Chú Giải Tin Mừng Thứ Hai Tuần XXXI Mùa Thường Niên (Lc 14,12-14) | Giáo Phận Phú Cường
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ HAI TUẦN XXXI MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 14,12-14
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: Pl 2, 1-4
Cộng đoàn Kitô hữu Philíp phải dao động vì những nỗi bất hoà, vì những nhóm người chống đối nhau, nên Phaolô van xin họ với giọng điệu cầu khẩn, để tái lập sự hiệp nhất.
Nếu quả thật sự liên kết với Đức Kitô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi…
Tưởng nghĩ Đức Kitô là điều luôn sẵn có trong tâm trí ông Phaolô. Đó là điều duy nhất, ông nhắc đi nhắc lại thường xuyên. Công thứ “trong Đức Kitô”, được ông sử dụng trong mọi vấn đề.
Có một nguồn sinh lực, vô biên trong Đức Kitô.
Lạy Chúa Giêsu, xin bổ sức cho những người đang đau khổ… con kể ra đây ít người ….Lạy Chúa, xin Ngài trở nên nghị lực cho con. Con kể ra đây giờ phút hiện tại này, các nỗi lo lắng của con.
Xin giúp con, hôm nay, biết thực hiện công cuộc tương trợ lẫn nhau, cho các kẻ đang đồng hành với con.
Nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được thông hiệp trong “Thần Khí”.
Nguồn mạch sâu thẳm của nghị lực và hiệp nhất mà Phaolô sắp nói ra đây, đều ở trong Ba Ngôi Thiên Chúa : trong đáy lòng ta có “Ba Ngôi Hiệp Nhất”…Nếu ta hiệp nhất với Ba Ngôi, làm sao chúng ta lại chia rẽ nhau ? ngược lại, chúng ta phải “khích lệ nhau trong tình bác ái” chớ.
Lạy Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, Ba Ngôi hằng sống trong tình yêu, xin làm cho chúng con biết sống trong yêu thương như Ba Ngôi.
Nếu anh em sống thân tình và biết cảm thương nhau, bấy giờ, xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn…
Tâm trạng của Phaolô không âu sầu buồn bực.
Đối với ông, cảnh tù ngục, cơn đau khổ, cuộc chiến đấu hằng ngày, ông đã sống cảnh huống ấy trong niềm hoan lạc.
Và ông nài xin cách đơn sơ các tín hữu Philíp của mình, làm cho niềm vui mà ông đã có sẵn, được trọn vẹn.
“Ban niềm vui” cho những người tôi sẽ gặp gỡ hôm nay.
“Xin niềm vui” cho những người tôi sẽ gặp hôm nay.
Ước gì nhờ những dấu chứng này mà đời sống Kitô hữu trở nên hấp dẫn hơn.
Anh em hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một ý hướng như nhau. Hãy tìm sự hiệp nhất.
Nếu phải “tìm kiếm” thôi, thì cũng chưa hoàn hảo ! tôi dùng thời giờ để rà trong những cuộc tiếp xúc và các trách nhiệm riêng tư, mọi sự rạn nứt tình hiệp nhất, và một cách khiêm tốn hơn, cả những thiếu sót trong công cuộc đối thoại.
Tình hiệp nhất không phải là một giấc mơ…nó là một yêu sách rất cụ thể, thường phát xuất với các thái độ rất thông thường: Thánh Phaolô gợi lên các thái độ thuộc phạm vi tư tưởng…
“Cùng một cách nhìn”, một lòng thành thực…”cùng một tình thương”, cùng một hành động…”cùng một cảm nghĩ”.
Lạy Chúa, dù con ở đâu, xin cũng giúp con trở nên người thợ xây dựng sự hiệp nhất.
Anh em đừng làm vì mưu mô hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình.
Phaolô rất thực tế khi ông nêu lên lòng khiêm nhường, là điều kiện căn bản cho sự hiệp nhất : coi người khác trọng hơn mình, đừng khư giữ lập trường riêng, biết thay đổi ý kiến riêng để chấp nhận quan điểm của người khác, nhìn nhận họ có lý.
Đó là một bí quyết của hạnh phúc.
Ba phần tư khó khăn gặp phải trong việc “giao dịch” là bởi chúng ta quá so sánh: cần đạt đến mức độ là chúng ta biết vui mừng trước thành công của người khác, vui mừng vì người khác trổi trang hơn ta.
Đừng tìm lợi ích riêng cho mình, nhưng hãy tìm ích lợi cho người khác.
Dựa vào các lời khuyên chân tình, nhưng có tầm vóc quan trọng khác thường này, mà Phaolô tiếp tục đưa chúng ta hướng về một nền tín lý cao xa cho ngày mai.
Bài đọc II: Rm 11, 29-36
Hôm nay chúng ta đọc kết luận của Thánh Phaolô cho phần thứ nhất ( giáo thuyết) lá thư gửi tín hữu Rôma : trước hết ngài kết thúc trần thuật về số phận của Israel trong tương quan với các lương dân ..rồi ngài lao mình vào mộ bài “tụng ca” tạ ơn vinh danh Chúa, được kết thúc với lời “Amen”.
Thiên Chúa ban ơn và kêu gọi ai thì Người không luyến tiếc.
Thật tốt đẹp cho chúng ta khi lặp lại điều đó.
Về phía Thiên Chúa, chính là “cam kết”, là “kiên vững”, là “lời hứa không hối tiếc”, là “trao hiến”! về phía chúng ta, phải kết thân với điều đó.
Như xưa anh em không tin Thiên Chúa, nhưng nay vì họ cứng lòng tin nên anh em được thương xót. Cũng thế, nay họ không tin, vì thấy Chúa thương xót anh em, để họ cũng được thương xót.
Trong lịch sử dân ngoại hiện ra dưới mắt Thánh Phaolô như sự quanh co giữa người Do-thái và lương dân, giữa người bất tín và người tin. Có những bắt đầu tuân phục, và các thái độ ấy liên hệ với nhau: chúng ta tùy thuộc lẫn nhau.
Thiên Chúa để mọi người phải giam hãm trong sự cứng lòng tin, để Chúa thương xót hết mọi người.
Lòng thương xót là tiếng nói sau hết.
Thiên Chúa tha ph1p cho mỗi người trải qua tội lỗi (sự bất phục) để chứng nghiệm sự hư không trống rỗng và bất lực của ý riêng…để mở ra cho họ sự ban không của tình yêu Thiên Chúa, ngõ thoát duy nhất khả hữu cho tình trạng trong đó họ “bị giam hãm”.
Lạy Chúa, xin cho con thấy được các tội lỗi của con. Không phải như sự phật ý riêng trước sự thất bại của ý chí con. ( con sẽ không hề vươn tới đó được”) Nhưng với niềm tin rằng, tội lỗi mở ra cho con tình thương xót của Chúa, và đào sâu trong con nhu cầu cần phải có Chúa.
Lạy Chúa xin cho con thấy mọi tội nhân, chung quanh con như một đối tượng tương lai, như một đối tượng hiện thời của lòng thương xót Chúa. Chúa yêu thương các tội nhận! Chúa yêu thương tội nhân này, con người gần kề bên con và tội lỗi của họ làm khổ cho con. Con sẽ là nhân chứng của lòng thương xót Chúa, kể bên họ không?
Ôi thẳm sâu thay sự giàu có, thượng trí và thông biết của Thiên Chúa.
Từ Hy lạp ở đây người ta phiên dịch là “thẳm sâu” là “bathos”. Đây là gốc của từ “Bathyscaphe”, máy thám hiểm chiều sâu, vực thẳm biển khơi?
Sự phán quyết của Người làm sao hiểu được và đường lối của Người làm sao dò được?
Không cuộc thăm dò nào đến được “bản chất” Thiên Chúa. Không nhà du hành, thám hiểm nào có thể “thấm nhập” vùng đất bí mật, giữa lòng khu rừng khôn dò này. Và dầu vậy, thực đáng công khi lên đường thử mạo hiểm, dấn thân vào “đường” đưa tới Chúa.
“các đường lối Chúa”..Kiểu nói đẹp, có thể gây tành mơ ước, có thể giúp cầu nguyện. Tôi cầu nguyện theo điều những từ từ này gợi lên cho tôi.
Ôi, lạy Chúa, xin làm cho con tiến bước về Chúa! Con có theo đường dẫn con tới đó không? Khi nào diễn ra cuộc “gặp gỡ”?
Nào ai biết được ý Chúa? hoặc ai làm cố vấn cho Người?
Thú nhận sự ngu muội. Phaolô còn bị giao động mạnh vì sự chối từ của Israel đối với chương trình của Thiên Chúa. Tâm thức biệt phái của ngài, lòng kiêu hãnh dân tộc của ngài bị tổn thương nặng - ngài chỉ có thể thú nhận sự ngu muội của mình.
Cũng thế trong đời sống chúng con thường “không hiểu” kế đồ của Chúa. Con khiêm tốn phó mình cho Chúa.
Mọi sự đều do Người và trong Người: “Nguyện người được vinh quang đến muôn đời Amen”.
Thiên Chúa, nguồn mọi sự. Người bảo tồn mọi sự. Đích cùng mà mọi sự hướng tới.
BÀI TIN MỪNG: Lc 14, 12-14
Đức Giêsu đã nói với ông chủ đã mời Người rằng: Khi nào ông đã khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng có mời bạn bè, anh em hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông đã được đáp lễ rồi”.
Đó là lời khuyên rất nghịch lý, hầu như chướng ta! không phải thế sao? đời nào lại không cần mời bạn hữu, anh em, bà con mình đến dự bữa trưa hay chiều tối?
Rõ ràng, Đức Giêsu không thể muốn nói như thế. Người chỉ muốn kích thích tính hiếu kỳ của thính giả… chắc chắn Người dành một bài học quan trọng để khuyên dạy ta.
Trước hết, qua kinh nghiệm cá nhân, ta nên ghi nhận: thật là tốt đẹp biết bao khi ta họp mặt chung với bạn hữu, anh em, bà con. Thực ra, trong trường hợp này, ta chưa thoát ra khỏi “chính chúng ta”: ta có chung quanh mình một vòng người gần nhất, có thể nói họ dư phần vào đời sống chúng ta… yêu họ, còn có nghĩa là yêu chính chúng ta.
Do đó nét đặc trưng của Tin Mừng là thôi thúc ta tiến xa hơn vòng tròn gần cận này : đó là gia đình, môi trường sống, chủng tộc… thường chỉ làm ta nối dài chính mình. “Nếu anh em yêu mến kẻ yêu mến anh em, thì còn là gì ân với nghĩa? Những người tội lỗi cũng làm như thế”. ( Lc 6, 32).
Trái lại khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó tàn tật, què quặt, đui mù…
Rõ ràng, đó là điều những người giàu thường không làm. Họ chỉ quan tâm mời những người giai cấp xã hội, cùng thứ bậc với họ. Vả lại, làm khác đi, thật là khó khăn: phải ăn phải nói thế nào đây?
Do đó, đây là cuộc đảo ngược trọn vẹn nhãn giới mà Đức Giêsu đang đề cao.
Địa vị cao nhất của những người nghèo! có lẽ ta phải đặt họ lên đầu danh sách khách mời. Lời Chúa trên đây thật khó nghe biết bao!
Đó là một trong những vấn đề quen đặt ra nhất, đối với các cộng đoàn Kitô hữu, tiên khởi : Đức Giêsu quyết định, cuộc hội họp của họ phải được mở rộng đón nhận đủ mọi hạng người.
Không phân biệt giai cấp xã hội (Lc 14, 12-14 ; Gc 1, 9 ; 2, 1-6).
Không phân biệt chủng tộc ( Rm 10, 12 ; 1Cr 12, 13 ; Gl 3, 28).
Không loại trừ những kẻ tội lỗi (Lc 7, 36-50).
Không cuộc họp mặt Kitô hữu không thể là một cuộc quy tụ những ta76m hồn ưu tuyển, được lựa chọn kỹ lưỡng. Những kẻ nghèo nhất cũng được mời tới dự. Giáo hội muốn mình là “dấu chỉ của cuộc tập họp phổ quát”.
Đó là ý muốn của Đấng sáng lập. Nhưng hiện thời các cộng đoàn của chúng ta có thực sự như thế không?
Họ không có gì trả lễ, và như thế, ông mới thực sự có phúc.
Đó là khẩu hiệu của tình yêu Tin Mừng : yêu “ không chờ đợi đáp trả”. Đó là sự vô vị lợi tuyệt đối. “Họ không có gì trả lễ: đâu cầ !” . Phúc cho bạn biết yêu thương đến liều mạng, mãi mãi.
Ông sẽ được Thiên Chúa trả công trong ngày các kẻ lành được sống lại.
Nói được như thế, mỗi người chúng ta cần phải biết yêu thương "chỉ vì Thiên Chúa”.
Trong nhiều trường hợp, chắc chắn đó là động lực duy nhất có khả năng giúp ta vượt qua những chán nản xem ra khó thắng vượt, những bức tình cảm bề ngoài như không lối thoát, những khó khăn tâm lý tột đột.
Vâng Thiên Chúa can thiệp trong con người để mở rộng tâm hồn họ. Và sự kiện “ các kẻ lành sống lại” sẽ là ánh sáng chói chang giữa thanh niên bật nhật cho thứ tình yêu không điều kiện, không ranh giới, không loại trừ…đó là tình yêu của Thiên Chúa. Bởi vì, Thiên Chúa “ yêu thương người công chính, cũng như kẻ bất lương” ( Lc 6, 35 ; Mt 5, 45).
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Hãy mời kẻ nghèo khó, Hãy có tinh thần vị tha.
HOÀN CẢNH:
Qua bữa tiệc, Chúa đã dạy thực khách được mời phải có tinh thần khiêm nhường (14,7-11) thì hôm nay Chúa lại thêm cho ông chủ tiệc phải có tinh thần vị tha
Ý CHÍNH:
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa dạy phải có tinh thần vị tha khi mời khách đến ăn tiệc.
TÌM HIỂU:
12-14”Đức Giêsu nói với kẻ đã mời Người...”:
Sau khi dạy những người được mời bài học khiêm nhường, thì bây giờ Chúa dạy những ông chủ mời khách dự tiệc về bài học vị tha, cách riêng có lòng hào hiệp đối với người nghèo. để diễn tả bài học này, Chúa nói rằng : khi mời khách thì đừng mời những người giàu, vì những người này sẽ đền trả lại và như vậy chẳng có công ơn gì.
Nhưng khi mời thì hãy mời những người nghèo không có khả năng đáp trả. Như vậy người mời sẽ được công phúc trong đời sống vĩnh cửu.
kiểu nói “các kẻ lành sống lại “ cũng như ở 20,35 có thể hiểu rằng chỉ có người công chính mới đạt tới đời sống hạnh phúc đời đời.
Còn ở cv 24.15 Luca đề cập đến kẻ lành người dữ điều sống lại để chịu phán xét.
Như vậy ở đây muốn dạy bài học muốn thực thi bác ái thì phải vô vị lợi và vị tha, nghĩa là hoàn toàn vì lợi ích của tha nhân chứ không phải tìm lợi lộc gì cho mình. Đó là tính cách bác ái kitô giáo chúng ta.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Bài Tin Mừng hôm nay đề cao tinh thần bác ái vô vị lợi và vị tha chứ không đặt nặng đối tượng bác ái là ai: giàu hay nghèo. vì vậy khi chúng ta giúp đỡ ai, phục vụ ai, làm ơn cho ai, dù người đó là ai đi nữa thì cần có tinh thần vị tha, chứ đừng vụ lợi làm như vậy là cách chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa nơi tha nhân. Nhờ đó chúng ta được công phúc trước mặt Thiên Chúa chứ không đòi hỏi trước mặt người đời.
2. Xưa nay người ta thường mời nhau ăn bữa, vì tình nghĩa, vì xả giao, vì lợi lộc... và theo phép lịch sử xã giao thì người ta thường mời lại nhau để: ”có đi có lại mới toại lòng nhau”hoặc”ăn miếng chả, trả miếng men”. Nhưng thường tính ham mê danh vọng thúc đẩy. Người ta lại muốn làm hơn kẻ khác : ăn mận trả đào, ăn quả trả vàng. Và cái đòi hỏi có tính cách thi đua đó sẽ đưa đến tai hại: người ta khoe tiền khoe bạc chứ không thực tình đãi nhau vì thương nhau thật. trước tệ nạn háo danh này của xã hội, người kitô hữu chúng ta có lời Chúa qua bài tin mừng hôm nay: chỉ vẽ cho chúng ta; cần có tinh thần bác ái vị tha và cách riêng đối với nghèo khó, để nhờ đó chúng ta không những được công phúc đời sau, mà còn nên giống Thiên Chúa là Cha chúng ta ở trên trời, Người thương ban những ơn nhưng không cho loài người chúng ta.
3. Với tinh thần của bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta cần lưu ý đến:
quan hệ của chúng ta đối với Thiên Chúa: những việc đạo đức chúng ta làm có phải vì Chúa hay vì mình?
quan hệ với anh chị em: chúng ta có so đo tính toán hơn thiệt hoặc ăn mận trả đào không?
4. Trong thánh lễ: Chúng ta cùng chung với nhau bàn tiệc lời Chúa và bàn tiệc Mình Chúa, chúng ta đều được Chúa mời gọi tham dự. Chúng ta hãy sống thực sự vì Chúa và cho anh em mình.
5. Gương mẫu bác ái vô vị lợi của chúng ta là Chúa Giêsu trong công trình cứu độ của Người. ngày nay mô phỏng đức ái của Chúa. Chúng ta thấy có Mẹ Têrêsa thành Calcutta: chăm lo cho người nghèo, bệnh tật, hấp hối cách vị tha và vô vị lợi mà chẳng làm gì có tiền, nhưng Chúa quang phòng lo liệu.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10