Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Hai Tuần Thánh | Ga 12,1-11 | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
13/04/2025
924
Hôm nay, chúng ta mở đầu tuần cuối Mùa chay. Các đoạn Tin Mừng sắp làm cho chúng ta sống lại từng giờ một, những khoảng cuối đời Chúa Giêsu: việc xức dầu tại Bêtania, nơi các bạn Người, Ladarô, Mattha, Maria... rồi bữa tiệc ly với các tông đồ… Và sự bội phản của một người trong nhóm 12…

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ HAI TUẦN THÁNH
TIN MỪNG: Ga 12,1-11

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Is 42,1-7

Hôm nay, chúng ta mở đầu tuần cuối Mùa chay. Các đoạn Tin Mừng sắp làm cho chúng ta sống lại từng giờ một, những khoảng cuối đời Chúa Giêsu: việc xức dầu tại Bêtania, nơi các bạn Người, Ladarô, Mattha, Maria... rồi bữa tiệc ly với các tông đồ… Và sự bội phản của một người trong nhóm 12…

Bài đọc I sẽ đọt rút ra từ phần II Sách Isaia. Người ta gặp được 4 bài thơ, mà theo ý kiến mọi người, là những sấm ngôn đẹp nhất nói về Chúa Giêsu. Một nhân vật bí nhiệm được trình bày: Không phải một vua Thiên sai, nhưng một vị Thiên sai làm tôi tớ. Khiêm tốn, hiền lành, bị bách hại, Người cứu dân bằng cái chết của Người. Đây là một tôi tớ hoàn hảo của Thiên Chúa.

Này là tôi tớ mà Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn, Ta hài lòng về Người.

Lạy Chúa Giêsu,

Chúa đã biết sấm ngôn này. Chúa đã hẳn phải suy gẫm luôn. Và Chúa cũng đã nói: “Ta không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ”. Và Chúa đã thực sự nhận lấy điều kiện của Người tôi tớ, khi Chúa rửa chân các môn đồ, nhất là khi Chúa chịu chết vì chúng con...

Tôi muốn dừng lại lâu để chiêm ngưỡng thái độ này: Chúa Giêsu, tôi tớ…

Điều đó tàng ẩn những tình cảm nào? Đâu là những ý tưởng của Chúa? Xin giúp chúng con trở thành tôi tớ… của Chúa… của anh em…

HÔM NAY, tôi đã phục vụ thế nào?

Ta ban thần trí Ta trên ngươi… Ta đã gọi con... đã cầm lấy tay con, đã gìn giữ con, đã đặt con thành giao ước của dân, và nên ánh sáng của chư dân.

Những từ này phải được suy gẫm, từng từ một, và áp dụng vào Chúa Giêsu. Sự mật thiết giữa Thiên Chúa và Chúa Giêsu. Đây là những lời, những hình ảnh của tình yêu.

Phải chiêm ngưỡng lâu…

Từng từ một cũng phải được áp dụng cho các Kitô hữu, cho tôi. Do phép rửa tội mà tôi sẽ ôn lại thứ bảy tới, trong đêm Thánh Phục sinh, tôi đã nhận lãnh ơn ban Thánh Thần... Tôi đã được danh hiệu Chúa gọi tôi là con cái Người... tôi đã được cầm lấy tay... tôi được sai vào thế gian để nên giáo ước và ánh sáng. Đây sẽ là biểu tượng của cây nến cháy tôi cầm trong tay, chiều thứ bảy, khi lập lại lời tuyên xưng đức tin.

Lạy Chúa Giêsu, cùng với Chúa, con muốn đảm nhận tốt đẹp trách nhiệm do phép rửa tội của con. Nhưng con cần Chúa, đối với việc đó.

Người sẽ không lên tiếng, không thiên vị ai không ai nghe tiếng Người ở công trường. Người không bẻ cây lau bị giập, không dập tắt tim đèn còn khói.

Lạy Chúa Giêsu, đây là những hình ảnh hiền dịu về Chúa. Những hình ảnh lòng nhân hậu Chúa. Chúa là như vậy.

Tế nhị. Hoàn toàn tôn trọng người khác.

Chúa đã nói: “Phúc cho những ai kiến tạo an bình. Họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và ngươi sẽ gặp được sự nghỉ ngơi nơi Ta.

Lạy Chúa trong thời náo động và bạo lực này. Xin làm cho con nên khí cụ bình an, im lặng, nhân hậu của Chúa.

Bài Tin Mừng: Ga 12,1-11

Sau ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu đến làng Bê-ta-ni-a, nơi ông La-da-tô ở. Ông này đã được Người cho sống lại từ cõi chết.

Thánh sử Gioan ghi nhận, lễ Vượt qua đã gần đến và sự hiện diện của ông La-da-rô “đã được Người cho sống lại”. Đây là một “chìa khóa"giúp giải thích.

Như vậy, pha cảnh mà ta sẽ đọc, đã diễn ra “Ngày thứ hai" trong tuần lễ cuối cùng của Đức Giêsu . Đó là tuần lễ “vượt qua" trọng đại của Đức Giêsu, đực khởi sự như sau.

Ở đó người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giêsu: Cô Mac-ta lo hầu bàn, còn ông La-da-rô là một trong những kẻ cùng dự tiệc với người.

Tôi bắt đầu suy nghĩ đến bữa ăn này, một cách hoàn toàn tự nhiên. Quang cảnh thật cụ thể sinh động. Tôi hình dung ra những cử chỉ, lời nói trao đổi giữa các bạn hữu trong bữa ăn, như thế tôi đang tham dự tại đó.

Vâng, Lạy Chúa, Chúa được mời đến nhà các bạn hữu. Trước khi trải qua những giờ phút phũ phàng và thù hận, đây là giờ của tình bạn, của sự an ủi. Kẻ thù Chúa đang bày mưu- tính kế trong bóng tối, tại Giêrusalem. Nhưng, trong căn nhà ở ngoại ô Giêrusalem này, Chúa đang hưởng những giây phút sung sướng, cùng với Mác-ta, Maria, La-da-rô .

Cô Maria lấy một cân dầu thơm cam trung nguyên chất và và quý giá xức chân Đức Giêsu, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm.

Đây là cảnh diệu kỳ, cử chỉ lạ thường. Trước tiên, đó là cử chỉ thân tình: Đó cũng là thái độ trao tặng, hầu như quá đáng, hết mức….một sự lãng phí như Giuđa sắp nhận định.

Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà người cho người nghèo?

Một món tiền “bị ném lên không"! Đối với thời đó, ba trăm đồng có thể bằng số lượng một năm lao động của một người làm công nhật.

Tại sao Gioan lại tường thuật cho ta chi tiết đó? ông muốn đi đến đâu?

Đức Giêsu nói: “Để yên cho cô ấy, cô đã giữ dầu thơm này có ý dành cho ngày mai táng Thầy”.

Do đó, cử chỉ trên hướng đến công cuộc Phục sinh.

Đức Giêsu nhấn mạnh rằng, ở đây Maria đã làm trước công việc chăm sóc, sẽ không thể thực hiện được cho thân xác của Người. Việc xức dầu thơm theo nghi thức an táng, như luật buộc nơi người Do thái, sẽ không thể thi hành vào chiều Thứ sáu vì ngày Sabát Vượt qua lúc đó đã khởi sự (Gioan sẽ nhấn mạnh điều đó: 19,42)... Nhưng việc xức dầu này cũng sẽ không thể tiến hành được vào sáng Chúa nhật ngày thứ nhất trong tuần, bởi vì khi các phụ nữ đến mồ với mục đích xức dầu thơm, thì Người. đã sống lại rồi: cử chỉ còn thấy mồ trống.

Vì thế một cách tượng trưng việc “xức dầu” ngày Thứ Hai này là dấu chỉ cho cuộc Phục sinh.

Đức Giêsu nghĩ đến cái chết...đến cuộc mai táng của Người... Tất cả những điều đó đang tới gần. Đức Giêsu nói đến những điều đó với tất cả sự sáng suốt, như những người bệnh nặng, biết mình sắp chết, tiến đến đó với ý thức toàn vẹn: bình tĩnh nói đến cái chết với bạn hữu và những người thân cận của mình. Đó là trường hợp của Đức Giêsu.

Nhưng Đức Giêsu cũng luôn nghĩ đến cuộc Phục sinh của Người.

Người nghèo thì anh em luôn có bên cạnh, còn Thầy, anh em không có luôn mãi đâu.

Đức Giêsu hoàn toàn nhận thức rằng, xét về phương diện thể lý, sự "vắng mặt"'của Người sẽ tạo nên một khoảng trống lớn.

Lạy Chúa, thật thế ! Chúng con sẽ mất công tìm kiếm Chúa qua đức tin , qua các dấu chỉ của bí tích, qua cầu nguyện... Bề ngoài, Chúa vẫn vắng mặt. Xin giúp chúng con gặp lại Chúa, ở khắp mọi nơi, mà đặc biệt Chúa hiện diện trong "những người nghèo khó này”, là những kẻ luôn có mặt và được Chúa nói tới. “Những gì anh em làm cho họ, chính là anh em đang làm cho Thầy…”.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Xức dầu thơm tại Bê-ta-ni-a

HOÀN CẢNH:

Trước khi về giáo đô mừng lễ Vượt Qua, Đức Giêsu rời Giê-ri-cô, về trú tại Bê-ta-ni-a. Ở đây, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giêsu. Trong bữa ăn, đã xảy ra câu chuyện cô Maria, chị Ladarô, xức dầu thơm chân Người.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại câu chuyện cô Maria xức dầu thơm chân Đức Giêsu, một việc báo trước ngày mai táng Người.

TÌM HIỂU:

1-3 “Sáu ngày trước lễ Vượt Qua…”:

Những câu này giới thiệu: 

- Thời gian: Theo Gioan, sáu ngày trước lễ Vượt Qua là ngày thứ bảy. Theo Mác-cô 14,1 và Matthêu 21,2, sự kiện này xảy ra hai ngày trước lễ.

- Nơi chốn: tại làng Bê-ta-ni-a, và theo Mt 26,6 thì nhà ông Simon Cùi.

- Nhân vật: anh Ladarô, được Đức Giêsu phục sinh (Ga 11,1-44) và cô Mác-ta, chị của Maria, lo việc hầu bàn; cô Maria là chị của Ladarô, lấy dầu thơm xức chân Chúa.

 Sự kiện: cô Maria lấy bình thuốc thơm hảo hạng xức chân Đức Giêsu. Việc xức thuốc thơm cho khách lạ là phong tục phổ biến của người Do Thái. Thông thường người ta xức dầu, nhưng nếu là thân tình, họ xức cả đầu lẫn chân. Hành động này diễn tả lòng khiêm nhường và yêu mến (Ga 12,3; Mt 26,7) 

4-6 “Một trong những môn đệ của Đức Giêsu…”:
Phản ứng của những người quanh về việc cô Maria xức thuốc thơm:

Theo Mt 26,8: phản ứng chung quanh của các môn đệ, theo Mc 14,4: Phản ứng của vài người, còn ở đây Ga 12,4 nói rõ là phản ứng của Giuđa, kẻ phản bội.

- Bình thuốc thơm được trị giá bằng ba trăm đồng bạc, số tiền dè xẻn của người thợ góp nhặt trong một năm.

- Lời kêu trách của Giuđa, theo Gioan, chỉ là lời của kẻ đạo đức giả, ham tiền.

 7-8 “Đức Giêsu nói…”:

Người giải thích về cử chỉ xức dầu của cô Maria là dấu chỉ việc mai táng Người. Đó là loan báo trước về cái chết của Đức Giêsu. Việc xức dầu như vậy là cần thiết và có giá trị, nên không phải là phí phạm tiền của.

9 “Một đám đông người Do Thái…”:

Phản ứng của đám đông người Do Thái về phép lạ Đức Giêsu phục sinh cho anh Ladarô.

10-11 “…các thượng tế mới quyết định…”:

Phản ứng của các thủ lãnh Do Thái đối với Đức Giêsu và Ladarô, phát xuất từ lòng ghen tuông, óc hẹp hòi và thành kiến.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

Qua câu chuyện cô Maria xức thuốc thơm cho Đức Giêsu, chúng ta quan sát và nhận thức về các phản ứng chung quanh.

1. Nhân vật gương mẫu:

a) Ladarô: người được Chúa cho phục sinh và được đồng bàn với Người trong bữa tiệc tại nhà ông Simon. Sự hiện diện của anh là một chứng cứ sinh động, về quyền năng của Chúa đã thắng sự chết ở nơi anh. Đó là dấu chỉ nói về hiệu lực phi thường của các bí tích mà Chúa Giêsu đã lập để cứu độ nhân loại. Sự hiện diện của Ladarô ở đây có giá trị chứng nhân và tông đồ.

Nhìn vào Ladarô, chúng ta phải là những chứng nhân sống động về tình thương và quyền năng của Chúa trong cuộc sống theo chân lý và đường lối của Chúa.

b) Mác-ta là một người nhiệt thành, tượng trưng cho các kitô hữu tận tâm với công việc bổn phận hằng ngày của mình.

c) Maria: có một tình yêu say đắm nồng nàn.với một bình thuốc thơm qúy giá, cô xức chân cho Chúa. Cô là hình ảnh của những tâm hồn dũng cảm, tận hiến cho Chúa và các linh hồn. Đối với công việc nhà Chúa và cho các linh hồn, không tiếc xót hao mòn, tốn kém.

2. Bài Tin Mừng giúp ta rút kinh nghiệm qua các nhân vật:

a) Giuđa chưa thấm nhuần giáo huấn, nên chưa hiểu công việc và đường lối của Người. Ông đã có những phản ứng rất người, theo tính thế tục: tiếc của. Đó là thái độ tượng trưng cho những người chưa dứt khoát, chưa trọn vẹn, chưa thực sự tận hiến cho Chúa.

Giuđa: con người đạo đức giả, quá ham mê tiền của vật chất, đã phản bội Chúa. Y tượng trưng cho những người yếu đuối, chiều theo sức lôi cuốn của thế gian, xác thịt và ma qủy, đang tâm phản bội tình thương của Chúa và sống ngược lại với tinh thần Tin Mừng.

b) Dân chúng: đến với Chúa không chỉ bằng niềm tin, nhưng còn vụ lợi, hoặc tò mò xem Chúa Giêsu và Ladarô được phục sinh. Họ tượng trưng cho những người theo đạo vì gạo, thích thú về ơn Chúa hơn là chính Chúa, một nếp sống đạo hời hợt, nông cạn. Và khi gặp thử thách, họ dễ thất bại, sa ngã, phạm tội…

3. Những kẻ chống đối Chúa: là những kẻ không thể thu phục được. Đó là các thủ lãnh dân Do Thái: thượng tế, kinh sư, Pha-ri-sêu. Họ tượng trưng cho nếp sống đạo vị kỳ, vụ lợi. Khi không có lợi cho mình thì từ chối, thấy mình mất mát và phải hy sinh thì trốn tránh và chống đối.

4. Bài Tin Mừng hôm nay đặt vào tâm tình mở đầu cho Tuần Thánh, Hội Thánh muốn nhắc nhở chúng ta:

- Đức Giêsu chịu chết để chuộc tội cho nhân loại, nên chúng ta phải ‘loan truyền việc Chúa chịu chết’ bằng cách từ bỏ mọi sự dữ trong tâm tình sám hối, và “tuyên xưng việc Chúa sống lại” bằng một đời sống dấn thân cho Chúa theo tinh thần Tin Mừng.

- Suy niệm mầu nhiệm Thương Khó và Tử nạn của Chúa, thay vì than khóc Chúa, hãy than khóc tội lỗi của mình cũng của anh em mình.

- Nhận thức lại sự lựa chọn: quyết tâm theo Chúa hay từ chối, phản bội Chúa.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT