Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Năm Tuần XXXI Mùa Thường Niên (Lc 15,1-10) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby
06/11/2024
611
Các luật sĩ và biệt phái giải thích lề luật, bắt Người ta phải giữ những điều nghiêm ngặt mà không đem lại một an ủi và khích lệ nào. nay Chúa Giêsu đến giảng luật đạo mới, tuy Người bắt người ta phải hy sinh, nhưng đồng thời lại ban ơn giúp sức và an ủi để nâng đỡ. Các người bất lương: bọn thu thuế và bọn người tội lỗi , đều đến nghe Chúa Giêsu giảng. Người tiếp đón họ cách niềm nở...
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ NĂM TUẦN XXXI MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 15,1-10

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Pl 3, 3-8

Các người tống ngục Phaolô muốn kết án tử ông, chính là những người Do-thái tân tòng, thuộc thành phần giữ luật nghiêm khắc. Họ lấy làm vinh dự vì mình thuộc về dòng giống ư việt, và vì vậy họ được lợi ít nhiều lợi lộc xác thịt, ít nhiều lợi lộc phàm trần, không ai chối cãi điều đó. Phaolô cũng nói được với các địch thù của ông nếu ông muốn, ông có thể hơn họ về các tước hiệu vinh dự ấy.

Tôi đã chịu cắt bì…. Tôi thuộc dòng dõi Israel… Người Hipri con của người Hipri.. Biệt phái.. chẳng ai trách được tôi..Tôi có lý do để cậy vào các đặc tính phàm nhân này!

Còn tôi! Tôi không thường có xu hướng dựa cậy vào những điều thuộc loại này sao ? tôi thuộc một gia đình danh giá đã có truyền thống được giáo dục hẳn hoi.

Hoặc là hãnh diện thuộc về nhóm “cấp tiến” biết dấn thân… rồi từ đó dễ có thái độ khinh dể những ai không đồng quan điểm với tôi.

Tôi xét mình một chút về các khuynh hướng của tôi; tôi thuộc về gia đình tư tưởng nào? các điều ấy có nguy cơ chiếm chỗ Đức Kitô không?

Nhưng những gì xưa kia tôi cho là có lợi thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi.

Cuộc trở lại của Phaolô là một cuộc chuyển từ một tôn giáo đặt nền móng trên các phương thế nhân loại sang một tôn giáo dựa vào sự gặp gỡ cá nhân với Đức Giêsu Kitô. Từ trước, như tất cả mọi người Biệt phái, Phaolô đã thử sống một đời “chẳng ai trách được” và như vậy, ông đã dựa vào các “tước hiệu” các “lệ thuộc”của nhóm.

Tất cả các “quyền lợi phàm trần” từ nay ông cho rằng không còn giá trị nào. Trong bản văn chính bằng tiếng Hy lạp ông còn dùng tiếng còn mạnh hơn nhiều: “từ nay, tôi coi mọi sự như rác bẩn” đồ “phế thải” , “đồ dơ dáy”. Và theo bản văn la tinh của Thánh Jérôme, là phẩn thổ ( stercora).

Đúng vậy, chính ta dám nói với Thánh Phaolô, là tất cả các đặc ân phàm nhân, các của cải trần thế, nếu người ta dựa vào đó cách tuyệt đối, tách rời khỏi Đức Kitô, thì các sự đó chỉ là đồ chứa trong một thùng rác.

Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa của tôi…

Phaolô muốn gì khi ông không còn đếm xỉa gì tới các ân huệ của loài người? Cái lợi duy nhất cho ông, cũng như cho các người ông yêu thương, là “được biết Đức Giêsu Kitô”… không phải bằng môi mép, nhưng bằng cuộc gặp gỡ riêng tư”. Ngoài ra, đều là đố mạt.

Đối với Phaolô, các vinh dự trần thế không mang lại ích lợi cốt yếu nào cho phần rỗi: Chứng chỉ gây thêm trở ngại, do đó phải loại chúng để “chiếm đoạt Đức Kitô”.

Trong thế giới tân tiến, nói chung, người ta khó chấp nhận các lời lên án triệt để của Thánh Phaolô. Tuy nhiên chúng ta phải lắng nghe các lời ấy. Đàng khác, dưới ngòi bút của Thánh Phaolô, điều trước tiên không phải là khinh chê thế gian, mà là sự chọn lựa chính xác để biện minh cho việc các phủ nhận: “Tôi đánh mất hết mọi sự.. để nhận biết Đức Giêsu Kitô”.

Lạy Chúa xin cởi bỏ con người dưới ảnh hưởng của Người! Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin làm cho con nhận biết Người!

“nhận biết Đức Giêsu là “trở nên của riêng Người, làm một với người, thích làm sống lại các mầu nhiệm của Người, chia sẻ thân phận với Người”. Lạy Chúa, xin ban cho con yêu mến Người bằng tình yêu say đắm, hằng nung đốt tâm hồn Thánh Phaolô.

Bài đọc II: Rm 14, 7-12

Bản văn mà chúng ta sắp suy niệm hôm nay được viết ra trong bối cảnh Phaolô đang nói về “những bất công” cụ thể khiến các Kitô hữu phản kháng nhau.

Một vài Kitô hữu, dầu ôm ấp đức tin mới mẻ vào Đức Kitô Cứu Thế, vẫn luôn là phải luôn nắm giữ các đòi buộc cũ theo luật Môsê như: Những ngày chay..kiêng cử thịt rượu… cấm vài loại thực phẩm.

Một số Kitô hữu khác (những người mạnh) cho rằng Đức tin làm cho họ được tự do đối với các thực hành tôn giáo này. Người ta có thể đọc đoạn này ở đầu chương này (Rm 14, 1-7). Và Thánh Phaolô tiếp tục:

Anh em thân mến, không ai trong anh em được sống cho chính mình và cũng không ai chết cho mình.

Đây là sự kết án rõ rệt nhất “tính ích kỷ”.

Những “bất đồng” nếu có, những cá biệt hợp pháp ít ra cuối cùng phải được định hướng, nhằm sống “cho mình’. Các giá trị riêng, điều làm cho chúng ta là chính mình, sẽ ở lại trong “hộc”, nó không được chia sẻ, đặt làm của chung, hướng về người khác, vì Chúa.

Nếu chúng ta sống là sống cho Chúa, nếu chúng ta chết là chết cho Chúa.

Đây là ‘nguyên tác” đầu tiên cần nắm giữ hay phát triển sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu có các “quan điểm” trái ngược nhau: chớ gì mỗi người hành động một cách chân thành “để phục vụ một Chúa”.

Vậy dù chúng ta sống hay chết chúng ta đều thuộc về Chúa.

Chỉ có Chúa, sau cùng, là điểm quy chiếu tuyệt đối. Phaolô không mong những người “bảo thủ” và “cấp tiến” thời ngài chia sẻ cùng một ý kiến. Người đòi hỏi họ, từng người một, theo lương tâm mình. Không phải sự hiệp nhất phải được thể hiện trên mức độ cụ thể này, nhưng trong nỗ lực của mỗi người cố nên “ tôi tớ của Thiên Chúa”, thuộc về chính Thiên Chúa.

Xã hội tân tiến, và Hội Thánh, HÔM NAY, hơn cả xã hội thời Thánh Phaolô, được ghi dấu bằng chính đa phức, những đối kháng, những tranh chấp. Người ta thấy rõ các Kitô hữu ngày càng có những ý kiến khác biệt nhau về các vấn đề trần tục, luân lý, tôn giáo, phụng vụ. Lạy Chúa, xin giúp chúng con thuộc về Chúa… để chấp nhận, trên mọi điểm khác, sự căng thẳng đang phân rẽ chúng con.

Còn ngươi, việc gì mà đoán xét anh em ngươi ? tại sao ngươi khinh miệt anh em ngươi?

Đây là “nguyên tắc” thứ hai để nắm giữ và phát triển sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu có những “chọn lựa” trái ngược nhau. Chớ gì mỗi người giữ mình, đừng đoán xét thái độ của người khác. Mỗi người phải có thể quan tâm tới tình yêu và sự kính trọng người khác, để khỏi sợ “là mình” như người ta. lạy Chúa, xin giúp chúng con đừng xét đoán, đừng khinh thị.

Chúng ta đều sẽ phải ra trước toà án Chúa.

Phải, nếu chúng ta không có quyền xét đoán người khác, là vì “sự phán xét” là đặc quyền của một mình Chúa : chúng ta sẽ bị Người phán xét ! Không lên láu cá trước sự bất ngờ này.

Chính Chúa Giêsu đã mạnh mẽ đòi thái độ này khi Người đòi chúng ta đừng quá nhìn thấy “cái rác trong mắt người lân cận” trong khi chúng ta không thấy “cái xà trong mắt chúng ta”.

Chúa phán rằng: “Mọi đầu gối sẽ phải quỳ lạy Ta”... Vì vậy, mỗi người chúng ta sẽ phải trả lễ về chính mình với Thiên Chúa.

Không gì hơn những tư tưởng thuộc loại này có thể giúp chúng ta tương đối hoá lập trường quá tuyệt đối của chúng ta.

Lạy Chúa, con không muốn phải sợ phán quyết của Chúa. Nhưng chớ gì điều đó giúp con ân cần hơn đối với người khác.

BÀI TIN MỪNG: Lc 15, 1-10

Các người thu thuế và tội lỗi thường đến gần Đức Giêsu mà nghe Người giảng. Thấy vậy, những người thuộc phái Pharisêu và các kinh sư xầm xì với nhau: “Ông này niềm nở đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”.

Một trong những định nghĩa về Đức Giêsu: Đó là “Người đón tiếp kẻ tội lỗi”.

Đây là một mạc khải kỳ lạ của Thiên Chúa.

Người nào trong các ông có trăm con chiên mà bị mất một, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất…

Tính toán của Thiên Chúa không theo cách thức của ta. chúng ta luôn chú ý đến số lượng. Còn đối với Chúa , “một” cũng có thể ngang bằng”chín mươi chín”.

Mỗi con người đều là giá trị cao quý.

Sự tôn trọng của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta thật là kỳ diệu!

Lạy Chúa, Chúa có mang đến cho chúng con một tình yêu “cá vị” biết bao!

Nhờ tư tưởng, con nhắc gọi trong tâm hồn con. Những tên tuổi của biết bao người con mới gặp gỡ, như Ông T..bà X..cô Y…Em bé trai này…em bé gái kia.

Mỗi người trong họ đều được Chúa yêu thương.

Để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất.

Con chiên lạc đó! tôi tìm coi! rõ ràng, nó đã trốn đi, đã bị lạc mất. Nhưng trong tư tưởng của người mục tử, ông luôn nghĩ đến nó. Không có gì đáng kể hơn nó.

Chúng ta có một Thiên Chúa như thế đó ! một Thiên Chúa luôn tiếp tục nghĩ đến những kẻ lìa bỏ Người. Một Thiên Chúa thương yêu những kẻ không yêu mến Người. Một Thiên Chúa đi kiếm tìm “những đứa con tản mác”.

Con chiên đã khiến Thiên Chúa phải băn khoăn lo lắng! liệu tôi có mang thân phận con chiên đó không?

Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai.

Ta gặp lại một “hình tượng’ tuyệt đạp: hãy dừng lại lâu hơn để chiêm ngắm.

Một người, một người chăn chiên sung sướng tươi cười, hớn hở nhảy mừng, reo vui. Chính Thiên Chúa được trình bày cho ta như thế đó.

Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói:

“Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên của tôi, con chiên bị mất đó”.

Thiên Chúa nói: Anh em cũng hãy chia vui với tôi.

“Niềm vui của Thiên Chúa’, chính là gặp lại được con cái mình đã mất.

Tôi nói cho các ông hay: Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là chín mươi chín người không cần sám hối ăn năn.

Trên trời, vui mừng biết bao!

Thiên Chúa nói: Ai muốn đến chia vui với tôi.

Chỉ một người tội lỗi hối cải! Tôi có nghe rõ không?

Chỉ một người tội lỗi hối cải! một người thôi! cũng giữ một tầm quan trọng quá mức đối với Thiên Chúa. Không gì có vẻ đáng kể hơn “người đó”.

Và Chúa không hài lòng ngóng đợi con chiên lạc trở về sao? Chúa đã ra đi kiếm tìm nó. Phần con thì sao? con có luôn quan tâm thao thức quan tâm tới việc cứu rỗi con người như Chúa không ? con có một tâm hồn như Chúa, Vị thừa Sai, được sai gửi đi khắp nơi, để cứu vớt những gì đã hư mất?

Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được đó sao?

Chỉ mình Luca tường thuật cho ta dụ ngôn liên hệ đến “phái nữ” trên đây, nhấn mạnh thêm cùng một ý nghĩa, với một hình ảnh khác.

“ Thắp đèn”…”Quét nhà”…”Moi móc tìm kiếm”..

Tôi cũng là một tội nhân như mọi người tội lỗi khác, ôi đáng được hưởng nhờ tình yêu đó.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Lòng thương xót của Chúa

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Các dụ ngôn này bày tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa.

Các luật sĩ và biệt phái giải thích lề luật, bắt Người ta phải giữ những điều nghiêm ngặt mà không đem lại một an ủi và khích lệ nào. nay Chúa Giêsu đến giảng luật đạo mới, tuy Người bắt người ta phải hy sinh, nhưng đồng thời lại ban ơn giúp sức và an ủi để nâng đỡ. Các người bất lương: bọn thu thuế và bọn người tội lỗi, đều đến nghe Chúa Giêsu giảng. Người tiếp đón họ cách niềm nở. hơn nữa, Người còn tỏ lòng thương yêu họ, có khi cũng ăn uống với họ nữa. Các biệt phái và luật sĩ thấy vậy, nên lẩm bẩm kêu trách Người và tặng Người một danh hiệu: bạn của kẻ bất lương để chế nhạo Người.

Để sửa lại cái nhìn sai lầm đó Chúa Giêsu kể ra ba dụ ngôn. bày tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân.

Dụ ngôn con chiên lạc Lc 15,4-7

Dụ ngôn đồng tiền bị mất Lc 15,8-10

Dụ ngôn Người Cha nhân lành Lc 15,11-32

2. Ba Dụ ngôn này trình bày về sự tiến triển của tư tưởng :Một trên một trăm: một trong mười và một trên hai: diễn tả sự quan trọng và giá trị của cái mất đi lên cần được tìm về : sự trở về của tội nhân là quan trọng.

3. Trước những lời chỉ rích của các biệt phái về thái độ của Chúa Giêsu đối với người tội lỗi. Chúa Giêsu nhấn mạnh đến niềm vui của Thiên Chúa khi người tội lỗi trở về:

Niềm vui tìm được chiên lạc.

Niềm vui tiền thấy đồng bạc bị mất.

Niềm vui người con hoang đàng trở về.

điều này gợi ý cho ta:

Thông điệp với niềm vui khi tội nhân trở về với Chúa.

ý thức được lòng thương xót của Chúa, chúng ta may mắn chỗi dậy sám hối và trở về với Chúa.

4. Hai dụ ngôn : con chiên lạc và đồng tiền bị mất: nhấn mạnh đến việc Thiên Chúa tìm kiếm người tội lỗi. Còn dụ ngôn thứ ba về người con hoang đàng trở về : nhấn mạnh đến việc Thiên Chúa đón nhận tội lỗi trở về.

Điều này giúp chúng ta tha thiết trong việc tông đồ đưa người ta trở về với Thiên Chúa, và đồng thời phải có thái độ niềm nở, hân hoan đón tiếp người tội lỗi trở về với Hội Thánh.

5. Hình ảnh người mục tử với đàn chiên nói lên quan hệ giữa Thiên Chúa và dân riêng của Người. Con chiên tìm lại được là biểu tượng ơn cứu độ (Mk 4,6-7; Gr 23,1-4 ; Ed 34,11-16) điều này cho chúng ta nhận ra : công tác mục vụ là công tác có tính cách chăm sóc và phục vụ hơn là điều khiển, lãnh đạo. vì thế mục tử phải có tinh thần khiêm nhường, lòng yêu thương và tính khoan dung nhân hậu đối với những người mình có trách nhiệm./.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT