
Chú Giải Tin Mừng - Thứ Năm Tuần XVIII Thường Niên

CHÚ GIẢI KINH THÁNH
THỨ 5 – TUẦN 18 THƯỜNG NIÊN
Mt 16 : 13-23 //Mc 8: 27-30 // Lc 9: 18-21
Xem lại CN 21 TN A,
Lễ kính tòa thánh Phêrô 22/2
Lễ thánh Phêrô và Phaolô 29/6
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: Ds 20 : 1-13
Giai thoại lừng danh về nước Mêsiba, được đề ra cho chúng ta hôm nay: từ "Mêsiba" có nghĩa là "tranh cãi" NGÀY NAY người ta thường tranh cãi ngẫu tượng, làm như đây là phương thế duy nhất toàn bộ... đây là bầu khí nghi ngờ tổng quát không có giá trị, nguyên tắc, chế độ nào thoát được.
Thực sự một vài các tranh cãi là dấu hiệu của sự sống động, và nguồn của sự tiến bộ trong thế giới cũng như trong Hội thánh. Dầu vậy, cần phải "phân định thần thoại": Hãy cân nhắc mọi sự: điều gì tốt thì giữ lấy (1tx. 5,4)..."Xem quả thì biết cây" (Mt 12, 33).
Dân chúng định cư ở Cades. Khi dân chúng thiếu nước, họ toa rập nhau chống đối Môsê và Aaron: "Phải chi chúng tôi chết đi. Tại sao các ông dẫn cộng đoàn của Chúa vào rừng vắng này", để chúng tôi lẫn súc vật phải chết? Tại sao bắt chúng tôi phải bỏ Ai-cập mà dẫn lên chỗ rất xấu xa này, chẳng cày cấy được, chẳng sinh quả vả, nho lựu, hơn nữa không có nước mà uống.
Lời kinh này, một lần nữa, Thiên Chúa sắp nghe biết, dầu nó có dáng vẻ một cuộc tranh cãi với Người hữu trách. Thiên Chúa ban cho dân.
HÔM NAY cũng thế, nhiều điều tranh cãi trong Hội thánh: quyền lực trần thế của Hội Thánh, sự thông đồng của Hội thánh với những người giàu có và quyền thế, giáo huấn luân lý của Hội thánh, sự đầy đủ của Hội Thánh, và người ta chỉ tích Đức Thánh Cha và các Giám mục.
Đây là một lời mời gọi trở lại thực sự.
Lạy Chúa, xin giúp Hội Thánh Chúa biết lắng nghe, phân định những lời Chúa mời gọi, biết giữ lấy phần sự thật chúng chứa đựng.
Lạy Chúa, xin giúp các Kitô hữu bớt bất công đối với Hội Thánh và làm cho mỗi người chúng con nên một tác nhân năng động trong việc canh tân của Hội Thánh.
Môsê, Aaron lánh mặt khỏi đây chúng ta vào nhà xếp giao ước. Hai ông sắp mình xuống đất.
Đây là phản ứng thường xuyên của họ, cầu nguyện, khẩn cầu cho dân chúng đã được trao phó cho họ.
Tôi mường tượng ra hai nhà hữu trách sắp mình xuống đất.
Chúa phán cùng Môsê rằng : Người làm cho nước từ hòn đá này chảy ra, thì toàn dân và súc vật sẽ được uống.
Chính Thiên Chúa, người trả lời và chúng ta chân nhận rằng. Người trả lời thuận lợi cho yêu sách.
Chủ đề về "nước sống" là một trong những chủ đề thường được dùng trong Kinh Thánh để gợi nên sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Chúa: đá biến thành nguồn nước (Is 48,8) - từ đền thờ chảy ra những dòng sông (Ed 47). Và Chúa Giêsu sẽ tỏ mình như nước sống. (Ga 1,33; 7,37).
Bí tích rửa tội nằm trong một đường hướng này: câu trả lời của Thiên Chúa cho cơn khát của nhân loại.
Môsê cầm gậy đánh vào hòn đá hai lần...Chúa phán: "Vì các ngươi đã không tin Ta, thì các ngươi không được đem dân này vào Đất Ta sẽ ban cho chúng nó.
Lại một giải thích về cái chết của Môsê trước khi có thể thấy cái kết cuộc của chương trình lớn ông thực hiện: ông đã thiếu đức tin khi dùng gậy đập hai lần thay vì một lần thôi. Đây là nước mâu thuẫn nơi con cái Israel trách Chúa và Người dùng nước tỏ ra thánh danh Người.
Hôm Nay, ta đừng đóng cửa lòng, nhưng hãy lắng nghe lời Chúa. Mọi tranh cãi chân thực cuối cùng sẽ hết, nhờ một lời mời gọi trở lại. Nếu phải "đổi thay"vài điều nào phải bắt đầu đổi thay bản thân.
Bài đọc II: Gr 31,31-34
Sấm của Giavê. Này, sẽ có ngày...
Thiên Chúa hoàn toàn hướng về tương lai, hướng về sự thành tựu mà Người đang sửa soạn. Chiều-kích cánh chung của công trình Thiên Chúa. Phải đợi ngày cùng tận mới đoán định được một cách dứt khoát về thế giới mà chúng ta xem như nó không được tạo thành tốt đẹp. Công cuộc tạo dựng vẫn còn thấy những bất toàn nên hiện tại vẫn còn những sai hỏng: đau khổ, chết chóc, tội lỗi.
Nhưng chúng ta hãy gợi lại lời Chúa: "này, sẽ có ngày... ".
Cuộc "thành tựu" này đang được thể hiện, vì nó đã được khởi sự rồi.
Này đây, sẽ có ngày Ta sẽ kết một Giao ước mới.
Chúng ta biết, Đức Giêsu cũng đã lấy lại lời tiên báo này.
"Đây là máu để lập Giao ước mới vĩnh cửu".
Lời tiên tri này của Giêrêmia là một trong các cao điểm của Cựu ước.
Không phải như Giao ước Ta đã cam kết với cha ông chúng, ngày Ta cầm tay chúng để đem ra khỏi Ai-cập: chính chúng ta cắt đứt Giao ước của Ta... Nhưng này là Giao ước Ta sẽ ký kết sau những ngày ấy.
Chúng ta đã đoán được rằng đó là một Giao ước vững chắc, không phá vỡ được. Một Giao ước không thể bị cắt đứt nữa.
Ta sẽ đặt luật Ta vào tận thâm tâm chúng và Ta sẽ viết lên quả tim chúng.
Điều được loan báo là một sự kết hợp hoàn hảo và rất tự nhiên với Thiên Chúa.
Chúng không cần người này người khác dạy bảo nhau, mà nói với anh em mình. Hãy học biết Giavê.
Không cần bộ luật luân lý bên ngoài. Thiên Chúa ban niềm hy vọng hoàn toàn, bởi vì luật của Người là ở nội tâm.
Giữa đôi tình nhân đích thực, nào cần luật lệ gì: người này trao hiến hạnh phúc cho người kia. Thánh Augustinô sẽ nói: Hãy yêu đi, rồi muốn làm gì thì làm".
Thiên Chúa muốn tình yêu trọn hảo.
Nếu chúng ta khó chịu về những kiểu nói này, thì chúng ta sẽ không hiểu gì về tình yêu.
Thay vì khuyến khích cuộc sống buông thả, những lời mời gọi tự nhiên này cũng là một yêu sách khắt khe hơn cả bộ luật luân lý. Bởi thế, cuối cùng, người ta nhanh chóng thoát khỏi một quy luật, nhất định (và người ta tưởng đã xong nợ với nó rồi)... Những không bao giờ hết yêu thương, hết muốn làm vui lòng người mình yêu.
Ta đã là Thiên Chúa của chúng và chúng sẽ là dân Ta.
Chúng ta gặp lại kiểu nói Giao ước- Đức Giêsu lấy lại truyền thống Kinh thánh này, và thanh luyện nó khi Người nói: "Hãy luôn kết hiếp với Thầy như Thầy luôn kết hợp với anh em". (Ga 15,4).
Giao ước không nhất thiết là một hợp đồng, nhưng là sự kết hợp của hai người. Và chính Thiên Chúa đã khởi xướng điều ấy.
Tôi đã sống hiệp thông? đã liên kết tình yêu với Thiên Chúa thế nào?
Bởi vì tất cả chúng sẽ biết Ta, từ người bé đến người lớn. Biết người khác là một yếu tố quan trọng trong tình yêu.
Từ yếu tố này, tôi có thể nhận ra tôi biết yêu mến thật hay chúng. Phải chăng tôi đã cố gắng để hiểu người khác, và đã cố gắng để giúp người khác hiểu rõ tôi?
Điều đó đúng cho mọi thứ tình yêu của ta. Và cũng rất đúng cho tình yêu của ta đối với Thiên Chúa. Tôi làm gì để biết Người rõ hơn?
Ta sẽ tha thứ lỗi lầm của chúng và sẽ không còn nhắc lại tội của chúng nữa.
Như chúng ta biết, trên lý thuyết, sự tha thứ cũng là một chiều kích của tình yêu.
BÀI TIN MỪNG: Mt 16 : 13-22
Chúng ta đã suy niệm pha cảnh rất đặc sắc này trong trình thuật của thánh Máccô, vào "ngày thứ Năm, tuần thứ sáu thường niên" (Mc 8,27-33).
Đây là mầu nhiệm Đức tin cao cả mà Phêrô đã tuyên xưng trước Đức Giêsu.
Đức Giêsu hỏi Phêrô: "Con bảo Thầy là ai? "
Phêrô nhận biết nơi Đức Kitô danh hiệu: "Mê-xia, Con Thiên Chúa".
Đức Giêsu nhấn mạnh: "Đó là tư tưởng do Thiên Chúa, chớ không do loài người".
Đức Giêsu tặng cho Phêrô tước hiệu: "Đá của Giáo hội ".
Đức Kitô nói với Phêrô: "Thầy sẽ bị người ta giết hại".
Phêrô không muốn chấp nhận Đức Giêsu như "Người Tôi tớ đau khổ".
Đức Giêsu nhấn mạnh: Đây là tư tưởng do loài người, chớ không bởi Thiên Chúa..
Đức Giêsu nói với Phêrô, ông là "viên đá cản đường", một trở ngại.
Này anh Simon, anh thật là người có phúc, vì phàm nhân không tài nào mạc khải cho anh điều ấy được…
Xác thịt và máu huyết! Một kiểu nói đẹp, gợi hình và "mạnh mẽ, để gợi lên sự yếu đuối tự nhiên của con người, nếu chỉ dựa vào sức mình.
Phải, đức tin đến từ bên ngoài con người. Toàn thể con người, xác thịt và máu huyết, không có khả năng tiến vào lĩnh vực huyền nhiệm của Thiên Chúa.
Chính Cha của Thầy, đã mạc khải cho anh điều đó…
Phêrô đã lãnh nhận một "mạc khải" từ Thiên Chúa.
"Cha của Thầy":... Ta hãy để cho những lời trên môi miệng Đức Giêsu vang lên lâu hơn. Đó là những lời hoàn toàn đơn sơ, nhưng lại giúp ta khám phá ra được vẻ thâm sâu trong con người của Người.
Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: "Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng đá, trên Tảng đá này, Thầy sẽ xây…"
"Kêpha" là một từ Aramên, có nghĩa là "tảng đá".
Người ta đã dịch ra tiếng Hy Lạp là "Petros", tiếng Latinh là "Petrus" và tiếng Việt là "Phê-rô".
Thời đó, tại Do Thái cũng như trong vũng Rôma Hy Lạp, không ai sử dụng từ "Tảng đá " như một tên gọi riêng. Đây là sáng kiến của Đức Giêsu.
Đối với một người Xê-mít, tên gọi có một tầm quan trọng đặc biệt. Người ta coi đó như một thứ bùa hộ mệnh, một biểu tượng một định nghĩa của con người.
Hãy nhìn một "tảng đá " nhô lên sát kề mặt đất... một nền tảng tốt để xây cất...
Đức Giêsu nói, Người định xây dựng trên đó.
Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy.
"Qahal" là một từ Aramên, có nghĩa là "cộng đoàn". Người ta đã dịch ra tiếng Hy Lạp là "Ekklièsia", rồi khi chuyển sang tiếng Latinh vẫn giữ nguyên thể dạng "Ecclesia" và tiếng Việt dịch là "Giáo hội" hay "Hội Thánh".
Như thế cơ chế mà Đức Giêsu muốn "thiết lập" đó là một cộng đoàn "... cộng đoàn của Người gồm những người nam nữ, có một cái gì chung và luôn "tập họp" để mừng kính và sống điều đó.
Công đồng Vatican II đã định nghĩa Giáo hội "Dân Thiên Chúa". Phêrô lãnh nhận vai trò đảm trách trong dân tộc này.
Từ lúc đó, Đức Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải chịu nhiều đau khổ, bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại…ông Phêrô, liền kéo riêng Người ra vài trách…nhưng Đức Giêsu quay lại bảo ông Phêrô: "Đồ quỷ Satan, xéo đi cho khuất mắt Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người".
Chúng ta cần chấp nhận toàn bộ mạc khải, tất cả tư tưởng của Thiên Chúa, không chỉ đón nhận những tư tưởng mình thích. Thập giá, tạm thời phải huỷ bỏ mình, bề ngoài đúng là thất bại, vai trò Người tôi tớ khiêm hạ của Thiên Chúa và loài người... Đức Giêsu phải trải qua những tình trạng đó, trước khi bước vào vinh quang.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Mt 16 : 13-23 //Mc 8: 27-30 // Lc 9: 18-21
Xem lại CN 21 TN A,
Lễ kính tòa thánh Phêrô 22/2
Lễ thánh Phêrô và Phaolô 29/6
Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là con Thiên Chúa.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
- C.13-16: cuộc trao đổi giữa Chúa Giêsu và các môn đệ kèm theo lời tuyên xưng đức tin của Phêrô.
- C.17-20: lời giáo huấn của Chúa Giêsu ngỏ với phêrô và kèm theo một lệnh truyền các môn đệ giữ bí mật về thân thế Chúa Giêsu.
- C.21-23: Chúa Giêsu loan báo lần đầu tiên về cuộc khổ nạn và kèm theo lời Chúa Giêsu khiển trách phêrô (tiếp đó là lời huấn dụ ngỏ với các môn đệ C.24-28).
- Sau một thời gian khá lâu rao giảng cho dân về Nước Trời, bây giờ Chúa trắc nghiệm nhận thức của dân về thân thế của Người: nói chung quần chúng không đáp ứng sứ điệp của Chúa Giêsu, mặc dù có lúc họ đặt nghi vấn không biết Người có phải là con vua Đavit không, kể cả có những lúc họ tính đặt Người làm vua (Ga 6.14). việc người Kitô hữu sống đạo nhưng chưa nhận thức đúng về Thiên Chúa, và chưa hiểu rõ về chân lý sống trong đạo…là mối bận tâm của các vị chủ chăn!
Đặt vấn đề với các môn đệ là Chúa Giêsu muốn cho họ ý thức về lập trường của chính mình. Điều này gợi ý cho các Tông Đồ cần phải gắn bó với Chúa Kitô bằng cách học hỏi, tìm hiểu, suy niệm và sống theo Chúa Kitô để có thể xứng đáng là vị Tông Đồ đích thực của Chúa Kitô.
Phêrô đã tuyên xưng đúng về Chúa Kitô và đó là khuôn mẫu cho mọi thứ đức tin kitô giáo đích thực. Ngày nay Hội Thánh cũng dùng công thức này để tuyên xưng Chúa Kitô trong Kinh Tin Kính: "Tôi tin Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa …"
- Trước hết Chúa cho ông tước hiệu "Phêrô" nghĩa là đá, sẽ là tên riêng của ông, và như vậy là Chúa thông cho ông những đặc ân vô địch và vững bền chúng ta tin tưởng vào Hội Thánh.
Rồi Chúa trao cho ông quyền giữ chìa khoá. Đây là hình ảnh quen thuộc của cựu ước: Chúa Kitô nắm giữ chìa khóa nhà Đavit (Is 22.22). Người là quản gia của Chúa Cha (Mt 16.19). Người trao cho Phêrô chức vụ ấy, chúng ta vâng phục Hội Thánh.
Sau hết Chúa trao cho phêrô quyền cầm buộc và tháo gỡ mà ông sẽ thi hành cùng với Tông Đồ đoàn (Mt 16.19; Ga 20,22-23). Phêrô thật là người môn đệ toàn quyền của Chúa Giêsu chúng ta yêu mến Hội Thánh.
Việc loan báo này vừa có tính cách sửa sai quan niệm sai lầm về đấng cứu thế oai hùng oanh liệt theo kiểu trần thế; vừa có tính cách chuẩn bị cho tinh thần các Tông Đồ khi chứng kiến cuộc thương khó của Chúa Giêsu, và đồng thời cũng để các Tông Đồ có được sự can đảm đón nhận sự bách hại và việc tử đạo của các ngài sau này. nhìn và suy niệm cuộc thương khó, tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ được khích lệ và can đảm đón nhận mọi thánh giá trong cuộc sống để trung thành và kiên trì trong ơn nghĩa Chúa.
Phêrô thương thầy và cũng vì đầu óc còn đầy mơ ước một Đấng Thiên Sai theo kiểu trần thế như quan niệm của người Do Thái thời bấy giờ, nên ông đã nhiệt tình can ngăn thầy: đừng chấp nhận cái chết nhục nhã như vậy! Như thế là Phêrô vô tình xúi Thầy chống lại chương trình cứu độ của Chúa Cha. Chúa Giêsu phải mạnh mẽ và công khai trách mắng Phêrô, để làm bài học chung cho các Tông Đồ khác và cũng cho mỗi người chúng ta khi phải đương đầu với các những thánh giá trên con đường theo chân Chúa: "xa tan, lui lại đàng sau Thầy! anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người!". từ chối việc bỏ mình và vác thập giá mình là thái độ đi ngược lại con đường cứu thế của Chúa ./.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10