Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần X Mùa Thường Niên (Mt 5,33-37) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
14/06/2024
1.2K
Các môn đệ Chúa phải thành thật đến nỗi không cần một lời thề nào bảo đảm cho lời nói của mình. Vì lời nói của họ luôn đi đôi với sự thật. Như vậy muốn gây tín nhiệm đối với người khác, chúng ta phải thành thật trong lời nói: nói đúng sự thật khách quan; bụng nghĩ sao, miệng nói vậy; không cần thề thốt, chỉ cần giải quyết một cách nghiêm chỉnh là đủ...

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN X MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 5,33-37

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc 1: 2 Cr 5,14-21

Hôm nay một bản văn nóng bỏng như một dung nham đang phún xuất. Phaolô đã giải tỏa bí mật của mình: Tại sao ngài sống? nỗ lực tông đồ của ngài thật phấn khởi cùng với Chúa xây dựng một thế giới mới. Chỉ cần đọc chậm từng câu để tự chúng âm vang.

Anh em thân mến, lòng mến Đức Kitô thôi thúc chúng tôi nghĩ rằng: nếu một người đã chết cho mọi người.

Tất cả khởi đầu và kết thúc bởi đó: Yêu một người. Say mến Chúa Kitô. Hình ảnh thật mạnh: Phaolô nhớ lại đường Đamas, nơi ngài bị “chộp”.

Lạy Chúa, con còn quá sự đam mê này, Đức tin con yếu quá. Xin làm cho con khám phá ra Chúa. Xin hãy chiếm giữ lấy chúng con. Rốt cuộc, chớ gì con hiểu rằng: “Chúa đã chết cho con" rằng Chúa đã 'hiến đời mình vì yêu thương chúng con.

Đức Kitô đã chết cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho mình, nhưng là cho Đấng đã chết và sống lại cho mình.

Những lời này đã được lấy lại trong một “kinh nguyện Thánh Thể " mới của Thánh lễ. Đây là một trong những xác

quyết cốt yếu trong Đức tin của chúng ta. Đây là một trong

những ý nghĩa cốt yếu của thánh lễ, một trong những vai trò Người thực hiện trong chúng ta.

Con người không được tạo lập để sống cho mình, họ được tạo thành để sống cho người khác. Đó là điều Chúa Kitô đã làm. Chết vì tình yêu. Chết cho mọi người.

Chính vì điều đó mà Chúa Kitô đã chết: để giải thoát chúng ta khỏi chỉ "sống cho mình" để mọi người sống không còn tập trung cuộc sống vào họ nữa... để đến lượt mình chúng ta có thể yêu thương.. và hiến trao cuộc sống mình.

Hôm Nay, tôi sẽ làm gì theo chiều hướng này?

Và con người không được tạo thành chỉ để yêu thương anh em mình trên mặt đất này, họ còn được tạo thành để yêu mến Thiên Chúa, để yêu mến “Đấng đã chết vì họ".

Lạy Chúa, Chúa chết cho con, làm sao con có thể dửng dưng với điều đó được.

Từ nay, chúng tôi không còn biết ai theo huyết nhục nữa.

Theo Phaolô, huyết nhục, là người không có Thiên Chúa, người đóng khung trong nhân tính của mình, người bị tù túng, cắt đứt khỏi Thiên Chúa. Nói cách khác, đối với các Kitô hữu chúng ta mọi sự được đổi khác trong tương quan với người khác: chúng ta không biết ai nếu như Thiên Chúa không hiện hữu... các mối liên hệ nhân sinh phải khác đi không chỉ được quy định “theo huyết nhục ". Một điều liên hệ mới mẻ, nhận Thiên Chúa làm tâm lõi vô cùng. Yêu thương hơn nữa. Nhận biết người khác "theo cách thức của Thiên Chúa”. Yêu thương như Người.

Ai ở trong Đức Kitô là thọ sinh mới: những gì cũ đã biến đi này mọi sự đã được đổi mới.

Không cần phải giải thích. Nếm hưởng. Lập lại những lời thần linh này. Mọi sự đều mới mẻ. Thiên Chúa làm tươi trẻ đổi mới mọi sự. Xin cảm tạ.

Người có cảm tưởng là thánh Phaolô ý thức được tham dự vào “bình minh của một thế giới mới”. Đây là một cuộc tạo dựng thế giới mới, làm như Thiên Chúa khởi sự làm lại con người và vị tông đồ làm việc với Thiên Chúa trong việc “tái tạo" này ở nơi tôi đang sống, tôi có tham dự vào việc đó không?

Mọi sự đều do Thiên Chúa là Đấng giải hòa chúng ta với Người nhờ Đức Kitô, và đã trao chức vụ giải hòa cho chúng tôi. Chính Thiên Chúa ở trong Đức Kitô đã giải hòa thế gian với Người... Vậy chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô. Như là Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên bảo vậy…hãy làm hòa với Thiên Chúa.

Đó là cuộc tạo dựng mới. Giao ước mới.. Hòa giải phổ quát. tình yêu. Ôi lạy Chúa, vẫn phải nỗ lực trên nẻo đường thế giới! Bao nhiêu là những người bị xâu xé, những tan vỡ, những liên hệ, không thỏa đáng, những “hòa giải " cần phải thực hiện ; người với người, nhóm với nhóm... và những người với Thiên Chúa.

Bài đọc II: 1V 19,19-21

Cuộc đời và ngôn từ của các ngôn sứ đều chứa đầy biểu tượng. Êlia nói vừa bằng “cử chỉ”, “hành động" và cũng bằng ngôn từ. Cũng như bất cứ thời đại nào. Thế giới hiện nay đã khám phá ra được sức mạnh của các phương tiện nghe nhìn, các hình ảnh và các âm thanh.

Vậy chúng ta không nên coi thường những hình ảnh sống động mà các câu chuyện xưa thuật lại. Chúng ta cố hình dung lại các việc ấy để rút ra ý nghĩa thâm sâu của nó.

Lúc Êlia xuống khỏi núi thì gặp Elisê, con của Shaphat đang cày ruộng, có 12 cặp bò đi trước còn ông thì dẫn cặp bò thứ 12.

Chúng ta sắp chứng kiến một ơn gọi.

Người sẽ được tấn phong làm ngôn sứ, kế nghiệp Êlia, chính là Êlisê. Đó là một người tầm thường. Ong đang làm việc ông đơn thuần chỉ là một nông dân.

Chúa cũng đến kêu gọi chúng ta giữa các công việc thường ngày.

Êlia đi ngang qua ông và quàng chiếc áo choàng trên ông.

Đó là một dấu chỉ của sự chiếm hữu.

Đó là một cử chỉ mà người ta thường gặp thấy trong Kinh Thánh (Ez 16,8 ; Ruth 3,9 ; Dentéronome 23,1).

Đúng vậy, Ngày nay cũng thường như thế một người nào kêu gọi ai, thì hiểu được đó là Thiên Chúa gọi. Một linh mục. Một người bạn. Một nữ tu, một người cha. Một người mẹ. Một người anh. Một người chị. Chúng ta có nhạy cảm với tiếng gọi của Chúa, để đến lượt chúng ta có khả năng làm dội lại tiếng ấy cho kẻ khác chăng. Với lòng khiêm tốn. Với sự cẩn mật. Những cũng còn nhờ sức mạnh Thiên Chúa nữa. Bấy giờ Elisê bỏ bò lại và nói: "Xin cho tôi về hôn từ tạ cha mẹ tôi”.

Ong Elisê sẵn sàng theo Elia. Nhưng chưa hoàn toàn dứt khoát ông Êlisê có một tâm tình rất tự nhiên và vô cùng đáng phục.

Elia trả lời: "Đi về đi? Ta đã làm gì người đâu.

Cũng như nói: thế thì thôi, đừng đến nữa... ta đã không gọi ngươi nữa. Đức Giêsu cũng sẽ nhấn mạnh cho người môn đệ là “đừng ngó lại đằng sau" (Lc 9,59).

Ơn gọi có một đặc điểm tuyệt đối, và đối với một số người là quá cứng rắn.

Cũng đúng cho ơn gọi linh mục và tu sĩ. Thực sự, ơn gọi làm người Kitô hữu cũng giống như thế? theo Chúa không thể nào không có những đoạn tuyệt từ bỏ... “Ai muốn theo Ta thì phải vác thập giá mình mà theo Ta”... Dâng hiến hoàn toàn.

Bấy giờ Elisê bắt cặp bồ mà tế sát và nướng thịt với chiếc cày bò kéo..Đoạn ông đi theo Êlia và hầu hạ ông.

Thật là một hình ảnh sống động và cảm kích.

Người nông dân đốt dụng cụ làm việc để không còn trở lại đàng sau, Đức Giêsu đã đòi hỏi cử chỉ như thế nơi các người ngư phủ ở bờ hồ Galilê, họ đã bỏ lưới, bỏ thuyền...

Từ bỏ nghề nghiệp và tài sản của mình: Đó là một hy sinh cạy đắng? Nó đòi hỏi nơi một số người vì "Nước Thiên Chúa". Đối với những ai chấp nhận yêu sách ấy cách tự do thì Đức Giêsu hoán đổi lại bằng nếp sống thân hữu với Người "Tôi không còn gọi các anh là tôi tớ, nhưng là bạn hữu (Jn 15,15).

Dấn thân vào sứ mệnh phục vụ Chúa và anh em. Dấn thân hoàn toàn, cả thân xác cả tài sản. Cắt đứt mọi ràng buộc. Đốt cả cày bừa để khỏi bị cám dỗ quay lại đàng sau. Hiến dâng cho Thiên Chúa không tiếc nuối gì.

Bài Tin Mừng: Mt 5,33-37

Anh em nghe Luật dạy người xưa... Còn Thầy. Thầy bảo cho anh em biết…

Điệp khúc này cứ được lặp đi lặp lại, để nói lên sức mạnh đổi mới của Tin Mừng.

Đó là cách diễn tả trọn vẹn quyền tối thượng hay có thể nói là yêu sách của Đức Giêsu.

Chớ bội thề nhưng hãy trọn lời thề với Chúa.

Thực tế, đó là Luật truyền thống (Lv 19,12): "Chớ làm chứng gian, chớ nói dối”. Luật cũ cũng đã quan tâm giúp đỡ còn người nói sự thật: Cấm thề gian, nghĩa là dùng Thiên Chúa chứng giám để bảo trợ những điều sai lầm.

Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết đừng thề chi cả!

Một lần nữa, Đức Giêsu chỉ giữ lại tinh thần của Luật, và kiện toàn Luật: bằng cách nội tâm hóa nó phải luôn nói sự thật. Do đó, thề thốt điều gì là vô ích. Lời nói của con người, tự nó có giá trị, nhờ sự thành thực mà nó chứng tỏ: vì thế, kiếm tìm một bảo đảm bên ngoài cho một lời thề khiến phải nào đến lĩnh vực thiêng thánh giả tạo, thì thật là vô ích. Thực sự, nếu Thiên Chúa hiện diện nơi lời nói của con người thì chỉ nhờ tính khách quan và sự thật nội tại mà lời nói đó chuyển mang, còn hơn là nhờ cách khẩn nài đến danh Chúa cách bề ngoài.

Khi khuyên nhủ ta đừng thề thốt, Đức Giêsu muốn phục hồi giá trị cho lời nói của con người.

Đừng chỉ trời mà thề... Đừng chỉ đất mà thề... Đừng chỉ Giêrusalem mà thề... Đừng chỉ lên đầu mà thề.

Không sử dụng danh Thiên Chúa, những người đồng thời với Đức Giêsu lại dùng đủ mọi thứ nói quanh... mà họ nghĩ là để khỏi sai phạm luân lý.

Đức Giêsu tố cáo não trạng sai lầm đó, não trạng chỉ cốt giữ thể diện, giữ sao cho hợp vớt Luật cách qua lần! Tôi đâu có lấy Chúa ra mà thề, vì tôi chỉ trời mà thề mà!" Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: trời là ngai Thiên Chúa.

Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi mọi hình thức câu nệ Luật.

Lạy Chúa, xin lạy chúng Con biết nghiêm chỉnh giữ sự chân thành, tính khách quan giữa một thế giới chỉ biết tìm cách quanh co, ngụy tạo.

Xét cho cùng, đi tới đâu mà ta lại không thể phạm tội được?" Đó là kiểu vấn nạn mà Đức Giêsu tố giác.

Hễ "có” thì phải nói "có"... "không” thì phải nói “không" Thêm thắt điều gì là do mà quỷ.

Lạy Chúa, trước một yêu cầu đầy lý tưởng như trên, con rà soát lại đời sống con, những lời nói của còn dưới cái nhìn của Chúa.

Một lần nữa, Đức Giêsu không thiết lập một luật luân lý mới, một bộ luật về nhân bản, dù là tế nhị... Tên Đối Thủ lớn, kẻ Lừa Dối (được viết hoa) đang ở đó, núp ẩn đằng sau mọi thái độ giả hình, gian dối của ta.

Thiên Chúa là sự thật: Satan là dối trá. Đó là điều Đức Giêsu thấy rõ!

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Đừng thề nguyền gì hết.

HOÀN CẢNH:

Sau khi đã kiện toàn đời sống trong luật lệ xã hội (5,21-26: cấm giết người); luật trong đời sống gia đình (5,27-32: Cấm ngoại tình và không được ly dị); Đức Giê Su kiện toàn luật phụng sự Thiên-Chúa (5,33-37).

Ý CHÍNH:

Bài Tin-Mừng hôm nay ghi lại lời Đức Giê Su cấm thề gian nói dối để kiện toàn điều răn thứ hai và thứ bảy.

TÌM HIỂU:

33-36 “Chớ bội thề …”:

Luật cũ cấm thề gian (Lv 19,12) và như vậy là chỗ thề. Nhưng người Do Thái chỉ chú trọng đến việc giữ lời thề, khi lời thề mang danh Thiên-Chúa mà thôi.

Đức Giê Su không chấp nhận như vậy, vì mặc dầu tên Thiên-Chúa không được nêu rõ trong lời thề, nhưng khi người ta thề nhân danh một tạo vật nào đó, thì cũng là lấy tên Chúa mà thề, vì các tạo vật cũng là của Thiên-Chúa và cũng hoàn toàn thuộc về Người. Hơn nữa những tạo vật mà xưa nay người ta thường dựa vào mà thề như trời, đất, Giê-ru-sa-lem, mạng sống con người, đều là những sự vật biểu lộ những ưu phẩm của Thiên-Chúa.

37 “Nhưng hễ ‘có’ thì nói ‘có’ …”:

Kiểu nói ‘có’ và ‘không’ ở đây có thể hiểu:

- Nói đúng sự thật khách quan.

- Bụng nghĩ sao, miệng nói vậy.

- Nhắc lại tiếng ‘có’ hoặc ‘không’ để quả quyết hoặc phủ nhận điều mình nói một cách trịnh trọng. Như vậy không cần thề thốt, tức là nại đến điều linh thánh, chỉ cần quả quyết một cách nghiêm chỉnh là đủ.

Như vậy, ý tưởng mà Chúa tính dạy chúng ta là đừng thề nguyền gì cả … Thề là dấu có điều gian dối, vì nếu không có gian dối, thì không cần thề.

Đàng khác, thề là như không tin vào giá trị lời nói của con người mà phải dựa vào thế giá ở ngoài con người: thường là thế giá của Thiên-Chúa.

Như vậy, khi bảo ta không được thề, Đức Giê Su muốn trả lại cho con người giá trị đích thực của lời nói. Lời nói của con người có đủ điều kiện – như sự thành thật, sự tôn trọng và đặc biệt là tính cách khách quan – để tự nó đáng được tin cẩn, mà không phải nhờ vào điểm tựa bên ngoài nào cả. Đó là vinh dự cho con người.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Đoạn Tin-Mừng này cho ta thấy Chúa Giê-su hành động như chủ của lề luật và có uy quyền: “Anh em còn nghe luật dạy … Còn Thầy, Thầy bảo anh em …”. Điều này khơi dậy lòng tin cho chúng ta đối với các Giáo huấn của Chúa để nhờ đó chúng ta chăm chỉ lắng nghe và mau mắn thực thi lời Chúa.

2. “Đừng thề chi cả …”:

Khi răn bảo “đừng thề chi cả”Chúa Giê-su muốn rằng:

- Các môn đệ Chúa phải thành thật đến nỗi không cần một lời thề nào bảo đảm cho lời nói của mình. Vì lời nói của họ luôn đi đôi với sự thật. Như vậy muốn gây tín nhiệm đối với người khác, chúng ta phải thành thật trong lời nói: nói đúng sự thật khách quan; bụng nghĩ sao, miệng nói vậy; không cần thề thốt, chỉ cần giải quyết một cách nghiêm chỉnh là đủ.

- Trả lại cho con người giá trị đích thực của lời nói, vì Thiên-Chúa hiện diện nơi căn nguyên của mọi lời ta nói. Chính sự hiện diện này đòi hỏi lời của ta phải chân thật.

- Đã có lần buồn bực vì lời ta nói chẳng được mấy ai tin, bản thân ta cũng chẳng được tin tưởng và trọng dụng. Hẳn là vì đã có lần ta không nói đúng sự thật.

- Hãy trở về với sự thật, lời ta sẽ được tin tưởng.

- Hãy mang lấy sự thật, bản thân ta sẽ được tín nhiệm.

3. “Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’; ‘không’ thì phải nói ‘không’”:

Điều này Chúa dạy các môn đệ phải ăn nói thật thà, ngay thẳng không được quanh co để gây tín nhiệm cho người khác và đồng thời chứng thực được mình là can cái Thiên-Chúa, vì thêm thắt điều gì là do ma quỷ (ma quỷ là thủ lãnh của sự dối trá).(2Ga 8.44)

4. Một đàng Chúa bảo đừng thề chi cả, đàng khác Thánh Phao-lô lại lấy Chúa làm chứng trong các thư của ngài, cũng như thỉnh thoảng trong những lời quả quyết tâm huyết của ngài?

Để hiểu rõ, cần phải phân biệt hai trường hợp:

a) Có những trường hợp thuộc cuộc sống thường nhật; vào thời Chúa Giê-su, chính trong những trường hợp này mà lời thề được sử dụng để phục vụ các lợi ích, dự án, dàn xếp … Chúa Giê-su không chấp nhận thứ lời thề để phục vụ những tương quan loại này. Vì vậy, chúng ta không được dùng lời thề để trục lợi cho riêng mình, hay cho lợi ích có tính cách trần thế.

b) Nhung có những trường hợp mà con người bị đặt trước tương quan với Thiên-Chúa:

- Chẳng hạn chúng ta thấy có lời thề Giao-Ước (Đnl 4,31); và Chúa Giê-su đã không từ chối trả lời cho vị thượng tế khi ‘thỉnh cầu Người nói nhân danh Thiên-Chúa hằng sống’ (Mt 26,63).

- Cũng vậy, thánh Phao-lô đã dùng những công thức tương tự lời thề khi Ngài xét Thiên-Chúa bị liên lụy trong quyền uy của việc truyền giáo của Ngài. Nơi nào mà Thiên-Chúa, một cách nào đó, là thành phần chủ động một lời nói hay một quyết định nơi con người, thì người ta sẽ không ngạc nhiên khi con người ‘kêu cầu đến’ sự hiện diện của Thiên-Chúa.

5. Qua bài Tin-Mừng này, Chúa Giê-su mời gọi chúng ta hãy chân thật với anh chị em vì lý do đơn giản là Thiên-Chúa hiện diện nơi căn nguyên lời chúng ta nói và vì chúng ta là con cái Thiên-Chúa.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT