Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Năm Tuần VI Mùa Phục Sinh (Ga 16, 16-20) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
08/05/2024
235
Trong thân tình ngày Tiệc ly, Chúa Giêsu đã nói rằng: Người sẽ sai “Đấng phù trợ khác " và cũng thế, Người đã nói “Thầy đi thì lợi cho các con hơn, vì nếu Thầy đi, Thánh Thần sẽ đến với các con". Không phải vì muốn giữ lại sự hiện diện hữu hình của Người mà chúng ta sẽ gặp được sự hiện diện thực sự của Người.
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ NĂM TUẦN VI MÙA PHỤC SINH
TIN MỪNG: Ga 16,16-20

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Cv 1,1-11; Eph l,l7-23

Từ lễ Phục sinh đến lễ Hiện xuống, phục vụ đầy những lời Alleluia. Niềm vui còn đó. Chúa Kitô Phục sinh luôn hiện diện. Người hiện ra với bạn hữu Người.

Trong Mùa này, cây “nến Phục sinh” biểu trưng sự hiện diện của Chúa Kitô Phục sinh.

Ngày lễ Thăng Thiên cây nến này được tắt đi sau bài Phúc âm, vì Chúa Kitô chấm dứt sự hiện diện hữu hình…Nhưng Người vẫn “hiện diện”… và chính chúng ta thành “sự hữu hình" của Người. Giáo hội là Thân Thể Chúa Kitô.. các Kitô hữu là thân thể Chúa Kitô.

Trong thân tình ngày Tiệc ly, Chúa Giêsu đã nói rằng: Người sẽ sai “Đấng phù trợ khác " và cũng thế, Người đã nói “Thầy đi thì lợi cho các con hơn, vì nếu Thầy đi, Thánh Thần sẽ đến với các con". Không phải vì muốn giữ lại sự hiện diện hữu hình của Người mà chúng ta sẽ gặp được sự hiện diện thực sự của Người.

Chính khi nhận Thánh Thần Người, chúng ta để Người thâm nhập chúng ta.

Hỡi người Galilê, sao các ông còn đứng nhìn lên trời. Đức Giêsu sẽ đến.

Không một luyến nhớ hướng về quá khứ. Đừng có giữ Người lại.

Các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các con. Và các con sẽ nên chứng nhân của Thầy.

Các con sẽ nên những Kitô khác.

Những người được Thánh Thần Chúa thâm nhập như Chúa Giêsu.

Những người “đầy Thánh Thần Chúa Giêsu”.

Những “chứng nhân" của Thánh thần Chúa Giêsu.

Thiên Chúa tôn Người làm đầu toàn thể Hội Thánh là Thân Thể Người.

Giáo hội là "Thân Thể Chúa Kitô”.

Giáo hội là sự hiện diện mới mẻ của Thiên Chúa trên trái đất, giữa lòng nhân loại…từ lễ Thăng Thiên.

Giáo hội là sự viên mãn của Đức Kitô.

Tôi chậm rãi lập lại nhiều lần lời này của Thiên Chúa, công thức thánh Phaolô được Thiên Chúa linh ứng cho.

Tôi rút tỉa từ đó những hệ lụy nào?

Đối với trách nhiệm cá nhân của tôi..bởi tôi cũng là Giáo hội: tôi là sự nối dài của Đức Kitô. Vai trò siêu nhiên, vượt qua tôi và vì vậy tôi phải liên kết với dấu của Thân thể ngày một hơn.

Đối với thái độ của tôi với Giáo hội….vì Giáo hội vượt qua tới mọi bề, và Giáo hội này vô cùng khả kính.

Anh em thân mến. Xin Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, cho mắt tâm hồn anh em được sáng suốt, để anh em biết thế nào là trông cậy nào ơn Người kêu gọi, thế nào là sự phong phú gia nghiệp vinh quang nơi các Thánh, và thế nào là quyền năng vô cùng lớn lao của Người đối với chúng ta là những kẻ tin…

Đây thực là một mầu nhiệm “thần linh" mà chúng ta được trao ban.

Chúa Giêsu lên trời. Phần các ông, các ông đi rao giảng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông và củng cố lời giảng dạy bằng những phép lạ kèm theo.

Lạy Chúa, xin hoạt động với chúng con. Xin hoạt động.

Trong Giáo hội Hôm Nay, xin đổi mới trong chúng con niềm xác tín này. Chớ gì Chúa có mặt trong thời đại của chúng con. Chớ gì Chúa chỉ đi, để Giáo hội này thay thế Chúa, Giáo hội mà Chúa thiết lập và sai đi khắp thế gian.

BÀI TIN MỪNG: Mt 28,16-20; Mc 16,15-20; Lc 24,46-53

Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em, để muôn dân trở nên môn đệ của Thầy. Và đây, Thầy ở cùng anh em mỗi ngày cho đến tận thế.

1. Một mạc khải: Đức Giêsu là “Chúa tể trời đất”.

Toàn thể vũ trụ phải lụy phục người đó là sự hoàn thành công cuộc tạo dựng mà mầu nhiệm phục sinh đã thể hiện.

2. Một sứ vụ: Hãy ra đi....Hãy dạy bảo… Hãy làm phép rửa.... Hãy tuân giữ các điều răn của Thầy... Do đó, quyền lực Phục sinh của Đức Giêsu được biểu lộ trong sứ vụ của Giáo hội, là mở rộng những mối tương quan của Ba Ngôi Thiên Chúa cho nhân loại.

3. Một lời hứa: Thầy ở cùng anh em mỗi ngày cho đến tận thế. Vâng, lạy Chúa, " xin ở lại với chúng con”, “xin cùng làm việc với chúng con”. Xin canh tân trong chúng con niềm xác tín: Chúa vẫn hiện diện đó, hôm nay, trong thời đại chúng con, cũng như trong mọi thời.

Chương trình lớn lao của Thiên Chúa được diễn tả trong những lời khẳng định trên: Người sẽ thực hiện trên toàn thể nhân loại trên mọi người, trên khắp vũ trụ...

Chương trình đó bao trùm toàn thể lịch sử từng giây phút, từng thế kỷ...

Chương trình đó nhằm "nhận chìm".. nhân loại trong những mối tương quan yêu thương, đã liên kết Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần...

Chương trình đó được biểu lộ cách cụ thể bằng việc trung thành tuân giữ giới luật yêu thương.

Tôi có thực sự được “nhận chìm" (“được làm phép rửa ") trong đó không?

Những ai nhìn thấy tôi sống, những người quan sát các nhóm trong đó tôi sinh hoạt (gia đình tôi, tập thể làm việc, bạn hữu của tôi) họ có thể linh cảm thế nào là tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần không?

Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng cho tất cả loài người. Nói xong, Chúa Giêsu được rước lên, trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các tông đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cộng tác với họ, và đứng đầu là điềm thiêng mà xác nhận lời họ rao giảng.

Đây là đoạn kết thúc Tin Mừng theo thánh Mác-cô.

Môt đặc điểm cũng được ghi lại, đó là Đức Giêsu ủy thác cho các tông đồ một sứ vụ phổ quát… trước khi Người ra đi. Và, cũng như trong trình thuật trước, ở đây vừa là một "cuộc ra đi”, vừa là một “sự hiện diện còn lại”.

Đức Giêsu "ngự bên hữu Thiên Chúa”, nhưng đồng thời cũng "làm việc với họ" trên trần gian. Đúng là dấu chỉ thiếu ngôn từ để nói lên tất cả sự phong phú của mầu nhiệm Thăng Thiên. Hình như, những từ chính xác nhất, là những từ diễn tả “sự hiện diện bí ẩn”. Lạy Chúa Giêsu, con muốn làm việc với Chúa. Chúa đứng hiện diện ở đây, với con trong lúc này như Chúa đã hứa.

Xin tạ ơn Chúa, chớ gì con đừng lìa bỏ Chúa!

Có lời kinh Thánh chép rằng: "Đấng Mêsia phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, sẽ từ cõi chết trối dậy. Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân... kêu gọi họ sám hối ' đÚ được ơn tha tội. Chính anh em làm chứng về điều này…anh em hãy nhận quyền năng từ trời ban xuống... Sau đó, Người dẫn các ông mãi tới gần Bêtania, chúc lành cho các ông, rồi rời khỏi các ông và được nước lên trời...Các ông trở về Giêrusalem, lòng đầy hoan hỉ.

Đây cũng là đoạn kết thúc Tin Mừng theo thánh Luca.

Đó là một suy niệm thâm sâu về Kinh Thánh, một sự hiểu biết quan trọng nhất về ý định của Thiên Chúa, một kế hoạch phổ quát lớn lao, một cuộc mạo hiểm khó khăn khởi sự một điều gì vượt trên phận vi con người, một “hiện diện khiếm diện "...của những con người đang hoan hỉ!

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Sự buồn rầu của các con sẽ trở thành niềm vui

HOÀN CẢNH:

Sau khi loan báo về Chúa Thánh Thần sẽ đến, về hoạt động của Người với các môn đệ, Đức Giêsu cũng loan báo về việc Người sẽ trở lại để khích lệ các môn đệ.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại lời Đức Giêsu loan báo trước cho các môn đệ biết Người sẽ trở lại. Và Người trở lại để sự buồn rầu của các ông biến thành niềm vui.

TÌM HIỂU:

16 “Ít lâu nữa anh em sẽ không còn trông thấy Thầy …”:

- Người báo tin về sự tử nạn mà Người sắp chịu. Vì thế, các môn đệ sẽ không còn thấy Người nữa.

Người loan báo về sự phục sinh và trở lại của Người trong vinh quang. Vì thế, các môn đệ sẽ lại thấy Chúa, không bằng khả giác nhưng bằng đức tin.

17-18 “Bấy giờ vài người trong nhóm môn đệ hỏi nhau …”:

Đến lúc này, Đức Giêsu sắp sửa ra đi chịu chết, các môn đệ cũng chưa hiểu được việc Người ra đi chịu chết và trở lại trong vinh quang, nên các ông đã bối rối và thắc mắc.

19-20 “Đức Giêsu biết là các ông sắp hỏi mình …”:

Đức Giêsu rất nhạy cảm và tế nhị, thấu hiểu những nhu cầu từ tâm tư con người, nên Người đã giải thích cách cụ thể hơn:

 Người ra đi chịu chết, các môn đệ khóc lóc than van vì Thầy mình chết, và như vậy mọi sự như đã sụp đổ. Nhưng thế gian sẽ vui mừng đắc thắng.

Nhưng nỗi buồn sẽ đổi thành niềm vui vì Đức Giêsu chết, rồi ba ngày sau sẽ sống lại. Sự sống lại của Chúa Giêsu là niềm vui và phấn khởi cho các môn đệ.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. “Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy”:

- Những lời nói này loan báo sự xa cách bởi thập giá và sự gặp lại bởi phục sinh.

- Nếu tử nạn mà không phục sinh thì quả thực là điều thất vọng; nhưng tử nạn để rồi phục sinh thì đó là niềm hy vọng tràn trề.

- Theo ý nghĩa đó, chúng ta cần tin tưởng và hy vọng sau khi thất bại, vì thất bại là mẹ thành công. Nhận thức này giúp chúng ta can đảm trong nhẫn nại để vượt thắng mọi thử thách do đau khổ, thất bại xảy ra trong cuộc sống làm người, làm con Chúa và làm người tông đồ của Chúa.

2. Mỗi kitô hữu là chi thể của Thân Mình mầu nhiệm Chúa Kitô ở trần gian, cũng phải sống với cái nhìn đức tin. Nhìn nhận cuộc sống trải qua những thử thách của mình(như bệnh hoạn tật nguyền, thiếu thốn vất vả, bị bỏ vạ, bị bách hại …) là khí cụ giúp lập công, chuẩn bị cho sự sống đời đời.

3. Bị mất mát những gì thuộc về thế gian, chúng ta cảm thấy đau khổ và thua thiệt, nhưng nếu chúng ta can đảm và đón nhận mất mát mạng sống mình vì Chúa, thì sẽ được sự sống đời đời “Được lợi lộc cả thế gian mà lỗ vốn mất linh hồn nào được ích gì?. Theo ý nghĩa này, chúng ta cần nhận thức rằng:

- Có làm mới co ăn, có khó mới có thành công, có chịu chết vì Chúa sẽ được sống lại với Chúa.

- “Thất bại là mẹ thành công”, qua Thập Giá để đến với ánh sáng là Chúa Kitô.

Vì vậy khi gặp thất bại, thử thách ta không được thất vọng, tiêu cực, buông xuôi nhưng chúng ta cần chịu đựng để trung thành với Chúa và duy trì phẩm giá của mình trong tương quan với Chúa, để bảo đảm cho phần rỗi của mình, là được hưởng vinh quang với Chúa.

4. Trong đời sống kitô hữu, có thể có những lúc chúng ta cảm thấy sự hiện diện của Đức Kitô sống động trong cuộc sống cũng như trong từng việc làm của chúng ta. Nhưng ơn này chóng qua “một ít nữa các ngươi sẽ không còn trông thấy Ta”, và thường xuyên hơn nhiều, những lúc đó chúng ta có cảm giác trống trải, hoang vắng đôi khi buồn phiền. Nhưng “sự buồn phiền của các ngươi sẽ trở thành niềm vui” vì “Ai bền đỗ đến cùng sẽ được ơn cứu độ”.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT