
Chú Giải Tin Mừng Thứ Năm Tuần VIII Mùa Thường Niên (Mc 10,46-52) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ NĂM TUẦN VIII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mc 10,46-52
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: NĂM LẺ: Hc 42,15-25
Tôi sẽ ghi nhớ công trình của Chúa, và sẽ thuật lại những điều tôi đã thấy. Nhờ lời Chúa mà Chúa đã thực hiện. những kỳ công.
Trong những trang cuối của cuốn sách, trước khi đề cập đến những can thiệp của Chúa trong lịch sử, Ben Sira chiêm ngưỡng Chúa nơi tác phẩm trong thiên nhiên.
Mở mắt! Nhìn cuộc tạo dựng quanh chúng ta: Khoa học hiện đại, khi giúp chúng ta hiểu biết hơn những phức hợp của các thực thể, và sự tương tác của chúng, khoa học phải dẫn ta tới sự thán phục còn lớn lao hơn đối với tác giả của bao nhiêu điều kỳ diệu ấy.
Mặt trời chiếu soi vạn vật và công trình của Chúa đầy ánh vinh quang của Người.
Mặt trời: mình nó thôi, là cả một biểu tượng và như một tóm lược... một kỳ quan phức hợp mà sự sống của mọi thử thách phải tùy thuộc.
Hãy nghĩ tới một lúc không còn mặt trời. Ngay lập
tức mọi sủi sẽ chết.
Người ta hiểu được tại sao thánh Phanxicô, thánh Assisiô đã có thể ca ngợi mặt trời.
“Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa tôi, nguyện chúc tụng Chúa. Với mọi tạo vật. Người. Đặc biệt ánh mặt trời. Làm nên ngày, và rọi sáng chúng tôi. Anh tươi đẹp và rạng ngời rực rỡ. Lạy Chúa, ánh mang hình ảnh Chúa...".
Tôi có thường cầu nguyện khởi từ nết đẹp của công trình tạo dựng không ?
Người dò xét vực thẳm và lòng con người, thấu biết những mưu chước của họ, vì Chúa thấu suốt mọi sự, và theo dõi những dấu thời đại, tuyên bố những gì thuộc về dĩ vãng và hậu lai, tỏ bày những dấu vết các việc ấn kín.
Ben Sira đối với thời đó là một người thông thái, lại rất ý thức về những sự thiếu hiểu biết của mình: ông thú nhận là mình không biết sự bí hiểm của rất nhiều vấn đề. Một mình Chúa khôn ngoan. Một mình Chúa hiểu biết hoàn toàn về mọi sự.
Hẳn thật, con người ngày nay tiến bộ nhiều trong sự hiểu biết khoa học về vật chất và vũ trụ. Và họ đã tụng rằng, vào thời mới đây. Khả năng củahọ hầu như vô cùng, để biến đổi thiên nhiên. Các thất vọng nặng nề đã dẫn các nhà thông thái chân chính tới một sự khiêm tốn hơn, nối liền và lập trường của các hiền nhân xưa: con người ngu dốt lắm... việc khoa trương kiêu hãnh thực sự là nguy hại và lố bịch. Thiên nhiên thường đích thân trả thù khi người ta không tôn trọng nó đủ.
Điều đó không cắt bỏ mệnh lệnh Thiên Chúa. “Hãy thống trị trái đất và khuất phục nó”. Điều đó chỉ làm cho chúng ta nên khiêm tốn hơn trước các mơ ước của chúng ta thôi.
Tôi cầu nguyện cho các nhà thông thái, khi nghĩ tới các trách vụ đặc biệt của họ trong các năm sắp tới.
Không một tư tưởng nào mà Người không biết, không một lời nào có thể giấu được Người. Người sắp đặt những kỳ công theo sự khôn ngoan của Người. Mọi vật đều vâng phục Người.
Sự thán phục đối với những nét đẹp của thiên nhiên có thể dẫn người tín hữu tới sự chiêm ngắm Chúa cách riêng.. mọi sự đã được Thiên Chúa nghĩ tới....ngay lúc này, mọi sự cũng được Thiên Chúa nghĩ tới..gồm cả điều gì tốt đẹp trong các ý tưởng và chương trình của con người.
Kéo dài việc suy gẫm mà bản văn này đề ra cho tôi, tại sao tôi lại không đặt mình trước một đóa hoa tươi, một cảnh trì đẹp, một khuôn mặt trẻ thơ... Để tôn vinh Đấng “sáng lập các kiệt átc này”.
Tất cả đều có từng đôi và cái này đối diện với cái nọ, và Người không làm chi khuyết điểm. Vật này làm nổi bật cho vật kia. Và ai có thể nhàm chán nhìn xem vinh quang của Người.
Sự bổ túc của các thực thể. Sự liên thuộc lạ kỳ của chúng.
Bài đọc II: NĂM CHẴN: 1 Pr 2.2-5.9-12
Đoạn văn đọc hôm nay thật phong phú, cần phải suy niệm nó trong toàn bản văn. Tuy nhiên cũng thử làm một chú giải.
Thưa anh em, anh em hãy khao khát sữa tinh tuyền chứ không phải đã pha loãng, là Lời Chúa.
Tất cả chúng ta đều thấy các bé sơ sinh lần xà vào vú mẹ cách thèm thuống. Thánh Phêrô cầu mong cho tất cả chúng ta có sự thèm khát như thế.
Được thanh tẩy là khao khát lời Chúa. Tôi có được như vậy không?
Các từ trong câu văn gợi lên một “thứ sữa của các lời một chất sữa tinh tuyệt không pha loãng, không mưu mô”, Sữa", trong Kinh thánh, là biểu tượng cái tinh túy của thực phẩm: đất hứa làm chảy sữa và mật... và đó là của ăn của bàn tiệc thiên quốc.
Nhờ đó anh em sẽ lớn lên để hưởng ơn cứu độ, nếu anh em đã nghiệm thấy Chúa tốt lành.
Cũng như bé sơ sinh được chắc chắn lớn lên nhờ có sữa nuôi, thì các người được thanh tẩy cũng lớn lên nhờ đồng hóa Lời Chúa. Và ở đây thánh Phêrô trích dẫn Thánh Vịnh (33) “Bạn hãy nhìn xem Thiên Chúa tốt lành biết bao!". Nuôi chúng ta bằng Thiên Chúa. Đồng hóa Thiên Chúa. Lớn lên, tiến triển trong Thiên Chúa. Thưởng thức Thiên Chúa.
Liên tưởng đến các bé sơ sinh, chúng lớn lên rất nhanh trong các tuần đầu.
Anh em hãy tiến lại gần Đức Kitô, viên đá sống động đã được Thiên Chúa chọn lựa.
Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nền một ngôi đền thờ của Thánh Thần.
Thánh Phêrô bước sang một hình ảnh mới. Ong nhớ lại tên mà Đức Giêsu đã đặt cho ông: Simon, anh sẽ được gọi là Kêpha và trên đá này Ta sẽ xây…
Ngỏ lời với các Kitô hữu sống rải rắc trong các phần đất ngoại giáo và còn tiếc nuối các lễ nghi long trọng tại tên thánh Giêrusalem; thánh Phêrô lập lại rằng Đền thờ đích thực là Đức Giêsu Kitô, và chính nơi họ mà từ nay Thiên Chúa chờ đợi một sự tôn thờ thiêng liêng.
Không cần phải vào tận Đền thờ Giêrusalem để dâng của lễ nửa: hễ ai, trong cuộc sống thường ngày biết chấp nhận thái độ của Đức Kitô, (nghĩa là thái độ con thảo biết kính trọng tùng phục và yêu mến ý Chúa Cha) là kể xây dựng đền thờ mới.
Như thế, anh em hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm tư tế thánh, dâng những lễ thiêng liêng đẹp lòng Người như Đức Giêsu Kitô.
Các người được thanh tẩy không còn phải ủy thác trách nhiệm cho đẳng cấp tư tễ chuyên lo về tế tự, như đẳng cấp của Saron nữa. Vì toàn dân Kitô hữu đã lãnh nhận nhiệm vụ tư tế.
Được thanh tẩy là tiến dâng cho Thiên Chúa một của lễ “thiêng liêng" trong tư thế kết hiệp với Chúa Giêsu. Và của lễ này chính là “cuộc sống của chính chúng ta".
Điều này đã được Thánh Phêrô nói rõ cho các người nam cũng như nữ sắp lãnh nhận phép Thanh tẩy.
Đúng anh em là “giống nòi được tuyển chọn" là hoàng tộc chuyện lo việc tế tự là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa để loan truyền những chương trình vĩ đại của Người, Đấng đã kêu gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đấy ánh sáng diệu huyền... Xưa anh em chưa được hưởng lòng thương xót, tay anh em đã được xót thương.
Thánh Phêrô kể ra một lô những trích dẫn Kinh Thánh. Các Kitô hữu là “Itrael mới ". Tất cả các tước vị và đặc quyền đều dành cho các Kitô hữu.
Được thanh tẩy là loan báo những kỳ công của Thiên Chúa..
Bài Tin Mừng: Mc 10,46-52
Khi Đức Giêsu cùng với các môn đệ và đám đông “dân chúng ra khỏi thành Giêrikhô...".
Trang Tin Mừng hôm qua đã giúp ta cùng “lên đường" đi Giêrusalem.
Hôm nay, chúng ta đã tới rất gần, đã đến Giênkhô, chỉ còn cách Giêrusalem ít cây số.
Trang Tin Mừng ngày mai sẽ cho ta thấy Đức Giêsu đã tới Giêrusalem, đứng ở trong Đền thờ. Chúng ta đừng quên ý nghĩa của cuộc hành trình này, Đức Giêsu tiến bước về nơi sẽ diễn ra cái chết và biến cố phục sinh của Người và giờ của Người đã tới gần. Thái độ của Người đầy cương quyết ít nguyện, sáng suốt và can đảm. Người bước tới Giêrusalem! Giêrikhô là thành cuối cùng phải ngang qua.
Từ đó, còn phải đi 20 cây số nữa, 20 cây số sườn dốc ; đoạn động từ Giêrikhô cao hơn mặt biển 200 mét, đến Giêrusalem
ở đó cao 800 mét trên mực nước biển, người ta phải leo dốc một con đường gồ ghề.
Một người mù, con ông Timê đang ngồi ăn xin ở vệ đường. Anh ta vừa nghe nói đó là Đức Giêsu Nadarét, liền kêu tên rằng: "Lạy ông Giêsu con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi”.
Đó là một người nghèo. Anh ta không thể làm việc được anh ngồi chờ đợi trên bờ dốc. Anh giơ tay xin khách qua đường. Anh "nghe" có một đám đông đang ngang qua trước anh. Anh nhận ra “Đức Giêsu Nadarét" cũng có mặt trong đám đông dân chúng này. Thế là anh bừng bừng hy vọng bày tỏ nỗi khốn khổ của mình anh liền kêu lên.
Với thái độ hoàn. toàn tự nhiên chất phác, không cần tham chiếu những tư tưởng thần học cao siêu, anh ta sử dụng tước hiệu bình dân nhất để nói về Đấng Thiên Sai Con vua Đavít lần đầu tiên Marcô nêu lên tước hiệu hoàng tộc này. Đấng Thiên sai được mong đợi như đấng phải đến tái lập vương. Quyền trong Israel". Và khi Đức Giêsu đến “Giêrusalem", những kẻ chung anh Người đã thầm thì suy nghĩa, Người đến đó để nắm uy quyền.
Đó là điều dân chúng sẽ tung hô ngày mai, ngày lễ lá mà trong Tin Mừng Marcô tiếp theo sẽ ghi lại như sau: “Vạn vạn phúc triều đại đang tới triều đại Vua Đavít, tổ phụ chúng ta ". (Mc 11, 10).
Thực sự chúng ta đều biết, thành Đavit là Giêrusalem, sẽ từ chối và đóng đinh con Vua Đavít này, sau cuộc khải hoàn vắn vòi nội trong một ngày!
Tôi cũng thế, tôi không thường mơ ước ủy quyền và thành công theo quan niệm nhân loại sao?
Tôi quên nài xin Chúa điều gì?
Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi. Nhưng anh ta càng kều lớn tiếng... Đức Giêsu dừng lại và nói: " Gọi anh ta lại đây".
Người ta gọi anh mù và bảo. Cứ yên tâm, đứng dậy đi, người gọi anh đấy. Anh mù liền vứt áo choàng lại, nhảy chồm lên mà đến gần Đức Giêsu..
Cần dừng lại một lúc để hình dung ra cảnh tượng trên, sống động như trong xi-nê. Hãy nhìn xem đám đông dân chúng, Đức Giêsu,. người mù... Hãy đoán nhận ra những tâm tình của họ...Dựa theo cảnh tưởng đó, mà cầu nguyện.
Anh muốn tôi làm gì cho anh? Thưa Thầy xin cho tôi nhìn thấy được”.
Còn tôi, đức tin có làm cho tôi “nhảy chồm" lên và chạy" đến gần Đức Giêsu không?
Trước mắt Chúa, tôi có ý thức mình là một người mù không?
Đức Hồng Y Newnan đã viết:
Mỗi năm một lần, vào Mùa xuân, thế giới mà ta đang thấy đây tại làm bừng lên sức sống tiềm ẩn của mình. Lúc đó, hoa lá xuất hiện, cây ăn trái và bông nở rộ, cỏ và lúa mọc lên. Một đà lực đột xuất, một sự sống giấu kín mà Thiên Chúa đặt để trong thế vật chất bùng dậy. Nếu không có kinh nghiệm về các mùa xuân trước, không ai dám nghĩ tưởng, không ai có thể hiểu được, mới hai ba tháng trước đây, mặt đất như chết lặng bỗng nhiên lại trở nên rực rỡ và thay đổi như thế mùa xuân vĩnh cửu cũng vậy… Dù chậm trễ, nhưng nó sẽ đến. Chúng ta hãy chờ đón Mùa xuân đó.
Chúng ta biết rằng, chúng ta sẽ gặp nhiều điều kỳ diệu hơn là những sự việc trước mắt. Điều mà ta đang thấy, chỉ là cái vỏ bên ngoài của một vương quốc vĩnh cửu.
Lạy Chúa, xin mở mắt con, xin chữa lành con. Con muốn được nhìn thấy Chúa.
Người mù nhìn thấy được và theo Đức Giêsu lên đường. Đó là điều mà "người thanh niên giàu có " đã không thể làm được. Người mù “theo Đức Giêsu lên đường" tiến về Giêrusalem. Nếu được Đức Giêsu khai sáng, tôi cũng có khả năng theo Người.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Chúa chữa người mù thành Giê-ri-khô.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Nhìn vào Chúa Giê-su:
a) Xem việc Chúa làm:
- Chúa Giê-su yên lặng trước lời kêu xin lần thứ nhất của người mù. Sự yên lặng này là để thử luyện niềm tin của người mù.
Cũng vậy khi chúng ta cầu xin, có khi Chúa cũng thinh lặng như không nghe, và lờ đi. Lúc đó chúng ta phải theo gương của người mù này, tin tưởng vào Chúa và nhẫn nại cầu xin cách thiết tha hơn.
- Đức Giê-su đứng lại và cho gọi anh ta tới: Chúa Giê-su nhờ trung gian của người khác. Chúng ta đến được với Chúa là nhờ trung gian của tha nhân gọi chúng ta đến bằng cách khích lệ, dạy dỗ và tạo điều kiện cho chúng ta.
+ Bạn có khiêm nhường nhờ cậy trung gian của tha nhân để bạn sốt sắng hơn, đạo đức hơn trong việc đến với Chúa không?
+ Bạn có sẵn sàng cộng tác với Chúa để làm trung gian đưa tha nhân, nhất là người dốt nát, yếu đức tin, khô khan nguội lạnh, tội lỗi đến với Chúa không?
b) Nghe lời Chúa nói:
- “Gọi anh ta lại đây!”:
Chúa sai tôi gọi anh em tôi đến với Chúa: bằng lời cầu nguyện, bằng gương sáng, bằng việc tông đồ truyền giáo …
- “Anh muốn tôi làm gì cho anh?”:
Chúa khơi dậy cho anh mù tuyên xưng niềm tin của mình đối với Chúa. Muốn Chúa làm gì cho ta, ta phải tuyên xưng đức tin của mình đối với Chúa qua những việc đạo đức, những việc tốt việc thiện, hoặc những hy sinh hãm mình vì lòng mến Chúa.
- “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu chữa anh”:
Người mù thể hiện lòng tin cách mạnh mẽ khi vâng lời Chúa. Và chính sự vâng lời này, dấu chỉ của lòng tin đã cứu chữa anh.
Lòng tin của chúng ta phải mạnh mẽ, quyết liệt và xác tín vào tình thương, và quyền năng của Chúa trong kiên trì, liên tục và vững chắc, khi đó chúng ta mới xứng đáng được ơn cứu giúp của Chúa.
2. Nhìn vào người mù:
- Người mù này ở trong tình trạng đáng thương của một người hành khất, cô đơn. Anh không thấy Chúa bằng con mắt xác thịt, nhưng anh đã thấy Chúa bằng con mắt đức tin: tin nhận Đức Giê-su là con vua Đa-vít, tức là Đấng Cứu thế.
+ Chính nhờ niềm tin này, anh đã kêu xin Chúa cứu giúp.
+Chính niềm tin này, một niềm tin đã phải trải qua thử thách: do Chúa khi Chúa yên lặng, do tha nhân khi họ quát nạt anh; đã cứu chữa anh, vì “đức tin anh đã cứu chữa anh”.
- “Anh lại càng kêu lớn tiếng”:
Thử thách có giá trị để tôi luyện. Người ta càng cản trở, anh càng kêu lớn tiếng. Chứng tỏ đức tin anh lớn mạnh nhờ những cản trở, thử thách. Thất bại là mẹ thành công. Chúng ta cần dựa vào những thử thách, những khó khăn để tôi luyện bản thân, rèn luyện ý chí và làm lớn mạnh đức tin.
- “Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Chúa Giê-su “:
Để đến với Chúa, anh phải cởi bỏ mọi cản trở (áo choàng), phải nỗ lực của cá nhân (đứng phắt dậy), và quy hướng mọi sự về Chúa trong niềm tin, cậy, mến (đến gần Chúa).
Qua thái độ, cử chỉ việc làm của người mù này, chúng ta xác tín và dấn thân theo lời Chúa mời gọi:”Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”(9,34).
- “Xin cho tôi nhìn thấy được”:
Người mù xin cho thấy bằng mắt, nhưng thực sự anh đã xin cho được thấy Chúa bằng đức tin nữa. Chính vì thế khi anh đã nhìn thấy được, anh đã đi theo Chúa trên con đường Người đi.
3. Nhìn vào dân chúng:
- “Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi”:
Đây là thái độ khinh khi đối với những kẻ bé mọn, vì chỉ đánh giá con người theo hình thức bên ngoài. Đó là tâm trạng của chúng ta khi chúng ta khinh khi những kẻ yếu kém, dốt nát, nghèo đói, không hấp dẫn nơi hình thức bên ngoài. Chúng ta có ngờ đâu trong tâm hồn của người mù này đang có con mắt sáng, nhìn thấy Chúa Giê-su, đó là niềm tin của anh đặt vào Chúa Giê-su; và do đó chúng ta có ngờ đâu, dưới dáng vẻ bên ngoài kém hấp dẫn, những kẻ bé mọn lại có một tâm hồn trong sạch đáng tôn trọng.
- “Người ta gọi anh mù và bảo …”;
Thái độ đón nhận anh mù này của dân chúng cho ta thấy:càng tuân theo ý Chúa, thì người ta càng tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau và sống bác ái huynh đệ với nhau.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10