Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Năm Tuần IV Mùa Phục Sinh (Ga 13,16-20) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
24/04/2024
177
Tại Antiokia, xứ Pisiđia (trên cao nguyên, nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) những dấu tích của Hội đường thời thánh Phaolô vẫn còn. Mỗi thứ bảy, cộng đoàn Do Thái đã tụ lại đó Người ta hát Thánh Vịnh, đọc luật. Rồi người ta xin một người tham dự giải thích. Đó là điều cộng đồng đã phục hồi trong phụng vụ lời Chúa mỗi đầu thánh lễ. Đó cũng là điều Chúa Giêsu đã làm khi còn sống vào mỗi thứ bảy, tại hội đường làng quê Người. Đó là điều Phaolô tiếp tục làm.
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ NĂM TUẦN IV MÙA PHỤC SINH
TIN MỪNG: Ga 12,44-50


Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Cv 13,13-25

Bấy giờ sứ vụ của Phaolô và Barnaba sắp chiếm chỗ “Công vụ các Tông đồ”. Những tường thuật sắp đặt mốc bằng những tên thành, tên thánh mà chúng ta có thể dựng lại trên bản đồ: Họ xuống Sêlêucia, nơi họ đáp tàu đi cyprô…Từ Saphô nơi họ đáp tàu, họ tới Pergê, ở Pamphylia... Đi khỏi Perge, họ tới Antiôkia xứ Pisiđia.

Ngày Sabát, Phaolô và Barnaba vào ngồi trong hội đường. Sau khi đọc sách luật và các tiên tri, người ta mời Phaolô lên tiếng.

Tại Antiokia, xứ Pisiđia (trên cao nguyên, nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) những dấu tích của Hội đường thời thánh Phaolô vẫn còn. Mỗi thứ bảy, cộng đoàn Do Thái đã tụ lại đó Người ta hát Thánh Vịnh, đọc luật. Rồi người ta xin một người tham dự giải thích. Đó là điều cộng đồng đã phục hồi trong phụng vụ lời Chúa mỗi đầu thánh lễ. Đó cũng là điều Chúa Giêsu đã làm khi còn sống vào mỗi thứ bảy, tại hội đường làng quê Người. Đó là điều Phaolô tiếp tục làm.

Cựu ước "chương trình” của Thiên Chúa không bị tiêu hủy, nhưng được kiện toàn ở Tân ước, trong Chúa Giêsu Kitô. Lòng yêu mến của tôi đối với Kinh thánh, đối với dân Do Thái thế nào?

Thiên Chúa Israel đã chọn tổ phụ chúng ta... đưa các ngài ra khỏi Ai Cập… Nuôi dưỡng họ trong sa mạc... Người đã cho họ chiếm đất của các dân tộc... Chúa đã đặt Đavid lên làm vua dân Người.

Phaolô lấy lại trọn lịch sử Israel.

Chính trong lịch sử quốc gia, rất nhân loại mà Thiên Chúa đã can thiệp: được giải phóng khỏi ách nô lệ …Chiến đấu để sống còn…tự vệ chống lại những xâm lược của lân bang... tự trị... những hành động hết sức “chính trị " như kiểu nói ngày nay.

Thánh Phaolô, như trọn truyền thống rộng lớn của các ngôn sứ, biết rằng Thiên Chúa hiện diện trong mọi việc đó: Thiên Chúa quan tâm đến loài người…Chúa còn nhập thể vào nhân loại, trong một lịch sử và một địa dư, trong một văn hóa và một truyền thống. Vinh quang Thiên Chúa chính là con người sống động triển nở, sự triển nở mà Chúa muốn, vừa là xác thể và thiêng liêng, vừa tạm thời và vĩnh cửu.

Làm cho lớn lên, làm cho một người hay một nhóm thăng tiến. Góp hẳn vào sự “Phát triển”. Đây là ý Chúa. Hôm Nay cũng như hôm qua Giáo Hội không ngừng mạnh mẽ nhắc nhở chúng ta điều đó. Hôm nay tôi sẽ góp phần nào vào công trình đồ sộ của Chúa? Trong gia đình, môi trường và các quan hệ của tôi?

Bởi dòng dõi David theo lời hứa, Thiên Chúa ban cho Israel Đức Giêsu làm Đấng cứu độ.

Như thế, thánh Phaolô tự nhiên chuyển qua từ Cựu ước sang Tân ước. Dựa vào quá khứ không đủ. Lập lại hay theo hướng đương thời: nhưng trung thành với cổ xưa và phải loan truyền tính cách thời sự của hành động cứu rỗi của Chúa Giêsu vào lúc này, Chúa Giêsu đấng cứu chuộc! Giáo hội muốn thấy hành động này của Chúa Kitô trong mọi biến cố hôm nay.

BÀI TIN MỪNG: Ga13,16-20

Chúng ta bước vào những câu chuyện cuối cùng của Đức Giêsu với các môn đệ Người, được trao đổi trong chính khung cảnh cuộc thụ khổ của Người... Ta có thể nói, đây là những lời tâm phúc cuối cùng của kẻ biết mình sắp ra đi.

Trước lễ Vượt qua, Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ và nói với các ông: "Thật, Thầy bảo thật anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi”.

Một lần nữa, ngoài sự khác biệt về văn thể ta có thể ghi nhận sự tương ứng sâu xa giữa Tin Mừng theo thánh Gioan và Tin Mừng Nhất lãm. "Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ " (Mt 10,24). Và những cuộc tranh luận của các tông đồ về vấn đề ngôi thứ vẫn còn in đậm trong tâm trí các ông: Các ông còn cãi nhau sôi nổi xem ai trong nhóm được coi là người lớn nhất. Đức Giêsu bảo các ông: Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người hầu hạ" (Lc 22,24-27)

Chắc chắn, Đức Giêsu thường lặp đi lặp lại về đề tài trên: Phục vụ. Cần phải thường xuyên kiểm vấn đời sống về vấn đề này. Đời sống của tôi là một “dịch vụ " như thế nào? Tôi đã trở nên “kẻ hầu hạ” ra sao? Tôi là “kẻ hầu hạ" cho ai? Nếp sống phục vụ của tôi tới đâu? Từ “thừa tác viên" là một từ phát sinh từ tiếng Latinh, có nghĩa là người hầu hạ. Những “thừa tác vụ " trong Giáo hội, đều là những dịch vụ: Công đồng Vatican II đã nhấn mạnh rất nhiễu về quan niệm này, một quan niệm phát xuất từ đường lối đúng đắn của Tin Mừng.

Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em!

Cảm thấy mình được diễm phúc khi bắt chước Đức Giêsu. Người hầu hạ.

Một lần nữa, Đức Giêsu ngờ vực mọi lý thuyết đẹp đẽ và nhấn mạnh tới việc. thực hành bình thường thôi: sống trong tình trạng phục vụ thì có giá trị hơn cả ngàn những cuộc thảo luận tốt đẹp về công cuộc phục vụ. Cần bắt tay vào việc.

Thầy không nói về tất cả anh em đâu. Chính Thầy biết, những người. Thầy đã chọn, nhưng phải ứng nghiệm lời Kinh thánh sau đây: “Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh, lại giơ gót đạp con”. Thầy nói với anh em điều đó ngay từ lúc này, trước khi sự việc xảy ra, anh em tin Thầy hằng hữu.

Đức Giêsu nghĩ đến Giuđa, ít phút nữa sẽ từ bỏ Nhóm… Có lẽ Người cũng nghĩ tới tất cả những kẻ sẽ từ chối bước theo con đường phục vụ.

Đức Giêsu muốn đề phòng các bạn hữu của mình khỏi vấp phạm vì một người trong nhóm bỏ cuộc: "Thầy nói trước cho anh em điều đó... Có một người trong anh em sẽ bỏ cuộc... sẽ gây khó chịu cho anh em, đến nỗi anh em giao động…. Dù sao, cần phải đường vững”.

Điều Đức Giêsu mong chờ nơi các tông đồ của Người, không phải là một gắn bó ấu trĩ, hình thức máy móc. Hành động như mọi người, thì chưa đủ. Nhưng cần phải có khả năng không để mình bị lôi cuốn bởi mọi thứ bỏ cuộc.

Từ “Thầy Hằng Hữu " kết thúc câu trên, là chính định nghĩa về Thiên Chúa, đá tảng bền vững, Đấng hằng có.

Thật Thầy bảo thật anh em: ai đón tiếp người Thầy sai đến, là đón tiếp Thầy và ai đón tiếp Thầy, sai đón tiếp Đấng đã sai Thầy.

Cần suy niệm câu trên theo từng nấc độ.

Đón tiếp một người được Đức Giêsu sai đến, chính là đón tiếp Đức Giêsu, và cũng là đón tiếp Thiên Chúa.

Đó là tất cả mầu nhiệm của Giáo hội.

Đức Giêsu đã chọn lựa không liên hệ "trực tiếp " nữa, nhưng qua trung gian những “người anh em”, các “thừa tác viên”. Khi Phêrô làm phép rửa, là chính Đức Giêsu làm phép rửa.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Đầy tớ không trọng hơn Thầy

HOÀN CẢNH:

Bài Tin Mừng hôm qua kết thúc phần thứ nhất của sách Tin Mừng Thánh Gioan, và mở đầu cho phần thứ hai.

Ý NGHĨA:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại lời Đức Giêsu giáo huấn các môn đệ, phải theo gương Người mà hiến thân phục vụ anh em trong khiêm nhường.

TÌM HIỂU:

16 “… tôi tớ không hơn chủ nhà..”:

Sau khi rửa chân cho các môn đệ (13,1-15), Đức Giêsu giáo huấn các môn đệ rằng: thân phận của tôi tớ, của kẻ được sai đi phải nên giống thân phận của chủ nhà, của người sai đi. Do đó, các môn đệ cũng phải noi gương Thầy mà hiến thân mạng sống mình, để khiêm nhường phục vụ anh em …

17 “Anh em đã biết điều đó …”:

Các môn đệ đã được chứng kiến việc Thầy rửa chân cho mình. Các ông hiểu bài học khiêm nhường đó, nên các ông bắt chước Thầy, thực hiện việc phục vụ anh em. Quả thực, các ông là người diễm phúc vì được nên giống Thầy mình.

18 “Thầy không nói về tất cả an em đâu …”:

Đức Giêsu loan báo cho thấy sự phản bội của một môn đệ, chính là Giuđa Ít-ca-ri-ốt.

19 “Thầy nói với anh em điều đó …”:

Kiểu nói “sự việc xảy ra” có ý ám chỉ đến cái chết của Đức Giêsu trên thập giá và sự phục sinh của Người. Chính cái chết và phục sinh này, sẽ biểu lộ thần tính của Người, Đấng Hằng Sống, nghĩa là Thiên Chúa.

20“Ai tiếp đón người Thầy sai đến …”:
Ý nghĩa này ám chỉ đến phần thưởng dành cho những ai tiếp đón các môn đệ được sai đi nhân danh Đức Giêsu.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. “Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà”:

Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Đức Giêsu đòi hỏi họ phải đối xử với nhau theo gương người, để trong cộng đoàn các môn đệ, ai nấy phải giúp đỡ nhau với tình yêu thương và lòng khiêm nhường. Không ai lấy cớ có chức vị hoặc phẩm giá, tự miễn cho mình những việc phục vụ, dù nhỏ mọn nhất. Kẻ càng lớn, khi tìm cách phục vụ những người nghèo khổ nhất, yếu đuối nhất về vật chất, về tinh thần … thì kẻ ấy chắc chắn sẽ gặp được Đức Kitô, và cảm thấy hạnh phúc khi bắt chước Đức Kitô: Người hầu hạ.

2. “Thầy không nói về tất cả anh em đâu”:

Người biết trước Giuđa sẽ phản bội: Điều này chứng tỏ:

- Đức Giêsu bình tĩnh, vì có lòng quảng đại đối với kẻ hãm hại mình.

- Người tôn trọng sự tự do của Giuđa. Điều này cho thấy: tin hay không, chấp nhận hay từ chối Chúa, thì thuộc quyền tự do lựa chọn của mỗi người và tự chịu trách nhiệm về hành vi lựa chọn của mình.

3. “Ai đón tiếp người Thầy sai đến là đón tiếp Thầy”:

Lời này khích lệ chúng ta biết tôn trọng, kính mến và vâng phục những vị đại diện của Chúa, để tỏ lòng tôn vinh Chúa.

4. “Ai đón tiếp Thầy là đón tiếp chính Đấng đã sai Thầy”:

- Đón tiếp một người được Đức Giêsu sai đến, chính là đón tiếp Đức Giêsu, và cũng là đón tiếp Thiên Chúa.

Chúng ta cần có cái nhìn siêu nhiên về những ai được Hội Thánh chính thức sai đi để chăm sóc chúng ta về phần hồn cũng như phần xác.

Thiên Chúa quan hệ với chúng ta qua trung gian những người anh em, các thừa tác viên của Người. Chúng ta hãy tin tưởng vào các vị đại diện của Chúa, vì nhờ ngài, chúng ta được gặp gỡ, đón nhận ơn Chúa: qua các bí tích.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10


CHIA SẺ BÀI VIẾT