Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Sau Lễ Tro | Mt 9,14-15 | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Admin
06/03/2025
460
Câu trả lời của Đức Giêsu ngụ ý rằng: thời của Người là tiệc cưới, là thời Đấng Cứu Thế đã đến, chính Người là Tân Lang và các môn đệ Ngươi là những chàng phù rể. Vì thế, ăn chay để chờ đợi Đấng Cứu Thế đến theo kiểu những người đạo đức Do Thái, thì không còn là lý do nữa. Nên các môn đệ của Người đã không ăn chay...

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU SAU LỄ TRO
TIN MỪNG: Mt 9,14-15

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Is 58, 1-9

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nhấn mạnh. Để niềm vui phải là trước hết. Trước “Chay tịnh”, trước hy sinh, có niềm vui được “ở cùng tân lang”, cùng Thiên Chúa, các bạn của Tân lang có thể buồn sầu khi Tân lang đang còn ở với họ sao?" Đây là dịp đòi hỏi chúng ta điều thực sự, làm vui lòng Chúa.

Họ tìm kiếm Ta... và ước mong đến gần Thiên Chúa.. Họ hỏi: Tại sao chúng tôi ăn chay mà Chúa không đến?

Sự chứng thực cảm kích của Thiên Chúa. Người biết những toan tính hèn hạ của loài người chúng ta. Phải, đúng vậy, nhân loại kiếm tìm Thiên Chúa: người ta muốn Người ở gần và ủng hộ những ý đồ của chúng ta. Và vì vậy người ta có thể cũng ăn chay, thực hiện vài việc sám hối.

Trong ngày ăn chay, các ngươi lo dàn xếp công việc làm ăn, các ngươi hối thúc mọi người làm công. Phải, các ngươi ăn chay trong sự cãi vã, ẩu đả và đánh nhau hung tợn.

Chúa nói ăn chay là tốt, nhưng đó không phải là điều cốt yếu Điều cốt yếu là để ý tới tha nhân, đừng bóc lột lợi dụng người khác.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con đừng háo hức thủy lợi, làm hại người khác. Xin giúp mỗi người đừng bóc lột người khác! Trong đời sống gia đình nghề nghiệp, trong mọi giao tế của chúng con, xin giúp chúng con đừng đòi hỏi, cứng cỏi, cay nghiến, khó chịu. Chớ gì đây là một cuộc từ bỏ những tranh chấp cãi cọ. Xin hãy làm cho chúng con biết “kiêng bớt những cuộc ẩu đả. Tránh những tranh cãi ẩu đả cần thiết hơn là kiêng ăn kiêng uống.

Nào ăn chay như Ta mong muốn là: Hủy bỏ xiềng xích bất công... Trả tự do cho kẻ bị áp bức… Chia cơm bánh cho kẻ đói… tiếp rước những kẻ phiêu bạt không nhà... Gặp một người trần truồng hãy cho họ áo mặc… Đừng khinh bỉ người cùng xác thịt như mình…

Những lời này không cần chú giải, phải cầu nguyện trên những lời nồng nhiệt này

Lạy Chúa, đó là điều Chúa đợi chờ nơi con. Chớ gì mọi kitô hữu có thể nghe rõ những lời mời gọi này. Nếu như dân Chúa để mình bị chất vấn về những vấn nạn này suốt bốn mươi ngày trong năm cuộc canh tân sẽ tốt đẹp biết bao! Men sẽ dậy! cuộc cách mạng không bạo động Giáo Hội thực hiện giữa thế gian sẽ kết quả biết mấy!

Nhưng cẩn thận, đừng áp dụng những lời này cho người lân cận, chúng được nói cho tôi.

Lạy Chúa, xin cho con đừng mơ tới những hy sinh, và những “Chay tịnh" phi thường, nhưng biết thẳng thắn chấp nhận những người mà các liên hệ nhân sinh thường nhật đặt ra.

“Chia sẻ", "Đón nhận", "trao tặng".

Một ngày đẹp ý Chúa.

Không phải là ngày “ăn chay” mà là ngày người ta yêu thương đồng loại.

Như thế, sự sáng người tỏ rạng như hừng đông... khi người kêu cầu, Chúa sẽ trả lời: “Này Ta đây”.

Nếu cuộc tìm kiếm Chúa, tìm sống gần gũi Người thường xem ra vô hiệu, là vì chúng ta đã không dùng các phương thế tốt. Sự gặp gỡ Thiên Chúa tùy thuộc cung cách đối xử nhân bản của chúng ta có huynh đệ hay không.

Bài Tin Mừng: Mt 9,14-l5

Tình yêu cần đặt trên hết.

Niềm vui nên xếp hàng đầu.

Các môn đệ của ông Gioan tiến lại hỏi Đức Giêsu rằng:

Đó là điều chúng ta cần thực hiện thường xuyên .

Ta đến gần Đức Giêsu... nài xin Người giúp ta hiểu rõ ý định của Người về mọi vấn đề.

Trước khi tiến xa hơn, tại sao tôi lại không làm như vậy?

Tại sao chúng tôi và các môn đệ của người Pharisêu ăn chay, mà môn đệ của ông lại không?

Các môn đệ của Gioan Tẩy giả ngạc nhiên.

Họ và các người Biệt phái ăn chay, hy sinh, khắc khổ, kiêng cữ cách hào hiệp vượt xa những điều luật Do thái đòi buộc.

Còn Đức Giêsu và Nhóm môn đệ của Người lại tỏ ra hơn họ, tươi vui vì “không ăn chay”.

Chúng ta đã nghe Đức Giêsu nói, cần phải “chải đầu thơm khi ăn chay, để khỏi phải mang bộ điệu rầu rĩ” (Mt 6,16).

Tôi đã có bộ điệu nào? Tôi đã biểu lộ gương mặt ra sao .

Đức Giêsu trả lời: "Chẳng lẽ các phù rể lại buồn rầu, khi chàng Rể còn ở với họ?"

Hình ảnh chàng rể rất quen thuộc đối với người Do thái Toàn bộ Kinh Thánh chứa đầy biểu tượng như thế.

Thiên Chúa yêu thường Dân của Người. ở đây Thiên Chúa được coi như Hôn phu ( Is. 54,4-8; 61,10).

Chẳng ai còn réo tên người: “Đồ chống bỏ” “phận ẩm duyên ôi”: Nhưng người được mệnh danh là: “Ai khanh lòng Ta hỡi” , cô gái có chồng. Như cô dâu làm hỉ hoan chủ rể, Người cũng làm hoan hỉ Chúa trời ngươi..." (Is 62, 4-5).

Giavê phán thế này: “Ta nhớ lại tiết nghĩa thiếu thời của ngươi, mối tình vào buổi đính hôn khi người đã theo Ta trong sa mạc". (Gr 2, 2)

Ta sẽ đưa Israel vào sa mạc và âu yếm dỗ dành. Ở đó nó sẽ đáp lại như thuở còn thanh xuân. (Hs 2, 16).

Do đó, Đức Giêsu tự giới thiệu như “chàng rể" Thiên sai. Để biện minh cho “niềm vui" (không ăn chay) của các môn đệ mình. Đức Giêsu giới thiệu họ như các “chàng phụ rể”.

Phải, chàng rể của nhân loại đã đến? Buồn rầu là không nên! tình yêu cần ưu tiên hàng đầu.

Như những người biệt phái, tôi không có khuynh hướng biến Mùa chay trở thành một thời gian u sấu, nghiêm ngặt, khắc khổ sao ? Đối với Đức Giêsu, trước hết đó là một thời gian “yêu thương”.

Chàng rể còn ở với họ. Thiên Chúa còn ở với họ.

Tôi đã quyết định thời gian sống thân tình với Thiên Chúa mỗi ngày trong Mùa chay này ra sao? Sống "với Chúa” suốt ngày giữa những công việc bề bộn của tôi, nhưng cũng dành những thời điểm thuận lợi để hiện diện, gặp gỡ.

Sẽ có ngày chàng Rể bị đem đi bấy giờ họ mới ăn chay.

Một cách kín đáo, Đức Giêsu loan báo cái chết của mình. Người sắp bị “tách lôi đi" khỏi các bạn hữu Người. Trong thời gian giữa sự tách biệt này và cuộc trở lại của người vào thời thế mạt, việc ăn chay mang một giá trị mới mẻ: đó là thời gian mong chờ ! một ngày kia chàng rể sẽ được trao lại còn họ.

Tôi có mong đợi cuộc gặp mặt này không?

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Ăn chay

HOÀN CẢNH:

Trong tinh thần Mùa Chay, Phụng Vụ dùng bài Tin Mừng này để giúp chúng ta hiểu và thực hành việc ăn chay.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng này ghi lại lời Đức Giêsu giải thích về việc ăn chay theo tinh thần Tân Ước.

TÌM HIỂU:

14 “Bấy giờ các môn đệ Gioan tiến lại…”:

a) Luật cũ chỉ buộc người Do Thái ăn chay mỗi năm một lần vào ngày đền tội (Lc 16,19-31). Ngoài ra thời Đức Giêsu, người ta còn giữ chay tự nguyện vào những ngày chay chung, vì lý do như để cầu mưa. Hơn nữa, còn có những ngày chay do cá nhân giữ vì lòng đạo đức, như nhóm biệt phái ăn chay một tuần hai lần (Mc 2,18: Lc 18,12).

b) Rất có thể bữa tiệc của Lêvi (Mát-thêu) khoản đãi Đức Giêsu và các môn đệ của Người đã được tổ chức trùng vào ngày những người đạo đức và nhóm biệt phái ăn chay, vì thế, các môn đệ của Gioan đã đến chất vấn Người.

15 “Đức Giêsu trả lời …”:

 Câu trả lời của Đức Giêsu ngụ ý rằng: thời của Người là tiệc cưới, là thời Đấng Cứu Thế đã đến, chính Người là Tân Lang và các môn đệ Ngươi là những chàng phù rể. Vì thế, ăn chay để chờ đợi Đấng Cứu Thế đến theo kiểu những người đạo đức Do Thái, thì không còn là lý do nữa. Nên các môn đệ của Người đã không ăn chay.

Qua câu “sẽ có ngày chàng rể bị đem đi”: Đức Giêsu ngụ ý nói trước về cái chết của Người. Từ ngày Chúa phục sinh trong vinh quang, Hội thánh vẫn truyền giữ một số ngày chay với mục đích để đền tội trong khi chờ mong Chúa trở lại.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Chay tịnh là công việc cần phải thực hiện cách tích cực trong Mùa Chay, vì thế qua bài Tin Mừng hôm nay, Phụng Vụ nhắc nhở chúng ta về việc ăn chay và ý nghĩa của việc ăn chay: là để đền tội và được kết hiệp với Chúa ở đời này và sống với Chúa đời sau.

2. Sống thời Tân Ước thì không còn giữ những tập tục của Cựu Ước, như việc ăn chay để chờ đón Đấng Cứu Thế đến. Trong Tân Ước, việc ăn chay là chờ mong Chúa lại đến để phán xét kẻ lành người dữ. An chay theo Tân Ước, là để đền tội và lập công phúc cho đời sau.

3. Chúa Giêsu tự ví là chàng rể trong tiệc cưới và các môn đệ của Người là những phù rể. Chúng ta là những môn đệ, những Kitô hữu được diễm phúc sống kết hiệp với Chúa ở đời này và ở đời sau. Nhưng vì đời này chúng ta yếu đuối, còn nhiều bất xứng do tội lỗi, nên việc kết hiệp giữa ta với Chúa chưa được trọn vẹn, vì thế chúng ta cần phải biết chay tịnh, khổ chế, hy sinh hãm mình để thanh tẩy đời sống hầu mai sau trong ngày phán xét, được dự tiệc cưới Nước Trời.

4. Đức Giêsu bị đem đi, có nghĩa là Người chịu thương kho, tử nạn để chuộc tội cho nhân loại. Chúng ta muốn được khỏi tội lỗi và hình phạt bởi tội gây ra, cũng phải chịu thương khó bằng những việc chay tịnh, hy sinh, hãm mình. Mùa Chay là bầu khí thích hợp để làm việc đó.

5. Nhìn vào các môn đệ của Gioan đến cật vấn Chúa về việc ăn chay. Chúng ta rút kinh nghiệm: thấy người khác không giống mình thì khó chịu và chỉ trích phê bình.Ở đây, các môn đệ của Gioan đã sai, vì ăn chay không đúng ý nghĩa với tinh thần của Tân Ước. Cũng vậy, những chỉ trích của chúng ta nhiều khi sai lầm mà cứ tưởng mình đúng, đang khi sai mà mình không biết, đàng khác người ta đúng mà mình nghĩ người ta sai. Như vậy chúng ta chỉ trích phê bình là bất công. Vậy đừng vội vàng phê bình chỉ trích khi thấy người ta khác mình.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT