Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần VII Phục Sinh (Ga 21,20–25) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
17/05/2024
2.7K
Đức Giêsu vừa loan báo cho Phêrô biết, ông sẽ phải chết cách nào: một cái chết dữ dằn, bị cưỡng chế, một cuộc tử đạo, một câu thúc. Phêrô, một tông đồ biết rõ, cách đó năm mươi năm, Đức Giêsu đã chết cách nào, ông có thể tự cho là diễm phúc được "tôn vinh Thiên Chúa”, nhờ cái chết giống như cái chết của Đức Giêsu. Nhưng tự nhiên, ông vẫn cảm thấy sợ hãi. Và trong cơn giao động, ông đã nêu lên một câu hỏi: "còn Gioan, anh ấy có chết vì đạo không?”
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
Thứ Bảy Tuần VII Phục Sinh
TIN MỪNG: Ga 21,20–25

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Cv 28,16-20.30-31

Khi chúng tôi đến Rôma, Phaolô được phép ở nhà riêng với người lính canh.... Suốt hai năm, ngài trú tại ngôi nhà thuê…

Trong khi đợi chờ cuộc xử án, chờ cái chết…

Này Người tới thành Rôma. Tới thủ đô.

Trong hai năm ngài sắp ghi dấu mình cho thành, cùng với Phêrô; đấng cùng sẽ chết ở đó.

Bây giờ Phaolô ở vào trung tâm. Trung tâm của một đế quốc lương dân.

Ngay ngày nay, nên xem sự xa hoa đã bị tiêu hủy, những nghị trường, vô số các đền thờ. Chính trong văn minh rực sáng, đồng thời sa đọa, đang phô diễn công khai và vững tin vào sức mạnh của mình… mà Phaolô khiêm tốn, cương quyết, từ trong căn nhà nhỏ riêng tư không được biết đến, Phaolô đang trải rộng Tin Mừng vào lòng người đàn ông cũng như đàn bà, một chút “men sẽ làm dậy cả thùng bột”.

Lạy Chúa, con thường nghĩ rằng Ngày Nay Tin Mừng Chúa còn phải đối diện với một thế giới không thể thẩm thấu được. Cả khối xa cách các viễn ảnh Đức tin. Lạy Chúa, xin cho chúng con tin rằng Tin Mừng Chúa tiến triển mà không còn các hoạt động huyên náo, nhưng do việc tông đồ khiêm tốn do lời cầu nguyện của các Kitô hữu đã gặp Chúa. Thánh Phaolô đơn độc với vài chục Kitô hữu, trong thành Rôma mênh mông: Xin cầu cho chúng con.

 Sau ba hôm, Người mời các đầu mục Do Thái đến. Thưa anh em, tôi đây không làm điều gì phạm tiến dân tộc... Chính vì niềm hy vọng của Israel mà tôi phải mang xiềng xích này.

Người không để mất thời giờ rao giảng Tin Mừng cho Rôma.

Ba ngày sau khi tới nơi, Người mời những ai có thể mới được. Và theo thói quen, Người bắt đầu với những người thuộc dân “mình”, và đưa vào Kinh thánh, để chứng tỏ rằng tin vào Chúa Giêsu là tiếp nối trọn truyền thống của Israel vừa là nhà cải cách, vừa là người nắm giữ truyền thống.

Mọi sự mới mẻ của Tin Mừng, được truyền nhập trong sự trung thành với truyền thống nhận được từ các thế hệ trước. Cựu ước mang niềm hy vọng mà Chúa Giêsu thực hiện.

Cựu ước là một cuộc chuẩn bị. Được nắm giữ một cách mãnh liệt như một tiêu chuẩn bất khả xâm phạm, nó trở thành suy yếu... được đọc đi đọc lại trong viễn ảnh mới mẻ của Chúa Giêsu Kitô nó giữ được trọn giá trị của nó.

Ngài tiếp nhận tất cả những ai đến gặp ngài, rao giảng Nước Thiên Chúa và dạy dỗ những điều về Chúa Giêsu Kitô một cách dạn dĩ, không có ai ngăn cấm.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con lợi dụng mọi dịp để nói “Tin Mừng”. Và trước hết, lạy Chúa, xin giúp chúng con hiểu biết hơn về Nước Thiên Chúa và những liên hệ tới Chúa Giêsu.

Nhất là, lạy Chúa, chớ gì con để cho Chúa “ngự trị" trong con, chớ gì ý Chúa được thực hiện trong đời con, để con có thể nói về Chúa một cách mạnh dạn cho mọi người sẽ đến gặp con, như Phaolô đã làm tại nhà Người ở Rôma. Chính trong hai năm có mặt ở Rôma mà Phaolô đã viết các thư của Người gửi dân Côlôsê, Êphêsô và tờ giấy gởi Philêmon.

Công vụ các Tông đồ dừng lại tại đó. Truyện cuối đời Phaolô chấm dứt trong mờ mịt nào đó, trong bóng đêm. Có lẽ sau hai năm Người được phóng thích.... Có lẽ bị bắt lại. Người chết ở Rôma, trong cơn bắt bớ của Nêron vào năm 67.

BÀI TIN MỪNG: Ga 21,20-23

Vậy khi thấy Gioan, người môn đệ Đức Giêsu yêu quý ông Simon Phêrô nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy còn anh này thì sao Đức Giêsu đáp: Giá như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh hãy theo Thầy.

Đức Giêsu vừa loan báo cho Phêrô biết, ông sẽ phải chết cách nào: một cái chết dữ dằn, bị cưỡng chế, một cuộc tử đạo, một câu thúc. Phêrô, một tông đồ biết rõ, cách đó năm mươi năm, Đức Giêsu đã chết cách nào, ông có thể tự cho là diễm phúc được "tôn vinh Thiên Chúa”, nhờ cái chết giống như cái chết của Đức Giêsu. Nhưng tự nhiên, ông vẫn cảm thấy sợ hãi. Và trong cơn giao động, ông đã nêu lên một câu hỏi: "còn Gioan, anh ấy có chết vì đạo không?”

Lạy Chúa, xin ban cho con ơn thánh, để biết sống định mệnh mà Chúa đã tuyển chọn cho con từ đời đời, không so đo với kẻ khác.

Có lời đồn giữa anh em là môn đệ ấy sẽ không chết.

Phải, các Kitô hữu tiên khởi, cũng như chúng ta, cũng như mọi ngườí, đều là những chủ thể dễ sai lầm. Đôi khi, họ cũng lừa dối nhau.

Thực ra, điều gây ngỡ ngàng, đó là chúng con người dòn mỏng, giống tình trạng chung của mọi người, lại có thể thiết lập một công trình vẫn còn vững bền như thế ở đó luôn có một sức mạnh vượt trên phạm vi của loài người. Giữa những sai lầm, họ được bảo vệ để giữ điều chính yếu: Chúng ta có thể tin vào Giáo hội... chân lý cốt yếu nằm trong Giáo hội, có thể được biểu lộ qua những kiểu diễn tả cho dù đôi khi có mang tính cách phỏng chừng.

Chính chúng ta, ngày nay cũng bị yếu đuối tứ bề (Dt 5,2). Một số quan niệm của ta có thể bị sai lầm do những cách giải thích quá nhân loại. Những -từ thời đó đến nay, chân lý của Thiên Chúa được truyền thông từ từ qua Giáo hội: Vẫn giữ cách thức như thế.

Nhưng Đức Giêsu đã không nói với ông Phêrô là: “Anh ấy sẽ không chết”, nhưng…

Nhờ luôn suy niệm lại Tin Mừng, những lời của Đức Giêsu, mà Giáo hội kiểm chứng, Đức tin của mình… trong thái độ khiêm hạ trong việc ngoan ngoãn tuân theo lời đó.

Trình thuật này có lẽ đã được soạn thảo sau cái chết của Phêrô, tại Rôma. Ai có bổn phận phải kế vị ông? Một số na nghĩ rằng Gioan, một tông đồ trong nhóm Mười Hai còn sống sót, phải nắm quyền kế vị đó. Dựa theo lịch sử ta biết rằng, Giáo hội thời đó đã tổ chức một cuộc lựa chọn khác: Thực sự, một người kế vị bình thường của Phêrô tại Rôma đã nắm quyền kế vị... cho dù một tông đồ khác còn sống, là Gioan!

Thay vì là một tông đồ “bất tử”, được chỉ định dứt khoát để điều khiển Giáo hội cho đến tận thế (đó là ảo tưởng của những người ủng hộ Gioan, dựa vào một lời nói khó hiểu của Đức Giêsu để chủ trương như thế), Giáo hội, theo sau Đức Giêsu, đề cao sự hiện điện thường xuyên,của Thánh Thần trong một cuộc kế vị giữa nhiều người khác nhau như thế bảo đảm cho Giáo hội một khả năng thích nghi lớn hơn.

Ngày mai, chúng ta sẽ mừng lễ Hiện Xuống.

Lạy Chúa, con cầu xin Chúa cho Giáo hội đó, rất nhân loại và rất thần linh, là chứng nhân cho chân lý của Chúa, ngay giữa những bước đi mò mẫm và kiếm tìm của mình trong mọi thời đại.

Cái chết của Phêrô, vào khoảng những năm 64-67, trong vườn của Nêrông, hẳn đã đặt ra cho Giáo hội sơ khai một vấn đề đáng ngại: quyền tối thượng của ông, rất rõ ràng trong mọi trình thuật của Tin Mừng, có là một đặc quyền cá nhân và do đó sẽ lụi tàn theo với ông... hay cần phải truyền sang các người kế vị của ông... và ai nắm quyền kế vị? Câu hỏi này nằm ngay trung tâm của phong trào đại kết.

Ngày mai là lễ Hiện xuống!

Giáo Hội không' thể hiểu nổi, nếu không có Thánh Thần. Ngày nay, con luôn tin rằng vẫn cùng một thánh Thần đó, đang linh động các quyết định bề ngoài xem ra phàm trần nhất của Giáo hội Chúa. Đức tin của con, chính là niềm tin to lớn nơi công trình của Chúa: Chúa vẫn luôn hiện diện. Chúa vẫn luôn hoạt động giữa lòng thế giới.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Gio-an làm chứng tá thường trực trong Hội Thánh

HOÀN CẢNH:

Kết thúc Mùa Phục Sinh, phục vụ cho chúng ta thấy Phêrô đã nhậm chức Mục tử thay thế Chúa Kitô. Gio-an là chứng thường trực trong Hội Thánh.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay là kết thúc Tin Mừng thánh Gio-an, trình bày về Gio-an sẽ là chứng tá thường trực trong Hội Thánh Chúa cho d8ến tận thế sách Tin Mừng của ông.

TÌM HIỂU:

20 “Ông Phêrô quay lại …”:

Khi được Chúa cho biết về số phận của mình, thì Phêrô, vốn có tính hay thắc mắc, quay lại hỏi Chúa Giê-su về số phận của Gio-an

21-22 “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại…”:

Câu này không phải là một lời tiên báo, nhưng từ chối trả lời ( x 21, 23 b )

Câu này có thể hiểu hai cách:

+ Chúa có ý bảo đến Phêrô hãy chú ý đến việc của mình, không phải lo việc kẻ khác.

+ Chúa cho biết Gioan là môn đệ thấu hiểu về mầu nhiệm Chúa hơn ai hết. Người sẽ tiếp tục hiện diện trong Hội Thánh qua minh chứng của Tin Mừng Gio-an và sách khải huyền. “ Phần anh hãy theo Thầy”: điều này có nghĩa: Hãy theo ta cho đến cùng, cho đến tử vì đạo.

21 –23 “Do đó mớ có tiếng đồn giữa anh em là môn đệ ấy sẽ không chết …”:

Một số Kitô hữu hồi đó hiểu lời Chúa g nói với Phêrô về Gio-an theo nghĩa đen, nghĩa.là Gio-an sẽ không phải chết.

Vì thế khi về già, lúc viết Tin Mừng này, Gio-an đã phải thanh minh lời Chúa rằng: Chúa không bao Gio-an không chết, nhưng chỉ bảo: Nếu thầy muốn cho anh ấy cứ ở như vậy mãi thì việc gì đến con. Sau này Gio-an bị đày ở đảo Patmor trong cuộc bắt của Đô-mi-ti-en; khi quan Rôma bị bỏ vào vạc dầu sôi nhưng ông cũng không chết; lúc được trả tự do, Ngài về Êphêsô và chết tại đó khoảng năm 104 thời vua Trajan.

24 “Chính môn đệ này làm chứng …”:

Nhóm môn đệ của Gioan, hoặc chính cộng đoàn đã tiếp nhận tác phẩm này nhận thấy ở đó ( tác phẩm Tin Mừng Gio-an ) có lời chứng liên tục và luôn luôn có tính cách hiện tại của người môn đệ được Đức Giê-su thương mến

25 “Còn có nhiều điều khác…”:

Đây là kiểu nói ngoại ngữ theo kiểu nói bình dân ở phương Đông. Tác phẩm của Gio-an không thể kể lại và làm sáng tỏ tất cả những gì Đức Giê-su đã làm và đã giảng dạy. Vai trò của Chúa Thánh Thần sẽ làm sáng tỏ những điều ấy.

 NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Phụng vụ lời Chúa trong Thánh lễ kết thúc Mùa Phục sinh hôm nay, mời gọi chúng ta chiêm ngắm và suy niệm về Hội Thánh trần thế:

- Phêrô đã nhận chức Mục tử thay thế Chúa Kitô ( Ga 21, 1-14).

- Phao lô tông đồ dân ngoại mở mang Hội Thánh ( Cv 28, 16-20; 30-31)

- Gio-an là chứng tá thường trực trong Hội Thánh qua sách Tin Mừng và sách Khải Huyền của Ngài ( Ga 21, 15-26 ).

- Chúng ta nhìn ngắm Phêrô để tích cực cộng tác với hàng giáo phẩm.

- Chúng ta nhìn ngắm Phaolô để nhiệt tình mở rộng Hội Thánh trong những công tác tông đồ, truyền giáo.

- Chúng ta nhìn ngắm Gioan để mau mắn và kiên trì thánh hóa bản thân hầu thánh hóa tha nhân trong việc làm chứng nhân cho Chúa.

2. Nhìn vào Phêrô: vị Giáo Hoàng tiên khởi, được mời gọi bước theo Chúa Giê-su nghĩa là chấp nhận những thử thách, những bách hại và cái chết trên thập giá như Chúa Giê-su để làm chứng cho Chúa.

3. Nhìn vào Gio-an: Tuy không được phúc tử đạo như các tông đồ khác nhưng Gio-an đã sống một thời gian rất dài để củng cố Đức tin cho các tín hữu tiên khởi, nhất là để suy và viết sách Tin Mừng, cùng ba lá thư và sách Khải huyền của Ngài, tất cả cũng là những cách thức để làm chứng cho Chúa.

4. Nhìn lại lịch sử Hội Thánh, từ đầu cho đến nay, chúng ta nhận ra đó là một cuốn sách viết lại những chứng từ khác nhau: bằng lời nói, bằng đau khổ, bằng những việc từ thiện, bác ái … mỗi người một cách, mỗi thời một cách, tùy ơn Chúa Thánh Thần, tất cả đều giới thiệu tình yêu của Chúa cho mọi người, để mọi người hưởng nhờ ơn cứu độ của Chúa.

5. Tuy tất cả những người mong ước chịu tử vì đạo như Phêrô, hoặc nhiệt thành mở mang Hội Thánh như Phaolô, nhưng cũng nhiều người được mời gọi dâng hiến cuộc sống mình như Gio-an để làm chứng cho Chúa. tất cả đều có sứ mạng làm chứng tá cho Chúa.

6. Hai cuộc sống.

Trích khảo luận của thánh âu-tinh về Tin Mừng theo thánh Gio-an ( xem bài đọc 2 trong Kinh sách ngày thứ sáu tuần thứ 6 Mùa Phục Sinh ):

“ Hội Thánh được biết là có hai cuộc Thiên Chúa đã mạc khải và trao ban: cuộc sống trong đức tin và cuộc sống trong trực kiến; sống thời lữ hành và cuộc sống nơi cư ngụ vĩnh viễn; cuộc sống lầm than vất và cuộc sống nghỉ ngơi an nhàn; cuộc sống thời đi đường và cuộc sống tại quê hương; cuộc sống phải ra sức làm việc và cuộc sống được hưởng phúc chiêm ngưỡng.

Thánh Phêrô tông đồ là tiêu biểu cho cuộc sống trước còn thánh Gio-an tiêu biểu cho cuộc sống sau. Toàn bộ cuộc sống trước diễn ra trên trần gian này cho đến ngày tận thế, và sẽ kết thúc vào ngày đó. Cuộc sống sau thì khác: nó sẽ chỉ hoàn thành sau ngày tận thế, nhưng sẽ không bao giờ chấm dứt trong thế giới tương lai. Ví thế Chúa Giê-su mới bảo ông Phêrô Hãy theo Thầy, nhưng lại nói về ông Gio-an: Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho đến khi Thầy đến thì việc gì đến anh. Phần anh, anh hãy theo Thầy …”

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT