Chú Giải Tin Mừng Thứ Hai Tuần XXVI Mùa Thường Niên - Năm B (Lc 9,46-50) | Giáo Phận Phú Cường
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ HAI TUẦN XXVI MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 9,46-50
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ HAI TUẦN XXVI MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 9,46-50
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: G 1,6-22
Trong các loại sách "Triết Ngôn” sách của ông Gióp thật nổi. Sách này được chép vào khoảng thế kỷ V trước Chúa Giáng sinh. Nó đề cập đến vấn đề thường gây thắc mắc: "Vấn đề sự dữ”. Tại sao có đau khổ và chết chóc? Các bạn hữu ông Gióp sẽ cố thuyết phục: “vì tội lỗi…”. Sự dữ là một một hình phạt. Đó là câu giải đáp thường được đưa ra.
Nhưng ông Gióp đặt lại vấn đề cách triệt để hơn. Tại sao người vô tội gặp gian truân cay đắng. Đó là một trong các câu hỏi quan trọng nhất của mọi thời.
Như ta thấy, lời giải đáp của cha ông Gióp, mang tính bí nhiệm đã gần đạt nghĩa nhưng chưa đúng hoàn toàn... Còn sẽ phải đợi "Thập giá của Đức Giêsu là cuộc Phục Sinh của Người, thì mới câu giải đáp đúng mức…
Đức Giavê phán hỏi Satan: “Ngươi có lưu ý tới tôi tớ Ta là Gióp, một người liêm khiết và chính trực, kính sợ Thiên Chúa, và xa lánh sự dữ chăng? Trên đời chẳng có ai như nó”.
Như ta biết từ đầu câu truyện, chính Thiên Chúa, đã nói: đau khổ, thử thách, không phải là một “hình phạt”.
Gióp là một người công chính” một “vị thánh”… mà ông sẽ bị thử thách khủng khiếp. Hơn thế nữa, Đức Giêsu cũng vậy đã là “công chính” và “thánh thiện” vô tội... mà Người đã bị đóng đinh và chịu chết.
Lạy Chúa, Người đã đem chúng con vào mầu nhiệm nào đây! Mọi người, lúc đau khổ, dễ bị cám dỗ thốt lên: Chúng tôi đã làm gì cho Thiên Chúa để Người đối xử với chúng tôi thế này? Phần chúng ta, là người có tội, câu vấn nạn phần nào có ý nghĩa. những nguyên việc đặt câu hỏi như vậy thì thật là nguy hiểm.
Satan đáp ngay: “Khi không mà Gióp kính sợ Thiên Chúa sao? Người đụng đến nó coi, tôi dám chấp, nó sẽ rủa vào mặt Người”.
Chúng ta sẽ chứng kiến cảnh một ông già thuộc phong tục Syrô Phenixi. Ông Gióp, người hạnh phúc và giàu có sắp mất tất cả mọi sự: súc vật, tài sản, tôi tớ, con cái, sức khỏe.
Và ông chịu vậy là do “Satan” đề nghị.
Trong Kinh Thánh Cựu Ước, Satan có nghĩa là “kẻ nghịch”, kẻ chuyên môn “thọc gậy bánh xe”.
Satan là kẻ nghịch thù trong chương trình của Thiên Chúa, nó thách thức Thiên Chúa: Nó không tin được con người có khả năng sống “công chính” và' “thánh thiện”… Nó không tin con người đủ khả năng phụng sự Thiên Chúa cách “nhưng không”.
Nhãn hiệu của Satan là “quyền lợi riêng”, là ích kỷ: ăn miếng trả miếng. Tôi có khả năng sống vô vị lợi không? Phải chăng tôi phục vụ Thiên Chúa và anh em tôi để được phần thưởng thưởng, để hưởng công trạng hay là chỉ vì tình thương, không mong được đền trả.
Ông Gióp sấp mình xuống đất, phục lạy và nói: “Thần trần truồng, sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về lòng đất cũng trần truồng.Giavê đã ban cho, Giavê lại lấy đi: Xin chúc tụng danh Chúa!”.
Thay vì nguyền rủa, như tên cám dỗ mong đợi, Gióp mất hết mọi sự, chìm ngập trong đau thương, vẫn ngợi khen Thiên Chúa.
Phải từ từ đọc lại các lời lạ lùng này. Người ta tưởng rằng ông sẽ nổi loạn vì sự thử thách nặng nề bất ngờ. Thế nhưng ta thấy ông chịu đựng với lòng vâng phục và khiêm tốn lạ lùng: “Thiên Chúa ban cho, Thiên Chúa lại lấy đi”. Satan thua keo này thì bày keo khác.
Bài đọc II: Dcr 8,l-8
Có lời Chúa các đạo binh phán rằng: “Ta đã ghen tức với Sion với lòng ghen tức cực độ, Ta đã ghen tức nó với cơn phẫn nộ quá sức”.
Nên đón nhận mạc khải lạ lùng hàm chứa trong những lời này và áp dụng vào đời sống chúng ta: Thiên Chúa cao cả khắp vũ trụ. “Chúa Sabaloth”, Chúa tể các đạo binh trên trời... Cũng là Thiên Chúa quan tâm cụ thể tới một dân tộc nhỏ bé. Lạy Chúa khi con đặt mình trước mặt Chúa, con lạc mất trong đại dương vô bờ của quyền năng Chúa. Sự siêu việt của Chúa vượt xa con mọi bề và ánh sáng Chúa làm cho con thán phục. Và dầu vậy, cùng một lúc, con biết mình được yêu thương, một cách riêng tư, dường như con là người độc nhất trên thế giới sống với Chúa. Hẳn thật, đây là một ngôn ngữ của người tình mà mà chúng ta nghe được.
Ta nghen tức lòng ghen tức cực độ, Ta đã ghen tức nó với cơn phẫn nộ quá sức.
Khi triết học tiến gần Thiên Chúa bằng lý luận, nó thường vươn tới những ý niệm lạnh lùng và trừu tượng. Khi Thiên Chúa tỏ mình, Người dám bộc lộ đầy đam mê, nhiệt tình: người ta sẽ nói được đâu là một Thiên Chúa yêu thương nồng nhiệt, đầy nhân bản. Sự nhập thể của Thiên Chúa đã được loan báo!
Ta trở về Sion, và sẽ ngư giữa Giêrusalem.
Tôi, có thực sự xác tín rằng Thiên Chúa cũng ở giữa thành phố, làng mạc và nhà ở của tôi không?
Giêrusalem sẽ được gọi là Thành chân lý, và núi Chúa các đạo binh sẽ được gọi là núi Thánh.
Sự hiện diện của Thiên Chúa là nguồn của trách nhiệm. Thiên Chúa biến d0ổi thành Người cư ngụ. Sự trung tín và thánh thiện của Người đổ tràn vào đó. Tôi có góp phần biến đổi các tương giao nhân loại trong thành phố, khu vực, công xưởng, gia đình của tôi theo đường lối Chúa không? Trong niềm xác tín rằng Thiên Chúa hành động tại đó.
Sẽ còn có lão ông lão bà cư ngụ trên phố phường Giêrusalem, mỗi người cầm gậy trong tầm tay, vì họ đã cao niên. Các ngã đường thành phố đầy những trẻ nam trẻ nữ chơi trên đường phố.
Đây là một hình ảnh rất đẹp, một bức tranh thi vị, biểu trưng cho một thành phố hạnh phúc. Nơi đó người già sống lâu, các thế hệ mới đông đúc. Đừng quên rằng theo lời sứ ngôn, chính Thiên Chúa đã nói như thế. Thiên Chúa vui mừng khi thấy một nhân loại phát triển, các trẻ em vui tươi! Sự hiện diện của Thiên Chúa trong một thành phố hay trong một gia đình sẽ đưa tới những tương quan hài hòa trong nhân loại: Thiên Chúa là Tình Yêu.
Thiên Chúa các cơ binh phán thế này: “Cho dẫu trước mắt số sót dân này sự ấy thật quá phi thường thì phải chăng nó cũng quá phi thường nơi mắt Ta?”.
Thiên Chúa biết rõ là có một khía cạnh hão huyền trong giấc mơ hạnh phúc này. Dầu vậy, Người không từ khước nó. Không gì lại là không có thể!
Này đây, Ta sẽ cứu dân ta thoát khỏi đất phía mặt trời mọc và phía mặt lặn.
Phải, khi ấy, mọi biểu hiện đều trái ngược. Nhưng dứt khoát Thiên Chúa loan báo rằng Người sắp đưa những người lưu lạc trở về. Chính giữa lòng nỗi bất hạnh và cơn thử thách mà ta phải nghe Lời Chúa hứa ban hạnh phúc.
Chúng sẽ là dân Ta và Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng trong chân lý và công chính.
Công thức giao ước. Tôi có xác tín rằng Thiên Chúa yêu tôi và liên kết với tôi không?
BÀI TIN MỪNG: Lc 9,46-50
Các môn đệ đang bận tâm về cuộc tranh luận ấy...
Đức Giêsu vừa loan báo cuộc Thụ Khổ ra Người bằng cách lấy lại lời ngôn sứ Isaia áp dụng cho chính Người: một “Đấng Mét-xi-a-khó nghèo- Tôi tớ”... “'tôi sẽ chịu đau khổ nhiều tôi sẽ bị loại bỏ, bị đem xử tử... bị trao nộp vào tay người đời”
Do đó, trước lời loan báo này, các “tư tưởng đã xảy đến gây bối rối tâm hồn” các tông đồ.
Ai là người lớn nhất trong các ông?
Dĩ nhiên, còn phải có thời gian để các ông tìm hiểu. Các ông còn dính chặt với những dự kiến về vinh quang. Tham vọng thống trị, được “lớn” hơn kẻ khác, là điệu tự nhiên đối với con người.
Tôi có thể lợi dụng sự kiện trên để kiểm soát những dấu vết của tham vọng này có ăn sâu vào đời sống tôi không? Hơn là chỉ phê phán các môn đệ?
Tham vọng thống trị "được làm lớn hơn của tôi mang hình thức nào rõ ràng hay giấu ẩn?
Đức Giêsu biết các ông đang bận tâm về cuộc tranh luận ấy.
Ở đây đề cập đến một cuộc tranh chấp nội tâm (theo Thánh Luca... còn Mác-cô, một cách sống sượng hơn, đã nói tới một cuộc cãi cọ giữa họ!)
Trong bản dịch của Luca, mọi việc được diễn biến cách tế nhị. Khiến ta tưởng tượng các môn đệ như đang trầm tư bên trong về những giấc mộng vinh hoa, đang vui hưởng những thành công sắp tới trong sâu thẳm tâm hồn… Và Đức Giêsu đoán biết tư tưởng họ và lột trần chúng.
Người liền dắt một em nhỏ đến, đặt nó bên cạnh mình và nói với các ông: “Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy. Và ai tiếp đón Thầy, là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.
Chỗ danh dự, “cạnh mình”, Đức Giêsu dành cho kẻ bé nhỏ nhất. Ai muốn làm lớn nhất... họ phải phục vụ những kẻ nhỏ bé nhất, họ phải mất giờ “tiếp đón” những kẻ nghèo nhất. Tôi có thể dừng lại lâu hơn để chiêm ngưỡng hình tượng: Đức Giêsu đứng với một “em nhỏ cạnh Người”.
Tôi sẽ chuyển dịch cảnh tượng đó vào đời sống cụ thể của tôi, trong cung cách đối xử riêng tư thế nào? Lạy Chúa, xin giúp con không nên thích những việc làm lẫy lừng, nhưng tìm gặp niềm vui trong “cái thường ngày”, trong những việc bé nhỏ bình thường.
Thật vậy ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy sẽ là người lớn nhất.
Điều cao trọng, không phải là thống trị mà là phục vụ. Phải, đối với Đức Giêsu, làm lớn là phục vụ: Bởi vì phục vụ một người bị khinh bỉ nhất, là phục vụ Chúa, là bắt chước Đức Giêsu.
Cuộc sống của Đức Giêsu nghịch lại hoàn toàn với những giấc mộng quen thuộc của người đời. Tuy nhiên, đó là điều cao trọng biết bao!
Đức Giêsu Kitô không có của cải vật chất, càng không có sản phẩm trí não ở bên ngoài. Người thuộc trật tự thánh thiện. Người không có phát minh, không cai trị. Nhưng Người khiêm nhường, kiên nhẫn, chí thánh trước Thiên Chúa, đáng run sợ đối với ma quỷ. Người không vướng chút tội lỗi. Thật là nực cười, khi bực bội trước sự thấp hèn của Đức Giêsu Kitô... Nhưng có người chỉ biết thán phục những vóc dáng thể xác, như thể không có những thực thể thiêng liêng… Mọi xác thể gồm lại, mọi trí khôn gom tụ, và tất cả những sản phẩm của chúng không giá trị bằng một chút tác động của bác ái”(Pascal 585).
Ông Gioan liền lên tiếng nói: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh nghĩa Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo Thầy cùng với chúng con”Đức Giêsu bảo: “Đừng ngăn
cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta, là ủng hộ chúng ta.”
Tinh thần chuộng uy quyền, thật khó mà vượt thắng. Chính Gioan cũng không hiểu gì. ông muốn độc quyền. Ong còn ghen bực với thành công của một kẻ khác. Ong nói ơn gọi, việc Chúa tuyển chọn ông như một đặc quyền.
GIÁO PHẬN NHA TRANG
Lễ thánh Têrêsa và lễ Thiên Thần Bản Mệnh
HOÀN CẢNH:
Sau khi Đức Chúa Giêsu loan báo lần thứ hai về cuộc thương khó, tử nạn và phục sinh của Người, trong tâm tưởng các Tông Đồ đã yên ra ý tưởng rất tự nhiên:Thầy chết rồi ai sẽ đứng đầu các anh em? Ý tưởng đó làm các ông thắc mắc và chào ra bàn cãi lúc đi đường. Dịp này Đức Giêsu đã cấm nhiều lời giảng dạy của các ông. Bài Tin Mừng đây là lời hướng dẫn các ông về con đường thơ nhẹ.
Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng này Chúa dạy các Tông đồ phải có tinh thần khiêm nhu và quảng đại.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Tham gia quyền cố định, tìm chỗ tốt nhất cho mình như là bản tiềm ẩn trong mỗi người. Một vở kịch khác tồn tại ở địa phương, được xử lý theo bè phái là một xu hướng thường xuyên xuyên suốt trong số đông người tập. Bài Tin mừng hôm nay dạy ta sống Khiêm tốn và quảng đại để chữa bệnh hai cố tật trên
2. Theo bản tính tự nhiên, mỗi người tìm thấy địa điểm riêng của mình và giành được vị trí tốt nhất, đồng thời mỗi người cũng mong muốn được phục vụ quyền lợi riêng và kẻ thù khác. Nhưng ở đây Chúa Giêsu dạy điều trái ngược: người lớn nhất phải làm người nhỏ nhất và phải có tinh thần phục vụ.
3. Đệ đệ đã sống cùng Chúa Giêsu gần ba năm, đã từng được nghe Người giải, đã chứng kiến những công việc Người làm, nhất là cường độ hạ phục vũ vũ vũ vũ vũ của Người, thế mà họ còn tranh tụng xem ai là người lớn nhất trong nhóm! Thực trạng ở nhiều cộng đồng: giáo xứ, giáo phận, dòng tu… cũng không có những tranh chấp đó! lời Chúa trong bài Tin mừng hôm nay cảnh giác và công thức tỉnh người kitô hữu chúng ta trong đời sống cộng đoàn.
4. Đầu óc bè phái, tinh thần địa phương và chủ nghĩa phe nhóm cực đoan vẫn đang diễn ra trong nhiều tâm hồn và nhiều cộng đoàn, nhiều đoàn thể trong giáo hội, giáo xứ, dòng tu….
Để phục vụ vô lợi,mạnh mạnh mẽ, sáng trong và trung thành trong đời sống chung, chúng ta hãy luôn sống Hiệp nhất với Chúa Giêsu và thực thi huấn luyện của Người trong Bài Tin Mừng hôm nay.
5. Tính chiến đấu và ham địa vị, cũng như tính hay ghen tị là chất độc gây tai hại cho Hiệp Hiệp nhất trong đời sống cộng đồng. Để chống lại, chúng ta hãy luyện tập cho mình tinh thần bé nhỏ trong Khiêm tốn và xin quảng đại vị tha trong đời sống chung.
6. Thiên Chúa kêu gọi mọi người cộng tác vào việc mở mang Nước Chúa, chúng ta phải cứng mở, thông cảm và cộng tác với tất cả mọi người thiện chí: không phân biệt đối xử, mới mong đáp ứng được ý định của Thiên Chúa đã thành công trong công việc.
7. Trẻ nhỏ là đối tượng tình thương và sự giúp đỡ của mọi người, vì trẻ em không có tham vọng. Vỉ thế, các em đã được Chúa thương và trở thành thành thành nên cong mẫu cho người kitô hữu (Lc 18,15-17).
8. Trong công việc tông đồ, cần phải biết chấp nhận kiến trúc kiến trúc của tất cả những ai thuộc về Chúa Kitô.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10