Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Năm Tuần III Mùa Chay | Lc 11,14-23 | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
26/03/2025
649
Mỗi lần gặp vấn đề “ma quỷ" trong Tin Mừng chúng ta thường cảm nghe như có điều gì khó chịu. Thực sự một Kitô hữu ngày nay cần phải tự loại bỏ khỏi mình những hình ảnh lố bịch. Tuy nhiên sự dữ không được cắt nghĩa hoàn toàn chỉ bằng tự do của con người . Đôi khi chúng ta bó buộc phải công nhận rằng, sự dữ có những căn cứ vô cùng sâu xa và vượt quá chúng ta... Chúng ta tự thấy mình là một -nạn nhân cho các thế lực mạnh hơn ý chí của ta...

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ NĂM TUẦN III MÙA CHAY
TIN MỪNG: Lc 11,14-23

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Gr 7,23-28

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu trình bày đời sống Kitô hữu như một cuộc chiến "Ai không thuận với Ta là nghịch cùng Ta”. Hỡi ơi, chúng ta thường là những Kitô hữu “nửa mùa " trộn lộn nhưng chấp nhận và khước từ. Đó chính là điều mà ngôn sứ Giêrêmia đã trách cứ các tín hữu thời ông.

Các ngươi hãy nghe lời Ta, thì Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi và các ngươi sẽ là dân Ta.

Đây là một trong những cách diễn tả hoàn hảo nhất của "Giao ước”. Một sự tùy thuộc lẫn nhau: Tôi thuộc về anh, anh thuộc về tôi. Chính trong bối cảnh của tình yêu họ tưởng này, mà ta giải thích mọi lời mời gọi của bản văn tiếp theo. Điều đó làm cho những lạnh nhạt và chối từ nên trầm trọng hơn.

Các ngươi hãy đi trong mọi đường lối mà Ta truyền dạy cho các ngươi, để các ngươi được hạnh phúc.

Luôn luôn có sự liên kết giữa sự trung thành với Thiên Chúa và niềm vui. Điều này không được hiểu theo nghĩa vật chất. “Mẹ không hứa cho con được hạnh phúc trên đời này" Đức trinh nữ nói với Benladetta Soubiroub như vậy. Thực vậy người ta thường thấy những người cứng lòng và vô lương tâm thành công rõ ràng. Trong khi đó, những người lương thiện xem ra phải sống trong cảnh khốn cùng.

Dầu vậy, ngay từ đời này lại không có một hạnh phúc thiêng liêng trong lương tâm, đã làm tất cả mọi điều có thể làm được sao. Cần duy trì trong mình niềm vui đó!

Lạy Chúa, con cầu xin Chúa cho mọi người cố gắng trung thành, cũng cảm thấy trong đáy lòng họ sự mãn nguyện thâm sâu này, ngay cả khi bị thử thách. Xin giúp chúng con đừng bao giờ buồn nản, hay đúng hơn đừng buồn vì một điều gì khác ngoài tội lỗi của chúng con mà thôi.

Nhưng họ không nghe, họ không chịu lắng tai... họ đã ngoảnh mặt đi chớ không nhìn Ta.

Những hình ảnh hiện thực. Đứa con làm nũng bất phục ngoảnh mặt đi. Nhưng thất vọng của Thiên Chúa.

Chúa đợi nhìn con: mặt giáp mặt. Như những người yêu nhau.

Và tôi ngoảnh mặt đi. Như những người không yêu nhau. Hẳn thật, tôi có thể lập lại những lời này về mình. Hôm Nay Điều này không chỉ đúng với thời Giêrêmia mà thôi. Xin tha thứ cho chúng con.

Họ không chịu lắng tai nghe. Họ tỏ ra cứng đầu cứng cổ.

Cứng đầu, cứng cổ. Bất phục. Bướng bỉnh.

Trái ngược hoàn toàn với dịu hiền, tự phát.

Này là dân không chịu nghe lời Chúa là Thiên Chúa của họ.

Chủ đề lắng nghe là cốt yếu.

“Lắng nghe!” Nghe Thiên Chúa. Từ này được lập lại bốn lần trong trang này. Vâng, không phải trong thánh lễ hay trong lời nguyện mà Chúa nói với chúng con. Có một lời con phải nghe từng lúc trong ngày, trong công việc tầm thường, trong các cuộc gặp gỡ, trong những thánh vụ, trong các biến cố. Nhưng thường còn lại không biết nghe Chúa.

Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe.

BÀI TIN MỪNG: Lc 11,14-23

Cuộc giao chiến thiêng liêng chống lại quyền lực sự dữ… cùng với Đức Kitô.

Đức Giêsu trừ một tên quỷ, và nó là quỷ câm. Khi quỷ xuất rồi, thì người câm nói được.

Mỗi lần gặp vấn đề “ma quỷ" trong Tin Mừng chúng ta thường cảm nghe như có điều gì khó chịu. Thực sự một Kitô hữu ngày nay cần phải tự loại bỏ khỏi mình những hình ảnh lố bịch. Tuy nhiên sự dữ không được cắt nghĩa hoàn toàn chỉ bằng tự do của con người . Đôi khi chúng ta bó buộc phải công nhận rằng, sự dữ có những căn cứ vô cùng sâu xa và vượt quá chúng ta... Chúng ta tự thấy mình là một -nạn nhân cho các thế lực mạnh hơn ý chí của ta. Mặt khác, tầm tác động rộng rãi của sự dữ hình như hướng chúng ta tới một chiều kích vũ trụ, căn bản, có tính tập thể của quyền lực Xatan : Vì có những hành động mạnh mẽ, những trào lưu tối tăm, những lực lượng phá hại công việc mà không một người nào xem ra chế ngự được.

Đức Giêsu đã đến, chống lại những quyền lực xấu ác đó.

Và do đó Người giành lại con người về cho Người : kẻ câm bắt đầu nói tự nhiên. Công cuộc tạo thành của Thiên Chúa được phục hồi.

Lạy Chúa , xin cứu con khỏi quyền lực quỷ ác... Xin giải thoát chúng con khỏi sự dữ.

Trong số đó có mấy người lại bảo: "ông ấy dựa thế quỷ vương Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ".

Đức Giêsu đã bị vu khống, bị buộc tội.

Thật là một điều quá thể? Ma quỷ có thể chơi những cú đòn như thế đó: ở tình trạng như thế, nó giấu mặt, chỉ mớm lời cho người ta nói, Đấng chí thánh cũng là một kẻ bị quỷ ám?

Nước nào chia rẽ, thì sẽ điêu tàn…

Đó là lương tri của mọi người, mà Đức Giêsu lấy lại để diễn tả theo ý mình. Hiệp nhất là một sức mạnh. Chia rẽ là một chất men ác hại, quên tiêu diệt. Một trong những dấu chỉ của Satan, không phải là sự chia rẽ, là mối bất hòa sao ? Thế giới hôm nay đang hằn lên tinh thần này một cách thật bi thảm. Nó ngăn cấm các đôi bạn hiểu nhau, cha mẹ và con cái không nói với nhau, cùng là người trong nhóm mà không hiểu biết nhau…

Nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông.

Ngón tay Thiên Chúa ở đâu, sự dữ lùi xa khỏi đó. Tôi có biết nhận ra ngón tay đó không? Sự cộng tác của tôi với “ngón tay Thiên Chúa " này ra sao ? Tôi có đặt ngón tay tôi vào đó không?

Khi một người mình được vũ trang đầy đủ canh giữ nhà mình, thì của cải người ấy được an toàn. Nhưng nếu có người mạnh hơn đến thắng được người ấy, thì sẽ tước lấy vũ khí mà người ấy tin tưởng"

Đó là hình ảnh về đời sống Kitô hữu được diễn tả dưới hình thức một dụ ngôn ngắn gọn.

Một cuộc giao chiến, một trận đánh giáp lá cà chớp nhoáng, hai người đánh nhau, người này mạnh hơn người kia nên quật ngã được hắn.

Đức Giêsu tự giới thiệu mình như "người thứ hai" này, mạnh hơn, đến để chiến thắng Xa-tan.

Tôi gợi nên những cuộc giao chiến của riêng tôi. Cuộc chiến đấu cam go hơn cả, là ở điểm nào ? Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến và cùng con giao chiến.

Đây là một hình ảnh thực sự sinh động và mạnh mẽ…cho một Mùa chay sinh động và mạnh mẽ.

Tôi không nên chỉ dừng lại, ở chương trình cá nhân và tư riêng. Chiều kích của cuộc chiến chống lại sự dữ, ngày nay mang tính tập thể : Cần phải giao chiến cùng với kẻ khác, thành - từng nhóm, và cho kẻ khác. . . ở đây, ta gặp lại chiều kích bao la của các lực lượng ác dữ, và đòi hỏi một hoạt động mang tính quy mô.

Ai không theo tôi, là chống tôi. Và ai không cùng tôi thu góp, là phân tán.

Lời nói nhất mực ! Một phong cách sống nào đó : Trái ngược hẳn với nếp sống màu mè và lửa vời. Ngược lại, tôi có thể vẫn là Kitô hữu một nửa. Lạy Chúa, con đang lắng nghe giọng nói dằn mạnh từ nơi Chúa. Sống Mùa chay, đòi hỏi nghị lực.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Đức Giêsu và quỷ vương Bê-en-dê-bun

HOÀN CẢNH:

Việc Đức Giêsu trừ quỷ câm là nguyên cớ sinh ra cuộc tranh luận giữa phe chống đối gồm các luật sĩ, biệt phái với Đức Giêsu. Sự kiện trừ quỷ không cần bàn cãi, vì rõ ràng, nhưng cuộc tranh luận xoay quanh về nguồn gốc quyền năng của Người.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại việc Đức Giêsu tỏ uy quyền thiên sai của Người qua việc làm: trừ quỷ câm, và qua lời nói: tranh luận với phe chống đối về nguồn gốc quyền năng của Người.

TÌM HIỂU:

14 “Rồi Đức Giêsu trừ một tên quỷ…”:

Việc Người trừ một tên quỷ câm là để tỏ uy quyền thiên sai của Người, giải thoát con người khỏi ách nô lệ của ma qủy. Vì thế, dân chúng kinh ngạc và ca ngợi Người.

15 “Nhưng trong số đó có mấy người lại bảo…”:

Việc Đức Giêsu trừ quỷ câm đã diễn ra cách công khai, cụ thể nên không ai chối cãi được nhưng các biệt phái không tin quyền pháp của Người, cho rằng Người dùng yêu thuật, mượn thế qủy tướng Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ nhỏ.

16 “Kẻ khác lại muốn thử Người …”:

“Kẻ khác”, cũng là những người thuộc phe chống đối Đức Giêsu, họ tìm một lý do khác để từ chối việc tin Người, nên đã thử Người bằng cách đòi hỏi phép lạ từ trời, do quyền năng của Thiên Chúa.

17-20 “Nhưng Người biết tư tưởng của họ …”

Để chứng minh về nguồn gốc quyền năng của Người là bởi Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã dựa vào ngụ ngôn về sự chia rẽ và dụ ngôn về kẻ mạnh để chứng minh.

Về dụ ngôn sự chia rẽ: có ý nhấn mạnh việc trừ quỷ không do quyền của qủy, vì làm như vậy là tự diệt vong, nhưng do quyền năng của Thiên Chúa, như vậy, triều đại của Thiên Chúa đã đến. Y nghĩa này được hiểu về Chúa Giêsu, Người lấy quyền của Thiên Chúa để trừ qủy vì Người là Đấng Thiên Sai, đến để giải thoát nhân loại khỏi ách nô lệ ma qủy và Người đến, để xây dựng triều đại của Thiên Chúa là quy tụ mọi người vào làm con Thiên Chúa để được vào Nước Thiên Chúa.

21-23 “Khi một người mạnh được vũ trang …”

Dụ ngôn này có ý nhấn mạnh về quyền năng của Thiên Chúa trên ma qủy, và trình bày về sứ vụ cứu thế của Đức Giêsu. 

- Kiểu nói: “người mạnh”: ám chỉ ma qủy

- Người mạnh hơn: ám chỉ Đức Giêsu đã dùng quyền Thiên Sai để cứu chuộc nhân loại, qua công việc trừ quỷ.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Nhìn vào Chúa Giêsu:

a) Xem việc Chúa làm:

- Chúa trừ quỷ câm: Chúa tỏ uy quyền trên ma qủy. Ma qủy luôn quấy phá, chúng ta cần phải nại đến quyền năng của Chúa để xua đuổi, tránh những cạm bẫy cám dỗ của ma quỷ… Cần cầu nguyện và tin tưởng vào Chúa trong mọi việc.

- Chúa trừ quỷ khiến người câm nói được: chúng ta bị câm khi không biết cầu nguyện, khi không biết tôn vinh chúa, nói với Chúa và nói về Chúa. Vậy chúng ta muốn khỏi bị câm thì đành phải biết tin tưởng chạy đến cầu xin với Chúa, đón nhận sức sống của Chúa qua các bí tích và việc lành.

- Chúa bị phe chống đối vu khống và thử thách quyền năng: Người tông đồ khi thi hành sứ vụ cũng dễ bị vu khống và thử thách bởi những người chung quanh, vì có kẻ ưa người ghét.

b) Nghe lời Chúa nói:

- “Nước nào tự chia rẽ…”: Đứng trước sự vu khống và từ chối của người Do Thái, Chúa Giêsu đã không phản ứng để bao che, để bào chữa, để chống đối nhưng Người đã dùng lời nói để chứng minh cho sự thật với mục đích dẫn dắt, soi sáng và chỉ dạy cho kẻ chống đối để họ nhận biết sự thật. Đứng trước những lời vu khống, thái độ chống đối và thách thức của những người sống chung quanh, người tông đồ cần bình tĩnh để tránh những thái độ cử chỉ, lời nói chống đối gây ra hận thù, và phải biết dùng lời nói do sự soi sáng của ơn Chúa để soi sáng và hướng dẫn người ta nhận ra chân lý, nhận ra sự thực … Việc này đòi hỏi phải kiên trì, bình tĩnh và chờ đợi thời gian để ơn Chúa hoạt động.

- “Khi một người được vũ trang đầy đủ…”: Chúa Giêsu tỏ uy quyền của Người trên ma qủy để chứng minh về sứ vụ cứu thế của Chúa. Làm việc tông đồ, chúng ta phải biết dựa vào sức mạnh của Lời Chúa, và sức sống của Mình Chúa cùng sự trợ lực của ơn Chúa ban qua các việc lành, các việc đạo đức, để chứng minh việc mình làm là việc của Chúa và bởi Chúa.

2. Nhìn vào nhóm chống đối Chúa:

- Việc Chúa Giêsu trừ quỷ đã bị phe chống đối nhìn với cái nhìn gian tà: vu khống Chúa.

* Cơ thể bệnh hoạn có thể biến thức ăn thành chất độc; cũng vậy, sự băng hoại thiêng liêng thường biến những việc lành lành việc ác, biến sự thật thành gian dối, biến những sáng kiến bác ái thành hận thù… Đó là dấu hiệu có ma quỷ xuất hiện.

- Một cộng đoàn chia rẽ và chống đối nhau là tự đưa mình đến chỗ sụp đổ. Mục tiêu của ma qủy là đem sự chia rẽ vào các cộng đoàn môn đệ của Chúa.

- Sống đạo mà mất tin tưởng vào quyền năng của Chúa thì thường mở cửa cho ma qủy quấy phá.

- Ai gây ra sự chia rẽ, hận thù, ghen ghét nhau… là tiếp tay cho ma quỷ hoành hành.

3. Nhìn vào đám đông dân chúng:

- Họ kinh ngạc và thán phục khi thấy Chúa trừ quỷ câm.

- Noi gương họ chúng ta cần nhạy cảm khám phá ra những quyền năng của Chúa trên vũ trụ vạn vật, trên sức mạnh của ma qủy và những người thuộc quyền của chúng … để cảm phục và tin tưởng vào uy danh của Chúa và gắn bó với Chúa hơn.

- Hãy nhận ra những ơn lành của Chúa ban cho ta, cho cộng đoàn, cho xã hội về phần hồn và phần xác để thúc đẩy ta cảm phục trong tin tưởng, cậy trông và yêu mến Chúa, đặc biệt trong Mùa Chay này.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10


CHIA SẺ BÀI VIẾT