Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XI Mùa Thường Niên | Mt 6,24-34 | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Noel Quesson
20/06/2025
1.4K
Cha của anh em, Đấng ngự trên trời thừa biết anh em cũng cần đến những thứ đó. Vậy trước hết phải lo tìm kiếm Nước Chúa và ăn ở ngay lành như Người đòi hỏi, còn các thứ kia Người sẽ thêm cho! Đây là bậc thang giá trị! Trước hết, cần xác định điểm cốt yếu trong một ngày sống.

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN XI MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 6,24-34

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: 2cr 12,1-10

Tôi biết có người kia trong Đức Kitô đã được đem lên Thiên đàng, và được nghe những lời mầu nhiệm trong được nói với loài người.

Phaolô hẳn có thể khoe mình về điều đó, về những thị kiến, những ân sủng, những đặc sủng, những hiện tượng kỳ bí. Ngài biết mình là người nắm được chân lý, là nhà thần học. lởn, nhà thần học lớn nhất mọi thời. Nhưng ngài kín đáo về điều đó. Ngài không muốn cho người ta tìm thấy bằng chứng về sự uy quyền làm tông đồ của ngài, trong lòng hiện tượng đặc sủng kèm theo. Tiêu chuẩn duy nhất trong sứ mệnh tông đồ của ngài là sự yếu đuối: biết vui vẻ nhẫn nại chấp nhận mọi sự có thể đính kết cuộc đời với sự hạ mình của Chúa mà người ta phục vụ. Ngài như muốn nói “Bạn tố cáo tôi không phải là tông đồ thực ư? Này, tôi có giống như Chúa Kitô không. Người là Đấng hạ mình nên yếu đuối cứu chuộc chúng ta đó”.

Vậy tôi rất vui mừng về những từ yếu hèn của tôi để sức mạnh của Đức Kitô ngự trong tôi.

Vì thế, tôi vui thỏa trong sự yếu hèn của tôi, trong sự lăng nhục quẫn bách, bắt bớ, khốn khổ vì Đức Kitô.

Bởi vì khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ.

Không có một khía cạnh bệnh hoạn nào trong những sự đó Người không vui vì...sự dữ 'Người phải chịu, vì sự dữ gây nên cho Người. Người vui vì được "mạnh mẽ " mạnh hơn cả sự dữ, có thể không chê nó.

Cũng thế, không có khía cạnh căng thẳng hay hân hoan nào kiểu phái khắc kỷ. Người không làm tăng, không liên quan gì tới ý chí riêng của Người: Người biết rõ mình yếu đuối nhưng Chúa Kitô, mạnh mẽ, đã làm việc tông đồ với dụng cụ tầm thường yếu đuối. Này.

Một bí mật để khỏi bị nản lòng là đừng dựa vào sức mạnh riêng của mình nữa. Chính là ơn thánh mà tôi phải cố lãnh nhận.

Lạy Chúa xin ban ơn cho con. Tôi lập lại như một lời cầu xin những lời Thánh Phaolô nói trên và tôi cố áp dụng điều đó vào đời sống tôi. Tôi có những yếu đuối những quẫn bách nào?

Kẻo có người đánh giá tôi cao hơn về điều họ thấy hoặc nghe về tôi... Để không làm cho tự cao tự đại, thì một cái dằm đâm vào một thần sứ của Satan vả mặt tôi. Đã ba lần tôi van nài Chúa để nó rời khỏi tôi. Nhưng Người phán cùng tôi rằng: "ơn Ta đủ cho ngươi, vì sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối".

Cái đằm đau đớn biết bao? Cái vả của địa ngục? cơn thử thách còn nhức nhối hơn khi người ta không còn chịu nổi nữa. Thánh Phaolô cũng thế! Tôi chiêm ngắm khổ hình ba phía mà Phaolô không thể chịu nổi nữa đã phải khóc lên. Và tôi nghĩ tới câu trả lời của Chúa Giêsu: “Không, bạn ta, tông đồ của ta, ta sẽ không cứu bạn khỏi cái dằm này.

Chúng ta đang sống giữa mầu nhiệm.

Chính Chúa Giêsu đã cầu khẩn Cha dưới bóng những cây dầu ở Giêthsêmani: và cả Người nữa cũng đã không được giải cứu ngay khỏi cái đằm, cái vả mặt của Satan. cái đằm đã làm chảy máu đầu, tay, chân và cạnh sườn Người Chúa đã nói: “môn đệ không trọng hơn Thầy". Nhưng thánh giá chuẩn bị vinh quang.

Sự sống lại của mọi người phải chịu cái đằm trong thân mình, mỗi ngày một đến gần. Thân phận con người thật khốn khổ! Thân phận con người được tiền định cho hưởng vinh quang thật kỳ diệu? Lạy Thánh Phao lô. Xin cảm tạ

Bài đọc II: Sk 24,17-25

Hôm nay chúng ta sẽ đọc một lời giải thích khác của lịch sử. Joas là một ông vua đã trung thành trong một thời gian nhưng không được lâu bền, vào các năm cuối đời, ông bị lôi cuốn vào các việc thờ cúng Baal dĩ nhiên là hấp dẫn hơn sự tôn thờ Thiên Chúa.

Trang sách này được chép lại, vào thế kỷ thứ III trước G.S, nghĩa là 500 năm sau các biến cố đã xảy ra vào thế kỷ thứ VIII. Tác giả sách Sử ký nhấn mạnh vai trò của chức "tư 'tế " và của "Đền' thờ” trong sự trung thành với Thiên Chúa.

Sau khi tư tế Joas qua đời, các tướng lãnh Giuđa bái yết vua Yoas... và nhà vua nghe theo họ... Họ đã bỏ đền thờ của Yavê mà đi thờ lạy cây cối linh thiêng và các tượng thần.

Toàn lịch sử nhân loại đều đầy rẫy sự xung đột giữa “Thiên Chúa thật” và các “tượng than" người ta tạo nên cho mình.

Dĩ nhiên, tạo nên một vị thần theo khuôn mẫu và nhu cầu riêng của mình thì vững tâm hơn là đứng trước một Thiên Chúa chân thật, Đấng luôn luôn khác với điều người ta trông chờ, và Đấng can thiệp làm đảo lộn các tư tưởng của ta.

Chắc hẳn cái đặc điểm của Thiên Chúa là đặt vấn đề với loài người.

Hãy coi chừng. Chúng ta không nên xét đoán tổ tiên chúng ta quá khắt khe, vì họ bị các cây cối linh thiêng và các trung thần lôi cuốn. Ngày nay chúng ta cũng có những thần riêng: những gì chúng ta phong thần, những gì chúng ta xá giải, những gì chúng ta đánh giá quá mức... một sự vật một con người, một ý thức hệ... tiện nghi, tiền bạc, dục vọng, sức khoẻ, sắc đẹp.

Và dù chúng ta không có những hình thức tôn thờ các thực tại ấy, phải chăng chúng ta có chiều hướng hạ thấp Thiên Chúa làm người phục vụ các nhu cầu sơ đẳng của ta. Bắt Thiên Chúa phục vụ mình. Biến Thiên Chúa "thành bộ máy phụ giúp" con người.. chúng ta chỉ cầu nguyện để xin ơn.

Giavê giáng nghĩa lộ xuống trên Giêrusalem...Người đã sai các ngôn sứ để đem loài người trở về với Người.

Các ngôn sứ là những kẻ làm đảo ngược các chiều hướng hữu dụng ấy.

Họ không lợi dụng Thiên Chúa. Họ hướng về Người.

Họ hiến thân phụng vụ sự Người. Lạy Chúa, xin sai các ngôn sứ đến với chúng con.

Lạy Chúa, xin thanh luyện thái độ đạo đức của chúng con. Xin cứu chữa chúng con khỏi tính ích kỷ "tinh vi” này, vì nó lợi dụng đức tin và lời cầu nguyện cho lợi ích riêng chúng mà thôi.

Tại sao các ngươi vi phạm các lệnh truyền của Giavê để các ngươi phải bị tiêu diệt.

Thiên Chúa nêu vấn đề và Thiên Chúa đặt câu hỏi này cho tôi.

Tôi phải có đủ thì giờ để đáp lại. Tôi để Thiên Chúa hỏi tôi, chợt tôi không đặt câu hỏi cho Người. Chính vì thế, không được đảo ngược vai trò.

“Tại sao ngươi vi phạm các lệnh truyền của Ta để ngươi phải bị tiêu diệt?”

Lạy Chúa, con muốn trở nên thật nhỏ bé trước nhan Người.

Con biết người muốn cho con gặp điều lành. Xin giúp con bớt lấn lướt tôn ý Người là "phần rỗi" của con... và sự vi phạm của con làm con bị “tiêu diệt". Con người bị hư mất, khi nó quên Thiên Chúa thật. Khi nó lệ thuộc vào các thần trống không giá trị gì.

Họ ném đá tư tế Giacaria ngay trước tiến đình đền thờ.

Đức Giêsu Kitô sẽ giải thích lại biến cố này (Mt 23,35).

Bài Tin Mừng: Mt 6,24-34

Không ai có thể làm tôi hai chủ... Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tiền của được.

Đó là một kiểu nói khác nhằm diễn tả: con phải chọn lựa giữa “kho tàng dưới đất" và “kho tàng trên trời”.

Trong bản văn Tin Mừng, có từ “Mam-mon”, dùng để phân cách hóa tiền của và gán cho tiền của một thứ ý nghĩa ma quái. Tiền Của, được viết hoa, như một thứ quyền lực nô lệ hóa con người.

Anh em không thể “làm tôi " Mam-mon!

Anh em đừng biến mình trở nên nô lệ cho Tiền Của!

Chỉ cần nhìn trong ta và quanh ta, cũng đủ nhận thấy mối nguy hiểm to lớn, mức độ nô dịch mà Đức Giêsu muốn thấy ta được thoát khỏi.

Anh em đừng băn khoăn lo lắng.

Lạy Chúa, con thích biết bao lời khuyên nhủ trên!

Đừng quá lo mình phải ăn gì để sống, hay phải mặc gì để che thân. Kìa xem chim trời chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho lẫm.

Đó chỉ là những hình ảnh. Không nên hiểu theo mặt chữ. Đức Giêsu khống đề xuất một thứ vô tri để khi ta không lo lắng, thì đã có người khác phải lo toan thế ta.

Có những nỗi lo lắng phát xuất vì tình yêu thương kẻ khác, chẳng hạn những người mà ta có trách nhiệm, những lo lắng đó, ta không có quyền loại bỏ. Nếu bỏ qua, chứng tỏ ta là kẻ ích kỷ kinh hoàng!

Nhưng theo cách diễn tả trên, cần phải lắng nghe Đức Giêsu đừng băn khoăn lo lắng!.. “.Kìa xem chim trời”.

Tinh thần Kitô giáo không chấp nhận một sự căng thẳng thần thái quá.

Thế mà nhìn chung, thế giới Tây phương hiện đại thường quá bồn chồn lo lắng.

Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao?

Hình như Đức Giêsu muốn nói: Hãy nắm bắt khía cạnh tốt đẹp của đời sống: Hãy sống. Nhưng sống sao đây.

Bạn hãy dùng thời giờ để chạy đua, kiếm tiền, làm việc mưu sinh: nhưng thỉnh thoảng bạn cần nhẩn nha vui sống !

Kìa ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào…

Thỉnh thoảng bạn hãy ngắm nhìn một bông hoa? Nhìn xem một cây đang phát triển. Đâu cần phải mất công đến tận Kat-màn-dou, hay bất cứ vùng đất nào của An Độ, mới thực hiện được nhu cầu căn bản trên đây của con người, ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên.

Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, vẫn nuôi sống chim trời... và mặc áo cho hoa cỏ ngoài đồng... Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao.

Điều Đức Giêsu đề xuất, không chỉ là một thứ thư giãn... dù nó rất cần thiết trong thế giới chao đảo của ta...nhưng đó là thái độ sống trước Thiên Chúa...

Giữa muông chim, hoa lá, Đức Giêsu chiêm ngưỡng Cha Người, Đấng đã quan phòng dự liệu của ăn đồ mặc cho chúng cách-kỳ diệu.

Cha của anh em, Đấng ngự trên trời thừa biết anh em cũng cần đến những thứ đó. Vậy trước hết phải lo tìm kiếm Nước Chúa và ăn ở ngay lành như Người đòi hỏi, còn các thứ kia Người sẽ thêm cho!

Đây là bậc thang giá trị! Trước hết, cần xác định điểm cốt yếu trong một ngày sống. Đức Giêsu không có ý định làm ta xa rời những công tác và trách nhiệm trần gian của mình... Người chỉ nhắc nhở ta lưu ý đến điều cốt yếu.

Anh em đừng quá lo lắng về ngày mai. Ngày mai cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày nấy.

Đó là châm ngôn khôn ngoan phổ thông. Cần sống “mỗi ngày"... Cần sống Ngày Hôm Nay. Đừng vội tích lũy lo lắng của ngày hôm sau: Chỉ nên sống những nỗi của ngày đang qua đi ta sẽ gặp Ngày Mai tốt hơn! Lạy Chúa Giêsu, xin tạ ơn Chúa.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Bài Tin-Mừng hôm nay khuyên nhủ kẻ giàu người nghèo:

- Bạn giàu có ư?: đừng vừa làm tôi Thiên-Chúa vừa làm tôi tiền của được, nghĩa là bạn phải chọn lựa dứt khoát: Thiên-Chúa hay tiền của.

* Chọn Thiên-Chúa: bạn phải từ bỏ mọi tham lam ham hố của cải vật chất.

* Chọn tiền của: bạn khó lòng vào được Nước-Trời, vì: kẻ giàu có khó vào Nước-Trời.

- Bạn nghèo khó ư?: hãy tin tưởng vào Thiên-Chúa là Cha quan phòng mọi sự cho ta. Đồng thờ nghèo của cải vật chất khiến bạn nên giống Chúa Giê-su Ki-tô, Con Thiên-Chúa: “… đã hoàn toàn trút bỏ mọi vinh quang mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2,7) hoặc nên giống tinh thần nghèo theo mẫu gương của Đức Mẹ:

* “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới”.

* “Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư. Người giàu có lại đuổi về tay trắng”.

2. “Không ai có thể làm tôi hai chủ …”:

- Chúa đòi hỏi chúng ta phải dứt khoát trong việc chọn lựa Thiên-Chúa hay tiền của.

- Chúa cảnh giác chúng ta không thể “bắt cá hai tay”, nghĩa là vừa chọn Chúa vừa chọn tiền của, vì:

* Tiền của là một phương tiện tốt cho cuộc sống, nhưng lại là ông chủ xấu khi nó chi phối cuộc sống, làm mất ơn nghĩa Chúa.

* Tiền bạc: cũng có nghĩa tiền thì bạc, nghĩa là rất dễ làm cho con người bất trung với Chúa, với tha nhân và chính mình.

3. Nếu chuyện “làm tôi tiền của” có thể coi như lời cảnh giác đặc biệt dành cho những người giàu có, thì những lời khuyên tin tưởng vào Chúa Quan Phòng muốn nhắn nhủ riêng những người nghèo:

- Về đồ ăn:

* Đừng lo mạng sống: lấy gì mà ăn, vì Thiên-Chúa đã ban cho ta thân xác và sự sống là chính yếu, thì sẽ không từ chối ban cho ta những đồ phụ tùy là của ăn và đồ mặc.

* Thiên-Chúa săn sóc đến chim trời là những vật hèn mọn, chẳng lẽ bỏ rơi ta là những tạo vật quý trọng hơn chim trời bội phần.

* Trên thực tế, nào đã có ai lo lắng mà làm cho đời mình được kéo dài chút ít đâu? Như vậy sao không phó thác cho Chúa Quan Phòng?

- Về áo mặc: cũng thế, lo lắng làm gì!

* Thiên-Chúa trang sức cho cây huệ ngoài đồng cách đẹp đẽ như vậy, mặc dầu nó là loài hoa chóng qua mau tàn, lẽ nào Chúa lại bỏ rơi con người là vật quý trọng hơn cây huệ bội phần?

* Người ngoại giáo lo lắng tìm kiếm của ăn áo mặc khiến họ không nhận biết có Thiên-Chúa để phụng thờ Người; chúng ta là con cái Chúa nếu cũng lo lắng tìm kiếm theo kiểu người ngoại giáo thì sẽ sao lãng việc thờ phượng Thiên-Chúa và cản trở lòng trí con cái Chúa.

* Thiên-Chúa là Đấng tốt lành và biết tất cả mọi nhu cầu của ta. Người lại là Cha của chúng ta nên Người sẽ không để ta phải thiếu thốn, vì thế ta phải trông cậy vào sự quan phòng của Người.

4. “Trước hết hãy tìm kiếm nước Thiên-Chúa và đức công chính của Người …”:

- Tìm kiếm nước Thiên-Chúa không phải là một việc làm giữa bao việc làm khác. Đây là một việc làm chính và ưu tiên: vì “tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên-Chúa”, rồi mọi cái khác “của ăn áo mặc”, Chúa sẽ ban thêm cho.

- “Tìm đức công chính của Người”: lo lắng, thao thức cho mình được sống công chính trước mặt Chúa, nghĩa là lo lắng cho mình được sống thánh thiện tốt lành và đẹp lòng Chúa hơn, bằng cách:

* Biết dùng tiền của theo lẽ công bình và theo tinh thần bác ái.

* Biết chăm lo cho đời mình nên thánh và biết nhiệt tâm thánh hóa tha nhân.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT