Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần VII Mùa Thường Niên (Mc 10,13-16) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
24/05/2024
1.7K
Đâu là cách trẻ em đón nhận những điều cần thiết để sống? Đó là sự đơn sơ. Quả vậy, bất cứ cái gì cha mẹ cho chúng, chúng không xem đó như một quyền lợi mà chúng phải có (vì chúng chưa làm được gì); quyền lợi là điều mà chúng chưa bao giờ nghĩ tới. Lương tâm trẻ em, tự bản năng đã ý thức được rằng chúng hoàn toàn yếu đuối, hoàn toàn lệ thuộc người khác. Một số trẻ em mồ côi, bụi đời đã phải đau khổ vì sự yếu đuối và lệ thuộc đó, không gặp được tình thương để nương tựa.
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN VII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mc 10,13-16

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: NĂM LẺ: Hc 17,11 -15

Ben Sira suy gẫm những chương đầu sách Sáng thế và đặt rõ vai trò con người trong việc tạo dựng.

1. Con người là một sinh vật yếu đuối và lệ thuộc.

Tự đất, Chúa dựng nên con người, và Người sai nó về đất lại Người ra cho nó một số ngày, một thời hạn.

Lạy Chúa, xin cho con vừa lạc quan vừa thực tiễn... chớ gì con đồng thời nhận biết cả sự cao cả trong trách vụ Chúa trao cho con, và cả sự yếu đuối của con nữa.

2. Con người được Chúa trao trách vụ biến đổi thiên nhiên bằng khoa học.

Người ban cho nó quyền hành trên mọi sự trên đất. Người mặc cho nó sức mạnh, như chính mình Người, và theo hình ảnh Người, Người đã làm ra nó. Người đã làm ra họ có miệng, có mắt, có tai và để có thể suy nghĩ. Người ban cho tấm lòng. Lòng ấy cho chúng được đầy dẫy trí thức thông hiểu.

Như vậy, thế lực của con người trên thiên nhiên, kỹ thuật cho phép con người thống trị sự vật được coi như là của Thiên Chúa để hoàn thành cuộc tạo dựng

Nếu con sống hôm nay, hẳn Ben Sira sẽ phải ngây ngất vì những tiến bộ khoa 'học. Tôi có cái nhìn tích cực này không?

Ngày nay, người ta thỉnh thoảng tán dương việc trở lại với thiên nhiên và có vài ảo tưởng. Trong đó: thiên nhiên làm những việc gây chết chóc cũng như tạo sự sống. Và tình huống của tổ- tiên chúng ta không có máy móc, thuốc thang thật không đáng ước mong như thời văn minh kỹ thuật của chúng ta, trừ những quá lạm của nó, không phải là một điều xấu, nhưng thực sư, là một khả năng mới nhằm thống trị thiên nhiên, theo lệnh Chúa đã truyền cho con người.

3. Con người chỉ thu giữ vai trò của mình nếu họ là “sinh vật có luân lý”.

Người chi cho họ biết phân biệt lành dữ. Người đặt mắt Người vào -lòng họ. Rồi Chúa phán với họ: "Các ngươi hãy lánh xa mọi gian ác. Và Người truyền dạy cho họ biết những giới răn liên quan đến tha nhân".

Khoa học và kỹ thuật nó không đủ để khởi động sự thiện của nhân loại và của việc tạo dựng. Các vấn đề làm ô nhiễm thiên nhiên, làm khan hiếm các vật thể nguyên số chứng tỏ rằng khoa học cũng góp phần hủy diệt. Lên cung trăng, thuần hóa nguyên tử, phân phối điện lực cho mọi người... chưa đủ, con người còn biết phân biệt lành dữ. Làm chủ sức mạnh và các bản năng của mình, hướng về tình yêu tha nhân nữa.

Sự chiến thắng trên thiên nhiên có thể dẫn tới những tha hóa mới đáng sợ, nếu nó không được kèm theo sự chiến thắng của con người trên cạnh mình: Vũ trụ kỹ thuật phải được 5ự hỗ trợ của linh hồn. Không có luân lý, khoa học có thể -trở thành chết chóc. không có tình yêu, trí thông minh có thể làm ác còn hơn là' sự ngu đần.

Lạy Chúa, con cầu xin Chúa cho những nhà thông thái, cho những người hữu trách cao cấp.

4. Sau cùng, con người có một vai trò tôn giáo: Họ có trách nhiệm ngợi khen.

Người đặt mắt Người vào lòng họ. Chỉ cho họ thấy sự huy hoàng của các công trình Người, để họ ca tụng thánh danh Người, hầu họ cao rao sự vĩ đại của những kỳ công Người.

Con người là ca sĩ của cuộc tạo dựng. Do trí thông minh, họ là người độc nhất có thể ý thức dâng lời tạ ơn của cả vũ trụ.

Bởi đó, Thiên Chúa đã ban cho họ sự nhìn biết của riêng Người”. Kiểu nói lạ lùng.

Tôi có biết thán phục mình không? Tôi có biết ca ngợi Thiên Chúa với mọi điều tốt đẹp trong vũ trụ không?

Tôi có đóng góp vào các phụng vụ mà tôi tham dự để phụng vụ được hân hoan, nơi mà cả công trình tạo dựng, mọi nghệ thuật có thể thông phần vào niềm hoan lạc không?

Bài đọc II: NĂM CHẴN: Gc 5, 13 -20

Đây là đoạn kết bức thư thánh Giacôbê. Giờ đây thánh nhân xem xét tới vài trường hợp đặc biệt:

Khi người ta được hoan lạc.

Khi đau bệnh.

Khi người ta cảm thấy mình có tội.

Thưa anh em, ai trong anh em đau khổ ư? Người ấy hãy cầu nguyện.

Sự việc thật đơn giản.

Đây là phản ứng của người bình dân chất phác, của mọi dân tộc. Trong chúng ta cũng có một số người chỉ cầu nguyện trong trường hợp ấy, nghĩa là: Khi gặp rủi ro. Đó là việc thường tình. Điều bất thường là chúng ta không biết hướng về Chúa khi mình được may mắn.

Lạy Chúa, con xin phó thác các lỗi lo lắng của con cho Chúa. Tôi dùng thời giờ để diễn tả các nỗi lo lắng của tôi cách cụ thể hơn... Cầu nguyện với những nỗi buồn phiền, cực nhọc của tôi.

Ai vui vẻ chăng? Người ấy hãy hát thánh ca.

Điều này xem ra cũng thật đơn giản.

Lúc được hạnh phúc thì người ta ca hát.

Này nhé chúng ta hãy ca hát cho Thiên Chúa.

Không phải tình cờ mà công cuộc canh tân phụng vụ quan tâm cho cộng đồng tín hữu tham dự vào việc ca hát và cầu nguyện cách linh động, diễn tả bằng cả thể xác.

Và dù chỉ một mình, khi cầu nguyện âm thầm lặng lẽ tôi cũng cần có 'một tâm hồn hoan hỉ, biết ca hát trước nhan Chúa, một tâm hồn biết tạ ơn và ngợi khen. Cũng có nhiều việc tốt lành mà tôi có thể trình bày lên Chúa. Biết bao việc lạ lùng Người đã thực hiện! Biết bao ân huệ Người đã ban cho tôi!

Lạy Chúa, con ngợi khen Chúa vì các việc kỳ diệu của Chúa. Tôi dùng thời giờ để diễn tả các việc ấy cách cụ thể. Cầu nguyện với những niềm vui, nỗi sung sướng của tôi.

Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục trong Hội Thánh đến, họ sẽ cầu nguyện cho người ấy sau khi xức dầu nhân danh Chúa.

Ngày xưa người ta gọi đó là phép xức dầu cuối cùng. Công đồng đã yêu cầu canh tân bí tích này bằng cách từ nay gọi là phép xức dầu bệnh nhân và ban phát rộng rãi hơn.

Không còn là bí tích của người hấp hối.

Ngay từ thời Giáo hội sơ khai, người ta thấy các tông đồ (nhóm 12) đã chọn những “kỳ mục” để cộng tác với các ngài và thi hành ít nhiều công việc trong cộng đoàn Kitô hữu các cộng đoàn nhỏ bé của các Kitô hữu đã có cơ cấu: người ta mời các kỳ mục (linh mục) về nhà -mình thăm viếng các bệnh nhân. Và vị linh mục, đang lúc thăm viếng, thì không còn là ông này, ông kia nữa.. mà là chính Đức Kitô đang thăm viếng người bệnh này. Linh mục cầu nguyện và xức dầu nhân danh Chúa" chứ không phải nhân danh riêng mình. Thiên Chúa cần người ta. Thiên Chúa cần các linh mục.

Nếu đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha. Anh em phải thú tội với nhau.

vậy thì, đây là một "bí tích " khác được dẫn chứng. Mặc dầu nó không có một hình thức rõ ràng theo hình thức chúng ta đã biết.

Phép giải tội là một trong các bí tích căn bản mà chúng ta phải khám phá lại và canh tân phụng vụ sám hối tập thể đi đúng ý nghĩa của truyền thống nguyên thủy (mặc dù nhiều người cho là điều mới lạ): Các Kitô hữu sơ khai đều thú tội" với nhau, chắc hẳn người này với người khác một cách hết sức đơn sơ không buộc chúng ta làm thế. Nhưng chúng ta không bao giờ được miễn chước tạo cho nghi thức này một chiều kích cộng đoàn và Giáo hội: Ơn tha tội giúp tôi gắn bó với cộng đoàn hay xa rời cộng đoàn.

Bài Tin Mừng: Mc 10,13-16

Người ta đưa những trẻ nhỏ đến cùng Chúa Giêsu để Người đặt tay trên chúng,nhưng các Môn đệ khiển trách họ. Thấy vậy Chúa Giêsu bất bình, Người ôm chúng, đặt tay ban- phép lành cho chúng.

Marcô, 'Matthêu và Luca đều thuật lại cảnh trên.

Nhưng điều thích thú khi đối chiếu bản trình thuật: ta thấy chỉ mình Marcô ghi nhận Đức Giêsu bất bình... (Mt 19, 13-15 ;

Lc 18,15-17)...

Điều đó giúp ta nhận ra một Giêsu rất Nhân bản, gần gũi chúng ta... Một Giêsu bất bình khi không đồng ý...Một Giêsu nhân hậu, yêu thương, nhạy cảm... một Giêsu cũng ôm hôn trẻ em.

Điều đó càng làm nổi bật sự tương phản giữa thái độ của Đức Giêsu và thái độ của các tông đồ, là những người ưa "la rầy " trẻ nhỏ!

Khi ta yêu thương một trẻ nhỏ, khi ta ôm ấp nó, khi ta bảo vệ những trẻ em.. là ta đang tiếp tục thể hiện một thái độ sâu sắc của Đức Giêsu..? Đối với Người, không có người nào là vô nghĩa cả: Kẻ bé nhỏ nhất, kẻ yếu đuối nhất, không được bảo vệ nhất... đều là kẻ thánh thiện nhất.

Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những người giống như chúng.

Như thế, đây không chỉ là một thứ tình yêu tự nhiên, gây thích thú…nhưng như ngày nay người ta có thể nói, đó là một trình bày quan điểm thần học: đối với Đức Giêsu, Nước Thiên Chúa không chỉ dành riêng cho người lớn. Các trẻ nhỏ cũng có thể sống thông quan với Thiên Chúa cách đích thực.

Các cộng đoàn tiên khởi mà Marcô ngỏ lời, đã hiểu biết cuộc tranh luận vẫn còn kéo là đến ngày nay là có cần "rửa tội" cho các trẻ thơ không? Có nên cho chúng tham dự vào sinh hoạt cộng đoàn phụng vụ, có nên cho chúng rước Thánh thể không? Bởi vì Do Thái giáo có khuynh hướng coi trẻ em như thành phần không đáng kể lúc còn thơ nhỏ: trẻ em ở lứa tuổi 12 mới thực sự được phép bước vào Hội đường và trong xã hội Rôma thời thánh Marcô, còn quy định rõ ràng hơn: trẻ em phải hoàn toàn lệ thuộc vào người lớn.

Những cách bày tỏ lập trường của Đức Giêsu nhằm “ủng hộ các trẻ em” trong bối cảnh trên, gây một tiếng vang cơ bản là trẻ em không phải là vô giá trị, đó cũng là một nhân vị và trước mặt Chúa, nó cũng có một giá trị vô cùng. Nhiều lời nói của Đức Giêsu đã minh chứng như thế!

Thật, Thầy bảo thật cặc con: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào Nước đó.

Không những trẻ nhỏ có khả năng liên hệ thực sự với Thiên Chúa... mà dựa trên điểm chính xác này, nó còn được nêu lên như mẫu gương cho người lớn.

Chúng ta cần hiểu ý nghĩa sâu sắc của bản văn chủ yếu này: Đây không phải là sự khích lệ để ta tìm hiểu tính ấu thơ, hay hồi tưởng nếp sống ngây ngô tuổi trẻ của thời tuổi thơ... nhưng là một lời mời gọi để sống liên kết với Thiên Chúa trong sự lệ thuộc hoàn toàn vào người: ở đây trẻ nhỏ là biểu tượng cho thái độ sẵn sàng, lệ thuộc, vâng lời. Trẻ thơ không tính toán. Nó hiến thân trọn vẹn, không tranh luận, không phẩm bình trong khi người lớn thường dễ sai lầm vì những lý luận phân tích rắc rối của mình

Trẻ nhỏ được đưa ra làm mẫu mực cho người lớn, vì nó sẵn sàng xà vào trong vòng tay của mẹ mình và tuyệt đối tín thác vào mẹ đối với tất cả mọi sự việc? Trẻ thơ có lẽ không sống được, nếu không được yêu thương. Nó sống nhờ tình mẹ.. Nó tùy thuộc cách cốt thiết vào đó. Đối với nó đó là vấn đề sống chết.

Và Đức Giêsu nói với ta: “Anh em hãy sống như thế trước mặt Cha trên trời. Đó cũng là vấn đề sống chết: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sê không được vào đó.”

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Phải có tinh thần thơ ấu.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. “Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giê-su, để Người chạm tay vào chúng”:

Người Do Thái có thói quen dẫn trẻ em đến với những người có uy tín để được chúc lành.

Ở đây, Chúa Giê-su được nhìn nhận như người đem sự lành đến cho trẻ em, vì thế người ta dẫn trẻ em đến với Người.

Trẻ em được hiểu là những kẻ bé mọn về thể lý: trẻ nhỏ; bé nhỏ về tinh thần: dốt nát, mê muội, đau khổ, lo âu, sợ hãi …; bé mọn về tâm linh: tội lỗi, yếu kém đức tin … Hiểu như vậy, chúng ta nhiệt tình đem những kẻ bé mọn đó đến với Chúa bằng lời cầu nguyện, bằng việc tông đồ truyền giáo để Chúa ban ơn giúp đỡ.

2. Nhưng các môn đệ xẵng giọng với chúng:

Các môn đệ dù đã đi theo Chúa, từng được Chúa dạy dỗ, và từng được chứng kiến các việc Chúa làm, nhưng chưa hiểu được đường lối của Chúa, tinh thần của Chúa, nên đã tỏ thái độ khó chịu, bực mình và xua đuổi trẻ nhỏ.

Là kitô hữu, là tông đồ của Chúa, nhưng chúng ta chưa hiểu và thực thi đường lối, cách cư xử theo tinh thần của Chúa, nhất là khi gặp những gì không vừa ý, không phù hợp với thói quen như khi phải đối xử cách nhân từ, vị tha và tình thương đối với những kẻ bé mọn.

3. “Thấy vậy Người bực mình …”:

Chúa Giê-su phật ý khi thấy các môn đệ ngăn cản các trẻ nhỏ đến với Người.

Điều này nhắc nhủ chúng ta phải tránh mọi thái độ, cử chỉ, lời nói và ý nghĩ xấu về những kẻ bé mọn. Phải tạo điều kiện và phương tiện cho những kẻ bé mọn đến với Chúa như: yên ủi kẻ âu lo, mở dạy kẻ mê muội, thăm viếng kẻ liệt, chăm sóc các trẻ em, khuyên bảo kẻ có tội …

4. “Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng”:

Ở đây thánh Mác-cô muốn nhấn mạnh khía cạnh cách thế đón nhận Nước Trời: đón nhận như trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ đón nhận không tính toán, không so đo mặc cả, không lý luận nhưng hoàn toàn tín thác không chút do dự nào.

Cũng vậy , muốn đón nhận Nước Trời, nghĩa là thực hiện những điều cần phải tránh và những điều cần phải làm để được vào Nước Trời. Hoặc muốn đón nhận Lời Chúa nghĩa là lắng nghe và thực hành … thì phải có thái độ đơn sơ trong tin tưởng và hy vọng phó thác, nhất là vui tươi trong yêu mến.

5. “Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như trẻ em thì sẽ chẳng được vào”:

Đâu là cách trẻ em đón nhận những điều cần thiết để sống? Đó là sự đơn sơ. Quả vậy, bất cứ cái gì cha mẹ cho chúng, chúng không xem đó như một quyền lợi mà chúng phải có (vì chúng chưa làm được gì); quyền lợi là điều mà chúng chưa bao giờ nghĩ tới. Lương tâm trẻ em, tự bản năng đã ý thức được rằng chúng hoàn toàn yếu đuối, hoàn toàn lệ thuộc người khác. Một số trẻ em mồ côi, bụi đời đã phải đau khổ vì sự yếu đuối và lệ thuộc đó, không gặp được tình thương để nương tựa.

Theo tinh thần của Chúa nói ở đây thì chúng ta phải biết đón nhận ân sủng Thiên Chúa ban, như một trẻ em đón nhận ân huệ trao ban do tình thương.

6. “Rồi Người ôm lấy các trẻ em, và đặt tay chúc lành cho chúng”:

Việc Chúa làm ở đây giúp chúng ta nhận thức được rằng:

- Chúa sẵn sàng đón nhận sự quấy rầy của trẻ em, vì Người phật ý khi thấy các môn đệ ngăn cản chúng đến với Người.

Điều này thức tỉnh chúng ta có sẵn sàng hy sinh, chịu vất vả, mất mát và thiệt thòi khi chúng ta đón tiếp và phục vụ các trẻ em, những người yếu kém trong xã hội, những kẻ tội lỗi, những người đang cần chúng ta giúp đỡ?

- Chúa Giê-su ôm lấy các trẻ em để tỏ lòng yêu thương và phục vụ bằng cách chúc lành cho chúng.

Chúng ta noi gương Chúa: phục vụ những kẻ bé mọn trong xã hội, như khi chúng ta làm những công tác từ thiện, xã hội, bác ái chúng ta phải tỏ lòng yêu mến chân thành và sẵn sàng phục vụ cách vô vị lợi và vị tha.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT