Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Hai Tuần XXVIII Mùa Thường Niên (Lc 11,29-32) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby
13/10/2024
513
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con một tâm hồn khiêm tốn, để chấp nhận, cái xám lặng thông thường của tác động Thiên Chúa trên thế giới. Bởi vì, thế giới luôn tràn ngập sự hiện diện và những điềm lạ của Thiên Chúa. Nhưng đó không phải là những sự hiện diện và dấu chỉ chói lọi. Chớ gì mắt chúng con sáng sủa hơn, để chúng con . .dần dần phân định được “điều mà Chúa đang làm” trong các biến cố, trong những người đang sống chung quanh chúng con, trong các nhóm mà chúng con sống trong chính chúng con, trong những người mà chúng con cùng cộng tác làm việc... Chú Giải Tin Mừng, Thứ Hai Tuần XXVIII Mùa Thường Niên, Lc 11:29-32, Giáo Phận Phú Cường, Chú giải kinh thánh, tìm hiểu kinh thánh, chú giải, mùa thường niên, Noel Quesson
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ HAI TUẦN TUẦN XXVIII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 11,29-32

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : Gl 4, 22-24.26-27.31 ; 5, 1

Abraham có hai người con, mẹ của một người là nô lệ, Agar... mẹ của người kia là tự do, Sara... truyện đó ngụ ý thế này : hai người đàn bà tiêu biểu cho hai giao ước.

Khi nói cho các người tân tòng Do-thái những người thừa nhận giá trị của- Kinh Thánh và muốn trở về lại giao ước cũ Phaolô nhắc lại, trong Kinh Thánh, đã có lời loan báo về “ Giao ước mới”. Theo một phương thức tranh luận rất thường dùng nơi các giáo trưởng Do-thái, Phaolô đem lịch sử biểu tượng của Abraham ra đề áp dụng.

Người con của người nô lệ thì sinh ra theo luật thiên nhiên. Còn con người mẹ tự do thì sinh ra bởi lời hứa.

Đây là một hình thức mới để xác quyết cũng một chân lý : Công cuộc cứu rỗi con người không nhờ sức riêng mình mà có... người ta không tự cứu rỗi do chính mình, do những việc thiện của mình, do việc giữ trọn Lề Luật.

Thực sự công cuộc cứu rỗi là một ân ban, một món quà siêu nhiên, bởi lời hứa nhưng không, mà có ân sủng là bảo vật của Giao ước mới, nhưng theo Thánh Phaolô, nó đã hiện diện trong ân huệ lạ thường nơi người con Abraham. Thường tình, không thể nào làm cho Sara có một đứa con : Isaac là một ân huệ tuyệt đối của Thiên Chúa.

Mừng vui lên, hỡi người phụ nữ hiếm hoi, không sinh con !... Hãy bật đi tiếng reo hò, vì con của người phụ nữ bị bỏ rơi thì đông hơn con cái người có chồng.

Thiên Chúa có thể làm được tất cả. Không có gì là Thiên Chúa không làm được ngày truyền tin, Sứ thần sẽ lặp lại lời đó cho Trinh Nữ Maria.

Đây là một biểu tượng đẹp nói lên ân sủng, lòng tốt, tặng phẩm nhưng không của Thiên Chúa : hết cảnh hiếm muộn, hết nỗi sầu đau... Thiên Chúa ban lại ơn sinh nở, ban niềm hoan lạc cho người nữ khi còn gì để mong đợi theo thường tình.

Lạy Chúa, xin ban dồi dào cho chúng con ân sủng, của người ! Lạy Chúa, xin giúp chúng con sẵn sàng cởi mở đón nhận các ân huệ Người muốn ban cho chúng con !

Chính để chúng ta được tự do mà Đức Kitô đã giải thoát chúng ta.

Thánh Phaolô nói . về thứ tự do nào đây ?

Đức Kitô giải thoát ta nhằm mục đích gì ?

Rõ ràng, đối với Phaolô khi người ta tìm cách để trở nên công chính tự sức mình nhờ các cố gắng riêng thì ta làm nô lệ cho lề luật.

NGÀY NAY, cũng còn là một vấn đề luôn luôn quan trọng. nhiều Kitô hữu, về phương diện này, còn ở trong "Giao ước cũ”, sống trong sự sợ hãi Thiên Chúa, tâm tư cứ bị ám ảnh bởi những “ nhiệm vụ” phải chu toàn.

Đối với Thánh Phaolô, trở nên “Con" thật sự là được "tự do” nghĩa là có liên hệ trực tiếp với Cha, không còn sợ hãi gì Người, và lề luật chỉ là một luật di nhượng bên ngoài, như thánh Âu-tinh sẽ giải thích :

“ Yêu đi, rồi muốn gì thì làm”.

Vậy anh em hãy đứng vững, đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa.

Người ta hiểu được sự thịnh nộ của Thánh Phaolô đối với các tín hữu Galaxia vì họ muốn quăng lại cái ách “ giữ luật chỉ vì luật”.

Tôi có được tự do nội tâm không ? Phải chăng tôn giáo của tôi có tính cách "cưỡng bách" nặng nề ? Hay tôn giáo là một cuộc "giải phóng”, một niềm hoan lạc, một cuộc sống thoải mái ?

Bài đọc II : Rm 1, 1-7

Trong bốn tuần, chúng ta sẽ cùng với cả Hội Thánh suy niệm một trong những lá thư quan trọng nhất của Phaolô, thư gửi tín hữu Rôma. Nó được viết ra vào năm 67 hoặc năm 58. Đây là lúc quyết định trong đời Phaolô. Từ mười lăm năm, ngài xây dựng “các Hội Thánh" nơi miền đất lương dân. Điều đó muốn nói rằng, ngài đã khám phá và đặt người ta, đàn ông đàn bà vào đường đức tin. Ngài đã làm cho họ khám phá Đức Kitô. Rồi ngài đã đưa họ đến gặp gỡ và “ chung sống" mầu nhiệm này trong "các cộng đoàn địa phương" họp nhau quanh Lời Chúa và Thánh Thể. Toàn vùng Tiểu Á và những thành phố lớn Hy lạp, nay có cộng đoàn của họ : Mỗi Hội Thánh được xây dựng lớn lên và mở rộng nhờ chính năng lực của các phần tử trong cộng đoàn.

Nay Phaolô cho rằng trách vụ của ngài ở Đông Phương đã hết. Ngài muốn tiếp nối trách vụ nơi các lương dân ở Tây Phương. Ngài dự kiến sẽ tới Tây Ban Nha, qua Rôma. Để chuẩn bị cho việc đến thủ đô của vương quốc, ngài đã viết cho "cộng đoàn Rôma" đã được Thánh Phêrô thiết lập. Các khủng hoảng tế nhị ngài đã sống trong Hội thánh Galatia và Côrintô cho phép ngài suy tư lâu dài về mầu nhiệm “ ơn thánh và sự công chính của Thiên Chúa. Ngài đã chín mùi trong tư tưởng. Vậy lá thư gửi tín hữu Rôma này sắp có dáng vẻ của một tổng hợp giáo thuyết rộng rãi, thanh thản và kết cấu chặt chẽ nhất trong các lá thư của Ngài.

Trước hết tôi có thể cầu nguyện trên tất cả mọi sự đó. Tôi nghĩ tới Hội Thánh HÔM NAY, đang được thiết lập trong môi trường, trong thực tại đời sống, trong nhóm người này nọ. Lạy Chúa, xin giúp mỗi người chúng con tham dự tùy vị trí của mình,. vào năng lực truyền giáo của đức tin.

Phaolô tôi tớ Chúa Giêsu Kitô, đã được kêu gọi làm Tông-đồ và đã được tuyển chọn để rao giảng Tin Mừng...

Phaolô tự giới thiệu cho các Kitô hữu không biết ngài. Ngài đề cao ba danh hiệu, với sự ,khiêm tốn của ngài, thật hãnh diện biết bao về những danh hiệu này. Trong bản văn Hy lạp, có từ “doulos = nô lệ"... "Tông đồ” : đây là từ Chúa Giêsu chọn để chỉ những ai Người chọn. . . “được tuyển chọn" : đây gợi lại biến cố trên đường Damas, ngày mà Chúa Giêsu, hai mươi năm trước, đã “ chiếm lấy” Phaolô. Tất cả những từ này cho thấy chủ trương của Thiên Chúa : Phaolô ý thức là đã được gọi, và được cống hiến cho một công trình hoàn toàn vượt quá sức lực con người.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết hãnh diện về ơn gọi làm Kitô hữu của chúng con. Xin giúp chúng con tin rằng Chúa cũng đợi nơi chúng con điều gì đó.

Tôi chúc tụng tất cả mọi người trong thành Rôma được Thiên Chúa yêu mến.

Tôi dùng thời giờ để nói lại những lời này. Phaolô một cách trực tiếp, vào mầu nhiệm sâu xa nhất, khi ngài nghĩ tới anh em Kitô hữu của mình, ngài nhìn họ như những kẻ được Thiên Chúa yêu thương”. Tôi áp dụng điều đó vào đời sống tôi cho tôi, cho những người tôi biết. Những người trong gia đình tôi. Những người trong môi trường làm việc của tôi.

Những người tôi sắp gặp HÔM NAY.. Những người được Thiên Chúa yêu thương.

Chúng tôi đã nhận ân sủng và chức vụ tông đồ để quy phục mọi dân tộc về đức tin.

Đây là lời loan báo về chủ đề chính của lá thư. Đức tin cứu rỗi.Ở đây, đức tin được trình bày như một sự “tuân phục". Thật vậy, nó hàm chứa rằng con người “tuân phục" Thiên Chúa, Đấng tỏ mình, và đòi con người vâng theo ý Người. Không có đức tin nào mà lại không có sự tuân phục căn bản đối với một mình Đấng duy nhất.

"Nước Cha trị đến ý cha thể hiện".

Lập tức, Phaolô đã đặt chúng ta trước điều cốt yếu, mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa. HÔM NAY, con sẽ cố sống như Chúa muốn.

BÀI TIN MỪNG : Lc 11, 29-32

Khi dân chúng tụ họp đông đảo, Đức Giêsu bắt đầu nói…

Một đám đông lớn dần. Một cuộc tụ tập.. trên lề đường. Việc gì đang diễn ra vậy ? Những, người mới tới, vẻ háo hức, lại tăng số cho đám người đã đứng dừng ở đó.

Đức Giêsu bắt đầu nói : “Thế hệ này là một thế hệ gian ác. chúng xin dấu lạ”.

Lý do khiến dân chúng tụ tập, đó là họ mong muốn điều kỳ lạ. Một điều lạ lùng nào đó sắp xảy ra. Đức Giêsu sắp làm một phép lạ.

Dân chúng luôn háo hức cái thuộc về cảm giác. Còn tôi thì sao ? Tôi cũng không luôn chờ đợi Thiên Chúa tự tỏ lộ rõ hơn đó sao ?

Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giôna.

Rõ ràng Đức Giêsu từ chối không chịu làm "dấu” lạ theo như dân chúng đòi hỏi. Ngài gán cho những kẻ yêu sách như thế là “xấu ác". Thế hệ này là : một thế hệ gian ác.

Những người đồng thời với Đức Giêsu thật tò mò, cố đòi cho được một dấu lạ, trong khi người đã làm biết bao phép lạ dưới mắt họ. Người ta không khi nào cho đó là đủ !

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con một tâm hồn khiêm tốn, để chấp nhận, cái xám lặng thông thường của tác động Thiên Chúa trên thế giới. Bởi vì, thế giới luôn tràn ngập sự hiện diện và những điềm lạ của Thiên Chúa. Nhưng đó không phải là những sự hiện diện và dấu chỉ chói lọi. Chớ gì mắt chúng con sáng sủa hơn, để chúng con . .dần dần phân định được “điều mà Chúa đang làm” trong các biến cố, trong những người đang sống chung quanh chúng con, trong các nhóm mà chúng con sống trong chính chúng con, trong những người mà chúng con cùng cộng tác làm việc.

Quả thật ông Giona đã là một dấu lạ cho dân thành Ninivê thế nào, Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy.

"Dấu lạ Giôna". Hoàn- toàn giản dị, đó là một con người rảo qua các đường phố Ninivê, vừa đi vừa hô hoán : Phải sám hối hoán cải ? Chỉ có mình ông, một dấu lạ tầm thường, mà dân thành Ninivê đều nhận ra.

Còn dấu lạ của Thiên Chúa thì sao ?

Đó là lời mời gọi hoán cải mà đôi khi ta nhận ra được : đó là tiếng nói nhỏ nhẹ thỉnh thoảng dè đặt lên tiếng trong đám lương tâm ta, và lặp lại cho ta : hãy "đổi đời".

Đó là tiếng nói lớn mạnh của Tin Mừng, thường lay động đặt ra cho ta những câu hỏi cần phải : "đổi đời " .

Dân thành Ninivê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giona mà đây có người còn hơn ông Giona nữa.

Chắc chắn, đó là ý nghĩa nguyên thủy của lời giảng Đức Giêsu. Như Ngôn sứ Giona, Người đã dùng lời nói và chính con người của Người, loan báo Ngày Thẩm phán và thúc giục

sám hối. Luca đã tường thuật lời giải thích trên, vừa đơn sơ nhưng đầy bức thiết.

Đến ngày phán xét, nữ hoàng Phương nam sẽ đứng lên cùng với những người của thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa bà đã tận cùng trái đất đến nghe lời lẽ khôn ngoan của vua Salômôn, mà đây có người còn hơn vua Salômôn nữa.

Cố sức “ từ tận cùng trái đất mà đến” . Để lắng nghe "một người khôn ngoan”. Mạo hiểm biết bao ! Cuộc hành trình thuật là nhiêu khê vất vả !

Thay vì tìm kiếm những điềm thiêng dấu lạ . . . hãy lắng nghe những tiếng mời gọi mà đời sống thường ngày đòi hỏi tôi cần nghe ngóng. Hãy tin tưởng nơi những kẻ đã nhận được ơn loan báo Tin Mừng... Không vì những duyên cớ đẹp đẽ nào là bỏ qua những cuộc soát xét lại, do lời Đức Giêsu mời gọi ta thực hiện.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa cảnh báo những kẻ cứng lòng tin.

HÒAN CẢNH:

Các người Pharisêu muốn xin Đức Giêsu làm một dấu lạ (Lc. 11,16), vì họ quan niệm dầu lạ như những kỳ công của Thiên Chúa đã làm thời xuất hành và thời ngôn sứ Elia. Đức Giêsu từ chối vì biết họ chỉ có ý khiêu khích. Người hứa cho họ xem một dấu lạ lớn lao, tuyệt hảo và sự chết và sự sống lại của Người. Nhưng Người mượn tích truyện Giona để nói với họ (Gio 2,1; Gn 3,2-5)

Ý CHÍNH:

Đức Giêsu dựa vào câu chuyện ông Giona để hứa ban một dấu lạ nơi chính bản thân Người. Là sự tử nạn và phục sinh của Người để kêu gọi mọi người sám hối.

TÌM HIỂU:

29”  Thế hệ này là một thế hệ gian ác…”

Đức Giêsu gọi những người cố chấp, cứng lòng tin là thế hệ gian ác, tức là những người xấu xa. Những người này xin Đức Giêsu một dấu lạ, vì họ quan niệm dấu lạ như những kỳ công Thiên Chúa đã làm thời xuất hành và thời ngôn sứ Elia ; Đức Giêsu từ chối không làm dấu lạ như vậy.

30” ông Giona đã làm một dấu lạ…”:

Chúa từ chối không làm phép lạ theo như ý họ muốn ; nhưng trừ dấu lạ ông Gioan. Chúa sẽ làm một dấu lạ lớn lao nơi chính bản thân của Người, là Chúa chết sau ba ngày sống lại, mà Chúa mượn câu chuyện ngôn sứ Giona ở trong bụng cá ba ngày để trả lời cho họ.

Thiên Chúa phái Giona đi giảng cho dân thành Ninivê. Ong sợ việc đó, và đáp tàu đi Thác sê. Trên mặt biển nổi bão táp, tàu sắp bị chìm. Người ta tin rằng tại người trên tàu có tội. Họ bốc thăm. Thăm trúng phải Giona, ông thú tội và xin thủy thủ bỏ mình xuống biển để cứu tàu khỏi đắm. Người ta bỏ ông xuống biển, bão lập tức yên ngay. Bấy giờ có con cá khổng lồ nuốt Giona vào trong bụng, giữ ông ba ngày đêm, rồi thả ông ra trên mặt bãi biển. Nhờ lời giảng của ông Giona …nên dân thành Ninivê đã sám hối. Đức Giêsu cũng sẽ chết sau ba ngày sẽ sống lại.

31 “Trong cuộc phán xét…” :

Nói đến đây, Đức Giêsu liên tưởng đến nữ hoàng Phương Nam tìm nghe lời khôn ngoan của vua Solomon, và nghĩ đến dân thành Ninivê đã sám hối nghe theo lời giảng của Giona. Đáng tiếc cho các Pharisêu, vì Người trọng hơn tiên tri, khôn ngoan hơn Salomon, Người đến với họ mà họ chẳng muốn nghe Người. Chứng tích sám hối của dân thành Ninivê và của thế hệ nữ hoàng Phương Nam như một lời tố cáo tội của Pharisêu là nặng hơn.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :

1. Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa cảnh cáo những ai cứng lòng tin và cố chấp không nghe Lời Chúa để canh tân và thánh hóa bản thân.

2. Chúa Giêsu không làm phép lạ theo yêu cầu của Pharisêu vì Người muốn tôn trọng sự tự do của con người : Người không muốn trở thành một tấm bảng quảng cáo mà con người phải chấp nhận, nhưng Người muốn phục vụ con người cách khiêm nhường bằng cách Người làm cho họ một vị Thiên Chúa không gây áp bức trên con người. Chúng ta làm chứng cho Thiên Chúa không phải bằng sức mạnh, bằng uy quyền, nhưng bằng sự khiêm nhường phục vụ cách vị tha, vô vị lợi và vô điều kiện.

3. Chúng ta đang sống trong một thế giới tục hóa một thế giới muốn loại trừ Thiên Chúa, một thế giới chỉ muốn đặt niềm tin và hiệu năng của khoa học… Sống trong một thế giới như thế, con người ngày nay dễ có cám dỗ làm một dấu lạ; đòi hỏi Thiên Chúa làm dấu lạ để chứng tỏ Người đang hiện diện. Chúng ta có bị cám dỗ như vậy không ?

4. Nhiều lúc chúng ta muốn Thiên Chúa xuất hiện trong vinh quang, muốn Thiên Chúa tỏ nhan thánh của Người cho con người để con người nhìn nhận Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vẫn yên lặng ! Sống với một Thiên Chúa yên lặng như vậy phải là cuộc sống có Chúa Thánh Thần, chúng ta mới nghe được Thiên Chúa yên lặng nói tiếng yêu thương.

Vì yên lặng là cao điểm của tình yêu, không nói nhưng cũng là nói tất cả.

5. Qua câu chuyện ngôn sứ Giona, Chúa Giêsu muốn khẳng định rằng : phép lạ lớn hơn mọi phép lạ và thay cho mọi phép lạ, đó là việc Người đã sống lại từ cõi chết đó là phép lạ khiến chúng ta phải thay đổi cả cuộc sống : thay đổi mỗi ngày và thay đổi liên tục.

6. không phải cứ phép lạ mới tin :

Người Do Thái, đặc biệt những người lãnh đạo dân đã từng chứng kiến những phép lạ Chúa làm, nhưng họ đâu có tin đâu! Phép lạ của Chúa vẫn diễn ra trên thế giới này, nhưng được mấy ai nhờ các phép lạ đó mà tin vào Chúa! Vì phép lạ cũng chỉ có giá trị nâng đỡ niềm tin mà thôi, chứ không ép buộc niềm tin. Tin hay không tin, trước nhất là do hồng ân của Chúa ban; và sau nữa là sự đáp trả của con người. Vì vậy, chúng ta cần phải cởi mở tâm hồn, xóa bỏ mọi thành kiến, trở thành kẻ ngoan ngoãn đối với Chúa thánh thần.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT