Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần III Mùa Phục Sinh (Ga 6,53-59) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
18/04/2024
179
Thánh lễ là việc hiện tại hoá – mà Chúa Giêsu muốn như vậy- cuộc hy tế của Người trên bàn thờ, để có thể chữa lành và nuôi sống chúng ta. Điều này khích lệ chúng ta biết dùng những hy sinh trong cuộc sống, để đền tội và lập công phúc trước mặt Chúa. Đó là cách chúng ta loan truyền việc Đức Giêsu Kitô chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến...
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN III MÙA PHỤC SINH
TIN MỪNG: Ga 6,53-59

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Cv 9,1-20

Bị đày khỏi ranh giới Do Thái giáo, tù đày không gì có thể ngăn chặn Giáo Hội nữa: Sự cải hóa của Saolô, vị tông đồ tương lai của lương dân, là một giai đoạn chủ yếu. Thiên Chúa chuẩn bị tương lai và hướng dẫn hoạt động của Giáo hội Người. Kẻ bách hại hôm nay, trong chương trình của Thiên Chúa sắp trở thành đại tông đồ của Tin Mừng ngày mai.

Saolô còn mải say mê hăm dọa giết các môn đồ Chúa.

Tường thuật về ơn gọi thánh Phaolô bắt đầu như thế: Đời sống của một trong những vị “đại thánh " đã khởi đầu thế đó.

Lạy Chúa, xin biến đổi chúng con, Lạy Chúa, xin nhìn đến những miền bị bách hại. Lạy Chúa, xin thay đổi lòng chúng con. Lạy Chúa, xin giúp chúng con thấy được chương trình của Chúa có thể tiến triển lạ lùng thế nào, qua mọi cảnh huống bề ngoài. Trái ngược với Tin Mừng.

Đang khi đi đường, lúc đến gần Đamas bỗng nhiên một luồng sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông.

Trên đường dẫn từ Giêrusalem tới Đamas (thủ đô Syria). Những con đường có tầm quan trọng lớn trong công vụ các Tông đồ. Chính qua những con đường hiệp thông mà Tin Mừng lan rộng... từ thành này qua thành khác...do những khách du lịch…tôi có trách nhiệm trong việc truyền bá đức tin, trong việc phổ biến Tin Mừng. Tôi hoàn thành vai trò của tôi thế nào?

Ông ngã xuống đất và nghe tiếng Chúa phán rằng: "Saolô, Saolô, sao người bắt bớ Ta?”

Ong đã bắt bớ các môn đệ, đàn ông đàn bà. Ong gặp “Chúa Giêsu” ông bị chộp bắt bởi Chúa (Giêsu) Kitô Phục sinh đang sống hiện diện trong các môn đệ Người. Chính Người đã nói: “Điều nguơi làm cho những kẻ bé mọn nhất trong các môn đệ Ta là ngươi làm cho chính Ta”. Phaolô gặp Chúa Giêsu, trong những người đàn ông đàn bà mà ông bắt bớ: “Sao ngươi bắt bớ Ta?”. Từ ngày đầu gặp gỡ Chúa Giêsu: Các Kitô hữu là thân thể Chúa Kitô. Sau này ông sẽ nói với dân Rôma như vậy (12,5). Anh em là Thân thể Chúa Kitô... Những chi thể của thân thể Người.. "

Khi ăn “mình Chúa Kitô" trong thánh thể các Kitô hữu nên “thân thể Chúa Kitô ". Trách nhiệm lớn lao: Chúng ta làm cho Chúa Kitô nên hữu hình, chúng ta là thân thể của Kitô. Lạy Chúa, xin giúp con rút ra những hệ lụy cụ thể của cuộc khám phá này.

Lạy Ngài, Ngài là ai? Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ!... Hãy trỗi dậy vào thành và ở đó người ta sẽ nói cho ngươi phải làm gì.

Đây là một cách xác quyết sự kiện “Phục sinh": Ngày đó đối với Phaolô, Chúa Giêsu đang sống, cuộc đối thoại hôm nay, ông sắp theo đuổi, suốt đời và mỗi ngày, trong lời kinh không dứt. “Người là ai?” “Ta là Giêsu”. Mọi thư của thánh Phao lô sẽ là kết quả của cuộc đối thoại này.

Từ nay, Phaolô và Chúa Giêsu sẽ sống với nhau như đôi bạn, một “hữu hình” làm việc mở lời... một “vô hình" khởi xướng công việc từ nội tâm, gợi lời…

Phaolô, người thay mặt Chúa Kitô, thế chỗ Chúa Kitô, Kitô khác.

Người này là lợi khí Ta đã chọn, để mang danh Ta đến trước dân ngoại, vua quan và con cái Israel.

Lạy Chúa, xin cũng làm cho con nên khí cụ ơn cứu rỗi, niềm vui của Chúa.

BÀI TIN MỪNG: Ga 6,52-59

Người Do Thái liền tranh luận sôi nổi với nhau: “làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?"

Họ đã hiểu theo cách thực tế nhất. Và họ lấy làm khó chịu. Đức Giêsu nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông, nếu các ông không ăn thịt và uống máu con Người, các ông không có sự sống nơi mình."

Không làm giảm nhẹ sự gai chướng bất bình, Đức Giêsu còn lập lại điều đã nói: Người liên kết rõ ràng lời tuyên bố bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây.. mà tôi sẽ ban trước đó trong cuộc thụ khổ, để cho thế gian được sống với hy lễ trên đồi Canvê. Trong tư tưởng của Đức Kitô, việc ám chỉ “Máu”, cũng quy chiếu về thập giá, về cái chết ban sự sống.

Ta đứng. quên rằng, khi thánh Gioan ghi lại diễn từ trên, thì Người đã cử hành Thánh thể hơn 60 năm rồi. Làm sao mà các độc giả lúc bấy giờ lại không có thể áp dụng trực tiếp những câu này vào Thánh thể thân xác bị trao nộp và Máu bị đổ ra. Đằng khác, nếu Đức Giêsu mà không tuyên bố như thế, thì làm sao các tông đồ vào chiều dự Tiệc ly, có thể hiểu được bất cứ điều gì. Người làm việc thiết lập Bí tích Thánh thể, vào chiều thứ' Năm thánh không được Nhóm Mười Hai hiểu biết, nếu Đức Giêsu đã không khi nào chuẩn bị cho họ trước.

Ai ăn thịt và uống máu tôi thì được sống muôn đời. Và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết. Vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.

“Hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy... Hãy cầm lấy mà uống, này là chén Máu Thầy…”

Thánh Gioan không kể lại việc thiết lập Bí tích Thánh thể. Nhưng ở đây, cách đặt song đối nhau cũng khá ăn khớp với Tin Mừng nhất lãm: Mát-thêu, Mác-cô và Luca.

Ta có thể nêu lên ba hiệu quả của Thánh thể:

1. Sự sống muôn đời và sự sống lại.

“Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại”.

Thánh thể giúp ta kết hiệp với “Đức Kitô Phục sinh " hằng sống? Và thân xác Phục sinh này trở nên “hạt giống" của sự sống Thiên Chúa trong ta. Trong khi dự bữa Tiệc ly. Đức Giêsu sẽ nói đến "bữa tiệc thiên quốc" mà Người lại họp mặt với các bạn hữu của mình: "Thầy sẽ không còn uống thứ rượu nho này nữa, cho tới ngày Thầy sẽ cùng với anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy”.

Chúng ta sẽ tiến đến cuộc gặp gỡ hồng phúc này.

2. Cách sống tương lai giữa Đức Kitô và Kitô hữu.

“Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì liên kết hợp với tôi, và tôi luôn kết hợp với người ấy”.

Một từ mà thánh Gioan thích sử dụng, đó là: “cư ngụ, lưu lại kết hợp”.

Bạn có biết thế nào là ở với người mà ta yêu thương không? Thế nào là sống hạnh phúc với họ? Mọi người đều được mời gọi sống “kết hợp với Thiên Chúa, trong Thiên Chúa". Đó là đề tài căn bản của Giao ước, được diễn tả trong suốt dòng lịch sử, trong Kinh thánh, qua những kiểu nói càng ngày càng trở nên thân mật: “Các ngươi sẽ là dân của Ta, và Ta sẽ là Thiên Chúa của các người”... “người tôi yêu ở với tôi, và tôi ở với người đó. Anh em sẽ cư ngụ trong Thầy và Thầy sẽ cư ngụ trong anh em.

3. Kitô hữu tận hiến cho Đức Kitô

"Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy”.

Tốt hơn nên dịch là sống “cho”."Sống cho ai!" Đức Giêsu đã tận hiến đời mình cho Chúa Cha. Người đã sống trọn vẹn cho Người. Và Người vẫn yêu cầu ta sống cho Người như thế. Lạy Chúa, xin tạ ơn Chúa. Amen.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Bí tích Thánh Thể.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Bài Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh về ý tưởng. Ai ăn thịt và uống máu Đức Giêsu, thì được kết hợp với người trong đời này, được sự sống đời đời và ngày sau hết được sống lại. Hiệp lễ mỗi ngày là điều cần thiết cho đời sống thiêng liêng.

2. “Ai ăn thịt và uống máu Tôi thì được sống muôn đời”:

Câu này có ý nhắc nhở chúng ta rằng: Thánh Thể, tự nguồn gốc là một hy tế. Thân xác Đức Giêsu treo trên thập giá là để chuộc tội cho nhân loại, và máu Người đổ ra để đem lại sự sống đời đời cho chúng ta.

3. Qua bài Tin Mừng này, chúng ta có thể nhận ra ba hiệu quả của bí tích Thánh Thể:

a) Sự sống muôn đời và sự sống lại:

“Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6,54)

b) Sự sống tương giao giữa Đức Kitô và kitô hữu  

“Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy”.

c) Được thông dự vào sự sống của Thiên Chúa:

 “Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy”.

Thật là cao qúy và diễm phúc khi chúng ta được rước Chúa vào lòng.

4. Khi tham dự Thánh Thể, chúng ta được nuôi dưỡng bằng cả con người sống động và bất khả chia của Chúa Giêsu dưới thể thức hy tế, là thịt và máu Chúa.

Điều này khơi dậy nơi chúng ta lòng khao khát được dự thánh lễ mỗi ngày.

Thánh lễ là việc hiện tại hoá – mà Chúa Giêsu muốn như vậy- cuộc hy tế của Người trên bàn thờ, để có thể chữa lành và nuôi sống chúng ta. Điều này khích lệ chúng ta biết dùng những hy sinh trong cuộc sống, để đền tội và lập công phúc trước mặt Chúa. Đó là cách chúng ta loan truyền việc Đức Giêsu Kitô chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT