về con chiên lạc cần phải được tìm về.

1. “Thưa Thầy ai là người lớn nhất trong Nước-Trời?”

Qua câu hỏi này, chúng ta nhận thấy các môn đệ đang mang nặng tính tham lam quyền lợi. Từ những kinh của những môn đệ ở đây, chúng ta nghiệm thấy trong cộng đoàn, cũng như trong Hội Thánh, có một số người thì độc quyền mà chẳng hề thắc quyền hành do đâu, một số khác thì tức bực mà không tự hỏi xem nguyên nhân nào khiến lòng họ âm thầm ganh tỵ! sống trong cộng đoàn, bạn có tâm trạng như vậy không?

2. “Nếu anh em không quay trở lại mà nên như trẻ em thì sẽ chẳng được vào Nước-Trời”:

Chúa Giê-su đặt một em bé vào giữa nhóm môn đệ như thể một dụ ngôn sống động, để giải thích việc vào Nước-Trời:

-Kiểu nói: trở lại mà nên như trẻ em hoặc “nên giống con trẻ”, không phải vì chúng ngây thơ vô tội, hay một đức tính luân lý nào khác như vâng lời, thật thà…nhưng ở chỗ chúng sống lệ thuộc vào người lớn. Trong Nước-Trời, chính lòng tin làm cho môn đệ gắn bó, lệ thuộc vào Chúa Giê-su. để được như vậy, cần phải hoán cải, tức là từ bỏ thân để đi theo Chúa Giê-su. giá trị cao trọng thật của người môn đệ là ở chỗ đó. Lý tưởng, luật sống căn bản trong cộng đoàn là Kitô, càng bảo đảm được vào Nước-Trời và như vậy càng làm lớn trong Nước-Trời, khiến cho chúng ta khâm phục, cảm mến và ngưỡng mộ.

3. “Vậy ai tự hạ mình, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước-Trời”:

Được vào Nước-Trời là phần thưởng cao quý nhất, nên được gọi là lớn nhất trong Nước-Trời. sống thánh thiện theo con đường thơ ấu của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu là mẫu gương cho những ai tự hạ, coi mình như trẻ nhỏ.

“Anh em hãy coi chừng, chớ khinh miệt một ai trong những kẻ bé mọn này…”:

Bé mọn ở đây theo nghĩa đen là những trẻ nhỏ, nhưng theo nghĩa bóng là những người cần được giúp đỡ như những người nghèo đói, dốt nát, bệnh hoạn, tội lỗi…; Chúa bảo chúng ta đừng khinh miệt những người đó, nhưng phải nhạy cảm để nhiệt tình giúp đỡ trong tinh thần vị tha và vô vị lợi.

Tiếp đón những kẻ bé mọn nhân danh Chúa Giê-su có nghĩa là vì Chúa Giê-su đã truyền dạy như vậy, đàng khác vì Chúa Giê-su tự đồng hoá mình với những kẻ bé mọn: tiếp nhận họ là tiếp nhận chính Thầy (Mt 18,5; 25,33…).

4. “Cha của anh em…không muốn cho một ai trong kẻ bé mọn này phải hư mất”:

Để diễn tả lý do phả tiếp đón những kẻ bé mọn, Chúa Giê-su đã dựa vào dụ ngôn con chiên lạc để trình bày về lòng thương xót của Thiên-Chúa Cha đối những kẻ bé mọn là hình ảnh những tội nhân. Những kẻ bé mọn là đối tượng của tình thương yêu của Thiên-Chúa, vì thế khi chúng ta giúp đỡ những kẻ bé mọn, đó là thực thi ý của Thiên-Chúa, vì đó là hành vi chứng thực lòng mến Chúa, vì “Ai yêu mến ta thì giữ lời Ta”.

Chính vì ý nghĩa này mà Hội Thánh có nhiều tổ chức từ thiện, bác ái và Tông Đồ để phục vụ con người, chúng ta ở trong bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào, điều kiện nào cũng có thể thực thi những tâm tình, hành vi, cử chỉ, lời nói và việc làm để phục vụ những ke bé mọn theo tinh thần của Chúa./.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT