Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần XXIX Mùa Thường Niên (Lc 12,35-38) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby
21/10/2024
651
Không bào giờ Kinh Thánh nói về tội nguyên tổ mà không đồng thời gợi lên phương thuốc Thiên Chúa tiên liệu. Không, Thiên Chúa không tha phép cho tội lỗi, mà không biết đến những kỳ diệu của ơn tha thứ. Tạo dựng Ađam, Thiên Chúa đã thấy Chúa Giêsu, Đấng vâng lời ''tuyệt hảo, Người “ Con" toàn vẹn ! Đó là sự sống, là sự thiện vinh thắng...
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN TUẦN XXIX MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 12,35-38

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Ep 2, 12-22

Thưa anh em, anh em hãy nhớ lại rằng thuở ấy anh em không có Đấng Kitô, không được hưởng quyền công dân Israel, xa lạ với các giáo ước không có niềm hy vọng và không có Thiên Chúa ở trần gian này.

Đúng vậy, ngày xưa có những người được “ưu đãi" và những người “không được ưu đãi". Sự phân tách căn bản này được duy trì gắt gao như : Cấm hẳn các người ngoại giáo bước qua nội cấm đền thờ, khu dành riêng cho họ... ai vi phạm sẽ bị án tử. Lòng khinh miệt người ngoại giáo này làm nảy sinh sự chống đối Do thái giáo khá phổ biến.

Nhưng, hãy coi chừng, đừng vội lên án ai. Có ai nói được các thái độ kiêu hãnh này đã hoàn toàn biến dạng : Ngày nay lại không còn nữa, như chủ nghĩa xã hội, kỳ thị chủng tộc, phân chia khu vực, mặc cảm, tự tôn, giai cấp, đặc quyền ? Phải chăng chính từ “công giáo" cũng thay đổi nghĩa để giữ lại một ý nghĩa mỉa mai ?

Lạy Chúa, xin tha thứ cho những thái độ hẹp hòi và ưa loại trừ của chúng con.

Chính Người Đức Kitô, là "bình an" của chúng ta : Người đã liên kết đôi bên, dân Do Thái và dân ngoại thành một. Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách, là sự thù ghét. Người đã hủy bỏ luật cũ các điều răn và giới luật…

Một trong các hiệu quả căn bản của ơn cứu chuộc là sự hiệp nhất; bình an, xoá bỏ các chủ nghĩa chủng tộc, phá đổ "bức tường ngăn cách loài người với nhau”. Và đối với Thánh Phaolô, điều ấy được tượng trưng qua việc các người Kitô hữu gốc Do Thái và các Kitô hữu gốc ngoại sống chung trong lòng Hội Thánh.

NGÀY NAY, trong thế giới và trong Hội Thánh, điểm nào là điểm gây rạn nứt, đổ vỡ và hận thù?

Đức Kitô, khi thiết lập hòa bình, Người đã tác tạo đôi bên thành một người mới duy nhất nơi chính bản thân Người. Nhờ Thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hòa giải với Thiên Chúa, trong một thân thể duy nhất.

Đó là điều Đức Kitô "đã muốn!”

Và Người còn muốn điều đó nữa.

Nên lưu ý rằng cho đến lúc này, Phaolô nói về điều phân rẽ người này, với người khác”, bây giờ ông nói về sự hòa hợp với Thiên Chúa”. Hai viễn ảnh được nối kết có cùng một Cha chung thì cần phải phát triển tình huynh đệ.

Lạy Chúa Giêsu, xin làm cho con biết kết hợp với ý muốn Người.

Đi vào cuộc mạo hiểm của tình yêu tức là biết “kết hợp", biết "tạo hòa bình”, "hoà giải”, biết "liên kết" tất cả các điều

ấy là nhờ giá máu Thập giá. Đó không phải là một công trình

nhỏ mọn dễ thực hiện.

Lạy Chúa, xin làm cho chúng con thành những người biết xây dựng hòa bình và tình thương.

Trong bản thân Người , Người đã tiêu diệt sự thù hằn.

Lạy Chúa, ước gì còn tiếp tục cùng với Người để tiêu diệt sự thù hận.

Nhờ Người, cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí duy nhất mà đến cùng Chúa Cha. Anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng quyền với dân thánh là người nhà của Thiên Chúa... .Anh em cũng được xây dựng thành ngôi nhà Thiên Chúa.

Chúng ta không còn loại trừ ngày xưa, không còn kiều dân sắc tộc hạ cấp. Mọi người đều bình đẳng trước Thiên Chúa. Tất cả đều là con của Người. Tất cả đều thuộc một gia đình. Và đền thờ chính thức của Thiên Chúa không còn xây bằng đá, nhưng bằng những con người sống động : Thiên Chúa ở giữa nhân loại... điều này làm cho con người có một giá trị siêu phàm.

Điều đó có nằm thay đổi gì trong mối tương quan của tôi với người khác, trong tư tưởng và hành động ?

Bài đọc II : Rm 5,12-16.17-20

Trong đoạn văn này, Phaolô lấy lại một ý tưởng thân thiết của Người : một nhân loại tội lỗi được tặng ban cho sự công chính hoàn toàn ban không, nhờ Đức tin.

Người áp dụng viễn tượng hùng vĩ này cho hai thủ lãnh đứng đầu nhân loại : Người nói, tất cả thu gộp lại nơi hai người Ađam và Đức Kitô.

Bởi Ađam sinh ra tội lỗi, bất trung, án phạt, sự chết. Bởi Chúa Kitô, sinh ra ơn phúc ban không, tuân phục, sự minh chính, sự sống.

Do một người (Ađam) mà tội lỗi đã nhập vào thế gian và do tội lỗi có sự chết.

Tội lỗi, quyền lực các tác hại, lây lan.

Từ một tội, một người nảy sinh ra các tội khác. Nó như một cơn bệnh dịch, hay như một cơn cuồng loạn tập thể, hay như một tình liên đới.

Lạy Chúa, xin giúp con hiểu rõ hơn trách nhiệm thuộc về con, chỉ cần mở mắt nhìn thế giới Hôm Nay, với các ảnh hưởng, sách báo quyến rũ tập thể, để nắm biết được cái nhìn này đúng thực biết bao “ Con" góp phần vào môi trường của sự dữ, mỗi khi con phạm phải: “ Con” lụy phục quyền lực sự dữ, mỗi khi con không mạnh mẽ chống lại. Đấng gánh tội trần gian, xin thương xót chúng con!”.

Vì nếu bởi tội của một người mà nhiều người phải chết thì ân sủng của Thiên Chúa và ân huệ kèm trong ân sủng của một người là Đức Giêsu Kitô. Ở đâu càng đầy tràn tội lỗi, thì ở đó càng tràn đầy dư dật ân sủng.

Thánh Phaolô nói, giữa Adam và Chúa Giêsu, không có chung một cân lượng. Không có sự tương tự giữa hai vị. Đây là sự đối nghịch.

An sủng vượt trội tội lỗi. Ân sủng được trao ban dư tràn! tình liên đới trong sự dữ chẳng là gì bên cạnh sự dư dật về tình liên đới trong sự thiện.

Như thế, Thánh Phaolô chỉ tỏ bày những tàn phá “của tội nguyên tổ " như mặt trái của một mầu nhiệm khác, là ơn cứu rỗi “nguyên thủy" trong Chúa Giêsu. Người ta chỉ có thể hiểu được tội nguyên tổ như hiểu được sự diệu kỳ của tình liên đới cứu rỗi trong Chúa Giêsu. Trên bình diện các kế đồ của Thiên Chúa, sự dữ không hiểu được nếu không được hướng tới việc được cứu rỗi trong Chúa Giêsu.

Vâng, con tin rằng Chúa Giêsu trội vượt hơn Ađam về hiệu năng.

Vâng, con tin rằng sự lành hiệu nghiệm hơn sự dữ.

Vâng, lạy Chúa, con tin rằng ơn thánh trổi vượt trên tội lỗi.

Đức công chính của một người truyền sang mọi người đưa tới bậc công chính ban sự sống.

"Một mình” Chúa Giêsu…

"Tất cả" chúng con.

Vì như bởi tội không vâng lời của một người mà muôn người trở thành những tội nhân thế nào, thì do đức vâng lời của một người mà muôn người trở thành kẻ công chính cũng như thế.

Tôi muốn chiêm ngưỡng lâu hơn “Đấng duy nhất" công chính. "Đấng duy nhất" đã thể hiện ý Cha cách trọn hảo, không bỏ dở.

Không bào giờ Kinh Thánh nói về tội nguyên tổ mà không đồng thời gợi lên phương thuốc Thiên Chúa tiên liệu. Không, Thiên Chúa không tha phép cho tội lỗi, mà không biết đến những kỳ diệu của ơn tha thứ. Tạo dựng Ađam, Thiên Chúa đã thấy Chúa Giêsu, Đấng vâng lời ''tuyệt hảo, Người “ Con" toàn vẹn ! Đó là sự sống, là sự thiện vinh thắng.

Như tội lỗi đã thống trị làm cho người ta chết thế nào, thì nhờ đức công chính, ân sủng sẽ thống trị làm cho người ta sống đời đời do Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta cũng như vậy.

BÀI TIN MỪNG: Lc 12,35-38

Từ vài năm nay, người ta nhấn mạnh khá nhiều tới sự kiện : Kitô hữu đích danh cần phải tháp nhập đức tin mình vào chính lòng cuộc sống nhân loại, và do đó cần phải chia sẻ tới mọi người trước những dự phóng lớn lao có tinh tập thể, liên hệ đến công cuộc giải phóng con người và tình huynh đệ phổ quát đang diễn ra trong dòng lịch sử.

Quả thực, đã có những thời kỳ, người Kitô hữu xem ra lơ là trước vấn đề trần thế : Mới đây người ta vẫn còn nặng lời, tố cáo Giáo hội. Họ cho rằng : Đức tin là thuốc phiện đầu độc dân chúng”… tư tưởng về thiên đàng hỏa ngục như một cớ lẩn trốn nhằm ru ngủ con người không động viên con người thiết thân với công việc trước mắt.

Thiên Chúa nghĩ gì về vấn đề này?

Và Tin Mừng có thực sự chủ trương như thế không?

Và nếu Tin Mừng có sức động viên con người, thì nhằm cổ vũ theo hướng nào?

Thiên Chúa nói với các môn đệ rằng : “ Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn”.

Vén vạt áo lên thắt gọn ngang lưng, đó là thái độ sẵn sàng làm việc. Đó là tư thế phục vụ (Lc 12,37. 17,8; Ga 13,4 ; Ep 6, 14). Đó cũng là tư thế của kẻ lên đường, như dân Do Thái sử dụng khi cử hành lễ Vượt qua (Xh 12, 11).

Cầm đèn cháy sáng trong tay, là thái độ sẵn sàng tiến bước, không dừng lại, dù đêm tối.

Không, Kitô hữu không thể lơ là bất động. Trái lại, cần luôn lanh lẹ, sẵn sàng hành động, sống trong tư thế phục vụ, ngày cũng như đêm.

Tôi có luôn sẵn sàng phục vụ, bất cứ lúc nào, giây phút nào không?

Hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới là gõ cửa, là mở ngay.

Vậy luôn sẵn sàng chờ đợi cái gì, chờ đón ai ? Thưa, chờ đợi một "cuộc tới gặp” , một “sự trở về” của một người nào đó. Chi tiết “đi ăn cưới về" muốn nói đến một giờ đã muộn và bất định. Trong nếp sống thôn dã thời xưa, hầu như người ta trở về nhà muộn, chỉ vì tham dự đám cưới.

Vâng, Đức Giêsu sẽ đến.. Người ta có nguy cơ không còn chờ đợi Người được nửa. Bởi vì Người có thể đến "đột xuất” không báo trước, cách âm thầm. Tôi có luôn sẵn sàng tiếp đón Đức Giêsu không ? Người sẽ “đến" bằng cả ngàn cách : 

Trong lời Người, được trình bày mỗi ngày. Người ở đó tôi có trung thành : cầu nguyện không ? trong mọi người đang cần đến tôi. Người ở đó . . . "Ta đói, Ta cô độc...

- Trong Giáo hội và những điều Giáo hội trình bày: Người ở đó “Ai nghe anh em là nghe Thầy".

- Trong các biến cố, các “dấu chỉ thời đại" cần được nhận ra. Người ở đó...

- Trong những niềm vui, nỗi khổ của tôi trong cái chết và đời sống tôi... Người ở đó …

Con cái từ trường lớp trở về : chính là Đức Giêsu tới và đang chờ đợi thái độ của tôi. Một bạn học đến nhờ tôi giúp đỡ một tay : Đó là Đức Giêsu đến. Người ta mời tôi tới tham dự một buổi họp mặt để chia sẻ nếp sinh hoạt của nhà trường, xí nghiệp, tập đoàn, Giáo hội : Tôi lại cứ nằm kềnh ở xó nhà sao ? Tôi chuẩn bị bữa ăn... Tôi làm việc tại bàn giấy, tại công trường. . . Tôi nhận lãnh một trách vụ được trao phó... Đó là Đức Giêsu đến và cần phải tiếp đón người.

Khi chủ về nhà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ.

Tỉnh thực, theo nghĩa chính xác, là từ chối giấc ngủ ban đêm để hoàn thành một công việc khẩn cấp, hay để khỏi bị kẻ thù đột kích…. Theo một nghĩa tượng trưng hơn, tỉnh thức là chống lại tính mê muội, ươn lười để luôn sống trong tình trạng sẵn sàng : Hạnh phúc thay ! Hạnh phúc thay ! Con người biết tỉnh thức

Thầy bảo thật anh em: Chủ sẽ thắt lưng lại, đưa họ vào bàn ăn, và đến tận bên mà tiếp đãi.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

HOÀN CẢNH:

Sau khi Đức Giêsu giảng dạy dân chúng về vấn đề đừng ham mê của cải 12,13-21; hãy tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng 12,22-32 và hãy tích trữ của cải cho đời sau 12,33-34, thì ở đây Chúa nhắn nhủ phải thực hiện những điều giáo huấn đó để luôn luôn sẵn sàng cho giờ chết của mình.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng này ghi lại những lời Chúa dạy về việc phải luôn luôn sẵn sàng cho giờ tử giã cõi đời này để bước vào sự sống đời sau.

TÌM HIỂU:

35"Anh e hãy thắt lưng …":

- Đây là lối ăn mặc của người đang làm việc theo phong tục người Do Thái.

- Theo nghĩa bóng là phải sẵn sàng, tức là loại bỏ tất cả những gì làm cản trở sức sống thiêng liêng của ta: như các đam mê theo dục vọng bất chính. Về điều này Thánh Phaolô cũng khuyên nhủ chúng ta: phải tỉnh thức và tiết độ (1Pr 5,8).

"Thắp đèn cho sẵn" là thái độ tỏ lòng mong đợi Đấng Cứu Thế (Xh 12,11), nghĩa bóng là có một đời sống đức tin cậy mến sáng ngời để chờ đợi Chúa đến trong giờ chết của mình. về điều này Thánh Phaolô có nói: "phải là một lính chiến, can đảm chống lại mọi mưu chước của ma quỷ, thế gian, xác thịt với khí giới của Thiên Chúa: lấy chân lý làm đai lưng lấy công chính làm áo giáp, lấy nhiệt thánh với Tin mừng làm giấy trận, lấy đức tin làm thuẫn, lấy ơn cứu độ làm mũ và lấy lời Chúa làm gươm" (Ep6,14-17).

36 "hãy làm như những người đợi ông chủ đi ăn cưới về …":

Chi tiết này gợi ý về một thời điểm khuya khoắt và bất ngờ, không đoán trước được. Vì thế ở đây cũng mang ý nghĩa phải tỉnh thức trong trung kiên và bền đỗ.

37 "Khi chủ về …":

- Tỉnh thức và sẵn sàng trong tư thế "thắt lưng" và "thắp đèn" như vậy, thì bất cứ ông chủ đến ngày nào, giờ nào thì đầy tớ cũng sẵn sàng nghênh đón, và đó là hạnh phúc của người đầy tớ

chi tiết này nói lên phần thưởng bội hậu ở đời sau

38 "Nếu canh hai hoặc canh ba…":

Thức đến lúc đêm khuya là thái độ trung tín và kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn này là ông chủ hai lòng và như vậy là hạnh phúc cho đầy tớ. Ở đây nhấn mạnh thêm về thái độ phải tỉnh thức, phải sẵn sàng luôn trong mọi nơi, mọi lúc và mọi hoàn cảnh, để có thể đón Chúa đến (giờ chết) với mình. và ai sẵn sàng như vậy là người có phúc. Vì Nước Trời là của họ.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Qua bài Tin Mừng này, Chúa Giêsu dạy chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức và sẵn sàng trông chờ Chúa đến

- Tỉnh thức bằng cách luôn luôn sống trong ơn Chúa. Muốn vậy, ta phải tránh tội và chừa cải tội lỗi

- Sẵn sàng bằng cách chăm lo làm việc lành phúc đức để chuẩn bị cho cuộc sống đời sau

2. "Thắt lưng" là tư thế của một người đang làm việc. Điều này dạy chúng ta phải luôn luôn chăm lo những việc thanh tẩy đời sống và thánh hóa bản thân : đó là những công việc người kitô hữu phải làm hằng ngày

3. "Thắp đèn cho sẵn" là hiệu quả công việc. Điều này dạy chúng ta phải sống gương sáng để làm vinh danh Chúa và gương sáng cho tha nhân

4. "Ông chủ thắt lưng… đến bên tường người mà phục vụ": Phần thưởng bội hậu đời sau. Điều này thúc đẩy chúng ta chăm lo đời sống mỗi ngày một hơn để xứng đáng lãnh phần thưởng đời sau

5. "Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về…". Theo tập tục Do-Thái thì ban đêm chia thành bốn canh. Kiểu nói canh hai canh ba có ý nhấn mạnh về việc thức khuya của đầy tớ. Ở đây nêu cao tinh thần nhiệt thành của đầy tớ. Chúng ta phải nhiệt thành và trung tín trong việc tỉnh thức và sẵn sàng chờ giờ Chúa đến

6. Thì thật là phúc cho họ" : Cái phúc đích thực không phải những cái thành công ở đời này, nhưng là phần thưởng đời sau. Chúa Giêsu cũng xác định điều này khi Người nói: "Anh em đừng mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em , nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời" (Lc 10,20).

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT