Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Hai Tuần XXIX Mùa Thường Niên (Lc 12,13-21) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby
20/10/2024
540
Công đồng Vatican II dùng nhiều câu khác nhau, bàn về nguyên tắc cốt yếu của tính độc lập đối với các “cơ chế trần gian" : “Điều quan trọng là cần phân biệt minh bạch giữa những hành động của các tín hữu, hoặc cá nhân hoặc đoàn thể, với danh nghĩa công dân "dưới sự hướng dẫn của lương tâm Kitô giáo. . .và những hành động của các tín hữu khi họ nhân danh Giáo hội và hợp nhất với các vị chủ chăn của họ. Giáo hội không hề cấu kết với bất cứ hệ thống chính trị nào" (G.S. 76)...
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ HAI TUẦN TUẦN XXIX MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 12,13-21

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : Ep 2, 1-10

Bẩm sinh…Do ân sủng…

Bài sách đọc hôm nay hoàn toàn được cấu tạo trên sự tương phản này : “Bẩm sinh”, là con người chỉ dựa vào sức riêng mình, người không có Thiên Chúa. “Do ân sủng" là con người được sức mạnh thần linh nâng lên, là con người có Thiên Chúa.

Theo cách nhìn về hai thứ con người như thế, người ta thấy có rất mực bi quan hoặc rất ư lạc quan.

1. Con người không có Thiên Chúa.

Anh em đã chết vì những tội lỗi của anh em. Xưa kia anh em đã sống trong tội lỗi, theo trào lưu của thế gian này, theo tên thủ lãnh của quỷ sứ, tên ác thần hiện đang hoạt động trên những kẻ không vâng phục.

Có mùi thối quỷ sứ trong con người chỉ dựa theo sức riêng mình. Thỉnh thoảng người ta cũng ngạc nhiên vì loài người có thể sai quấy cách dị thường như (tính độc ác, sự áp bức, bất công, bạo hành, v.v...). Điều ấy cho biết có một Thủ lãnh, một thợ kim hoàn quỷ sứ, một Nhạc trưởng tài tình, một thần dữ lôi kéo con người đến sự hư mất.

Vả lại tất cả rồi ta kia chúng thuộc hạng người đó, khi chúng tôi buông theo đam mê của tính xác thịt thi hành những ước muốn của tính xác thịt và các tư tưởng đáng tội, đến nỗi, bẩm sinh chúng tôi là những kẻ đáng chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa như những người khác.

Bản tính con người không chỉ là dòn mỏng mà thôi, nó còn lăng loàn là đáng tội. Bẩm sinh theo chiều hướng tự nhiên của nó, con người có xu hướng quay về với mình hơn là hướng tới người khác… muốn được tự thỏa mãn cách ích hơn là biết yêu thương người khác.

 “ Tất cả chúng ta cũng thuộc hạng người đó”.

Phải chăng nên để câu đó vào quá khứ ? Tất cả chúng ta lại không phải là hạng người như thế nào ?

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết nhận ra tính ích kỷ kín đáo, lòng tự ái được ngụy trang tài tình, vì thỉnh thoảng chúng thấm nhập vào các công việc tốt đẹp nhất, mà chúng con không hay biết.

Xin giúp chúng con sáng suốt đề phòng sự dữ đang đầu độc chúng con và làm cho các người đang sống với chúng con phải đau khổ. Xin làm cho chúng con biết "nhìn nhận mình là kẻ có tội”.

2. Con người có Thiên Chúa.

Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Vì tình thương Người cao cả đối với chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã phạm tội, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống lại với Đức Kitô : Chính do ân sủng mà anh em được cứu-độ!

Ở đây, Thánh Phaolô dùng giọng nói bi quan chỉ là để nhấn mạnh sự can thiệp lạ lùng của Thiên Chúa vào bản tính đáng thương của loài người : Nghĩa là quyền năng Thiên Chúa được đặt để cho con người sử dụng.

Con người không còn là “ con người đơn thuần”, nó đã trở nên “ một người có Thiên Chúa ở trong". Chính Đức Kitô thực hiện điều đó.

Và đó là “ tình thương cao cả !”.

Đó là “ sự sống” ở giữa cảnh hoang vu chết chóc. Được cứu chuộc ! Loài người được cứu chuộc !

Người đã cho chúng ta cùng được sống lại với Đức Kitô …cùng với Đức Kitô Người đã cho chúng ta cùng ngự trị trên cõi trời, trong Đức Giêsu Kitô.

Quyền năng Thiên Chúa được thể hiện đầu tiên trong con người Đức Giêsu, bởi sự vinh quang, niềm vui Phục sinh và cuộc thăng Thiên vinh hiển của Người. "Cùng với Người và trong Người”, chính chúng ta, những tên tử tội khốn nạn, chúng ta đã được sống lại và được thông phần vinh hiển của Người.

Cũng không phải bởi việc anh em làm ; để không ai có thể huênh hoang.

Bài đọc II : Rm 4,20-25

Anh em thân mến, lòng tin của Abraham vào Thiên Chúa không nao núng.

Đức tin thường được trình bày như một niềm hy vọng rõ ràng, trái ngược với mọi hy vọng. Nói kiểu nhân loại, Abraham có đủ lý do để thất vọng, để "nghi ngờ ” về tương lai : Ông đã quá già để có con được. Trong hoàn cảnh bị vây hãm không lối thoát này, Abraham phó mình cho Thiên Chúa, ký thác cho Người chăm lo để thắng vượt và tạo lập cho ông một "tương lai mới ", một lối thoát.

Giản dị, không căng thẳng thái quá, tôi gửi lại trong trí nhớ “ những hoàn cảnh" không lối thoát rõ rệt theo loài người, của tôi, của thế giới quanh tôi những lo lắng, trách nhiệm nghiền nát tôi, những gánh nặng đè lên tôi... những lỗi phạm, bất lực của tôi...

Lạy Chúa, những điều đó có thể làm cho con “ rơi vào nỗi nghi nan" như Abraham, con dâng nó cho Chúa, con phó thác để Chúa lo lắng, con tin vào những lời Chúa hứa.

Ông vững tin mà làm sáng danh Thiên Chúa.

Trong tiếng Hy Lạp, người ta gặp lại từ "động lực !" “ ông mãnh lực nhờ Đức tin”....” ông được củng cố nhờ đức tin . . . "ông tìm gặp lại sức mạnh trong Đức tin”…

Phaolô đã nói với chúng ta rằng Tin Mừng là "một sức mạnh của Thiên Chúa”. Đức tin không phải là một sự vật. Đức tin không tĩnh tịch bất động. Đây là một sức mạnh lay động, một cần cẩu, một thứ men, một năng lực sự sống, đưa tới hành động, cho hành động có ý nghĩa.

“ Ông tạ ơn Chúa”. Kiểu nói Kinh Thánh quen thuộc để nói lên “ Thái độ con người nhận biết Thiên Chúa" và chỉ nương tựa vào Người”. Sự bất lực của con người nhằm giải quyết các vấn đề căn bản đã không đưa tới thất vọng, “buồn nôn” , nhưng tới “lời tạ ơn”, tới để tạ ơn : Eucharistia" : Tới niềm tin tưởng biến tan trong Thiên Chúa. Như thế, người tín hữu phản đối lại thái độ của những người vô thần "không tôn vinh Thiên Chúa" (Rm 1,21).

Lạy Chúa, xin làm cho con kiên vững. Trong sự yếu đuối và những âu lo của con, con muốn hoàn toàn tựa nương vào Chúa, và tìm nơi Chúa động lực cho đời sống con, thú vui để sống, niềm hoan lạc của con, Và con tôn vinh Chúa. Cảm tạ cảm tạ.

Ông biết chắc chắn rằng Thiên Chúa có quyền năng thi hành điều Người đã hứa.

Tôi gợi lên những lời Chúa hứa. Tôi lặp lại niềm xác tín : "Tôi hoàn toàn xác tín rằng”…

Việc đó đã được kể cho ông là sự công chính.

Những từ này được lặp lại nhiều lần trong thơ gửi các tín hữu Rôma. Đã ba lần trong trang sách chúng ta suy niệm hôm nay.

Lạy Chúa, con biết rõ, không phải sự lượng giá con có về con là đáng kể...mà phải là sự lượng giá của Chúa.

Chúa có tuyên cáo tôi là công chính không ? Và sự tuyên cáo này không phải là một giả định pháp lý, bất kể thực chất của tôi, khi khoác cho tôi một cách nhân tạo “chiếc áo choàng công chính" (đôi khi đây là lối giải thích của vài người Tin lành). Thực sự nói về Chúa, “ kể là công chính”. Chính là một hành động thực ! Là “minh chính”, là tạo lập trong con người sự công chính này.

Lạy Chúa, xin hãy tạo trong con một tấm lòng trong sạch. Lạy Chúa, "xin hãy tạo trong con sự thánh thiện.

Thiên Chúa sẽ kể chúng ta là công chính, vì chúng ta tin vào Người, là Đấng làm cho Đức Giêsu, Chúa chúng ta sống lại từ cõi chết. Đức Giêsu, Đấng đã bị trao nộp vì tội lỗi chúng ta, và đã được Thiên Chúa làm cho sống lại để chúng ta được nên công chính.

Đối tượng trọng yếu của Đức tin chúng ta, là “ tin vào Chúa Kitô Phục sinh”. Phaolô ghi nhận một sự liên kết mạnh mẽ giữa Chúa Kitô với chúng ta ; Người “bị trao nộp" vì chúng ta, Người đã sống lại "vì" chúng ta... điều này hầu như khó tin. Thiên Chúa bị trao nộp vì loài người : Thiên Chúa bị trao

nộp vì tôi... tôi khốn khổ, tội lỗi, vô nghĩa, phù phiếm như vậy ôi lạy Chúa Kitô, con đính kết vào Chúa, Đấng bị trao nộp và đã sống lại !

BÀI TIN MỪNG : Lc 12, 13-21

Luca là người duy nhất trong bốn Thánh-sử ghi lại trang Tin Mừng này. Một lần nữa, ta thấy ông tha thiết quan tâm tới “ nghèo khó”.

Có người trong đám đông nói với Đức Giêsu rằng : “ Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi”.

Luật thừa kế cũng như toàn thể nếp sống ít-ra-en, đều bị luật Môsê chi phối. (Đnl 21,17). Nhưng người ta có thể nhờ các Thầy thông luật làm trọng tài và giám định.

Do đó, một người mới tới gặp Đức Giêsu, là Xin Người dùng ảnh hưởng can thiệp trước thái độ đối xử bất công của người anh.

Người đáp : “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh ?

Người ta thường giải thích Tin Mừng sao cho phù hợp với lập trường hay lợi ích của mình.

Đức Giêsu đã nêu rõ lý do để từ chối : Người không nhận một ủy nhiệm vào từ Thiên Chúa hay từ con người để hành xử những công việc" 'trần gian như thế.

Công đồng Vatican II dùng nhiều câu khác nhau, bàn về nguyên tắc cốt yếu của tính độc lập đối với các “cơ chế trần gian" : “Điều quan trọng là cần phân biệt minh bạch giữa những hành động của các tín hữu, hoặc cá nhân hoặc đoàn thể, với danh nghĩa công dân "dưới sự hướng dẫn của lương tâm Kitô giáo. . .và những hành động của các tín hữu khi họ nhân danh Giáo hội và hợp nhất với các vị chủ chăn của họ. Giáo hội không hề cấu kết với bất cứ hệ thống chính trị nào" (G.S. 76).

Theo chiều hướng trên, Công đồng không ngừng khích lệ người giáo dân cần sử dụng lương tâm và sở trường riêng của mình : “ giáo dân hãy mong đợi ánh sáng và sức mạnh tinh thần nơi các linh mục. Tuy nhiên, họ đừng vì thế mà nghĩ rằng : các chủ chăn có đủ thẩm quyền chuyên môn để có thể có ngay một giải pháp cụ thể cho mọi vấn đề xảy ra, kể cả những vấn đề quan trọng” (G. S 43).

Đó là điều Đức Giêsu đã làm. Người trả lại vấn đề “thừa kế” cho các chức năng có thẩm quyền.

Và Người nói với đám đông : "Anh em phải coi chừng, phải tránh xa mọi thứ tham lam, vì dẫu có được dư dả, thì mạng sống con người cũng không nhờ của cải mà được bảo đảm đâu”.

Do đó, ta thấy .Đức Giêsu không từ chối bàn đến những vấn đề trần thế. Người nhắc lại một nguyên tắc căn bản. Người dừng lại ở nguyên tắc đó dành quyền áp dụng cho các quan tòa.

Sau đó Người nói với họ dụ ngôn này : “ Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi... mới nghĩ bụng rằng, phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. Lúc ấy, ta sẽ nhủ ta : Hồn tôi hỡi, mình bây giờ ê hề của cải dư xài nhiều năm. Thôi cứ nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi cho đã !... Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta : “ Đồ gốc ! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi….

Ở đây, ta thấy một lý do sâu xa mà nhiều lần Đức Giêsu đã viện dẫn để từ chối can thiệp vào lãnh vực “ trần thế” người đã thẳng thắn quả quyết, vận mệnh của con người không hoàn thành ở trần gian này, nhưng là "phần sau” của đời sống.

Và theo Đức Giêsu, phần sau này mới chính yếu. Nhưng vì lợi ích trước mắt của cuộc sống trần gian (ăn uống, vui chơi !) mà người ta rất dễ quên lãng đến nỗi Đức Giêsu không khi nào ngừng “tỏ thái độ" và “động viên" mọi kẻ muốn tìm Người.

Người nói, người nào quên bỏ "phần sau" của đời sống này, thì thật là kẻ “ngu dại”.

Hay kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không trở nên giàu có trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó.

Thái độ sử dụng tiền của quyết định tất cả : Kẻ sử dụng tiền của “cho riêng mình" là ngu dại. Người sử dụng "vì Thiên Chúa” là khôn ngoan. Lời nói vàng ngọc trên, lên án mọi thứ vị kỷ, mọi hình thức làm tôi tiền của.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

HOÀN CẢNH:

Trong lúc Đức Giêsu đang giảng, có một người trong đám đông lên tiếng xin người cứ việc hai anh em ruột tranh phần gia tài. Đức Giêsu không xứ vì điều đó không thuộc sứ mệnh của Người. Nhưng nhờ dịp thuận tiện này, Người dạy cho dân chúng đừng tham mê của cải.

Ý CHÍNH:

Thánh sử Luca tập chung những lời dạy rải rác của Đức Giêsu về vấn đề của cải trong 12, 13-34. bài hôm nay ghi lại những lời Người dạy đừng đam mê của cải.

TÌM HIỂU:

13-14 ‘...Thưa Thầy, xin bảo anh tôi...”:

- Thời Đức Giêsu, người ta có thói quen thỉnh cầu các pháp sư xử những vụ tranh chấp về của cải.

- Xin Chúa can thiệp như vậy, là người này nhìn nhận Chúa cũng có quyền như các pháp sư khác. như vậy anh ta không xin Chúa ban lời khuyên nhủ, mà muốn chúa quyết định theo ý riêng của mình. nhưng chúa từ chối vì việc đó không thuộc về sứ mạng của Người, nhưng Người đưa ra giáo huấn để hướng dẫn.

15”Và Người nói với họ...”:

Dựa vào sự việc hai anh em tranh chấp gia tài, Đức Giêsu dạy dân chúng đừng ham mê của cải đời này, vì:

- Của cải lôi cuốn con người, khiến cho con người sinh ra bất công, ích kỷ...

- Của cải không phải là nguồn mạch sự sống.

16-17”Người nói với họ dụ ngôn này...”:

Để dân chúng dễ hiểu giáo huấn của Người về vấn đề của cải, Đức Giêsu đã diễn giảng bằng một dụ ngôn : người phú hộ giàu có.

18”Rồi ông ta tự bảo...”:

Vì sức mạnh của vật chất lôi cuốn nên người phú hộ chỉ chăm chú nghĩ đến mưu kế làm giàu thêm, mà không nghĩ đến kẻ nghèo...

19” Lúc ấy ta sẽ nhủ rằng...”:

Một khi quá chú trọng đến của cải, thì nó lôi cuốn con người đến chỗ hưởng thụ để thỏa mãn mọi khoái lạc trần thế.

20”Nhưng Thiên chúa bảo ông ta...”:

Người giàu có ở đây bị Chúa gọi là “ngốc”, không phải vì anh ta thu tích được nhiều của, nhưng vì anh ta không biết sử dụng của cái để lập công phúc đời sau, nên khi chết, anh ta đến trước tòa phán xét với hai bàn tay trắng. Chúa nhắn nhủ rằng, tài sản vật chất ở đời này không làm cho ta hạnh phúc thực. Chỉ có của thiêng liêng là những việc lành phúc đức trước mặt Thiên Chúa là đáng giá cho đời này và đời sau.

21”Hay kẻ thu tích của cải cho mình...”:

Câu kết luận của dụ ngôn này là một lời cảnh giác cho những ai chỉ biết lo làm giàu của cải trần thế cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa bằng những của cải thiêng liêng.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Chúa Giêsu từ chối sự tranh chấp tài sản của hai anh em này là vì :

- Chúa không muốn kết án ai, nhưng Chúa muốn cả hai người phải từ bỏ tính tham lam của cải vật chất vì nó nguy hiểm cho phần rỗi đời đời.

- Chúa tỏ thái độ rõ rệt với của cải :” Này anh, ai đã đặt tôi là người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh ?”. Chính bản thân chúa cũng không muốn d1nh líu vào của cải : vì của cải chỉ là phương tiện cho đời sống, đừng đặt sự bảo đảm cho mình vào bất cứ sự gì ngoài Thiên Chúa.

2. Qua dụ ngôn người phú hộ giàu có, Chúa dạy chúng ta :

- Chúa không ngăn cấm chúng ta làm giàu, vì của cải cần thiết cho đời sống, đồng khi nỗ lực làm giàu là cách chúng ta cộng tác vào công trình sáng tạo của Chúa : làm ra của cải vật chất để phục vụ con người...Nhưng Chúa cảnh giác chúng ta phải biết sử dụng của cải vật chất để làm giàu cho sự sống đời đời sau nữa.

- Cái ngu dại của người giàu có ở đây không phải vì anh ta có nhiều của cải, nhưng vì anh ta đã không biết dùng của cải để mưu ích phần rỗi đời sau, bằng cách giúp đỡ người nghèo, bằng cách kìm hãm những hưởng dụng bất chính về của cải vật chất.

- Giàu hay nghèo, chúng ta phải luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng ra trước tòa phán xét Chúa bất cứ lúc nào bằng cách sống theo lời sách Huấn Ca nhắn nhủ : “Trong hết mọi việc con làm, con hãy nhớ đến cứu cánh của mình, thì không bao giờ vấp phạm” (Sir 7,36).

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT