Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần III Mùa Phục Sinh (Ga 6,61-70) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
19/04/2024
157
Con không có phép lạ “để sử dụng” như Chúa đã ban cho thánh Phêrô, để giúp cho việc mở rộng của Giáo hội Chúa lúc ban đầu được dễ dàng. Nhưng con cũng có thể hành động “trong đường lối sự sống”. Làm sao con sẽ diễn đạt cụ thể quyền năng phục sinh của Chúa trong các trách nhiệm và những đoàn kết của con " trong những quan hệ của con…để tăng triển sức sống sâu xa của nhân loại? Để đẩy lùi sự dữ, tội lỗi, bất công và ích kỷ?
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN III MÙA PHỤC SINH
TIN MỪNG: Ga 6,61-70

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Cv 9,31-42

“CÁC GIÁO HỘI …”

Ở số nhiều. Đó là thói quen các bản văn sơ khởi. Mỗi cộng đoàn là một Giáo hội, với nguồn gốc của nó. Và toàn thể “các” Giáo hội thông hiệp với nhau.

Các Giáo hội được bình an trong khắp miền Giu-đê-a, Galilêa và Samaria.

Sau thời kỳ khủng hoảng và bắt bớ, khơi dậy bởi những chân lý có hơi thô bạo được phó tế Têphanô can đảm rao truyền, nay các Giáo lội ở Palestina được hưởng một thời an bình: Các cộng đoàn sự việc này để mau mắn tiếp tục phổ biến Tin Mừng.

Họ sống trong sự kính sợ Chúa được tổ chức và đầy ơn an ủi của Thánh Thần.

Đối với các Kitô hữu tiên khởi, đời sống diễn ra giản dị trong khổ cực và trong niềm vui trong sự bắt bớ và trong an bình…Họ đón nhận tất cả như từ Chúa mà đến.

Họ dùng cuộc sống ấy để tổ chức, kiến tạo và tiến lên:

"Trong sự kính trọng Chúa”….nghĩa là được thúc đẩy bởi những đòi hỏi của Người.

 “Trong ơn an ủi của Thánh Thần”..nghĩa là được đưa dẫn bởi tình yêu Người.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con phát triển những thái độ này.

“Nên tích cực và xây dựng”, hôm nay tôi phải kiến tạo và cảm hóa cái gì?

“Nên yêu sách": Tôi phải có sự kính sợ lành mạnh nào? đôi khi tôi có ngủ yên không?

“Nên vui tươi và thoải mái ": Tôi được niềm an ủi nào? Thánh Thần Chúa có phải là niềm vui của tôi không?

Phêrô chữa lành một người bất toại tên là Ênêa.. và làm cho một phụ nữ tên là Tabitha sống lại.

Các “công vụ” của các Tông đồ tái diễn các “công vụ” của Chúa Giêsu. Người què bước đi, người chết sống lại! Sự sống trào tràn ở nơi mà sự héo tàn và sự chết tác động. Sự sống lại của Chúa Giêsu tiếp tục tác động đến nhân loại từ bên trong. Sự dữ lui bước.

Con không có phép lạ “để sử dụng” như Chúa đã ban cho thánh Phêrô, để giúp cho việc mở rộng của Giáo hội Chúa lúc ban đầu được dễ dàng. Nhưng con cũng có thể hành động “trong đường lối sự sống”. Làm sao con sẽ diễn đạt cụ thể quyền năng phục sinh của Chúa trong các trách nhiệm và những đoàn kết của con " trong những quan hệ của con…để tăng triển sức sống sâu xa của nhân loại? Để đẩy lùi sự dữ, tội lỗi, bất công và ích kỷ?

Tabitha làm nhiều việc lành và hay bố thí... các quả phụ chỉ cho phêrô xem chiếc áo trong áo ngoài mà chị Sơn Dương may cho họ.

Các áo trong, áo ngoài, trong sự giản dị của nó, là một lời mời gọi. Người ta chỉ chúng cho Phêrô để ông hiểu rõ hơn rằng chị sống lại thì lợi ích biết bao!.. để tiếp tục! Luận chứng đầy cảm kích; Chị tốt quá, Người hiểu không! Sống tốt lành thì đáng được sống lại.

Phêrô bảo mọi người ra ngoài, rồi quỳ gối cầu nguyện: “Tabitha, hãy trỗi dậy”.

Luôn luôn vẫn một lời: “hãy trỗi dậy”. Lời này Phêrô đã nói với người ăn xin ở cửa Đẹp tại Giêrusalem... thời nay, Chúa Giêsu đã thường nói với các bệnh nhân, với các tội nhân (Mt 9,5-7; Ga 5,8).

Cả thành Giobbe hay biết việc ấy, nên nhiều người tin vào Chúa.

Phép lạ chỉ có vì Đức tin, và Đức tin lan truyền.

BÀI TIN MỪNG: Ga 6,60-69

Hôm nay, chúng ta sẽ nhận thấy hiệu quả của bài diễn từ của Chúa Giêsu trên thính giả:

Một số lớn lấy làm gai chướng và từ chối không đón nhận…

Còn Nhóm Mười Hai có dịp tăng cường lòng trung thành theo Chúa…

Ba thánh sử khác cũng ghi nhận khúc ngoặt quan trọng trên trong đời sống Đức Kitô: đó là cơn khủng hoảng! Cho đến đây, dân chúng đã theo đuổi và tìm kiếm Người. Nhưng đứng trước việc mạc khải về Thánh Thể phần đông thính giả cảm thấy khó chịu. Kết thúc chương 6 này, ta thấy chỉ còn sót lại Nhóm Mười Hai, lập thành số người nhỏ bé, như hạt mầm cho cộng đoàn tín hữu trong tương lai.

Trước tiên, Đức tin không phải là một “giáo huấn”. Ta có thể nói được rằng, đó là một “dấn thân”, một "thực hiện lời cam kết”: Phải chọn lựa…và một số người đã bỏ cuộc.

 Nhiều môn đệ của Người liền nói: “lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi”.

“Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?”

Thay vì rút lại lời quả quyết của mình hay giải thích chúng cách tượng trưng, Đức Giêsu lại càng nhấn mạnh hơn.

Điều đó anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? Thế khi anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao?

Thật vậy, đây là một mầu nhiệm “thần linh”, tự sức loài người không thể hiểu nổi, Đức Giêsu ám chỉ đến “hữu thể " thần linh của Người: Người sẽ lên nơi Người đã ở trước kia, Ta không khi nào giải thích nổi Thánh Thể, nguyên bằng lý. trí hay sự thông giỏi loài người. Con người chỉ thấy những lời nói của Đức Giêsu là phi lý... nếu không mau mắn có một cái nhìn khiêm hạ.

Thần khí mới làm cho sống, chứ huyết nhục chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là Thần khí và là sự sống. Nhưng trong anh em có những kẻ không tin.

Hơn các lời giảng thuyết khác, những lời loan báo của Đức Giêsu về Thánh Thể, trước sự hoạt động của Thánh Thần. Thực vậy chúng ta đang đi vào trung tâm điểm của Tin Mừng. Thế rồi, làm sao ta có thể giản lược Tin Mừng vào một bài giảng luân lý, dù có cao thượng cách mấy đi nữa ("anh em hãy yêu thương nhau "). Tin Mừng có vẻ kỳ cục, mà chính Đức Giêsu không chịu làm giảm nhẹ chút nào, cho dù kết cuộc có giảm bớt số môn đệ cách đáng ngại.

Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui không còn đi theo Người nữa. Nên Đức Giêsu mới hỏi Nhóm Mười Hai: "Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?”

Hình như Chúa muốn nói: "Thầy không cầm giữ anh em lại…Anh em được hoàn toàn tự do.

Trong cuộc xung đột hiện nay giữa người trẻ và cha mẹ họ, trước Bí tích Thánh thể, chúng ta hãy nhớ lại mầu nhiệm cao cả này.

Ông Simon Phêrô liền đáp: "Thưa Thầy, bỏ Thầy chúng con biết đến với ai bây giờ? Thầy mới có những lời ban phúc trường sinh. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng, chính Thầy là Đấng thánh của Thiên Chúa".

Phêrô đã có những lời nói đầy khiêm hạ, bày tỏ một tình mến thật tế nhị: đối với các tông đồ, không ai có thể thay thế Đức Giêsu được.

Như thế, xem ra Đức Giêsu chịu một thất bại, khi kết thúc bài giáo lý cốt yếu về mầu nhiệm cao cả nhất, diễn tả sự hiện diện của Người..

Nhưng Giáo hội đã có mặt, trong Nhóm Mười Hai này, khiến Người tin tưởng. Trong những lời cuối cùng của Phêrô trên đây ta cũng nhận ra một sự tương tự với lời tuyên xưng bất hủ tại Xêsarê.

Thánh Gioan không tô vẽ Tin Mừng: ông chỉ nói chính những điều mà Mát-thêu, Máccô và Luca cũng trình bày, nhưng bằng một lối khác, theo cách riêng của ông thôi.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Thái độ dứt khoát theo Chúa.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Bài Tin Mừng hôm nay nói về phản ứng của thính giả khi nghe Đức Giêsu giảng về Bánh Hằng Sống. Chúng ta nhìn ngắm từng loại phản ứng để nhận thức về mình đối với Chúa và bí tích Thánh Thể.

2. Khi chứng kiến các phép lạ Đức Giêsu làm, nhất là những phép lạ có lợi cho bản thân như bánh hoá nhiều, dân chúng đã theo đuổi và tìm kiếm Chúa. Nhưng đứng trước mạc khải về Thánh Thể, phần đông trong số họ cảm thấy khó chịu và không tin. Điều này muốn nói lên:

- Khả năng con người hữu hạn, không thể dùng lý trí, sức riêng mình để đón nhận thực tại siêu nhiên, vượt quá sự hiểu biết của con người.

“Điều đó anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? …”

- Để đón nhận những thực tại siêu nhiên, những chân lý của Chúa, con người cần phải có ơn trên, tức là thần khí. “Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì”.

Thái độ của người đón nhận: Tin … Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng …

Điều này giúp chúng ta xác tín hơn vào lời Chúa Giêsu nhắc lại cho các môn đệ và cho mỗi người chúng ta: “thầy bảo thật anh em, không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho”. Đức tin là ơn nhưng không của Chúa ban cho chúng ta là vậy.

3. “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?”

Đọc và suy niệm lời này giúp chúng ta nhận thức về thái độ và phản ứng của mình trước những thực tại siêu nhiên mà chúng ta chưa hiểu, trước những chân lý Chúa dạy, trước những biến cố thử thách mà chúng ta cần phải chọn lựa để ứng xử cho phù hợp …

4. “Bỏ thầy thì chúng con biết đến với ai?”:

Đây là lời tuyên xưng trung thực và ưu tiên đối với Chúa Giêsu. Ước gì trước những tình huống phải chọn lựa: như khi gặp thử thách, cám dỗ … chúng ta biết mau mắn thưa với Chúa như thánh Phêrô ngày hôm nay.

5. “Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”:

- Lời Chúa chính là Chúa: vì Ngôi Lời là Thiên Chúa (Ga 1,1)

- Lời Chúa chính là những giáo huấn của Chúa được ghi và truyền lại nơi Thánh Kinh.

- Lời Chúa chính là những việc Người đã làm “Thầy nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,15)

Điều này nhắc nhủ chúng ta: muốn bảo đảm để được sống đời đời thì phải:

+ Trung thành thờ phượng Thiên Chúa

+ Nhiệt tình sống theo gương Chúa.

+ Kiên trì lắng nghe và thi hành Lời Chúa.

Mau mắn noi gương Chúa Giêsu nhập thể và nhập thế, để thánh hóa bản thân và thánh hóa tha nhân mỗi ngày.

6. “Chẳng phải Thầy đã chọn anh em là nhóm mười hai sao? Thế mà một người trong anh em lại là quỷ”:

Việc Giuđa, một trong nhóm mười hai, phản bội Chúa, cho chúng ta thấy:

- Thiên Chúa mời gọi con người, nhưng Người vẫn tôn trọng tự do trong sự lựa chọn của họ: Thuận hay nghịch với Chúa.

- Giuđa đã chiều theo sự lôi cuốn của tiền bạc và sự cám dỗ của thế gian, nên phản bội Chúa.

Mỗi ngày chúng ta đã được Chúa mời gọi làm người, làm con Chúa, nhất là đời thánh hiến; chúng ta có lợi dụng sự tự do Chúa ban để phát sinh những ý tưởng, lời nói và việc làm theo kiểu Giuđa không?

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải ưu tiên chọn lựa những sự thuộc về trên tời để tỏ ra là người tự do của con cái Chúa.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT