Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần I Mùa Chay | Mt 5,20-26 | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
13/03/2025
600
Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta, môn đệ của Người, phải công chính hơn các luật sĩ và biệt phái. Điều này có nghĩa là chúng ta giữ luật, bất cứ luật gì, đều phải trọn vẹn cả hình thức lẫn nội dung, bên ngoài cũng như ý hướng nội tâm: lý do là vì Chúa muốn thấu suốt cả bên ngoài lẫn bên trong...
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN I MÙA CHAY
TIN MỪNG: Mt 5,20-26

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Ed 18,21-28

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đòi chúng ta phải nên tốt đến tận cùng con người đừng bằng lòng khi tránh được những cử chỉ bên ngoài gây hại, nhưng phải “hòa mình” từ nội tâm, và trước hết, cả với thù địch của chúng ta. Điều đó dẫn đi quá xa... và chúng ta có trách nhiệm về mọi điều đó. Người ta sẽ tính sổ chúng ta về điều đó.

Edêkiel cũng nhấn mạnh đến “lòng nhân” và “trách nhiệm”.

Nếu kẻ gian ác ăn năn sám hối mọi tội họ phạm... và thực thi công bình chính trực.

Sự gian ác không thuận với con người?

Nó cũng không xứng với Thiên Chúa.

Thiên Chúa thẩm phán vào cuộc chiến thắng lại sự “gian ác”. Người ủng hộ quyền lợi và công bình.

Chú ý ! Tôi không nên nói cách biệt lập khỏi các sự việc, làm như “những kẻ gian ác" là những người khác. Cả tôi nữa, tôi là “kẻ gian ác" này cần sám hối về tội lỗi mình.

Tôi gây khổ. Dầu cho điều này không rõ rệt (nhưng có hoàn toàn miễn trách không?) Tôi có nỗ lực đủ để cuộc sống của những người chung quanh dễ chịu hơn không?

Nó sẽ sống... Chúa là Thiên Chúa phán: "Có phải Thiên Chúa muốn kẻ gian ác phải chết, chớ không muốn nó bỏ đàng tội lỗi và được sống ư?”

Thiên Chúa buộc phải tự vệ.

Người biết người ta tố giác Người điều gì?

Dầu vậy, Người không thể đứng về phía những kẻ gian ác. Người cũng không thể thỏa hiệp với sự dữ và tội lỗi. Au là quá lố nếu Chúa có vẻ nâng đỡ, dầu là chút đỉnh, sự áp bức và bất công, ích kỷ và vu khống. Không, mọi sự đó đều chống lại Người. Người chống lại. Và Người ngăn đe: Hãy hối cải! Nhưng trong thâm sâu, Người chỉ có một ước muốn là đừng phải dùng đến hình phạt.

Các ngăm đe của Thiên Chúa luôn nhằm sự thiện và không nhằm sự dữ. Lời mời gọi bổ túc gọi tôi hối cải, để đừng lạm dụng lòng nhân hậu Chúa... và để "sống”.

Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính và phạm tội ác, nó phải chết, chính vì tội ác nó phạm, mà nó phải chết.

Phải coi trọng khuyến cáo.

Thiên Chúa cho chúng ta vinh dự không coi mình như những kẻ vô trách nhiệm. Sự tự do của chúng ta không phải trò chơi không quan trọng. Chính Thiên Chúa đã quyết định quan tâm tới nó: Người hết sức tôn trọng chúng ta, đến nỗi không ra tay ép buộc chúng ta.

Vậy, hỡi nhà Israel, hãy nghe đây: Có phải đường lối của Ta không chính trực ư? Hay trái lại đường lối của các ngươi không chính trực?

Như thế, người lao mình vào sự chết, vào sự dữ, vào sự gian ác... phải mang lấy trách nhiệm về việc đó, nếu họ rõ rệt có trách nhiệm. Một mình Chúa đoán xét điều đó. Nhưng người ta không có quyền tố giác Thiên Chúa.

Bởi vì, về phía Người Thiên Chúa đã làm tất cả để cứu con người khỏi cái chết, sự dữ và sự gian ác này. Người dấn thân trọn vẹn vào việc cứu rỗi nhân loại. Người đã đổ ra giọt máu cuối cùng.

Còn phải nói lại nữa: “Lạy Chúa, xin thương xót chúng con”.

BÀI TIN MỪNG: Mt 5,20-26

Hãy Sống "tốt lành" tận cặn...

Hãy yêu thương cả kẻ thù nghịch.

Anh em đã nghe luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người. Còn Thầy, Thầy bảo Cho anh em biết: Chớ giận anh em mình..."

Quả thực, thật là khác nhau.

Đức Giêsu đến kiện toàn Lề luật. Môsê cấm không được giết người. Ong đã đặt con người sống theo hướng bất bạo động, thực thi tình nghĩa anh em. Những xử sự như thế, vẫn còn nằm trong tình trạng sơ đẳng và rất tiêu cực.

Đức Giêsu đi vào trọng tâm vấn đề. Người nội tâm hóa lề luật : không phải chỉ- cử chỉ bên ngoài, là xấu, mà đã xấu từ “sự nóng giận” bên trong, là yếu tố có thể dẫn đến cử chỉ đó… Những lời nói lăng nhục, những cuộc cãi vã, thường làm tổn thương các mối quan hệ giữa con người. Bảo người nào đó là “đồ ngốc" hay "đồ khùng”, thì đã phạm tội vì thiếu yêu thương.

Dưới ánh sáng đó, tôi xét lại các mối tương quan của tôi với kẻ khác.

Trong mùa chay này, thật là- hữu ích nếu tôi dùng ánh sáng đó để soi rọi vào các quan hệ hằng ngày của tôi. Tôi có hay phẫn nộ không? Tôi có thường khinh bỉ kẻ khác? Tôi có cứng cỏi trong lời nói không?

Vậy nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, để của lễ lại đó trước bàn thờ.

Một lần nữa Thiên Chúa xác định thái độ.

Nếu con người bất hòa với nhau, thì mối dây liên kết giữa họ với Thiên Chúa cũng bị cắt đứt.

Khi ta không yêu thương mình thì Thiên Chúa cũng từ chối cử chỉ yêu thương ta dành cho Người.

Và “của lễ" kém giá đó, đang khựng lại trước bàn thờ... Thiên Chúa tự đứng ra bảo đảm các mối tương quan con người. Trước khi quan hệ trực tiếp với Ta, các người hãy quan hệ trực tiếp với nhau trước đã. Bác ái huynh đệ được coi trọng hơn cả nghi thức tế tự.

Hãy đi làm hòa với người ấy đã, rồi hãy trở lại dâng lễ vật của mình.

Ở đây, không phải là một thứ tình cảm dễ dãi, tránh được những vấn đề “thực sự”. Đã có sự rạn nứt. Người ta tranh cãi nhau. Người ta không còn nói với nhau nữa.

Cũng không có vấn đề kẻ khác đi bước trước, như ta thường nói: "Tôi sẵn sàng... bao lâu anh ta muốn. Về phía tôi, tôi luôn sẵn sàng". Rõ ràng, Đức Giêsu xác định một quan điểm ngược hẳn: chỉ cần tôi nhận ra một kẻ khác nào đó có điều gì mình chống lại tôi... là đủ yếu tố khiến tôi phải đến gặp họ, phải đi tới ngay.

Chỉ như -thế, của lễ của tôi mới đẹp lòng Thiên Chúa! Tôi không nên lướt quá nhanh câu Tin Mừng trên, khi tự nhủ rằng đâu có gì ăn thua đến tôi. Thế tôi không có cuộc giao hòa nào phải thực thi sao?

Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương.

Nhưng lạy Chúa, con đâu có kẻ thù. Chúa nói cho những kẻ khác đó? Có chắc như thế không?

Thế không có ai làm tôi bực dọc, vì họ không suy nghĩ giống như tôi sao? Vì họ có một tính khí khác xa với tính khí tôi ?' Vì họ có những sở thích về văn hóa, chính trị, phụng vụ, v.v... nghịch với sở thích của tôi ? Vì đôi khi họ có những nhận xét làm mếch lòng và gây tổn thương cho tôi?

Tôi hãy hòa giải... hãy làm hòa với...

Lạy Chúa, Chúa đòi hỏi chúng con điều gì?

Đương nhiên là cần tư cách tốt trong mối tường quan! Không chịu đầu hàng trước những đổ vỡ. Xây dựng một cộng đoàn, mà ở đó ta yêu thương nhau và luôn tái lập những gì không ngừng xung đột. Đặt giá trị cho cộng đoàn đó. Hãy dấn thân hoà giải. Đó là nguyên tắc cơ bản để sống còn của con người, gia đình, nghề nghiệp, chủng tộc, những khối lớn... và ngay cả thế hệ nọ đến thế hệ kia.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Hãy làm hoà

HOÀN CẢNH:

Đức Giêsu đến làm cho luật được hoàn hảo. Vì thế, Người sửa đổi tệ tục trong đời sống xã hội, gia đình và tôn giáo, điển hình như thái độ đối với kẻ thù (Mt 5,17-48)

Ý CHÍNH:

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đề cao đức công chính của người môn đệ và dựa trên điều răn thứ năm, chớ giết người, Người sửa đổi tục lệ trong đời sống cộng đoàn.

TÌM HIỂU:

20 “…nếu anh em không ăn ở công chính…”

Đức Giêsu đòi hỏi những ai làm môn đệ của Chúa thì phải sống công chính hơn các luật sĩ và biệt phái vì đó là điều kiện để vào Nước Trời.

Công chính, theo luật mới do Đức Giêsu đề ra là: Tin vào Người (do ơn Chúa ban) sau đó sống theo lòng tin ấy (bao gồm luân lý và đạo đức)

21-22 “Anh em đã nghe luật dạy…”

Người sửa đổi tệ tục trong đời sống chung:

Luật xưa cấm giết người, chỉ cấm đổ máu thực sự thôi. Nhưng những cách làm cho người ta đau khổ trong lòng, luật lại không đề cập đến. Nay, Đức Giêsu dạy rõ: Điều ác, dẫu mới lập tâm phạm, cũng có tội rồi. Làm đau khổ lòng người như giận dữ, chửi mắng cũng có tội như xúc phạm, làm thiệt hại thân xác người ta thực sự.

Những kiểu nói:

- Đồ ngốc, có nghĩa là “đầu rỗng”, gọi ai là đồ ngốc tức là phủ nhận giá trị của họ, và như vậy là xúc phạm đến phẩm giá của họ.

- Quân phản đạo: Đối với người Do Thái, là một sự sỉ nhục nghiêm trọng. Gọi ai là quân phản đạo thí xúc phạm đến họ cách nặng nề.

Với kiểu nói phản đề (c.21-22), Đức Giêsu đưa ra những trường hợp điển hình về sự công chính mới. Sự công chính được kiện toàn bằng cách đi sâu vào nội tâm và kiểm soát cả điều ước vọng và những động lực thầm kín nhất của con người.

23-24 “Vậy khi anh em sắp dâng lễ vật …”

Chi tiết này cho thấy: thái độ đối với tha nhân quyết định giá trị của việc thờ phượng Thiên Chúa. Người ta dễ quan tâm đến bổn phận thờ phượng Thiên Chúa, mà lơ là bổn phận tha thứ và yêu thương đối với tha nhân.

“Để của lễ lại”: là kiểu nói diễn tả ý muốn giải hoà, tha thứ ở đây không nên hiểu sát chữ mà hoãn việc thờ phượng vì viện lẽ chưa dàn xếp xong. Làm như vậy là dấu chỉ không sẵn sàng giải hoà. Việc thờ phượng Thiên Chúa là lý do cấp bách phải sớm tha thứ.

25 “Anh hãy mau dàn xếp…”

Theo luật cũ, nếu trước khi dâng lễ, người Do Thái cảm thấy mình nhơ uế (Lv 15,27) thì họ phải thanh tẩy trước đã; Chúa cũng đòi hỏi người Kitô hữu một phản ứng như vậy, nếu trước khi dâng lễ họ nhớ mình đang ở trong tình trạng bất hoà với tha nhân.

Việc chia cắt với tha nhân do sự giận ghét, làm cản trở sự giao hoà với Thiên Chúa. Vì thế, muốn dâng của lễ lên Thiên Chúa, cần phải gạt bỏ mọi ngăn cách với tha nhân để được thông hiệp với Thiên Chúa. Việc làm hoà này có tính cách cấp bách, và phải làm ngay: trong khi đi đường đến quan toà, nghĩa là trong thời gian sống ở trần gian để chờ ngày Chúa đến trong giờ chết, mà giờ chết thì không biết trước được, nghĩa là phải làm hoà khi còn đang sống chứ không đợi đến giờ chết.

26 “Thầy bảo cho anh em biết …”

Việc bất hoà với tha nhân được coi như một món nợ phải đền, và đền cách trọn vẹn đầy đủ đến đồng bạc cuối cùng. Chi tiết này cho thấy việc hoà giải là cần thiết và cấp bách, vì nó cần cho việc thông hiệp với Thiên Chúa trong đời sống vĩnh cửu.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta, môn đệ của Người, phải công chính hơn các luật sĩ và biệt phái. Điều này có nghĩa là chúng ta giữ luật, bất cứ luật gì, đều phải trọn vẹn cả hình thức lẫn nội dung, bên ngoài cũng như ý hướng nội tâm: lý do là vì Chúa muốn thấu suốt cả bên ngoài lẫn bên trong.

- Các luật sĩ và biệt phái chỉ chú trọng đến hình thức bên ngoài của luật, nhưng ta phải giữ luật từ ý hướng bên trong là căn bản, biểu lộ ra bên ngoài là hình thức.

- Mỗi người chúng ta duyệt xét lại thái độ và tinh thần giữ luật của Chúa, nhất là luật bác ái, công bằng và thành thực.

2. Luật cũ chỉ đòi hỏi bảo vệ thể xác con người khi áp dụng điều răn thứ năm: chớ giết người. Còn Chúa Giêsu dạy: phải bảo vệ con người cả thân xác lẫn tinh thần; vì thế, Người kết án những lời nói xúc phạm đến phẩm giá con người như la mắng, chửi bới, rủa xả… Những lời nói đó, cũng đáng kết án như những hành vi chém giết nhau, gây thiệt hại về thể xác vậy.

- Kiện toàn lề luật này, Chúa Giêsu muốn nội tâm hoá lề luật: Không phải hành vi bên ngoài là xấu, nhưng nó xấu từ sự nóng giận bên trong, là yếu tố có thể dẫn đến cử chỉ, hành vi đó. Những lời lăng nhục, những cuộc cãi vã, thường làm tổn thương các mối quan hệ giữa con người. Bảo người nào đó là ‘đồ ngốc’ hay ‘đồ khùng’ thì đã phạm tội vì thiếu yêu thương nhau.

- Dưới ánh sáng đó, chúng ta hãy xét lại các mối tương quan của mình với tha nhân.

Trong Mùa Chay này, thật là hữu ích nếu tôi dùng ánh sáng đó, để soi rọi vào các quan hệ hàng ngày của mình. Tôi có hay nóng giận, phẫn nộ không? Tôi có thường khinh bỉ kẻ khác? Tôi có hay nuông lời thô tục không?

3. Ai tự ý để mình buông theo tính nóng giận, chửi bới, thù hằn là liều mình hứng lấy án phạt của Chúa. Nhưng những ai sống hiền hoà, có lòng thương xót và sống hoà thuận thì được Chúa hứa ban hạnh phúc “vì Nước Trời là của họ”.

4. Việc tha thứ:

- Tha thứ là điều kiện để được hiệp thông với Thiên Chúa. Vì thế trong Phụng Vụ Thánh lễ, để xứng đáng cử hành và tham dự, nhất là để được hiệp lễ, Hội Thánh đòi hỏi chúng ta phải sám hối và tha thứ cho nhau.

- Tha thứ tuy là điều khó khăn nhưng cần thiết, nên Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện rằng: “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”.

5. Mùa Chay thúc giục chúng ta sống quảng đại tha thứ để được Chúa thứ tha.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT