Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XXVII Mùa Thường Niên (Lc 11,27-28) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby
11/10/2024
735
Đây là kiểu nói của người Do-thái nhằm đề cập đến tình mẫu tử. Trước những phụ nữ khóc thương Người, bên lề thập giá, Đức Giêsu sẽ nói : “May phúc cho đàn bà hiếm hoi, người không sinh không đẻ, kẻ không cho bú mớm”, bởi vì than ôi ! Nhưng bất hạnh khủng khiếp sẽ xảy đến cho con cái các bà ( Đức Giêsu nhĩ tới sự sụp đổ của thành Giêrusalem mà Người nhìn thấy đang đến dần) ( Lc 23, 29)...
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN XXVII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 11,27-28

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Gl 3,22-29

Bức thư mà chúng ta đang suy niệm, giải đáp những lời chống đối của các người tàn tòng Do Thái đã xâm nhập xứ Galata và muốn đặt để những tập tục xưa cho các người tân tòng mới , Phao lô, trước cái “thuyết cố định” này khai triển một nhãn quan “tiến hóa” của lịch sử cứu rỗi: Đúng,

chính Thiên Chúa , trước tiên đã kêu gọi ông Abraham… đã ban Lề Luật cho ông Môsê... Nhưng, bây giờ, Đức Giêsu đã đến , Người là nguyên tố quyết định của lịch sử, được Thiên Chúa dự kiến.

Qua sự việc ấy , Lề Luật trở nên suy tàn: Nó chỉ có tính cách tạm thời , chỉ giữ một nhiệm vụ sư phạm, và khi Đức Kitô xuất hiện nó tự xóa nhòa đi.

Thưa anh em khi chưa đến thời của Đức tin, chúng ta bị lề luật giam hãm và canh giữ chờ khi Đức tin được mạc khải. Như thế, Lề Luật đã thành người giám thị dần chúng ta tới Đức Kitô, để chúng ta được nên công chính nhờ Đức tin.

Đối với người Do Thái, Lề Luật giống như những nhà mô phạt cổ kính, có ích thật mà cũng làm người ta bực bội, được đặt bên cạnh đám trẻ nít. Vào tuổi thiếu thời, Phao lô chắc hẳn đã biết được thế nào là cách giám hộ, có nhiệm vụ giám sát và sửa phạt “hành động ngông cuồng của các trẻ em”, cách hỏi cứng rắn, độc đoán. Nhưng con người trưởng thành thành thì không còn cần ai giám sát nữa, họ là con người tự do rồi!

Nhưng khi thời của Đức tin đã đến, thì chúng ta không còn ở dưới quyền giám thị nữa. Vì tất cả anh em đều là con Thiên Chúa, nhờ Đức tin, bởi được kết hợp với Đức Giêsu Kitô.

Đây là biến cố quyết đỉnh của Lịch Sử.

Điều mới lạ căn bản đang can thiệp vào lịch sử nhân loại: từ nay có một Người Thiên Chúa một người "Con Thiên Chúa”, Đức Kitô! Đây là ân huệ tối cao và duy nhất của Thiên Chúa có thể ban cho nhân loại.

Bởi vì mỗi người, HÔM NAY, bắt đầu từ ngày của Đức Giêsu Kitô, cũng có thể trở nên con Thiên Chúa bởi Đức tin nhờ lòng trung thành với Cha Người, Đức Kitô mở ra cho mọi người một còn đường tự do.

Tôi có thực sự là người con đối với Thiên Chúa không?

Lòng trung thành của tôi đối với Chúa trong khi nối gót Đức

Kitô thế nào?

Quả thế, khi được dìm vào nước thánh tẩy để lên một với Đức Kitô, tất cả anh em mặc lấy Đức Kitô.

kiểu nói hết sức đặc biệt.

Hãy suy gẫm kỹ câu trên.

Sau này Phaolô nói cho giáo dân Rôma là phép thánh tẩy làm cho họ thông phần vào cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Kitô. Ở đây, ông đã nói rằng phép thánh tẩy kết hợp chúng ta với Đức Kitô và làm cho chúng ta mặc lấy Đức Kitô. Việc so sánh với chiếc "áo mặc" là một hình ảnh rất đẹp có ý nghĩa biểu tượng : Người được thanh tẩy như thể được biết để họ nhận lãnh một cách sống mới, có một hình dạng mới, “diễn lại” Đức Ki tô, họ là sự "hiển hiện" của Người... Nhìn thấy một người được thanh tẩy là thấy chính Đức Kitô!

Đức tin và phép Thánh Tẩy : hai sự việc kết hợp mật thiết, trong tư tưởng của thánh Phaolô. "Trở nên con Thiên Chúa, nhờ Đức tin kết hợp với Đức Kitô, mặc lấy Đức Kitô nhờ Phép Thánh tẩy...”. Phép Thánh tẩy, dấu chỉ của đức tin, tháp nhập một người vào Đức Kitô và ban cho họ trở thành nghĩa tử của Thiên Chúa nên giống Đức Kitô.

Vậy thì không còn chuyện phân biệt: Do thái hay ngoại giáo, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà, nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô Giêsu !

Quả thật, khi so với mức độ này, thì thấy óc hẹp hòi của các tân tòng Do thái, nó ti tiện làm sao ! Nhãn quan đó phổ quát biết bao ! Theo đó, mỗi người chúng ta phải trở thành chất men trong thế giới này.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con chấp nhận điều ấy thực sự - Xin tạ ơn Ngài.

Bài đọc II: Ge 4, 12-21

Trong trang sách chúng ta sắp suy niệm HÔM NAY. “ Ngày của Giavê” được trình bày bằng những hình ảnh ước định người ta gặp thấy trong mọi sách Khải huyền, và chính Tin Mừng cũng sẽ dùng (Mt 24). Không nên đón nhận chúng theo nghĩa đen, điều này có thể hoặc đưa chúng ta tới nỗi sợ hãi giả tạo, hoặc tới sai lầm trong việc lượng giá: Chúa Giêsu thường nhấn mạnh rằng người ta đừng tò mò về "thời gian" tận thế. Điều quan trọng là biết luôn sẵn sàng.

Các dân chỗi dậy... Thực sự, họ thường yên ngủ, vô tâm với điều đang diễn ra trong suốt lịch sử.

Chúa Giêsu cũng sẽ về “sự tỉnh thức" (Mc 13, 33 ; Lc 21, 36) thường tôi lại không thuộc vào số những người ngủ đời họ..thay vì thực sự sống đời mình sao? Cuộc phán xét đã được đặt để không còn được để mất thời giờ.

Họ tiến đến đồng Giosaphát…

Mọi dân sẽ được tụ họp về trước mặt Con Người (Mt 25, 32): Lại đó nữa, chẳng ích gì việc tưởng tượng ra cuộc tập họp này theo thể chất : Dân Do thái có một thời, đòi được chôn cất trong cánh đồng Giosaphát, để được ở gần nơi tập họp ! Ý nghĩa sâu xa, là cuộc phán xét sẽ phổ quát : Không ai thoát khỏi... cuộc phán xét chung và riêng, các dân tộc và từng người…các nhóm và mỗi người một…

Tôi sẽ bị phán xét. Đời sống “tôi” đã bị phán xét, về mọi phía đã qua. Bới đó tầm quan trọng của thời giờ là tôi phải biết sống!

Các người hãy tra lưỡi hái, vì mùa gặt đã tới. Này các người hãy xuống đi, vì bàn ép đã đầy, các chum đã tràn, vì tội ác của chúng ta đã gia tăng.

Mùa gặt và mùa hái nho: hai hình ảnh ghi dấu sự chín mùi. Nhân loại tăng triển và chín mùi. Công trình của Chúa đang lớn dần : người ta không có thể xét định trước mùa thu hoạch cuối cùng. Cái gì đã chín trong đời tôi?

Mặt trời mặt trăng đã ra tối tăm, các vì sao đã mất ánh sáng.

Sự tối tăm ; lại một hình ảnh cảm kích. Cả vũ trụ thông phần vào cuộc tra tấn vĩ đại. Không gì ở ngoài quyền tối thượng của Thiên Chúa. Chính các vì sao xem ra xa vời, ổn định, ngoài tầm của loài người, cũng hoàn toàn tuân phục Thiên Chúa.. ! huống chi con người, hạt bụi nhỏ bé, trong vũ trụ bao la những sao trời này.

Từ Sion Chúa sẽ hét to, và từ Giêrusalem, tiếng Người sẽ vọng ra : Trời đất sẽ rung chuyển.

“Tiếng Chúa" vang động như tiếng sấm. Phải chịu một vài giông bão trên núi để biểu tượng khác này. Trước cả triệu vôn của tia sét nhỏ, không người nào có thể làm điều xảo trá. Tiếng sét tại Sinai còn mãi trong hoài niệm của Israel như chính dấu hiệu "Thiên Chúa tỏ mình " (thần hiển).

Các ngươi sẽ biết rằng Ta là Thiên Chúa các ngươi.

Trước ngày sau hết, người ta có thể không biết Người và từ khước tùy thuộc vào Chúa. Ngày đó, những ước muốn tự lập của con người sẽ hiển hiện như một sự trẻ dại lố bịch. Lạy Chúa, cớ gì con đừng đợi tới ngày này để tuân phục Chúa, một cách tự do, và trong tình mến.

Trong ngày ấy sẽ xảy ra là các núi sẽ chảy mật ngọt, các đồi sẽ chảy ra sữa... Ai Cập sẽ trở nên hoang vu, Idunê sẽ trở thành rừng bị tiêu hủy.

Lại là những hình ảnh gợi cảm. Hạnh phúc cho những người trung thành. Bất hạnh cho những kẻ bất lương. Đừng tìm cách tưởng tượng. Hãy tin, tận thâm sâu, là sẽ không thể khác được

BÀI TIN MỪNG: Lc 11, 27-28

Khi Đức Giêsu đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng...

Chỉ mình Luca tường thuật đoạn này với hình thức như trên. Một lần nữa trong Tin Mừng của Luca, một phụ nữ được đề cao. Trong khi biết bao người quan trọng như nhóm kinh sư và Pharisêu khôn ngoan tố cáo Đức Giêsu làm tay sai cho thần “baal phân bố….” Thì người đàn bà tầm thường vô danh này lại cất tiếng lên ca tụng Người.

Hạnh phúc thay bà mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm.

Đây là kiểu nói của người Do-thái nhằm đề cập đến tình mẫu tử. Trước những phụ nữ khóc thương Người, bên lề thập giá, Đức Giêsu sẽ nói: “May phúc cho đàn bà hiếm hoi, người không sinh không đẻ, kẻ không cho bú mớm”, bởi vì than ôi ! Nhưng bất hạnh khủng khiếp sẽ xảy đến cho con cái các bà (Đức Giêsu nhĩ tới sự sụp đổ của thành Giêrusalem mà Người nhìn thấy đang đến dần) (Lc 23, 29).

Trái lại, ở đây người phụ nữ này ca tụng Mẹ của Đức Giêsu, và qua Bà chúc tụng Người Con của Bà. Người phụ nữ giữa đám đông đã không để mình mang ấn tượng trước những lời chỉ trích mà chị được nghe. Chị bị sự cao cả của Đức Giêsu chinh phục, và rất đơn thành chị thèm muốn địa vị của Mẹ Người.

Thực, đúng vậy ! Ngày nay cũng đừng quên điều đó. Một trong những hạnh phúc, một trong những vinh dự sâu sắc mà người nữ có thể cảm nghiệm, đó là những đứa con mà bà đã sinh sản, giáo dục. Con người có những “khả năng sinh sản” khác về ; thiêng liêng, nghề nghiệp, xã hội cũng rất hiện thực, nhưng không nên quên điều đó.

Nhưng Người đáp lại: Đúng hơn phải nói rằng: hạnh phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.

Đức Giêsu cũng đã tuyên bố điều đó, khi nói về Mẹ Người, trong cùng một Tin Mừng ( Lc 8, 21), nhưng ở vào một trường hợp khác. Chúng ta cũng cần lặp đi lặp lại, khi có những ý tưởng muốn lưu giữ lại trong lòng.

Để gây sự tương phản với tình mẫu tử xác thịt đầy cao cả và thực sự vẻ vang. Đức Giêsu đã đề cao sự cao cả của Đức tin.

Một lần nữa, chúng ta ghi nhận : Đức Giêsu không chủ trương đối nghịch “sự chiêm niệm” với “hành động”. Chân phúc đích thực gồm hai yếu tố, không thể tách biệt nhau:

Chiêm ngưỡng, lắng nghe, cầu nguyện…

Hành động, thực hành lời Chúa, dấn thân…

Hiển nhiên, ở đây, Luca không cho đó al2 lời phẩm bình Đức Maria, vì chính ông cũng cùng những lời đó đã giới thiệu Mẹ là “ Người diễm phúc, vì đã tin” ( Lc 1, 45), và “hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” những biến cố liên hệ tới Đức Giêsu ( Lc 2, 19).

Hạnh phúc thay…

Thể thức chúc phúc này có thể nhận thấy 50 lần trong toàn bộ Tân ước…20 lần dưới môi miệng của chính Đức Giêsu trong Tin Mừng.

Thiên Chúa mang lại hạnh phúc. Người mong ước ta được hạnh phúc. Không phải bất kỳ thứ hạnh phúc nào đâu! phúc cho những người nghèo khó, hiền lành, ưu phiền, trong sạch, những kẻ xây dựng hoà bình, những ai bị bắt bớ vì lẽ công chính… Phúc cho đầy tớ nào khi chủ về mà vẫn còn tỉnh thức… Phúc cho em ( Mẹ Maria) vì đã tin rằng lời Thiên Chúa phán cùng em sẽ được thực hiện…

Phúc cho người nào không bị vấp phạm vì Đức Giêsu…phúc cho đôi mắt nào đã nhìn thấy những gì các con đang thấy…Phúc cho ngươi, nếu ngươi cho ai vay tiền mà người đó không thể trả lại…Phúc cho ngươi vì sẽ được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa…

Phúc cho Simon Phêrô, vì ông đã được Chúa cha mạc khải…Phúc cho anh em vì tên anh em đã được ghi trên trời…

Phúc cho anh em, nếu anh em biết trở nên tôi tớ cho kẻ này kẻ khác, đến nỗi có thể rửa chân cho họ…

Phúc cho ai đã không thấy mà tin.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Thế nào là hạnh phúc thực sự.

HOÀN CẢNH:

Giữa đám đông đang nghe Đức Giêsu giảng, có một phụ nữ, vì cảm phục trước việc Chúa làm phép lạ trừ quỷ câm (Lc 11, 15-16) ngây thơ không biết khen ngợi Chúa thế nào, đã thốt ra câu khen ngợi Mẹ Người: "Phúc thay người Mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm".

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng này trình bày về việc muốn được hạnh phúc thì phải nghe Lời Chúa như Mẹ Maria.

TÌM HIỂU:

27 "Phúc thay người Mẹ đã cưu mang…":

Lời khen Đức Mẹ là người có phúc rất phù hợp với lời bà Elisabet nói : "Em được Chúa chúc phúc hơn mọi người nữ" (Lc 1, 42), và lời Đức Mẹ hát mừng tạ ơn Chúa (Lc 1, 48) : "Từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi có phúc…".

28 "Nhưng người đáp rằng… ":

Thừa dịp này Đức Giêsu đã giải thích: Đức Mẹ được chúc phúc không những vì chỉ sinh ra Người nhưng còn vì Mẹ đã biết trọn đời tuân theo ý Chúa: "Vâng tôi là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói" (Lc 1, 38).

Ở đây cho thấy Đức Giêsu coi trọng mối dây liên hệ đức tin hơn liên hệ huyết nhục, và nói đến tất cả những ai đã tin vào người, đều là người có phúc. Câu này (11, 28) không phải để phê bình Đức Maria, vì Luca cho thấy Đức Maria là kẻ đã tin (1, 45): "Cứ suy đi nghĩ lại trong lòng biến cố Đức Giêsu" (2, 19).

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Tính đơn sơ và ngay thật của người phụ nữ này đã thúc đẩy bà may mắn khen ngợi Đức Giêsu cách gián tiếp giữa đám đông bằng cách ca ngợi người mẹ đã cưu mang Người. Chúng ta chúc tụng Thiên Chúa bằng cách ngợi khen các gương nhân đức của Đức Mẹ. Và chúng ta cũng tỏ lòng mến yêu Chúa Giêsu khi chúng ta nhiệt tình làm những việc đạo đức dâng kính Đức Mẹ.

2. Mẹ Maria có phúc hơn vì Mẹ đã lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa. Điều này chứng tỏ chúng ta tuy không thuộc dòng họ, huyết nhục với Chúa Giêsu, nhưng chúng ta thuộc về gia đình thiêng liêng của Chúa ( Lc 8,21) và là người diễm phúc vì biết lắng nghe và giữ lời Thiên Chúa.

3. Mẹ Maria đã nêu gương cho mọi kitô hữu việc lắng nghe và thực thi lời Chúa. và đây là mối phúc mà ai trong chúng ta cũng có thể đạt được, nó còn quý giá hơn cả việc cưu mang, sinh hạ cho Đức Giêsu bú mớn nữa.

4. Một quan niệm khá phổ biến về nếp sống đạo nơi nhiều kitô hữu là đọc kinh, lần hạt, tham dự thánh lễ… Điều đó đúng, nhưng lại chưa đủ vì còn phải biết lắng nghe và giữ lời Thiên Chúa nữa.

5. Lời cầu nguyện của chúng ta không phải chỉ biết cảm tạ, thống hối và cầu xin nhưng còn phải biết lắng nghe và thực triết học lời Chúa nữa.

6. Khi chúng ta cầu nguyện: Chúng ta nói Chúa nghe; khi chúng ta đọc sách thánh: Chúa nói chúng ta nghe. Hãy ý thức hơn khi tham dự phần phụng vụ lời Chúa trong khi cử hành các bí tích, nhất là khi tham dự thánh lễ.

7. Đức tin không có việc làm là đức tin chết! Vậy việc làm của đức tin là lắng nghe và thực hành lời Thiên Chúa mỗi ngày.

8. Một trong những việc làm tạo hạnh phúc cho tha nhân là giúp cho tha nhân biết nghe và sống lời Chúa trong cuộc sống mỗi ngày.

9. "Này vâng phục thì tốt hơn hy lễ, lắng nghe thì tốt hơn là dâng mỡ cừu" (1Sm 15,22).

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT