
Chú Giải Tin Mừng Thứ Hai Tuần Bát Nhật Phục Sinh | Mt 28,8-15 | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ HAI TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
TIN MỪNG: Mt 28,8-15
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: Cv 2,14.22-32
Ở đây, Phụng vụ lấy lại nguyên tắc “đọc liên tục”. Chúng ta sắp suy gẫm trọn mùa Phục sinh về sách công vụ các sứ đồ, và dành việc suy gẫm các Tin Mừng cho một năm tới.
Công vụ các sứ đồ.
Suốt "năm mười" ngày Mùa Phục sinh, theo sau "bốn mươi" ngày Mùa Chay. Từ lễ ngũ tuần đây, chúng ta sắp dìm mình vào một cuộc tắm gội dẩn sinh ra Giáo Hội. Thánh Luca khi tiếp nối sách Tin Mừng của Người, đã kể lại cho chúng ta ba mươi năm đầu của Giáo hội, cho tới khoảng năm 63 sau Chúa Kitô. Chúng ta sắp thấy, trong 5 chương đầu, Giáo hội sinh ra tại Giêrusalem. Rồi trong các chương 6-1, chúng ta sẽ thấy Giáo hội mở rộng về miền Samaria và Syria. Sau cùng từ chương 12 trở đi, Tin Mừng lan rộng, do hoạt động truyền giáo của thánh Phao lô, trong cả miền Trung Đông và Ai Cập.
Mọi người đàn ông cũng như đàn bà, các tông đồ và các Kitô hữu đã sống công trình truyền giáo vĩ đại phi thường này. Nhưng đằng sau “công vụ" của các tông đồ, chỉ một “tác nhân" là Chúa Thánh Thần! Hoặc đúng hơn, Chúa Giêsu sống động, vinh quang sống lại, đang hành động do Giáo hội Người trong quyện năng của Chúa Thánh Thần.
Sức mạnh phi thường của Giáo hội trong những thời gian đầu hoàn toàn do niềm xác tín, do Đức tin đã kích thích các tín hữu tiên khởi tin rằng: Chúa Giêsu đã sống lại Chúa Giêsu đang sống... Chúa Giêsu ở giữa chúng ta. Đây là lý do khiến người ta đọc sách Công vụ các Tông đồ trong những ngày Mùa Phục sinh.
Lạy Thánh Thần Thiên Chúa, xin hãy đến với chúng con. Xin mở rộng lòng trí chúng con. Trong năm mươi ngày nay (ngũ tuần có nghĩa là năm mươi), xin làm cho chúng con khám phá ra rằng việc Chúa sống lại không chỉ là một sự kiện lịch sử kỳ diệu thuộc quá khứ, diễn ra vào một niên biểu chính xác và ở một nơi cụ thể… Nhưng sự sống lại này là một mầu nhiệm thời sự kéo dài mãi, một sức mạnh sống động còn hiện thực ngày Hôm Nay.
Phêrô cùng với mười một Tông đồ đứng ra lên tiếng nói rằng: Xin lắng nghe...
Tôi mường tượng ra quảng cảnh. Đó lâu ngày lễ ngũ tuần, ngày đầu của Giáo hội. Họ vừa được Thánh Thần chiếm đoạt. Họ đi ra thềm nhà. Một cuộc tụ họp được hình thành, vì “cơn gió mạnh” rung chuyển khu vực Phêrô, vây quanh có nhóm Mươi Một (những người Chúa Giêsu đã thiết lập và mất đi một), Phêrô lên tiếng: ông nói lớn,hẳn là ông la lớn. Người ta còn cho ông là người say rượu.
Đức Giêsu Nazareth, Người mà anh em đã làm cho chết đi, Thiên Chúa đã Phục sinh Người.
Các biến cố còn mới mẻ. Trong một thành nhỏ hẹp như Giêrusalem, chúng nằm trong trí nhớ mọi người. Dầu vậy không có một người bị kết án từ mỗi tuần. Người đó, người ta nhớ rõ. Nhiều người trong số thính giả của Phêrô hẳn đã đi xem cuộc hành quyết, trên đồi Golgotha. Họ đã thấy xác Người, bị treo trên thập giặt bằng những mũi đinh. Họ có thể cũng đã thấy cú chót, cú đóng mở rộng trái tim của tù tội.
Và Phêrô nói với họ: Chúng tôi đã lại thấy Người! Người sống động hơn cả trước kia.
Đavid đã nói về Người rằng: “Xác tôi nghỉ yên trong niềm cậy trông vì Chúa không để linh hồn tôi trong cõi chết, và không để Đấng Thánh của Chúa thấy sự hư nát”.
Phêrô quy chiếu Thánh kinh, cho quần chúng Do Thái, Người trích dẫn một Thánh Vịnh.
BÀI TIN MỪNG: Mt 28,8-16
Trong tuần lễ thứ nhất sau Phục sinh, chúng ta sẽ đọc một vài trình thuật nói về cuộc sống lại. Từ mấy năm nay nhiều cuộc nghiên cứu chú giải Kinh thánh và Thần học tập trung về vấn đề này. Ta có thể tìm thấy một bản tóm tắt, tuy giản đơn nhưng khá đầy đủ, trong số 3 của “Những Tập bài về Tin Mừng" (Cahiers de"/Evangile), dưới tựa đề “Đức Kitô đã Phục sinh” (E. Charpetier), nhất là từ trang 48 đến 69).
Vào sáng ngày thứ nhất trong tuần, Maria Mác-đa-la và một bà khác cũng tên là Maria…
Đó là những người bạn của Đức Giêsu.
Vì tình bạn, họ trở lại thăm mộ Chúa, như chúng ta thường thăm nghĩa trang vào ngày hôm sau mỗi khi chôn cất người thân yêu.
Chắc chắn, đó cũng là những phụ nữ đã có mặt vào chiều thứ Sáu lúc tẩm liệm Chúa (Mt 27,55-56). Các bà không thể lầm lẫn ngôi mộ này.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con lòng yêu mến Chúa. Người ta chỉ có thể nhìn rõ sự việc với trái tim. Chỉ có tình yêu mới giúp ta hiểu biết sâu sắc những người sống với ta.
Sau khi gặp sứ' thần Chúa (Đấng đã nói với các bà "các bà đừng sợ. Các bà kiếm tìm Đức Giêsu nhưng Người không còn ở đây, vì Người đã sống lại như Người đã nói trước")...
Các bà vội vã rời khỏi mộ... lòng đầy sợ hãi.
Thiên Chúa đang ở đó! Đối với mọi người thông hiểu ngôn ngữ Kinh thánh, thì có hai dấu chỉ rõ ràng Thiên Chúa đang hiện diện:
-“Thần sứ”, đó là “sứ giả của Thiên Chúa”,
-“ Sự sợ hãi” đó là tình cảm thường có, mỗi khi con người hiện diện trước thần linh.
Tôi cũng muốn tự đặt mình trước: sự hiện diện của Chúa.
Các bà rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giêsu hay.
Cùng một trật, các bà vừa sợ hãi, vừa vui mừng.
Phản ứng đầu tiên : bắt đầu chạy… đi báo tin… Có nhiều “bước chạy" vào sáng Phục sinh. Phêrô và Gioan, lát nữa cũng sẽ bắt đầu chạy để đến gặp gỡ. (Ga 20,4).
Tôi có niềm vui đó không? Tôi có loan báo “tin vui" Phục sinh không?
Bỗng Đức Giêsu đón gặp các bà và nói: "Chào chị em". Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân và phục lạy Người.
Chính Đức Giêsu đi bước trước. Chính Chúa hiện diện. Chính Người mở “lời chào”. Người vẫn luôn tỏ ra “nhân bản" như trước. Người tươi cười với họ.
Nhưng rõ ràng các bà đang đứng trước uy quyền của Thiên Chúa. Cử chỉ của các bà là cử chỉ thờ lạy, cúi mặt xuống đất.
Bấy giờ, Đức Giêsu nói với các bà: "Chị em đừng sợ!"
Thiên Chúa luôn nói như thế, sợ hãi là tình cảm tự nhiên trước Thiên Chúa. Nhưng Người yêu cầu ta đừng sợ.
Về báo anh em của Thầy phải đến Galilê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.
Rõ ràng, Đức Giêsu sai gửi họ đi thi hành sứ vụ. Nếu một vài người được nhận biết Người không phải để vui hưởng riêng mình... nhưng là để lên đường loan báo cho anh em khác.
Hãy đi báo tin cho anh em Thầy.
Sau bài suy niệm này, tôi sẽ làm gì.
Tôi sẽ thuộc vào số “các bạn hữu" của Đức Giêsu, nếu tôi tham dự vào công cuộc truyền giảng Tin Mừng.
Các bà đang đi, thì có mấy người trong đội lính canh mộ vào thành báo cho các thượng tế biết mọi việc đã xảy ra. Các thượng tế cho lính một số tiền lớn và bảo. Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của ông ấy đã đến lấy trộm xác…". Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do Thái cho đến ngày nay.
Đó là giải pháp mà “các kẻ thù nghịch" đã khám phá ra, để giải thích sự kiện mồ trống. . đang gây phiền hà cho họ. Các thủ lãnh do Thái không chối cãi “sự kiện": Họ chỉ tìm cách cắt nghĩa sự kiện đó... không dựa trên sự thực.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Chúa Giêsu hiện ra với các phụ nữ
HOÀN CẢNH:
Các bài Tin Mừng trong tuần bát nhật mừng Chúa Giêsu phục sinh đều ghi lại các cuộc hiện ra của Đức Giêsu. Chúng ta cần phân biệt các cuộc hiện ra làm hai loại:
+ Loại công khai cho các Tông Đồ, nhằm vào sứ mạng truyền giáo (Mt 28,16-20 ; Lc 24,36-49)
+ Loại riêng tư, nhằm an ủi và củng cố đức tin kẻ này người nọ, như với Maria Mađalêna (Ga 20,14-17), với các phụ nữ (Mt 28,5-7); với các môn đệ ở Emmau (Lc 24,25-31 ; Mc 16,9-13)…
Kiểu nói Chúa Phục Sinh hiện ra được biểu hiện là Chúa tỏ mình ra.
Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại việc Đức Giêsu phục sinh hiện ra với các phụ nữ để củng cố niềm tin và sai các bà đi báo tin cho các Tông đồ.
TÌM HIỂU:
8 “Các bà vội vã rời khỏi mộ …”:
Sau khi được thiên thần lên tiếng giải thích ngôi mộ trống, là vì Đức Giêsu đã sống lại, các bà vội vã rời mộ.
Sợ hãi: sự sợ hãi này không mang tính tâm lý cho bằng một phản ứng của một thụ tạo trước thần linh: một cảm nghiệm siêu nhiên về cuộc thần hiện, một sự gặp gỡ Thiên Chúa. Vì thế các bà rất đỗi vui mừng.
9 “Đức Giêsu đến gặp các bà …”:
Đức Giêsu hiện ra để chứng thực lời thiên thần loan báo về việc Người đã phục sinh. Và để củng cố niềm tin cho các bà, Chúa Giêsu đã ngỏ lời bằng câu chào thân thuộc : “chào các bà”. Lời chào này như muốn mời gọi vui lên: vì niềm vui ơn cứu độ do Chúa Phục sinh mang lại. Thực là tay bắt mặt mừng, các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân và bái lạy Người. Đây là những cử chỉ của người môn đệ đối với Thầy mình.
10 “Bấy giờ Đức Giêsu nói với các bà …”:
Sau khi các bà được củng cố niềm tin vì đã xác tín việc Đức Giêsu sống lại, Đức Giêsu truyền cho các bà đi báo tin cho các Tông đồ đến Galilê để gặp Người.
Ở đây Chúa gọi các Tông Đồ là “anh em” của Thầy. Không những muốn diễn tả sự thân thương gần gũi, nhưng còn mang tính cách nối nghiệp công trình cứu chuộc của Người tại Galilê . Đức Giêsu sẽ sai các Tông Đồ đi rao giảng Tin Mừng cho khắp thế gian.
11-15 “ …kìa mấy người trong đội lính canh …”:
Những câu này ghi lại việc các thượng tế lừa đảo. Chỉ mình Mathêu kể sự việc này – hình như Mátthêu muốn đối chọi bọn lính với các bà:
Trong khi các bà hối hả chạy về báo tin Chúa sống lại, thì bọn lính cũng mau mắn về báo cáo với các thượng tế, tức là những người lãnh đạo của dân Do Thái. Thượng Hội Đồng Do Thái nhóm họp để tìm cách ém nhẹm sự việc. Suốt cuộc thương khó, những người lãnh đạo mà tỏ ra gian dối và chai đá. Đây là tột đỉnh của sự gian dối và chai đá của họ. Chúa Giêsu dứt khoát bỏ họ cùng với dân do họ lãnh đạo, và trao cho Nhóm Mười Hai quy tụ một dân mới, và dạy dỗ dân mới sống theo Lời Người.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Bài Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta ý thức trách nhiệm của những người đã tin vào Chúa Phục Sinh, thì phải biết nhiệt tình loan báo việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến.
2. Nhìn vào Chúa Giêsu Phục Sinh:
- Chúa Giêsu đã đích thân hiện ra với các phụ nữ để củng cố niềm tin cho các bà và sai các bà đi báo tin cho các Tông Đồ.
Chúng ta đang sống vào thời Chúa đã Phục Sinh, mỗi khi chúng ta cảm nghiệm về ơn Chúa, rồi chia sẻ những cảm nghiệm đó cho người khác, đó là cách chúng ta loan báo việc Chúa Phục Sinh. Vì Chúa Giêsu đang sống với chúng ta như Người đã sống.
- Chúa sai các bà đi báo tin cho các Tông Đồ
Chúng ta muốn làm tông đồ cho Chúa thì phải thông qua Hội Thánh, là thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Vì thế, việc tông đồ của chúng ta phải hiệp nhất với Hội Thánh để Hội Thánh hướng dẫn và sai đi.
3. Nhìn vào các phụ nữ:
- Các phụ nữ này quả là những người diễm phúc được Chúa Phục Sinh hiện ra trước mọi người, kể các Tông đồ. Để được diễm phúc bày các bà đã có lòng mến Chúa thực tình: Nhờ lòng mến này các bà đã vượt mọi khó khăn, đe doạ, sợ hãi… để ra mộ Chúa ngay từ sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần.
Noi gương các bà chúng ta cần có lòng mến Chúa thực tình, một lòng mến được chứng tỏ sẵn sàng mọi sự vì Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ cảm nghiệm được những giây phút diễm phúc được gần Chúa và cảm nghiệm về Chúa. Nhờ đó chúng ta được xác tín để loan báo về Chúa cho người khác.
- Các bà đi báo tin cho các Tông Đồ:
Noi gương các bà, mỗi khi được ơn Chúa sôi động, được cảm nghiệm về Chúa, chúng ta cần chia sẻ kinh nghiệm cho những người chung quanh. Những nhóm chia sẻ kinh nghiệm sống lời Chúa, là phương thế loan báo về Chúa cách hữu hiệu nhất.
4. Nhìn vào các thượng tế:
- Đây là những người chai đá vì đã không tin vào Chúa Giêsu, chỉ vì họ tự kiêu, tự mãn và ganh tỵ với người.
- Đây cũng là những người gian dối vì họ muốn ém nhẹm sự thật về Chúa Phục Sinh bằng cách dùng tiền của để mua chuộc bón lính canh.
Chúng ta có thể chai lì về những giáo huấn của Chúa khi chúng ta tự mãn, tự kiêu, không cần đến ơn Chúa và quá cậy dựa vào sức mạnh của danh vọng, địa vị và thú vui trần tục. Chúng ta cũng trở thành những kẻ gian dối đối với Chúa khi chúng ta thờ phượng Chúa theo hình thức bên ngoài hơn là ý hướng ngay lành bên trong.
5. Nhìn vào bọn lính canh:
Đã được chứng kiến sự thật: Chúa đã sống lại, nhưng đồng tiền vật chất đã làm họ mất lương tâm, khiến họ đã chiều theo sự gian dối của các thượng tế.
Của cải vật chất ở đời cũng thường che lấp lương tâm chân chính của chúng ta, khiến chúng ta phản lại tình yêu của Chúa và tình huynh đệ đối với tha nhân.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10