
Chú Giải Tin Mừng Thứ Năm Tuần III Mùa Phục Sinh | Ga 6,44-51 | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ NĂM TUẦN III MÙA PHỤC SINH
TIN MỪNG: Ga 6,44-51
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ NĂM TUẦN III MÙA PHỤC SINH
TIN MỪNG: Ga 6,44-51
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: Cv 8,1-8
Ngày ấy, Hội thánh ở Giêrusalem bị bách hại dữ tợn. Ngoài các tông đồ, mọi người đều phân tán đi các miền Giuđêa và Samaria.
Câu văn này xem ra chẳng là gì. Nhung đây là khởi đầu cuộc “khuếch trương". Lớn lao truyền bá Tin Mừng. Chính cuộc bách hại đã khơi dậy việc khuếch trướng này! Phong trào đã bắt đầu: Tin Mừng không đóng kín ở nơi hình thành là Giêrusalem và trong môi trường sơ khởi là thế giới Do Thái giáo. Giáo Hội sẽ không giản dị nối tiếp Do Thái giáo, với những khuynh hướng quốc gia hẹp hòi... Giáo Hội như Chúa Giêsu muốn, sẽ mang Tin mừng đến “tận cùng trái đất": Tin Mừng được dành cho mọi dân tộc và phải được loan truyền bằng mọi ngôn ngữ: đó là biểu trưng của phép lạ diễn ra ngày Lễ ngũ tuần.
Lạy Chúa, xin mở rộng lòng chúng con về chương trình phổ quát của Chúa. Chớ gì Tin Mừng được rao truyền.
Xin ban cho mỗi tín hữu đừng bao giờ coi mình như những người sở hữu và được đặc ân... Những như những người có trách nhiệm. Lạy Chúa, vào ngày phán xét Chúa sẽ đòi con tính sổ về Tin Mừng mà con đã lo "tồn trữ" mà không “phổ biến”.
Bài đọc I: Cv 8,26-40
Hôm nay chúng ta sắp suy gẫm về một bước nhảy vọt mới của Tin Mừng tiến về “tận cùng cõi đất" theo lời đã hứa. Phó tế phi-lip-phê sắp cải hóa một người Ethiopia, một viên chức cao cấp của nữ hoàng Ethiopia.
Trong ít ngày nữa, khi ông trở về nhà, ở miền Nam sông Nil, giữa Châu Phi, vài tháng sau khi Chúa Giêsu sống lại lời hứa Phúc âm hóa lục địa này và các lục địa khác. Chúng ta hãy để mình được dọn đi bởi niềm vui và động lực nội tại của công vụ các tông đồ… một động lực Phục sinh!
Hãy trỗi dậy, đi về miền nam, theo con đường từ Giêrusalem xuống Gaza.
Trên đường đi từ Giêrusalem về Emmau...
Trên đường đi từ Giêrusalem tới Gaza.
Tin Mừng trên đường đi, và không phải ở trong Đền thờ Chúa Giêsu gặp gỡ trên đường! Trên đường đi từ Paris tới Marseille…
Trên đường đi từ Alexandria tới Addis – Abeba… Trên đường đi từ nhà “tôi" đến nhà người khác. Người Ethiopia giản dị trở về nhà mình, về miền Nam.
Thánh Thần bảo Phi-lip-phê: "Hãy tiến lên và theo cho kịp xe kia".
Trên- đường, hai xe theo nhau hay ngược chiều. Hai tài xế trao lời. Người Ethiopia đang đọc Thánh kinh, chắc ông đã mua ở Giêrusalem, trong khi đi du lịch và có đoạn ông không hiểu. Ong đọc, trong sách ngôn sứ Isaia, bài thơ về người Tôi Tớ. (mà chúng ta đã suy niệm trong tuần Thánh). Và ông ngạc nhiên vì “Người công chính" bị dẫn tới lò sát sinh như một con chiên câm lặng, rằng đời “Người công chính” bị hạ nhục, và kết thúc trong thảm hại. Sự đau khổ… cái chết của những người vô tội... đây cũng là vấn nạn của chúng ta! Sự bất công, áp bức... đây là vấn nạn chân thực của con người. Người ta không gặp được Thiên Chúa khi khép mắt trước những vấn nạn chân thực của con người. Người ta không làm cho con người gặp được Thiên Chúa khi nhắm mắt trước những vấn đề nhân sinh mà họ đặt ra.
Lạy Chúa, xin cho con biết chú ý tới những vấn nạn của anh em con. Lạy Chúa, xin cho chúng con biết chú ý tới đời sống của anh em chúng con.
Phi-lip-phê mở miệng rao giảng Tin Mừng cho ông, bắt đầu từ đoạn Thánh kinh đó.
Sự hạ mình của Chúa Giêsu, sự thất bại mặt ngoài của Người chỉ là một chuyển tiếp. Mục đích của cuộc đời Chúa Giêsu đã không phải là “lò sát sinh" tại Canvê, nhưng là niềm vui Phục sinh. Mục đích đời người không phải là đau khổ và cái chết vĩnh viễn, cũng không phải là áp bức bất công mãi mãi.. đây là sự sống vĩnh viễn, là sự sống đời đời là sự sống Phục sinh. Đức Kitô lại chẳng phải chịu đau khổ để vào vinh quang sao!”
Này, trước đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép rửa không?
Đây là điểm chót của bước dự tòng, bước đường gia nhập Kitô giáo, nhịp điệu khám phá ra Thiên Chúa!
1. Một vấn nạn được đề ra, do các biến cố, do đời sống, do đọc sách, do gặp gỡ…
2. Một lời giải đáp tìm được trong lời Chúa được Giáo hội giải thích, và mang lại ý nghĩa mới mẻ cho cuộc sống.
3. Hoàn tất cuộc gặp gỡ Chúa trong một nghi thức, một dấu chỉ bí tích, biểu lộ ơn Thiên Chúa ban cho con người sự sống vĩnh cửu, ơn cứu rỗi.
Người Ethiopia hân hoan tiếp tục hành trình.
Chúa Giêsu Kitô hiện diện trên mọi nẻo đường chúng ta đi, nhưng “bị che phủ”. Người ở trong mọi nhà, mọi môi trường làm việc của chúng ta.... với niềm vui.
BÀI TIN MỪNG: Ga 6, 44-51
Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy... Xưa có lời chép trong sách các Ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi.
Đây là một tư tưởng hết sức tinh tế. Không cần tranh luận gì cả, Đức Giêsu chân thành xác quyết:
Về vai trò của “ân sủng”, do Thiên Chúa khởi xướng...
Về vai trò của “tự do", qua thái độ đáp ứng của con người
“Mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ”. Đó là hoạt động của Thiên Chúa!
"Mọi người lắng nghe giáo huấn của Chúa Cha”. Đây là thái độ về phía con người!
Hai hoạt động trên đều cần thiết.
“Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha không lôi kéo người ấy" Nếu chỉ hiểu câu nói này theo nghĩa hẹp, Đức Giêsu muốn quả quyết "có ít người được lôi kéo thôi”, thì có lẽ mắc sai lầm. Thực sự, Đức Giêsu muốn làm nổi bật sự cần thiết tuyệt đối của ân sủng: cần có ơn soi sáng bên trong của Thiên Chúa, để thấu hiểu những sự việc của Thiên Chúa, để đến với Đức Kitô, để có Đức tin.
Nhưng trước ơn soi sáng của Thiên Chúa, được trao ban cho mọi người, mọi người có thể luôn chống lại: Như thế chỉ những người chấp thuận "lắng nghe" Chúa Cha, mới đến với Đức Giêsu. Đó là huyền nhiệm lớn lao liên hệ đến trách nhiệm tự do của con người.
Lạy Chúa, con có lắng nghe tiếng Chúa không? Con có đáp trả tiếng Chúa không? Con có để cho Chúa giáo huấn và lôi kéo không?
Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha.
Đức Giêsu có ý định mang đến cho chúng ta một điều gì hoàn toàn khác với một ý thức hệ. Người là một Ngôi vị Thiên Chúa thấm nhập lịch sử loài người. Người xác quyết mình “đến từ Thiên Chúa”... Người quả quyết “duy chỉ mình Người đã thấy Chúa Cha".
Nhờ Đức Giêsu, ta thực sự được dẫn vào cảnh vực Thiên Chúa, trọng việc nhận biết Thiên Chúa… và ta sẽ thấy Người, sống với Người!
Ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống để ai ăn thì không phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.
Sách Sáng thế, cuốn sách đầu tiên trong bộ Kinh thánh quả quyết rằng Thiên Chúa đã tạo thành con người được cư ngụ trong "vườn có cây trường sinh”. Sách Khải huyền, cuốn sách cuối cùng, quả quyết rằng Thiên Chúa sẽ ban tặng lại sự sống bất tử: “Ai thắng,Ta sẽ cho ăn quả cây sự sống trồng trong vườn Thiên Chúa” (Kh 2,7-17).
Thế mà, ở đây, Đức Giêsu quả quyết, rằng sự sống bất- diệt đã được trả lại cho chúng ta, nhờ Đức tin và Thánh thể: “Ai ăn bánh này, sẽ không bao giờ phải chết”.
Có thể ta sẽ phản đối bằng cách viện cớ rằng: những kẻ ăn bánh Thánh thể cũng chết như mọi người! Nhìn sâu sắc hơn, ta sẽ nắm vững được lời xác quyết của Đức Giêsu: của ăn Thánh thể ta nhận lãnh trong Đức tin, sẽ giúp người tín hữu ngay bây giờ (giây phút hiện tại) chiếm hữu một sự “sống muôn đời” mà cái chết thể lý không có quyền hành gì trên đó cả.
Kitô giáo là như thế nào! Hơn là một tín điều, một thứ luân lý, một ý thức hệ, một cách đối xử hào hiệp của con người… đó là tôn giáo làm cho con người trở nên giống Thiên Chúa! Vui mừng và tạ ơn phải trở nên tình trạng thông thường của Kitô hữu. Đó là Tin Mừng trọng đại, tươi vui Thiên Chúa tặng ban cho ta sự sống muôn đời của Người.
Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.
Chính nhờ từ đoạn này, mà toàn bộ các nhà chú giải nhận ra trong diễn từ trên, một hướng rõ ràng hơn quy về Thánh thể “bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi…”
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Bánh Hằng Sống
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy”:
Xác tín rằng tất cả mọi người, cách này hay cách khác đều được dạy bảo, vì thế phải nhạy cảm nhận ra ý Chúa để thực thi.
Nhận thức rằng, hiểu biết và cảm nghiệm về Chúa Giêsu Kitô không phải do sức riêng mình: lý trí tìm hiểu; nhưng là do ơn Chúa ban… Vì thế, mỗi khi đón nhận các bí tích, mỗi khi đọc, học, suy niệm Tin Mừng, cần phải cầu xin ơn Thiên Chúa giúp sức, để thúc đẩy chúng ta tin, cậy, mến Chúa.
2. “Và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết”:
Tin nhận Chúa Giêsu, và sống niềm tin ấy bằng cách duy trì, phát triển và trung thành, sẽ được bảo đảm phần rỗi đời đời nhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô. Điều này nhắn nhủ chúng ta, làm bất cứ công việc gì mà có lòng mến, trông cậy, và tin tưởng vào công nghiệp Chúa Kitô, thì công việc đó hoá nên giá trị cho sự sống đời đời. Chúng ta nên có thói quen giục lòng mến Chúa trong công việc làm…
3. “Phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha thì sẽ đến với tôi”:
Giáo huấn của Chúa Cha được biểu lộ qua tiếng lương tâm chân chính, qua những người đại diện Chúa, qua các dấu chỉ; tất cả đều quy hướng về Chúa, và những gì thuộc về Chúa.
Chúng ta nghe và đón nhận những giáo huấn đó bằng cách “đến với Chúa Giêsu”, nghĩa là sống theo gương Chúa Giêsu, thực hành lời Người dạy. Sống Lời Chúa mỗi ngày là cách nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha.
4. “Ai tin thì được sự sống đời đời”:
Tin là điều kiện cần phải có để được hiệu quả siêu nhiên. Áp dụng điều này, chúng ta cần xác tín và có ý hướng ngay lành khi tuyên xưng niềm tin vào bí tích Thánh Thể, bằng lời đáp: “Amen”, “con tin thật như vậy” trước khi rước lễ. Đồng thời giục lòng tin mỗi khi thực hiện những công việc đạo đức hằng ngày, nhất là khi tham dự phụng vụ Bí Tích…
5. “Tôi là bánh trường sinh”:
Chúa Giêsu tự hiến mình làm của ăn trường sinh cho chúng ta, đó là bí tích Thánh Thể. Qua bài Tin Mừng này, chúng ta xác tín vào sức sống thần linh khi hiệp lễ, tuôn tràn trên chúng ta, bảo đảm sự sống đời đời cho chúng ta. Hãy có lòng khao khát đón nhận Chúa khi hiệp lễ như Người đang đói muốn ăn, đang khát muốn uống …
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10