Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XXIII Mùa Thường Niên (Lc 6,43-49) | Giáo Phận Phú Cường
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN XXIII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 6,43-49
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : 1 Cr 10,14-22
Anh em thân mến ! hãy xa lánh việc thờ ngẫu tượng. Tôi nói với anh em như nói với người khôn ngoan hiểu biết.
Thánh Phaolô là người quả quyết : phải kiêng dè tất cả mọi thỏa hiệp với các ngẫu tượng.
NGÀY NAY, ngẫu tượng mang nhiều hình thức mới mẻ. Những hình thức nào ?
Lạy Chúa, xin cứu giúp chúng con khỏi các ngẫu tượng. Lạy Chúa, xin cứu giúp chúng con khỏi mọi tà thần.
Thực tế, dựa vào ngẫu tượng, là ảo tưởng rằng. Nó sẽ nghiền nát chúng ta. Ngược lại tương đối hóa các việc bình thường thì đó là một “ người khôn ngoan hiểu biết”. Chỉ Thiên Chúa là Chúa !
Khi ta nâng chén tạ ơn mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là sự dự phần vào máu Đức Kitô ư ? và khi ta cùng bẻ bánh, đó chẳng phải là dự phần vào thân thể Người sao?
Phaolô đối nghịch các yến tiệc ngoại giao với bữa tiệc Thánh Thể. Rõ ràng các Kitô hữu sơ khai, có cảm tưởng rằng, qua phép Thánh Thể, Đức Kitô hiện diện giữa họ : đó là niềm xúc tiến của một sự “ hiện diện”. Lạy Chúa, qua tấm bánh và chén rượu chúng con chia cho nhau, Người hiện diện ở đó,
Giữa chúng con – Và chúng con hiệp thông với Người.
Than ôi, nhiều lần chúng ta tham dự thánh lễ như những con người máy, không cảm thấy thật sự “ Người” ở đó.
Bởi vì , chỉ có một tấm bánh, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.
Hiệu quả thứ hai của phép Thánh Thể là hiệp nhất chúng ta.
“ Nhiều mà chỉ làm nên một”.
Đó là luật lớn lao của vũ trụ vì đó là thực tại cao cả của Thiên Chúa …ba nhưng làm thành một !
Niềm hoan lạc của đôi lứa, của các gia đình hiệp nhất, của các môi trường hoạt động với bầu khi thoải mái, dần dần phải trở nên dự kiến, hy vọng và nỗ lực của mọi nhóm người và của toàn thể nhân loại.
Để thực hiện điều đó, thì ở giữa lòng nhân loại, đã có một “ nhiệm tích”, một dấu chỉ hữu hiệu hiện thực, là Thánh Thể - phép Thánh Thể làm chúng ta được hiệp nhất với nhau, làm thành một thân thể.
“Nhiều mà chỉ làm nên một”.
Đó là một lý tưởng chính xác, cụ thể, đủ sức tạo nên những hành động trực tiếp. Một lý tưởng có thể thực hiện khắp nơi và mãi mãi. Đó là niềm hoan lạc bao la.
HÔM NAY, tôi sẽ thực hiện lý tưởng ấy với ai ?
Hãy coi chừng đừng quá ảo tưởng và mơ mộng. Sự hiệp nhất không thể thực hiện dễ dàng theo ý muốn đâu : chẳng hạn hiệp nhất không phải là người này đàn áp người khác hay bắt kẻ khác kính nể. Tiêu diệt kẻ khác để làm nên hiệp nhất thì quá dễ.
Sự hiệp nhất chân chính là tôn trọng những sự khác biệt. Sự hiệp nhất không tiêu diệt tính đa dạng và sự khác biệt. Vả lại nó nhắm tới việc giảm thiểu những chống đối vô ích và bè phái.
Bởi vì chúng ta chia sẻ cùng một tấm bánh độc nhất.
Nghi thức bẻ bánh và chia nhau là một biểu tượng. Chúng ta hiệp thông cùng một miếng bánh để diễn tả rằng chúng ta rước lấy cùng một Đức Kitô. Không có một Đức Kitô cho người này và một Đức Kitô cho người khác.
Phải chăng tôi chỉ hiệp nhất với người này người kia ?
NGÀY NAY, tôi phải làm gì để xây dựng thân mình Đức Kitô ?
Bài đọc II : 1 Tim 1, 15-17
Lời nói chân thật và đáng tiếp nhận mọi đàng.
Giữa những sai lạc đủ loại, giữa muôn chân lý nửa vời, lưu hành trong thế giới, thời Thánh Phaolô và thời chúng ta, Phaolô ý thức rằng ngài sắp nói một chân lý “ chắc chắn” và phải chấp nhận không ẩn ý không dè giữ.
Vậy tin nào được loan báo chắc chắn như vậy ?
Đức Giêsu Kitô đã đến trong thế gian này để cứu-độ những người tội lỗi.
Người ta có thể sẽ chờ đón một câu nói về sự hiện diện và sự cao cả của Thiên Chúa.
Mà, điều Phaolô coi là quan trọng hơn cần phải nói, lại chính là lòng nhân hậu của Thiên Chúa muốn “ cứu vớt” các tội nhân Thiên Chúa yêu thương những người tội lỗi ! Chúa Giêsu đã đến với họ ! Trọn Tin Mừng, đặc biệt Tin Mừng theo Thánh Luca, đã không ngừng nhắc lại cho chúng ta về chân lý này, dẫu cho nó có chút ít tính chất gây xúc phạm, khó chấp nhận – Thực sự các triết học và tôn giáo tự nhiên không hề vẽ nên hình ảnh này về Thiên Chúa.
Chúa Giêsu nói : “ Quả thật, tôi không đến vì những người khoẻ, mà vì những người bệnh” ( Lc 5, 31). Người ta trả lời như thế cho tiếng lẩm bẩm của bọn biệt phái tức giận khi thấy Người nhậm lời mời tới dùng bữa “ với các tội nhân” ( Lc 25, 1).
Trong số ấy, cha là người thứ nhất.
Sự khiêm tốn đáng phục của vị thánh này, của Thánh cả Phaolô !
Đức Giêsu Kitô tỏ ra tất cả lòng khoan dung trong cha trước hết, để nêu gương cho những ai sẽ tin vào Người hầu được sống đời đời.
Không để cho mình nổi khi Thánh Phaolô thường nói về mình. Người đã thầm hiểu rằng việc truyền thông đức tin không thể thuộc loại “ Thầy dạy biết và dạy người khác” ! Tác nhân Tin Mừng là một chứng nhân, phải có kinh nghiệm cá nhân về ơn Thiên Chúa, và rao truyền như một sứ điệp chính mình đã sống trước.
Cả là sự khác biệt giữa người rao giảng chân chính, dấn thân với lời mình giảng ..với kẻ giả dối lay chuyển ý tưởng đâu là chính xác đi nữa ! phaolô đã nói tôi là kẻ tội lỗi nhất. Để có thể nói : tôi là kẻ đầu tiên biết được việc đã được tha thứ là gì !
Làm sao đôi khi người ta ngạc nhiên về các Kitô hữu khi mà, là linh mục, người ta nói với họ rằng : người ta là tội nhân và cũng phải đi xưng tội nữa ? Đó lại chẳng phải là bất kể tất cả, người ta vẫn giữ một ý niệm sai lầm về Thiên Chúa sao ? Một ý tưởng thuần lý và ngoại giáo. Thay vào đó là ý tưởng đã được tỏ bày trong Chúa Giêsu Kitô : Một Thiên Chúa yêu thương và cứu vớt các tội nhân.
Danh dự và vinh quang Vua muôn thuở…
Kiểu nói này, cũng như những dòng tiếp theo, chắc chắn là một Thánh ca phụng vụ mà các cộng đoàn Kitô hữu đã hát. Người ta gặp được nhiều những Thánh ca đã được âm nhạc hiện thời đặt lại để ca ngợi ( 1 Tim 2, 5, 6, 15-16 : 2 Tim 1, 9-10 ; 2, 8).
Thiên Chúa độc nhất, hằng sống, vô hình, là vua muôn đời Amen.
Những tước hiệu này khá bất thường trong Tân ước. Có lẽ chúng ta đã được mượn từ các kiều nói Do-thái và Hy lạp. Người ta thấy rằng dù ưu tư trình bày khuôn mặt thật của Thiên Chúa, khuôn mặt mà Chúa Giêsu đã tỏ bày cho chúng ta, Thánh Phaolô không ngần ngại dùng văn minh thời ngài để nói và ca hát đức tin của mình.
BÀI TIN MỪNG : Lc 6, 34-49
Không có cây nào tốt mà sinh quả xấu, cũng chẳng có cây nào xấu mà sinh quả tốt. Cứ xem quả thì biết cây. Ở bụi gai, làm sao hái được trái vả, trong bụi rậm, làm gì hái được nho.
Đức Giêsu muốn nói, chính “ lòng dạ” con người mới cho phép đánh giá hành động của họ. Đặc chất của quả, tuỳ thuộc đặc chất của cây. Chính “ lòng dạ”, nghĩa là “ Nội thâm tâm sâu” của con người, mới là điều cốt yếu.
Những cử chỉ bên ngoài cần phải phù hợp với đặc tính bên trong. Chẳng hạn, chớ gì những cử chỉ đạo đức luôn phát xuất từ một “đức tin được nội tâm hóa”.
Lạy Chúa, xin biến đổi tâm hồn con, trung tâm sâu xa của con người con : xin làm cho nó lên “tốt” như một trái tốt, như tấm bánh tốt, thơm ngon mùi vị, gây thích thú. Chớ gì đời sống con thực sự là một “ trái ngon” để người khác thưởng mến hưởng dùng.
Kế hoạch của Thiên Chúa trên con người, là làm cho con người nên tốt.
Người lương thiện thì làm điều thiện, bởi lòng chứa đầy sự thiện. Kẻ gian ác thì làm điều ác, bởi lòng chứa đầy sự ác.
Hôm nay… từ kho tàng của lòng tôi, tôi sẽ rút ra được điều gì ? lòng tôi có một kho tàng tốt không ? những người nào đang chờ đợi nơi tôi điều gì tốt lành, hạnh phúc ?
Lạy Chúa, xin giúp mọi người biết trao ban cho anh em mình những điều tốt đẹp.
Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra.
Dụ ngôn nhỏ bé về Cây và Quả trên đây được ứng dụng vào lời nói của con người.
Tại sao anh em gọi Thầy : “ Lạy Chúa, lạy Chúa !” mà anh em không làm điều Thầy dạy.
Cùng một tư tưởng như thế, Đức Giêsu áp dụng vào kinh nguyện.
Nếu ta muốn cho lời cầu nguyện của ta có giá trị, thì tàn đời sống ta phải có giá trị. Chính từ lòng sâu thẳm của con người, từ lòng cuộc sống, từ ý chí muốn làm đẹp lòng Chúa, mà kinh nguyện đích thực phát sinh.
Những kinh nguyện từ đầu môi chót lưỡi không phù hợp với điều gì cả. Đức Giêsu thích những hành động tốt, hơn là những lời nói đạo đức.
Ai nấy đến với Thầy và nghe những lời Thầy dạy mà đem ra thực hành…
Những lời nói trên như những lời nói đầy sắc thái, rất trọn vẹn để diễn tả đời sống Kitô hữu :
Đức tin hiểu như một liên kết với con người của Đức Giêsu…
Việc lắng nghe lời Chúa.
Việc thực hành tôn giáo, hiểu như một thực thi ý Chúa…
Tôi có “ đến với Đức Giêsu” không ? Việc đó được diễn đạt cách cụ thể như thế nào ?
Tôi có “ nghe lời ngài” không ? Nỗ lực hay thiếu sót của tôi về điểm này ra sao ?
Tôi có “ thực hành lời Chúa” không ? Trong suốt ngày sống, trong cung cách đối xử của tôi ?
Người ấy ví được như một người xây nhà mà đã đào sâu và đặt nền móng trên tảng đá, khi nước lụt dâng lên, dòng sông có ập vào nhà, thì cũng không lay chuyển nổi, vì nhà đã xây vững chắc.
Đức Giêsu là một người đầy hiệu năng, luôn mong ước cho đời sống chúng ta có hiệu quả : Thiên Chúa muốn chúng ta thành công, đời chúng ta “ vững chắc”. Theo Ngài, sự bền vững này chỉ hiện hữu, nếu “ người ta đến với Ngài, lắng nghe Ngài vả thi hành lời Ngài truyền dạy”.
Đức tin : phải là một cái gì vững chắc ! một tảng dá ! một nền nóng để xây dựng !
Còn ai nghe mà không thực hành, thì ví được như người xây nhà ngay mặt đất, không nền móng. Nước sông ập vào, nhà liền sụp đổ và bị phá huỷ tan tành.
Một lời cảnh giác nghiêm chỉnh cho những kẻ không “ thực hành”.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
HOÀN CẢNH :
Trên đường hoàn thiện , Đức Giê-su còn dạy các môn đệ phải tỉnh thức và sáng suốt phân biệt điều giả và điều thực, cái tốt cái xấu và nhất là người lành người dữ.
Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho các môn đệ phương pháp để phân biệt kẻ xấu người tốt , đó là dựa vào cách ăn ở và việc làm mà đánh giá người tốt kẻ xấu.
TÌM HIỂU:
13-15 “Không có cây nào mà lại sinh quả sâu …”
Xem quả thì biết cây : câu châm ngôn này, thánh Matthêu (7,16-18; 12,33-35) áp dụng vào tiên tri giả, như tiêu chuẩn để biết họ.
Còn Lu-ca (6, 43-45) thì dành cho các môn đệ của Chúa và trình bày cho họ biết là đời sống luân lý của họ được chứng minh là hoa trái là việc lành.
Tư tưởng này cũng thấy ở các sách giáo huấn : người lành được ví như cây sinh nhiều hoa đẹp trái ngon; đang khi các cây khác, là kẻ dữ, thì không sinh hoa trái(Tv 1; 91,13-14; cant. 2,1-3: Si 24,12-21).
Người lành sinh trái tốt, vì được mưa ơn Chúa tưới gội, hoa trái của họ sẽ đặc biệt sai (xum xuê,dày đặc) trong thời cánh chung, những việc lành của họ sẽ rất có giá trị trong ngày phán xét (Ed 47,1-12).
Đúng vậy, người kitô hữu được tháp nhập vào cây hằng sống là Chúa KI-tô (Ga 15,1-8), thì sẽ sinh hoa trái Thánh Linh (Gl 5,5-12; 6,7-16); đang khi Do Thái trở thành cây không sinh trái nữa (Mt 8-10;21,18-19;43,43).
46 “Tại sao anh em gọi Thầy : Lạy Chúa …”:
Đức Giê-su bảo các môn đệ đừng tự lừa dối mình trong việc tìm kiếm Nước Trời. Vì cho vào Nước đó, nếu chỉ xưng đạo Chúa bề ngoài mà thôi thì không đủ. Cả khi làm được những việc phi thường cũng không bảo đảm gì. Những cử chỉ đẹp, những lời nói hay, những việc làm thành công … phải phát xuất từ tâm hồn thánh thiện mới có giá trị cho sự sống đời đời, bằng không chỉ là giả dối , hư danh thôi.
Sự phán đoán của Chúa Kitô để công nhận ai là môn đệ đích thực của Chúa, chỉ căn cứ vào việc thực thi thánh ý Thiên Chúa mà thôi. Không có các việc đó, thì bề ngoài dù có thế nào đi nữa, cũng sẽ bị loại bỏ.
17-19 “Ai đến với Thầy và nghe lời Thầy … “ :
Đức Giê-su đưa ra một hình ảnh để khuyến khích môn đệ trung tín thực hành giáo huấn của Chúa, là việc xây nhà : Môn đệ nào đưa giáo huấn của Chúa ra thực hành, ấy là xây nhà minh trên nền tảng vững chắc muôn đời, còn nghe không thực hành giáo huấn của Chúa là xây nhà trên cát, nghĩa là khi gặp thử thách hay khó khăn thì bị sa ngã, sụp đổ tan tành. Giáo huấn của Chúa giúp chúng ta sống thánh thiện và bảo đảm sự sống đời đời, vì thế cần phải lắng nghe và đem ra thực hành.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
Nghe lời Chúa nói :
1. Xem quả thì biết cây : đời sống tốt được minh chứng bằng những việc lành, việc tốt. Điều này lưu ý chúng ta :
- Phải tỉnh thức kẻo bị mắc lừa những kẻ giả hình đội lốt đạo đức, để lừa dối ta, lôi kéo ta theo đàng bất chính và sai lầm.
- Chúng ta cũng đừng lừa dối mình khi chỉ biết nói tốt mà không làm tốt, biết nghĩ mà hay không thực hiện, biết nghe Lời Chúa mà không đem ra thực hành, biết chăm lo những việc bên ngoài mà tìm hư danh mà không lo cho đời sống nội tâm … Như vậy, nói tốt, chưa tốt, cần phải làm tốt mới tốt thật.
2. “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của mình” :
Chúa đòi hỏi không chỉ có dáng vẻ tốt bề ngoài, nhưng còn phải có ý hướng tốt bên trong tâm hồn nữa. Vì vậy :
- Những việc đạo đức theo hình thức bên ngoài chưa phải là đạo đức thật, nếu không có ý hướng bên trong do niềm tin cậy mến Chúa.
- Chu toàn những công việc đạo đức chưa đủ, mà còn phải có đời sống đạo đức mến Chúa yêu người nữa mới đủ.
- Cần phải cảnh giác trước những lối sống đạo giả hình, vụ hình thức; đồng thời cũng phải nhủ mình đừng có tự lừa dối mình bằng một số việc thành công bên ngoài mà sao lãng đời sống nội tâm và những công việc lành phúc đức có giá trị cho sự sống đời đời.
3. “Tại sao anh em gọi Thầy : Lạy Chúa … mà không làm điều Thầy dạy ?” :
Chúa khiển trách những ai chỉ phụng sự Chúa bằng việc làm đạo đức bên ngoài và bằng lời nói suông mà không thực hành những giáo huấn của Chúa điều này đòi hỏi chúng ta:
- Không được chỉ biết nghe Lời Chúa hoặc nói Lời Chúa mà không thực hành Lời Chúa :
- Sống đạo không chỉ bằng đọc kinh, làm nhiều việc đạo đức … nhưng còn phải biết đem Lời Chúa vào cuộc sống. Vì thế, trong các việc đạo đức : ngoài những kinh đọc, những việc làm và lời nói dâng lên Chúa, chúng ta cần phải biết lắng nghe Lời Chúa, biết tìm ý Chúa để thực hành nữa.
v Những việc đạo đức như đọc kinh, âm dự phụng vụ nhất là thánh lễ … phải là dịp chúng ta hiệp thông với tha nhân, gặp gỡ Chúa để lắng nghe Lời Chúa, đón nhận ý Chúa rồi đem ra thực hành trong cuộc sống hàng ngày.
4. “Ai đến với Thầy và nghe lời Thầy dạy …”
Chúa mời gọi chúng ta đến với Chúa và lắng nghe Lời Chúa rồi đem ra thực hành trong cuộc sống hầu bảo đảm sự sống đời đời. Vì thế :
- Muốn có đời sống nội tâm vững chắc, muốn bảo đảm sự sống đời đời thì phải biết mau mắn và trung thành thực hành những giáo huấn của Chúa.
- Muốn xây dựng đời sống vững chắc để có thể chống cự được với mọi cám dỗ của ma quỷ, xác thịt và thế gian, và vượt thắng mọi thử thách đe dọa đức tin, lòng trông cậy và tình mến Chúa, thì cần phải chăm lo học hỏi, lắng nghe và sống Lời Chúa mỗi ngày.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10