
Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần III Mùa Chay | Lc 18,9-14 | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN III MÙA CHAY
TIN MỪNG: Lc 18,9-14
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: Hs 6,1-6
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đòi chúng ta đặt mình trong “chân lý” trước mặt Thiên Chúa: Người biệt phái kiêu căng thật láu cá khi tăng số những cử chỉ bên ngoài.. Vị ngôn sứ đã nói: "Ta muốn tình yêu chứ không muốn hy lễ”.
Ta muốn Tình yêu chứ không muốn hy lễ. Ta muốn sự hiểu biết Thiên Chúa hơn là của lễ toàn thiêu .
Chúa muốn nói lại với chúng ta điều đó.
Không hề bằng các nghi thức và lễ lạc mà chúng ta có thể làm vui lòng Thiên Chúa. Điều Người mong đợi nơi chúng ta là Chúng ta yêu mến Người. "Ta muốn tình yêu”. Một tình yêu biến đổi mọi hành vi trong đời sống chúng ta, gom cả nghi thức lễ lạc, nhưng trước hết là các hành vi thông thường.
Ngôn sứ Hô sê cũng như mọi ngôn sứ như Chúa Giêsu, đặt tình yêu Thiên Chúa đối nghịch lại các nghi lễ được cử hành không có tình yêu. Chúng ta thú nhận điều này là đúng sau bao nhiêu là thánh lễ người ta ra về mà không thực sự gặp Chúa ! Không hiểu biết và yêu mến Chúa hơn ! thánh lễ người ta đến trễ, người ta không bỏ giờ để đặt mình dưới sự hiện diện của Đấng vô hình.
Hãy đến và chúng ta trở về với Chúa. Và hãy ra sức nhận biết Chúa.
Chủ đề nhận biết Thiên Chúa vẫn thường thấy trong ngôn sứ Hôsê.
Không được đối nghịch “tình yêu" với “hiểu biết" vì điều này không xuôi nếu không có điều kia. Ai biết một thì có thể yêu họ hơn. Ai yêu một người đều muốn biết họ hơn.
Lạy Chúa, xin cho chúng con ước muốn được biết Chúa ngày một hơn.
Người ta không ngừng khám phá Chúa bao giờ.
Những suy niệm lời Chúa, thường xuyên và kiên trì là một trong những phương thế để biết Chúa hơn. Xin giúp con theo đuổi việc suy niệm này, không phải cách máy móc, với tình yêu và trung thành, không hình thức nhưng với Tình yêu.
Người sẵn sàng xuất hiện như vừng đông.
Sự điều hòa trong các nhịp điệu của thiên nhiên đối với người Xê-mít bảo đảm sự điều hòa của Thiên Chúa. Vầng đông chắc chắn xuất hiện sau đêm dài... là hình ảnh bảo đảm rằng Thiên Chúa chắc chắn sẽ đến.
Thiên Chúa, một hừng đông. Ngày đến...
Người sẽ đến cùng chúng ta như mưa thuận và như mưa xuân trên mặt đất.
Tôi gợi lên trong trí, nếu có thể được, những hình ảnh được đề ra ở đây.Cơn mưa xuân làm vọt lên những cánh đồng xinh và những dòng suối. Thiên Chúa cũng vậy, Người hứa sự sống cho đời chúng ta đông lạnh, và khô héo.
Tình thương các ngươi như đám mây ban sáng như sương sớm tan đi.
Thiên Chúa mong đợi tình yêu của chúng ta . Chúng ta hay làm cho Người thất vọng. Hôm nay tôi nghe Người phiền trách . Tôi có nghe Người và áp dụng cho mình tình yêu của người, thuộc về người…(tôi đạt tên mình vào đây) thì chóng tàn”.
Lạy Chúa, xin giúp con yêu Chúa và đáp đến tình yêu Chúa.
BÀI TIN MỪNG: Lc 18,9-14
Tồ i tàn, đáng thương.
Đức Giêsu còn kể dụ ngôn sau đây với những kẻ tự đắc, cho mình là công chính và khinh chê kẻ khác.
Tôi không thuộc vào loại những người trên sao? Lạy Chúa, xin tha thứ cho con. Thực sự, con thường coi mình là cao trọng hơn kẻ khác... Lạy Chúa, xin giúp con đừng khinh chê một ai, không nên tự hào mình là người công chính.
Có hai người kia lên đền thờ cầu nguyện: một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế.
Trình thuật được Đức Giêsu nêu lên ở đây, rõ ràng mang đôi chút biếm họa : Những nét liên hệ đến câu chuyện được phóng đại ra. Không nên ngạc nhiên về những điểm đó, nhưng cần nắm giữ điều chính cốt.
Trước hết, Đức Giêsu muốn nói rằng: “Kẻ tội lỗi nhận biết tình trạng của mình" đều được Thiên Chúa yêu thương... và họ có mọi vận may. Trái lại, người kiêu ngạo, vì tưởng mình là công chính, nên đã tự dối mình. Đó là một giáo lý
Căn bản. Thánh Phaolô đã triển khai giáo thuyết đó trong thư gởi tín hữu Rôma. Con người không tự mình công chính hóa được. Con người nhận sự công chính, sự xác đáng từ một Đấng khác nhờ ơn thánh.
Người Pharisêu, chủ yếu đó là kẻ tin mình có thể nhờ công việc riêng, nhờ việc chu toàn lề luật để tự cứu độ.
Người thu thuế, trái lại đó là kẻ tội lỗi đáng thương, không có khả năng thực hiện lý tưởng của mình luôn phải vươn tới. Đó là người không thể tin cậy vào sức riêng của mình nửa.
Lạy Chúa, con nhận biết con, ít nhiều thuộc vào hai loại người trên.
Người Pharisêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chứa, vì con không như bao kẻ khác, là những hạng trộm cướp, bất công, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần con dâng cho Chúa một phần mười lợi tức của con.
Phải, đó là những nét được phóng đại, nhưng với thái độ tự mãn biết bao?
Đành rằng, đó là một người đạo đức và quảng đại, cần phải có những nhân đức thực sự. Nhưng tất cả những đức tính đó đều bị đầu độc bởi tính kiêu ngạo. Lòng tự ái có thể chôn vùi những thực hiện đẹp đẽ nhất.
Không nên áp dụng những lời của Chúa trên đây cho kẻ khác, nhưng cho chính tôi... Đối với tôi, não trạng Pharisêu trong tôi là gì ? Cái gì đã đầu độc ngay cả điều tốt tôi đang làm. Động lực thâm sâu đang tác động mọi hành vi của tôi là những động lực nào ?
Còn người thu thuế thì đứng đàng xa, cũng chẳng dám ngước mắt lên trời, mà chỉ đấm ngực, cầu nguyện rắng: "Lạy Chúa, con là kẻ tội lỗi xin thương xót con”.
Đó là lời nguyện xin của kẻ đáng thương. Nó biểu lộ sự bối rối sâu xa. Đối với những người Do Thái thời Đức Giêsu, đó là một trường hợp tuyệt vọng, không lối thoát. Nghề nghiệp của người thu thuế này bị người đời nguyền rủa : Có thể người ta sẽ nói, anh ta đã lợi dụng nghề nghiệp để cướp bóc tiền của, để gây tài khoản cho một “chế độ" bỉ ổi, cho “xã hội Rôma" ngoại giáo, đầy dấy thần tượng và những việc làm vô luân làm “lợi cho kẻ xâm chiếm áp bức". . . Phải trường hợp của anh ta thật là tuyệt vọng !
Đức Giêsu đứng lên chống lại quan điểm thời Người: Thiên Chúa cũng là Thiên Chúa của những kẻ tuyệt vọng. . .Và lòng khoan dung yêu thương của Người tác động đến cả những trường hợp bề ngoài xem ra không còn lối thoát nào. Thiên Chúa dành cho mọi người cơ may, ngay cả những người tội lỗi nặng nề nhất.
Tôi nói cho các ông biết.. "Người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi, còn người kia thì không"
Tôi chăm chú nhìn anh ta trở về nhà, trong tư thế bình an, được chữa lành, được công chính hóa nhờ Thiên Chúa được tha thứ, tràn đầy sung sướng. Anh ta đã làm gì để được như thế ? Anh ta đã nhận biết tội lỗi mình : xin thương xót con, là kẻ có tội”.
Lạy Chúa, xin giúp con biết nhận ra tội lỗi của con, những tồi tàn kém cỏi của con. Xin ban lại sự can đảm cho mọi kẻ tuyệt vọng. Dù bề ngoài xem ra bất lợi, chớ gì đừng nghi ngờ tình yêu của Chúa. Lạy Chúa Giêsu, xin thông tỏ Chúa là như thế đó, cho chúng con là những kẻ tội lỗi đáng thương.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Dụ ngôn người Pha-ri-sêu và người thu thuế
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại lời Chúa Giêsu giảng về dụ ngôn người biệt phái và người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện, để cảnh báo những người tự cho mình là công chính mà khinh chê kẻ khác. Lời cảnh cáo ấy cũng có giá trị đối với những ai tự mãn về đời sống đạo đức của mình mà khinh chê, chỉ trích kẻ khác.
2. Nhìn vào người biệt phái: cầu nguyện nhưng không được Chúa nhậm lời, vì sự kiêu căng với thái độ:
- Tự cao: cho mình hơn kẻ khác
- Tự đại: cho mình là người công chính
- Tự mãn: không cần cầu xin gì với Chúa, mà chỉ kể công phúc của mình thôi.
3. Nhìn vào người thu thuế, một thân phận của kẻ tội lỗi. Lời cầu nguyện trong khiêm nhường đã được Chúa nhận lời vì:
- Tự khiêm: đứng xa xa thậm chí chẳng dám ngước mặt lên trời.
- Tự hạ: vừa đấm ngực vừa van xin “vì con là kẻ có tội”.
- Van xin: Lạy Chúa xin thương con.
Lời cầu nguyện này biểu lộ lòng tin tưởng vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa.
4. Chúa Giêsu kết luận về hai thái độ cầu nguyện trên:
- Tự nâng mình lên sẽ bị hạ xuống: đó là thái độ tự mãn, tự cao, tự đại của người biệt phái.
- Ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên: đó là thái độ khiêm nhường và tin tưởng của người tội lỗi.
5. Mùa Chay này giúp chúng ta biết khiêm nhường để sám hối và được ơn tha thứ, và để lời cầu nguyện được Chúa nhậm lời.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10