Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần XXVII Mùa Thường Niên (Lc 10,38-42) | Giáo Phận Phú Cường
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN XXVII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 10,38-42
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: Gl 1, 13-24
Để tự bào chữa trước những lời ám chỉ vu khống của các Kitô hữu gốc Do Thái, Phaolô bắt buộc phải thuật lại các biến cố xảy ra trước và sau cuộc trở lại của mình : vì một tiếng gọi riêng tư của Thiên Chúa, ông mời bỏ tập tục đã hấp thụ lúc thiếu thời.
Thưa anh em, anh em hẳn đã nghe nói tôi đã ăn ở thế nào trước kia trong đạo Do thái: Tôi đã quá hăng say bắt bớ và những muốn tiêu diệt Hội Thánh của Thiên Chúa. Trong việc giữ đạo Do Thái, tôi đã vượt xa nhiều đồng bào. Hơn ai hết, tôi đã bỏ ra nhiệt thành với các truyền thống…
Không được ! Ta đừng hạch hỏi ông về những lý thuyết chính truyền! Trở nên một người Biệt phái đúng hiệu ư, ông đã là như thế rồi ! Bênh vực truyền thống của cha ông, việc đó ông đã bênh vực hết sức nhiệt thành ! "Trong việc giữ đạo Do Thái, tôi đã vượt xa nhiều đồng bào cùng lứa tuổi với tôi”. Nếu ông đã thay đổi lập trường, thì không phải bởi thị hiếu cá nhân... nhưng có thể nói ông bị cưỡng bách. Ong đã là "người bắt đạo", Thiên Chúa đã biến ông nên "tông đồ”. Lạy Chúa, xin giúp chúng con ngoan ngoãn nghe các ơn soi sáng của Người Xin giúp chúng con đủ khả năng để đặt ra những vấn đề căn bản.
Nhưng Thiên Chúa đã thi ân, đã chọn tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và kêu gọi tôi: một ngày kia, khi Người khứng mạc khải Con của Người cho tôi.
Phaolô lấy lại lại diễn tả truyền thống của Kinh Thánh để nói rằng Thiên Chúa đã có sáng kiến: chọn ông từ trong lòng mẹ”. Đó là một cách cưỡng chế cấp thiết bắt phải nhận mà không nói lên được sự đồng ý của mình... Một chọn lựa triệt để tối cao, đi trước công nghiệp của mình.
Trong nhiều trường hợp khác, Phaolô sẽ nói ra làm sao ông đáp trả cách tự do và quảng đại tiếng gọi này. Nhưng ở đây, ông nói nên tính cách đột ngột của "ơn Thiên Chúa" ban “nhưng không". Trên con đường Đamas, ông đã bị chộp bắt, bất chấp cả ông, trong lúc hăng say bắt bớ Hội Thánh... và ông đã trở lại, không có chút công nghiệp, cũng không hay biết tí gì.
Lạy Chúa, xin giúp con biết tin tưởng vào ân sủng quyền năng của Người, vào cách khởi xướng ân cần của Người đối với con cũng vậy, ngay từ trong chiếc nôi, lạy Chúa, Người đã nghĩ tới, đã trao cho con một phận vụ mà con sẽ thi hành trong thế gian. Lạy Chúa, con có theo như vậy không ? Xin giúp con biết ở nơi mà Người muốn con ở, và con trở nên như Người muốn.
Tức thì, tôi đã chẳng hỏi ý kiến ai, cũng chẳng lên Giêrusalem để gặp các vị đã là tông đồ trước tôi, tôi đã đi… Ba năm sau, tôi mới lên Giêrusalem để được biết ông Kêpha và ở lại với ông mười lăm ngày. Tôi đã không gặp một vị Tông-đồ nào khác ngoài ông Giacôbê…
Phaolô muốn nhấn mạnh sự đồng nhất của "sứ mệnh” ông đã không muốn làm một "nghĩa quân", một người đứng ngoài lề việc truyền giáo. Ông muốn kết hợp với Hội Thánh, cách riêng, với hàng giáo phẩm đương thời.
Tuy nhiên ông nhấn mạnh rõ ràng là, không bởi Nhóm Mười Hai mà ông lãnh nhận điều đang giảng dạy, nhưng là nhận lãnh trực tiếp nơi "Thiên Chúa”. Tuy nhiên cũng là cùng một Tin Mừng... Thiên Chúa không tự mâu thuẫn với chính mình.
Không, người ta không thể phủ nhận Phaolô là một tông đồ chính hiệu : bằng chứng là ông tức khác vâng lệnh Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con .. xin giúp Hội Thánh đương thời biết tôn trọng các ơn gọi đặc biệt và cũng biết lo lắng giám sát lẫn nhau và quan tâm đến sự hiệp nhất của Giáo hội.
Trong đoạn văn này, qua các sự việc, chúng ta thấy quyền tối thượng của Phêrô đã được nhận. Phaolô sẽ đụng độ với Phêrô và sẽ nói cách gắt gao với Phêrô trong bức thư này, nhưng không có vấn đề chối bỏ vai trò cốt yếu của Phêrô.
Lạy Chúa, con cầu nguyện cho Đấng kế vị Thánh Phêrô.
Bài đọc II : Gn 3,1-10
Lời Chúa phán cùng Giona rằng : “ Hãy trỗi dậy và đi đến Ninivê, một thành phố lớn, và rao giảng cho nó điều Ta sẽ nói cho người".
Vậy là sau nhiều quanh co, Giona lại đứng trước lời gọi Chúa không buông ông ra và lại nhắc cho ông lệnh truyền giáo của Người. Lần này ông không trốn thoát được nữa.
Lạy Chúa, xin nói lại cho con biết ý Chúa ! Xin nói lại cho con biết rằng con không có quyền an tâm sống đức tin chỉ cho mình con thôi. Xin nhắc cho con biết rằng con phải loan báo sứ điệp của Chúa. "Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng" (I Cr 9, 16). Lạy Chúa, xin nhắc cho con biết là con có trách nhiệm với anh em con.
Tôi có coi minh như "được” sai đi thi hành sứ mệnh không ? Tôi có là nhân chứng về điều gì, về một ai đó không ? Cuộc sống tôi có đặt thành vấn nạn cho người thấy tôi sống không ? Tôi có loan Tin Mừng bằng lời nói và hành động của tôi không ?
Giona trỗi dậy và đi đến Ninivê theo lời Chúa dạy. Ninivê là một thành phố lớn, rộng bằng ba ngày đàng.
Thế giới phải được loan báo Tin Mừng HÔM NAY cũng hiện ra đối với tôi thật rộng lớn. Sự bất tín nổi dậy trước mặt tôi chồng chất, khôn dò... Kiểu sống của xã hội tân tiến tìm hưởng thụ như tiết ra với nó thuyết vô thần, sự vô cảm đối với những ước vọng thiêng liêng.
Lạy Chúa, xin nói lại với chúng con rằng Chúa ở cùng chúng con, và chính "theo lời Chúa", "theo ý Chúa" mà chúng con được dìm vào giữa các lương dân, để bày tỏ cho họ sứ điệp của Chúa.
Giona đến vào thành phố, đi một ngày đàng và rao giảng rằng : "Còn bốn mười ngày nữa, Ninivê sẽ bị phá hủy”.
Chúng ta gặp lại những ẩn ý của vị sứ ngôn : Bởi vì phải nói với "những kẻ ngoại ác độc" này, thì này, đó là để kết án và tham dự vào sự phá hủy chúng. Từ đáy lòng ông Giona vân còn khinh bỉ cư dân thành Nimvê. Đó không phải là điều Chúa muốn.
Dân thành tin tưởng nơi Chúa, họ công bố việc ăn chay và mặc áo nhặm từ người lớn đến trẻ nhỏ.
Kinh ngạc biết bao !
Trong khi việc rao giảng của các sứ ngôn, từ nhiều thế kỷ đã không thành công để cải hóa dân Israel... thì một lời rao giảng chỉ trong một ngày đã đủ để biến cải lòng dân Ninivê bị khinh miệt.
Chúa Giêsu sẽ lấy lại bài học này để làm gương cho các người đương thời của Người. Đến ngày phán xét, dân thành Ninivê sê trỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giona rao giảng" (Mt 12,41). Lạy Chúa, đúng như vậy. Con thường đáp lại kém tốt đẹp kém mau mắn đối với Chúa kêu gọi, như vài "lương dân" sống quanh con. Con nghĩ tới những cư xử công bình, bác ái, quảng đại rất phù hợp ý Chúa kêu gọi mọi người ! Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa, về cuộc sống hoàn toàn ngay chính, mà có bao nhiêu người đã sống dầu bề ngoài xem ra họ không biết Chúa.
Chúa thấy việc họ làm, vì họ bỏ đời sống xấu xa, Chúa đổi ý định phạt họ, và Người không thực hiện điều đó.
Kinh Thánh đầy "những đãi ngược" của Thiên Chúa. Thiên Chúa đổi ý !
Dĩ nhiên, trong ngôn ngữ nhân hình, điều đó muốn nói rằng Thiên Chúa không hề muốn cho tội nhân phải chết, nhưng muốn nó được sống (Ed 33, 11). Vào đúng lúc Thiên Chúa như đe phạt, chính tình yêu, và chỉ tình yêu là đầu hết : Chỉ có hạnh phúc, duy có hạnh phúc mà thôi là điều thực sự Chúa muốn. Lạy Chúa, xin cảm tạ, nhân danh mọi người.
BÀI TIN MỪNG: Lc 10, 38-42
Còn một đoạn văn nửa của riêng Luca, chắc đã được ghi nhận trong Nhóm Phụ nữ, là những người khi theo Đức Giêsu vẫn lưu giữ những tập truyền chính thống.
Đức Giêsu vào làng kia. Có một người phụ nữ tên là Martha đón Người vào nhà, cô có người em gái tên là Maria.
Martha và Maria xuất hiện trong ba trình thuật, mà mỗi lần tính khí của họ đều được diễn tả y như nhau : Martha là người hoạt động... Maria là kẻ nhạy cảm và chiêm niệm. Luca (10,38-42) kể lại một bữa ăn rất đạm bạc Đức Giêsu dùng tại nhà họ... Gioan (11,1-44) thuật lại đám tang đã làm cho họ kinh hoàng, cái chết của cậu em trai Ladarô... Gioan (12, 1-8) cũng tường thuật việc Maria xức dầu thơm, một tuần trước cuộc Thụ Khổ của Đức Giêsu... Do đó, Đức Giêsu cũng có những bạn hữu nữ. Người sung sướng được họ tiếp đón tại nhà.
Chính Người đã trở lại nhà họ, mỗi chiều trong tuần lễ cuối cùng trước ngày chịu khổ hình : ( Mt 21,17. 26,6 ; Mc 11,11 ; Ga 11,1-18. 12.1 ; Lc 19,29 )
Mọi trình thuật nói tới Martha và Maria đều nhấn mạnh đến sự bổ túc giữa hai tính khí : ở đây, Martha bận tâm chuẩn bị bữa ăn, trong khi Maria chú ý đến việc tiếp đón khách được mời. Cả hai phận vụ đều cần thiết và chứng tỏ lòng hiếu khách đáng quý nhất.
Maria cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy dỗ.
Một hình tượng tuyệt đẹp ! Một cảnh đầy hình ảnh cần chiêm ngưỡng lâu hơn. Đức Giêsu đang nói. Người nói gì ? Người nói về ai ? Giọng nói Người thế nào ? Có phải Người đang nói lại với cô về dụ ngôn người xứ Samari nhân hậu ? hay trình bày về những mối phúc mà chính Người nhận ra rằng nguồn phát sinh hạnh phúc như thế nào : Phúc thay...phúc thay... ! Hay Người đang thì thầm tâm sự về cái chết và cuộc Phục sinh của Người ? Điều này xem ra đáng tin hơn, vì chị hiểu hơn người khác về mầu nhiệm mai táng và sống lại (Lc 14,8. 16,1).
Maria “ngồi dưới chân Đức Giêsu ”. Theo Luca, đó là tư thế của người "môn đệ" (Lc 8,35 ; Cv 22,3). các tư thế biểu lộ trên thân thể không giống nhau. Chúng có một ý nghĩa biểu tượng. Hơn nữa, chúng có thể thuận lợi hay gây trở ngại cho kiểu cầu nguyện này hay kiểu khác. Tư thế “ngồi” thuận tiện cho việc lắng nghe : đó cũng là thái độ phụng vụ Giáo hội yêu cầu trong một số thời khoảng nào đó của Thánh lễ... đặc biệt phù hợp cho việc suy niệm, cũng như Giáo hội khuyên nên "đứng" để diễn tả cách tập thể tác động tạ ơn, trong lúc đọc Kinh nguyện Thánh Thể... “ Maria, ngồi lắng nghe".
Còn cô Martha thì bận rộn lo việc bếp núc.. Cô liền chạy lại và nói : 'Thưa Thầy, em con nó để con lo mọi chuyện, mà Thầy không để ý tới sao ? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!”
Martha là người ưa giúp đỡ phục vụ. Việc phục vụ của cô rất cần thiết, Đức Giêsu được tôn vinh nhờ tất cả tình yêu phục vụ kẻ khác : "Các ngươi đã cho Ta ăn, các ngươi đã cho Ta uống... Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc dành sẵn cho các ngươi... " (Mt 25,3~5).
Lạy Chúa, cần dâng lên Chúa những công việc nội trợ, rất tầm thường, nhưng đượm đầy tình yêu mà biết bao phụ nữ trên toàn thế giới đang đảm trách. Xin giúp con nhận ra sự cao cả của những việc làm đó.
Chúa đáp: "Marth! Martha ơi! Con lo lắng bận rộn nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi.
Cứu giúp người nghèo, không cần để ý đến sự tiếp đón thịnh soạn, nhưng cần quan tâm đến chính sự sống. Đức Giêsu thường trở lại đề tài "lo lắng” “băn khoăn". Người luôn nói : “ Anh em đừng băn khoăn lo lắng" (Lc12,22-31 ; Lc 8,14.21,34).
Maria đã chọn phần tốt nhất, và sẽ không bị lấy mất.
Thật vậy lời của Đức Giêsu vượt trên mọi lo lắng trần gian. Một lo lắng quá lớn về những sự việc trần gian, có thể làm ta không chú ý đến điều cốt yếu.
Nhưng không nên đối nghịch "hoạt động" với "chiêm niệm". Chiêm niệm không phải là ở không. Hoạt động không thể là náo động. Phúc cho ai biết liên kết cả hai, những người "lắng nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành" (Lc 8,21).
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Mác- ta và Maria
HOÀN CẢNH:
Tin Mừng cho ta biết gia đình ba chị em Mácta, Maria,và Ladarô đã đón tiếp Chúa ba lần :
- Lc 10,28-42 :Tiếp đón Chúa nơi nhà
- Ga 11,1-44 :Chúa phục sinh Ladarô.
- Ga 12,1-8 :Maria xức dầu cho Chúa tại Bêtania.
Hôm nay Tin Mừng ghi lại việc Chúa đến thăm gia đình này lần thứ nhất.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
1. Bài Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta đào sâu về giá trị Lời Chúa trong đời sống chúng ta.
- Lời Chúa có giá trị đổi mới tâm hồn và đời sống con người: dân thành Ninivê đã thành tâm sám hối, đã trở về với Thiên Chúa nhờ lời giảng của ngôn sứ Giôna, nhờ đó họ được đón nhận ơn tha thứ của Chúa và đổi mới được nếp sống của họ (Gn 3,1-10)
- Lời Chúa đem lại và hạnh phúc đích thực cho con người : vì “người ta sống không chỉ nhờ bánh, nhưng là nhờ vào lời từ miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4); và như lời tuyên tín của Phêrô :”lạy Thầy, chúng con sẽ bỏ đi theo ai ? Thầy mới có lời ban sự sống đời đời” (Ga 6,68)
Chính vì thế mà Chúa ân vần nhắc nhở Mácta hãy ý thức và hãy chọn lựa phần tốt nhất trong đời sống, đó là lắng nghe Lời Chúa.
2. Chúa Giêsu đến thăm nhà chị em Mácta, không phải để được phục vụ, nhưng chính Người đã phục vụ. Người phục vụ bằng việc Người ban cho họ. Và chính họ trở nên người lãnh nhận. Vì”Maria ngồi dưới chân Chúa và nghe lời Người “
3. Điều cần thiết nhất của người kitô hữu không phải là ta phải cần làm gì cho Chúa , nhưng là ta để Chúa làm được gì cho ta : vì”Mácta ơi, chị lo lăng xăng nhiều chuyện quá ! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi”, đó chính là “cô Maria cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy”.
4. Đối với Chúa , thái độ ngồi dưới chân của maria là thái độ của người môn đệ. Vậy muốn trở thành người môn đệ thì cần phải để dành thời giờ lắng nghe, học hỏi, suy niệm và sống lời Chúa mỗi ngày.
5. “Phần tốt nhất” không phải là một đặc ân, nhưng là điều quan trọng nhất. Hoạt động sẽ ra vô ích nếu chúng ta không dành thời giờ để nghe lời Chúa , để tỉnh táo để cầu nguyện.
6. Quan sát sự tiếp xúc của Mácta và của Maria, chúng ta nhận ra rằng việc cứu giúp người nghèo, việc từ thiện bác ái không cần quá chú trọng đến số lượng vật chất cho bằng cần quan tâm đến chính sự sống tinh thần của họ : cách cho quý hơn của cho; Chính Chúa Giêsu cũng nhiều lần can ngăn việc ‘lo lắng’, ‘băn khoăn về của cải vật chất : “ Anh em đừng băn khoăn lo lắng”(Lc 12,22-31;8,18,21,23).
7. “Cứ ngồi bên chân Chúa... “ : Tư thế ‘ngồi ‘ thuận tiện cho việc lắng nghe, đó cũng là tư thế phụng vụ yêu cầu trong thời gian yên lặng nào đó... của thánh lễ, chầu Thánh Thể, cử hành Bí Tích... Đặc biệt phù hợp với việc suy niệm.
8. Khuynh hướng của con người thời đại là thích nói hơn thích nghe, thích hoạt động hơn suy nghĩ, thích bầu khí náo động hơn thầm lặng... nhưng lời Chúa hôm nay nhắn nhủ ta đừng sao lãng việc ‘ngồi dưới chân Chúa ,vì đó là phần tốt nhất.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10