
Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần IV Mùa Chay | Ga 7,40-53 | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN IV MÙA CHAY
TIN MỪNG: Ga 7,40-53
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: Gr 11,18-20
Trong Tin Mừng hôm nay, ta thấy đám đông Do thái chia xẻ nhau vì Chúa Giêsu. Đây là vấn đề không bắt giam được Người và việc kết án tù cho Người.
Giêrêmia đã sống nói thân xác mình vài điều của cùng một thảm kịch này.
Lạy Chúa, Chúa để cho tôi biết, và tôi đã biết vì Chúa đã chỉ cho tôi nhữ'ng mưu toàn của chúng
Giêrêmia phản ứng trong một lời kinh dâng Chúa.
Việc khám phá ra âm mưu thù địch chống lại ông, đã được thực hiện trong ánh sáng nội tâm này: “Lạy Chúa, Chúa đã chỉ cho tôi biết”.
Lạy Chúa, giả như con cũng biết phản ứng như thế, để chuyển tất cả thành lời kinh.
Còn tôi, Tôi như con chiên con hiền lành bị đem đi giết.
Sáu thế kỷ trước Chúa Giêsu, Giêrêmia đã sống định mệnh của Chúa Giêsu : bị bách hại vì đã trung thành với Lời Chúa. Hình ảnh "con chiên" gợi ra cho chúng ta sự vô tội của vật nhỏ bé không đáng bị hy sinh. Nó không có gì để phải chịu như thế
Nhất là hình ảnh này gợi lên phụng vụ giết thiên vượt qua mà sự hy sinh của nó sinh ích cho toàn dân. Nó chuộc lại người khác.
Mọi người đau khổ đều là hình ảnh của Chúa Kitô đau khổ. Mọi đau khổ, nhất là khi được ý thức chấp nhận và dâng hiến, đều thông phần vào việc cứu rỗi và góp phần vào việc cứu vớt thế gian. Hiệp nhất vời Chúa Giêsu.
Lạy Chúa, hôm nay, con dâng Chúa những đau khổ của con. Con cũng dâng Chúa trọn sức nặng những đau khổ của mọi người trên thế giới. Xin hãy giúp họ khám phá ra rằng nỗi khổ của họ không bị bỏ mặc, nhưng có thể có một ý thức nhiệm mầu.
Và mọi thứ Sáu tuần thánh đều dẫn tới rạng đông lễ Phục sinh.
Chúng ta hãy bỏ cây vào bánh của nó, chúng ta hãy diệt trừ nó khỏi đất kẻ sống, và người ta không còn nhớ đến tên nó nữa.
Người ta đã không quên tên của Giêrêmia lẫn tên của Chúa Giêsu.
Nhưng có biết bao người trên khắp thế giới, đã bị quên...
Nhưng lạy Chúa các đạo binh, Chúa xét xử công minh và dò xét tâm can…
Ít ra, có một nơi không ai bị quên bỏ, không một nạn nhân nào biết mất, nơi đó là lòng Chúa.
Chớ gì niềm xác tín này kích lệ họ.
Vì tôi đã phó thác việc tôi cho Chúa.
Lạy Cha, con phó thác hồn con trong tay Cha.
Sau những lời kêu xin báo thù, rất tự nhiên và đầy rẫy trong sách Giêrêmia, người ta gặp những lời êm dịu này : "Lạy Chúa, tôi phó thác việc tôi cho Chúa”.. Thiên Chúa, nơi tựa nương duy nhất, trong một số hoàn cảnh thất vọng của loài người. .
Và vào giờ chết, giờ chết của tôi, Người là nơi nương tựa duy nhất: không có vấn đề trốn chạy... Hoặc người ta phó mình trong tay Cha hoặc... không gì hết! Hư không”.
Lạy Chúa, con tin, nhưng xin thêm cho con đức tin và lòng cậy trông.
BÀI TIN MỪNG: Ga 7,40-53
Quyết định theo Đức Kitô.
Trong dân chúng, khi bàn về Đức Giêsu, nhiều người nói thế này... Những kẻ khác lại nói thế kia...
Đức Giêsu vẫn là một bí hiểm đối với những người đồng thời với Người. Con người đó là ai? ông ta từ đâu đến?
Nhưng cuộc tranh cãi chỉ nằm trong phạm vi con người không đủ khả năng để đưa ra một giải đáp.
Vì Người mà dân chúng đâm ra chia rẽ.
Còn tôi, tôi nói gì về Đức Giêsu?
Tôi có thái độ quyết định rõ ràng không?
Nào Kinh thánh đã chẳng nói..
Ngay cả khoa Kinh thánh cũng không đủ để khám phá thực- sự Người là ai. Không phải trước hết qua sách vở mà người ta khám phá ra Đức Ki tô.
Các kinh sư và nhóm Pharisêu có thẩm quyền lớn nhất về giáo lý là những chuyên viên thông thạo nhất trong các cuộc tranh luận về Kinh thánh (họ quy chiếu Kinh thánh làm bằng chứng). Theo họ, Đức Giêsu không đủ những điều kiện cần thiết : đó không phải là Đấng Kitô.
Điều kiện chính yếu để nhận biết Thiên Chúa là thái độ khiêm tốn. Cần phải thoát ra khỏi chính mình từ bỏ những quan điểm riêng tư, để cho Chúa hướng dẫn.
Lạy Chúa, xúi giúp con nhận biết Chúa vượt qua cả những nghi ngờ và thắc mắc của con. Con chân nhận không nắm vững mọi sự. Con biết rằng, con không thể hiểu rõ tất cả.
Đấng Kitô xuất thân dòng dõi vua Đa vít và từ Bêlem, làng của vua Đavít..
Thường thường, những chi tiết như thế lại cản trở ta.
Chúng ta còn cần dựa vào những cái tầm phào.
Chúng ta không biết vượt qua những vẻ bề ngoài.
Tuy đúng là “từ Bê lem" mà Người xuất thân! Nhưng cũng đúng là "vượt xa hơn" Bê lem. Ngôi làng nhỏ bé đó có thể gây ảo tượng.
Thiên Chúa thường ẩn khuất đàng sau những vẻ bề ngoài của con người.
Các vệ binh, do các thượng tế sai đi bắt Người, trở về và báo cáo: "Xưa nay chưa hề có ai nói năng như người ấy.
Những vệ binh của Đền thờ không dám ra tay bắt Người, như người ta đã truyền lệnh cho họ. Họ đã bị chinh phục, làm say mê kẻ khác.
Ngày nay nhiều người vẫn còn thái độ khâm phục như thế Đức Giêsu là một vĩ nhân… một bậc anh tài tinh thần... một nhà hiền triết.
Lạy Chúa, Chúa cao cả hơn thế nhiều: "Tôi tin kính mọi Chúa Giêsu Kitô, Con một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bở ánh sáng... Nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.
Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pharisêu, đã có một ai tin vào tên ấy đâu? Còn bọn dân đen này, thứ người không biết Lề luật, đúng là quân bị nguyền rủa!
Đó là những lời phát biểu của nhóm Pharisêu. Họ tự tin biết bao? Họ khinh bỉ tất cả những ai không suy nghĩ như họ, những người không am hiểu Kinh thành.
Có một người tên là Nicôđêmô, trước đây đã đến gặp Đức Giêsu, ông nói với họ: "Lề luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không ? Cả ông nữa, ông cũng là người Galilê sao ?
Quyết định theo Đức Giêsu không phải chuyện dữ ư.
Ta liều mình bị khinh bỏ, ta có nguy cơ bị kết án cùng Người Tôi có thể bị nguy cơ như thế không? Tôi có thể bị khinh bỉ, và bị xét xử bất công, vì theo Đức Giêsu không ? Đức tin của tôi sẽ đi tới đâu?
Nó khiến tôi đảm nhận những dấn thân nào?
Tôi có chỉ là Kitô hữu khi dễ dãi không. Hay cả khi phải tổn hại đến bản thân mình nữa?
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Dư luận chia rẽ về Chúa.
HOÀN CẢNH:
Khi nghe Đức Giêsu giảng trong đến thờ, dân chúng đã dị nghị về Người. Và khi nghe bài giảng xong, dư luận của họ lại càng chia rẽ nhau về nguồn gốc của Người.
Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay thánh sử Gioan ghi lại những ý kiến và thái độ khác nhau của những người nghe Đức Giêsu giảng ở trong đền thờ nhân dịp lễ Lều (7,11-53)
TÌM HIỂU:
Qua bài Tin Mừng này, chúng ta thấy Đức Giêsu quả là người gây xáo trộn : người Do Thái chia rẽ nhau vì Người..
40-41a“Trong dân chúng có những người nghe các lời ấy …”:
Một số người ngay lành có được sự nhạy cảm của lương tri như thường thấy nơi lớp người bình dân, nói rằng: chính Người là Đấng Tiên Tri, hay Đấng Cứu Thế.
41b-42 “Nhưng có kẻ lại nói …”:
Nhiều người khác bác đi, tuyên bố rằng, dưới cái nhìn của họ, ông Giêsu không hội đủ điều kiện dòng dõi đã được gán cho Đấng Cứu Thế : “Đấng Kitô xuất thân từ dòng dõi vua Đavít và từ Bêlem, làng của vua Đavít sao?”
45-46 “Các vệ binh trở về …”:
Các vệ binh canh giữ đền thờ được lệnh tới bắt giữ Đức Giêsu, nhưng họ không thể hối thúc “giờ” của Người đã định. Họ trở về tay không bên những người đã sai họ và chính lời của họ nói lên nhiều điều: “Xưa nay chưa hề có ai nói năng như người ấy”.
47-49 “Người Pha-ri-sêu liền nói với dân chúng…”:
Thái độ của các thủ lãnh hàng tư tế và nhóm biệt phái đã không đếm xỉa gì tới dư luận của quần chúng. Họ nhất định bắt giam Đức Giêsu.
50-52 “Trong nhóm Pha-ri-sêu, có một người tên là Nicôđêmô…”:
Chính trong nhóm chống đối Đức Giêsu cũng có sự chia rẽ nhau về Người. Nicôđêmô ở trong nhóm chống đối Chúa, nhưng ông đã nghe theo tiếng lương tâm chân chính và đã phản đối họ. Vì thế, ông đã bị chỉ trích.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Qua đoạn Tin Mừng này, chúng ta có thể nhận ra những thái độ khác nhau đối với Đức Giêsu
a) Trong dân chúng:
- “Ông này thật là vị ngôn sứ”: đây là nhận thức theo lương tri.
- “Ông này là Đấng Kitô”: đây là một nhận thức đúng nhưng cũng dừng ở tri thức và tâm tình chứ chưa dựa vào cuộc sống .
- “Đấng Kitô mà lại xuất thân từ Galilê sao”: đây là nhận thức chưa xác tín vì con nghi ngờ. Chúng ta tin theo Chúa, nhưng khi gặp những cản trở, thử thách … chúng ta thường nghi ngờ, do dự.
- “ Nào Kinh Thánh đã chẳng nói …”: vì hiểu Kinh Thánh cách nông cạn, theo mặt chữ mà không nghe theo tiếng Chúa Thánh Thần, nên không nhận ra Đức Kitô.
- “Xưa nay chưa hề có ai nói năng như người ấy”: đây là nhận thức dựa theo sự thật, nhưng chưa đủ can đảm lựa chọn để vâng theo.
b) Nicôđêmô: tượng trưng cho những người có đức tin vững mạnh, vì ông đã biết làm chứng về Chúa Giêsu trước những thử thách và đe doạ của người khác.
2. Chúa Giêsu vẫn là một bí nhiệm đối với những người đồng thời với Người. Ngày nay, đối với tôi, Chúa Kitô là ai ? Người từ đâu đến ? Người đã, đang và sẽ làm gì đối với tôi
3. “ Nào Kinh Thánh đã chẳng nói…”:
Ngay cả khoa Thánh Kinh cũng không đủ để khám phá sự thực về Chúa Giêsu.
Không phải qua sách vở mà người ta khám phá ra Đức Kitô. Các kinh sư và nhóm Pha-ri-sêu có thẩm quyền lớn về giáo lý, là những người thông thạo trong các cuộc tranh luận về Thánh Kinh, nhưng họ đã không nhận ra Đức Giêsu là Đấng Kitô.
Điều kiện chính yếu để nhận biết Thiên Chúa là thái độ khiêm tốn. Cần phải thoát ra khỏi chính mình, từ bỏ những quan niệm riêng tư để cho Chúa hướng dẫn.
4. Những vệ binh của Đền Thờ không dám ra tay bắt Đức Giêsu như người ta đã truyền lệnh cho họ. Họ đã bị chinh phục, đã bị quyến rũ: “Xưa nay chưa hề có ai đã nói năng như người ấy”.
Nơi Chúa Giêsu đã lộ ra một sự hấp dẫn, lôi cuốn và thuyết phục… Lời Chúa mỗi lần tiếp xúc, chúng ta cũng khám phá ra những sự hấp dẫn, lôi cuốn và thuyết phục do sức sống của Lời Chúa.
5. Nhìn vào Chúa Giêsu, chúng ta tuyên xưng rằng: “Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Anh Sáng bởi Anh Sáng… nhờ Người mà muôn vật được tạo thành”.
6. Nhìn vào Nicôđêmô, chúng ta nhận ra: quyết định theo Chúa Giêsu Kitô, không phải dễ, ta phải liều mình bị khinh dể, ta có nguy cơ bị kết án vì Người. Tôi có thể bị nguy cơ như thế không? Tôi có thể bị khinh dể, bị xét xử bất công vì theo Đức Kitô không? Mùa Chay này giúp chúng ta thẩm định lại việc chúng ta theo Chúa đến mức độ nào.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10