Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XXV Mùa Thường Niên - Năm B (Lc 9,43b-45) | Giáo Phận Phú Cường
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN XXV MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 9,43b-45
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : Gv 11,9-12,8
Cuốn sách rất nhân bản này của Giảng Viên kết thúc bằng một lời kêu gọi rất hợp với “tuổi trẻ" là thời gian đầy sinh lực, nó phải được sống trong hoan lạc, biết rằng nó phù hoa (và mọi sự là phù vân, như ông đã nói). Và với cách tương phản, tác giả diễn tả "tuổi già" với lời lẽ đầy thi vị.
Hỡi chàng thanh niên, vui lên đi, trong thời non trẻ, sung sướng đi trong tuổi thanh xuân. Hãy men theo các ngã đường của lòng bạn và các ước muốn của mắt bạn.
Lời khuyên này cho giới trẻ thật đầy lạc quan :
“ Vui xuân kẻo hết xuân đi,
tuổi già xồng xộc tức thì theo sau”
Nghe qua thì tưởng như thế là lời mời gọi để chơi bời phóng túng. Như thế, thì không hiểu gì ý nghĩa sâu xa của tác giả.
Nhưng bạn nên biết rằng Thiên Chúa sẽ xử bạn về tất cả điều ấy.
Tuổi xuân là một ân huệ của Thiên Chúa mà ta phải sống trong vui tươi cởi mở nhưng rồi phải trả lẽ.
Hãy xua đuổi sầu buồn ra khỏi lòng bạn.
Hãy tránh cho xác thịt khỏi khổ đau.
Đúng thế, tác giả khuyến khích rõ ràng giới trẻ phát triển sức sống mình. Điều này rất tích cực và cũng rất tân tiến. Các liên lạc hiện thời gian các thế hệ sẽ được dễ dàng hơn nếu người ta biết đặt đúng chỗ cho các ước vọng như thế. Làm sao giới trẻ khám phá được Thiên Chúa, nếu người ta đặt ngày trên họ gánh nặng của thân phận con người , cũng như kiểu sống hợp cho người già và người trưởng thành, mà không hợp cho họ ?
Chúng ta dám nói, với Qohelét, mảnh đất để Thiên Chúa hiện diện cho họ, là mảnh đất tràn đầy nhựa sống và tươi trẻ, sao ngăn cấm họ được... Thiên Chúa đã ban cho họ mà. Chớ gì, họ biết sống tuổi xuân của họ !
Bạn hãy nhớ đến Đấng tạo thành trong thời niên thiếu của bạn trước khi xảy đến các ngày tai ương... những ngày mà các người giữ nhà run sợ, các người lực lưỡng phải oằn lưng… các bà xây bột ngừng việc, khi xay ngưng tiếng, khi tiếng ca hát bặt tiếng, khi người ta ngại trèo cao và người ta sợ đi đường.
Một lối diễn tả ý nhị như thế về tuổi già, thật khó mà tóm lược. Phải đọc hết toàn bộ.
Qua cách diễn tả đầy thú vị về tính chất suy kém của đời sống rất giống sự suy kém của sự vật, ta cảm thấy một tình thương sâu đậm của người già . . . một luyến tiếc đáng yêu mà người ta dành cho cái tuổi đẹp đẽ này. Luyến tiếc thời thanh xuân cũng vô ích ; tốt hơn là sống mỗi tuổi đời cho đúng với cái thực tại của nó.
Cây hạnh đào trổ hoa, và con châu chấu no mập, và cây bạch hoa hái ra trái, trong lúc con người trên đường về nhà vĩnh cửu. Và các người khóc mướn rảo qua ngã đường.
Những hình ảnh trên không rõ ràng, chúng chỉ gợi lại cái đẹp cái mỏng manh của đời sống.
Và con người đi về nhà vĩnh cửu.
Trước lời mời gọi thực tế và cao đẹp này ta nên dừng lại lâu hơn để suy nghĩ. Nghi thức phụng vụ mới về nghi thức an táng, lấy lại hình ảnh này trong bài hát vĩnh biệt: “ Trước ngưỡng cửa nhà Người, Cha chúng ta đón chờ bạn và đối tay Người sẽ mở rộng trên bạn”.
Nếu tất cả đều kết thúc theo lời hứa này, thì ai nói được mọi sự là hư vô ? Nhưng chỉ có đức tin mới cho ta niềm xác tín đó.
Bài đọc II: Der 2,5-9.14-15
Tôi, Dacaria, tôi đã ngước mắt lên và dã nhìn thấy : Kìa, có người cầm tay đo trong tay. Tôi đã nói rằng : “ Ông đi đâu ?”. Người ấy đáp : “ Tôi đi đo Giêrusalem, coi nó rộng bao nhiêu và dài bao nhiêu”.
Hình ảnh đáng phục!
Vào một thời mà người Do-thái chán nản bị cám dỗ khép mình lại, thì vị sứ ngôn, nhân danh Chúa, mời gọi các nhà kiến trúc Giêrusalem “nhìn rộng ra”. Những người đo đạc phải đo cách rất rộng sơ đồ của thành Thánh. Đối với một Hội thánh luôn bị cám dỗ khép mình trong những vấn đề nội bộ, Thiên Chúa lặp lại rằng : “ Hãy nhìn xa hơn, hãy tiên đoán rộng rãi hơn. Đối với tôi luôn bị cám dỗ tập trung vào những ưu tư cá nhân, c lặp lại : “Hãy ra khỏi mình, hãy mở rộng lòng, hãy nhận lấy những âu lo của người khác”.
Thiên Thần nói: “ Hãy chạy lại nói với đứa trẻ ấy rằng : Giêrusalem là nơi trú ngụ không có tường thành, vì trong đó có đông dân cư và súc vật”.
Thành tương lai, tàhnh mở rộng cho người ta đi khắp nơi, nơi mọi người đều có thể vào. Hình ảnh của nhân loại ngày mai ? hình ảnh của Hội thánh ngày HÔM NAY ? đây là một vấn nạn.
Lạy Chúa, chúng con còn xa vời sự mở rộng phổ quát này biết bao ! Còn biết bao việc phải làm để nhân loại nên đồng lòng, để Hội thánh thực sự là công giáo.
Nơi tôi ở, trong các nhóm tôi là thành viên, tôi sẽ làm việc để phát triển những sự “cởi mở”, “những quan điểm rộng rãi”. Lùi lại những ngập ngừng, phân rẽ, những chương trình nhỏ bé cằn cỗi, những hệ thống khép kín và hẹp hòi.
Phần Ta, Ta sẽ nên tường tàhnh lửa đỏ chung quanh nó, và Ta sẽ tỏ vinh quang Ta giữa nó.
Hơn mọi tường thành vững chắc nhất, sự bảo trợ chân thật, sự an toàn dứt khoát duy nhất, là chính Thiên Chúa.
Tôi áp dụng lời tiên báo này vào cuộc sống hiện tại của tôi, vào đời sống của Hội thánh. Bất kể mọi biểu hiện trái ngược, Thiên Chúa là tường thành duy nhất.
Chúa lại phán: “ Hỡi thiếu nữ Sion, hãy ca tụng và hân hoan, vì này đây Ta đến ngự giữa ngươi”.
Chính với những người nản chí mà Thiên Chúa đưa ra lời khuyên này : “ Hãy ca tụng !” Không nên để mình chiều theo những bi quan, nhưng tốt hơn hãy để cho mình được xâm chiếm bởi sự lây lan của niềm vui. Khi môi miệng chúng ta ca hát, tấm lòng cũng tiến triển theo.
Và sự lạc quan này không phải là thứ lạc quan giả tạo, một hạnh phúc giả vờ, nhưng là một hy vọng, dựa trên sự kiện khách quan : Thiên Chúa đến ! và người ta đợi Người đến.
Trong ngày ấy, sẽ có nhiều dân tộc quy phục Chúa, họ sẽ là dân Ta, và Ta sẽ ngự giữa ngươi.
Không nên chán vì những lập luận này, chống lại tất cả, nên để cho mình được lay động bởi luồng gió mạnh đại đồng này. Tương lai duy nhất của nhân loại là từ phía đó.
Qua những gây gỗ của ngày nay giữa những nét rạn và những tranh chấp, ước vọng về đại đồng vẫn tiếp tục con đường của nó. Rồi sẽ có một ngày người người dù khác biệt đều nhận biết nhân sự thâm sâu. Những thuyết bài ngoại, chủng tộc, những làng những hội khép kín..ngày càng thành một chứng nhân của một thời đại khác.
Rõ ràng Thiên Chúa độc nhất đã dựng nên tất cả chúng ta và định mệnh của chúng ta là “ một”, tôi có mang lấy tất cả nhân loại trong kinh nguyện của tôi không ?
BÀI TIN MỪNG: Lc 9, 43-45
Đang lúc mọi người còn bỡ ngỡ về tất cả các sự việc Đức Giêsu làm, Người nói với các môn-đệ…
Theo dài bài của Tin Mừng ngài, Thánh Luca cần kết thúc hoạt động của Đức Giêsu tại Galilêa. Bỗng nhiên, Đức Giêsu “ lại quyết định lên đường đi Giêrusalem”.
Những bước đầu hoạt động của Đức Giêsu được ghi nhận với một số thành công.
Nhưng chính Đức Giêsu sợ các môn-đệ yêu dấu của Người bị lôi cuốn bởi thứ nhiệt thành giả tạo của đám đông. Người cũng không để mình bị ngây ngất trước sự thán phục chung chung đang nhắm vào Người. Trong khiêm hạ, Người nhìn đến vai trò thấp hèn mà Cha Người đòi hỏi Người phải thực hiện.
Là Đấng Messia nghèo khó, Đấng Messia khiêm hạ, Đức Giêsu đã chuẩn bị cho các môn-đệ không bị chưng hửng bởi cách thức Người tuyển chọn để “ linh mục”. Đó là một chức tư tế hy sinh. Người sẽ là vật sát tế của lễ hy sinh, đang được chuẩn bị này.
Con Người.
Tuy sử dụng tước hiệu này, nhưng Đức Giêsu không chịu từ bỏ sự cao cả của Người kiểu nói “Con Người” trực tiếp ám chỉ đến đoạn văn sáng giá của ngôn sứ Đanien: “ Tôi mải nhìn thị kiến ban đêm, thì này với mây trời như thể một Con Người đi đến, Người tiến lại Đấng cao niên, và người ta cho Người xích lại trước nhan Người. Người được ban tặng quyền bính, vinh dự, vương triều. Tất cả các dân, các nước, các tiếng nói phải làm tôi Người. Quyền bính của Người sẽ không bị hủy” ( Đn 7, 13-14).
Sắp bị nộp vào tay người đời.
Qua kiểu nói này, Đức Giêsu trực tiếp ám chỉ tới một đoạn văn nổi tiếng của ngôn sứ Isaia : “ Không duyên dáng, không oai vệ, bị khinh bỉ và không được đếm xỉa. Bị tra tấn, Người đã chịu đựng. Người không mở miệng, như cừu bị dẫn đến lò sát sinh. Người bị đánh đập cho đến chết” ( Is 53, 2-12).
Nhưng các môn-đệ không hiểu lời đó có nghĩa là gì, vì đối với các ông, lời đó còn bí ẩn, đến nỗi các ông không nhận ra ý nghĩa.
Nhóm Mười Hai không hiểu.
Đức Giêsu đã xếp lại quan niệm về Đấng Messia đối nghịch nhau một cách rõ ràng :
“Con Người” khơi lên một hình ảnh “siêu việt”…một Messia tham dự vào mầu nhiệm cao cả của Thiên Chúa.
“ Người tôi tớ” gợi lên một hình ảnh nghèo khó, trần trụi hoàn toàn…một Mêssia quyền năng.
Con Người sắp bị nộp vào tay người đời.
Trong Tin Mừng theo Thánh Luca, đó là lần loan báo thứ hai về cuộc Thụ Khổ.
Nó xảy ra ngay lúc “dân chúng đang thán phục”.
Một dịp khiến Đức Giêsu ý thức cách sâu sắc: việc hy sinh mạng sống như kết thúc cuộc “ hành trình trình gian” của Đức Giêsu đã được cả bốn Thánh sử tường thuật. Không đơn thuần là một hồi cuối cùng… nhưng đó là trung tâm điểm. Đức Giêsu đã nghĩ đến điều đó từ lâu : Người tự chuẩn bị lâu ngày. Người có chuẩn bị thái độ của các Tông-đồ chấp nhận, nhưng vô ích !
Người ta hiểu rằng, Thánh Thể bí tích ban lại cho ta “ dấu chỉ hiện thực” về sự sống đó-có tầm quan trọng biết bao trong đời sống Giáo hội : thực sự, đó là cuộc “ Tưởng niệm” sự sống của Chúa Giêsu cách biểu trưng nhất.
Nhưng các ông sợ không dám hỏi Người về lời ấy.
Phải các Tông-đồ không muốn đề cập đến sự việc đó với Đức Giêsu, bởi vì trong thâm tâm, các ông không muốn chấp nhận cái chết của Người. Các ông không hiểu rằng, đó là tác động cao cả nhất của tình yêu. Còn chúng ta, chúng ta có hiểu điều gì đang diễn ra trong Thánh Lễ ?
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Nhận thấy mọi người, trong đó có cả các môn đệ, kinh ngạc trước việc chữa lành đứa trẻ bị kinh phong mà nguyên nhân bởi Quỷ ám (9,37-43a). Chúa Giêsu, một đàng sợ dân chúng ngộ nhận Người là Đấng Cứu Thế theo kiểu trần thế, đàng khác, Người muốn nhờ cơ hội này để giáo huấn các môn đệ ngõ hầu từng bước một họ sẽ hiểu chính xác về công việc cứu thế của Người, nên Người đã loan báo lần thứ hai về cuộc thương khó : "Con Người sắp bị nộp vào tay người đời". Muốn sống theo Chúa con người yếu đuối của chúng ta cần có thời gian và công phu đào tạo, luyện tập để dần dần thấm nhiễm tâm tình và tinh thần của Chúa. Đó là lý do cần phải có thời gian đào tạo và huấn luyện cho những tân tòng, nhất là những người sống đời hiến dâng cho Chúa.
2. "Con Người sắp bị nộp vào tay người đời":
Để cứu độ loài người, Chúa Giêsu đã tự nguyện đi vào con đường khổ nạn, con đường của sự hư vô hóa chính bản thân…. Nếu muốn cộng tác vào công cuộc cứu thế của Chúa và muốn cứu độ chính mình, chúng ta cũng phải thực hiện con đường tử nạn theo gương Chúa Giêsu, để được phục sinh với Người.
3. "Nhưng các ông không hiểu lời đó":
Các môn đệ không hiểu vì một đàn các ông vẫn còn bị nhiễm lây quan niệm Đấng Cứu Thế oanh liệt oai phong theo kiểu trần thế; đàng khác các ông vẫn còn mang nặng tính cách con người, là khó chấp nhận những gì đòi hỏi hy sinh như :bị nộp vào tay người đời". Khi gặp Thánh giá bất cứ dưới hình thức nào, phản ứng tự nhiên của chúng ta là sợ hãi, tránh né, từ chối vì dám hy sinh! Nhưng theo gương Chúa Giêsu: "Con Người sắp bị nộp vào tay người đời", chúng ta phải can đảm đón nhận với tinh thần muốn liên kết với Chúa Giêsu tử nạn để đền tội lập công cho mình và tha nhân.
4. Theo lời loan báo của Chúa Giêsu về con đường thương khó của Người, chúng ta phải nhận ra rằng: cái chết âm thầm, cái chết từng giây phút khi phải chiến đấu với những cám dỗ của thế gian, những lôi cuốn của xác thịt và những cạm bẫy của ma quỷ… là điều tất yếu của người môn đệ Chúa Giêsu. Người Kitô hữu đích thực của Chúa Giêsu phải chiến đấu cam go như vậy đó! Bạn có được như vậy không?
5. Giữa lúc các môn đệ và dân chúng đang thích thú và thán phục trước những phép lạ Chúa làm (Lc 9,37-43), thì Chúa Giêsu lại nhắn nhủ các môn đệ phải nhớ kỹ: "Con Người sắp bị nộp vào tay người đời":
Quả vậy, Chúa muốn cho chúng ta phải đi qua đau khổ rồi mới tới vinh quang, nghĩa là có khó mới có công, có làm mới có ăn, có chết đi cho thế gian, cho xác thịt mới đạt tới sự sống đời đời.
6. Lời Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó của Người, lúc này các môn đệ chưa hiểu, nhưng sai này: khi Chúa Giêsu phục sinh, các ông mới hiểu (Lc24,19). Vì chúng ta đang sống sau thời Chúa Giêsu phục sinh, nên chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta hiểu, ngày này qua ngày khác rằng chúng ta có thể sống đời sống thường ngày của chúng ta với sức mạnh của Thánh giá và Phục sinh của Chúa Giêsu.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10