Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần V Mùa Chay | Ga 10,31-42 | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
10/04/2025
539
Công việc như thế vẫn luôn thể hiện từng bao nhiêu thế kỷ đã qua, nên ta khó mà tưởng tượng một việc mới mẻ triệt để và khó tin. Ta hiểu rằng, họ không muốn tin điều đó. Họ cũng đang đứng trước một con người bằng xương bằng thịt. Thiên Chúa “từ cõi cao sang của Người" hiện xuống. Người đang đi dạo trên đường phố. Người ta có thể ném đá Người.

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN V MÙA CHAY
TIN MỪNG: Ga 10,31-42

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Gr 20,10-18

Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta lại đứng trước âm mưu được sắp đặt trong những ngày này để chống lại Chúa Giêsu và sẽ đưa tới việc bắt giữ Người.

Khuôn mặt của Giêrêmia và lời cầu của ông gợi lên một cảnh huống tương tự.

Ta đã nghe nhiều người thóa mạ

Giêrêmia. Chúa Giêsu.

Những người công chính phải khổ.

Đó là mầu nhiệm của Nhiệm Thể Chúa Kitô: chúng ta, những con người tội nghiệp "Chi thể của thân thể Chúa Kitô". Chúa Kitô đau khổ, bị bách hại. Giêrêmia bị bách hại. Đó là Chúa Giêsu bị bách hại.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhìn thấy khuôn mặt Chúa, trong mọi người đau khổ... để tin rằng khi “họ chịu khổ với Chúa"... “họ cũng sẽ sống lại với Chúa" (Rm 6,8).

Nhưng, mọi người đau khổ còn giúp tôi nhìn rõ khuôn mặt thật của Chúa Giêsu. Một người bị chế nhạo giữa những tiếng la ó của đám đông, bị bạn bè phản bội, người đó giúp tôi hiểu rõ hơn điều đã xảy ra cho Chúa Giêsu.

Khủng bố khắp nơi, chúng ta hãy tố cáo nó, chúng ta hãy tố cáo nó.

Phải, Chúa Giêsu đã sống những giây phút thuộc loại này.

Những phút giây. "kinh hoàng”. Con người bị truy lùng.

Gần tới tuần Thánh, đừng tránh né việc chiêm niệm này. Nên cố mường tượng ra bầu khí bao quanh Chúa Kitô, vang dội mạnh vào tâm hồn Người. Chúng ta không thể nghĩ rằng Người để cho nỗi thất đảm xâm chiếm... dầu vậy, Người đã làm một con người và chính Tin Mừng đã để lộ những chán nản phiền muộn sâu xa của Người.

Tất cả bạn hữu tôi.

Phải, đây là một trong những nỗi khổ tâm nhất của Chúa Giêsu: bị bạn hữu bỏ rơi... họ hèn nhát.

Tôi dừng lại lâu để chiêm niệm những tâm tình của Chúa Giêsu

Con muốn sống với Chúa hơn, tuần tới!

Nhưng Chúa ở cùng tôi...

Thân mật với Chúa, trong những giờ nghiêm trọng, nhất là sự cậy trông duy nhất. Xin ban cho con ơn này giữa những âu lo của con, và trong giờ chết. Xin hãy ban ơn này cho mọi người bị áp chế.

Cả đến niềm an ủi này cũng có thể bị thiếu vắng: “Lạy Chúa, Lạy Chúa con, sao Chúa bỏ con?”.

Tôi đã tỏ bày công việc tôi cho Chúa.

“Lạy Cha, con phó linh hồn trong tay Cha”.

Có ngày mọi người đều rơi nào tình trạng cùng cực này. Điều đó có thể xảy đến tội lỗi chúng ta, vì những giới hạn của con người... Điều đó có thể xảy đến vì tội lỗi người khác chúng ta phải chịu...

Nỗi bất hạnh không chứng tỏ rằng người ta đã làm điều dữ và bị phạt. Điều này quá giản dị. Thực sự, Chúa Giêsu hoàn toàn “công chính" và "vô tội”. Và thật khủng khiếp khi nghĩ rằng chính Chúa Cha đã đặt người vào trạng huống bị đóng đinh.

Không, nhưng trong tình trạng cực độ bị đóng đinh, do tội lỗi loài người. Người "đã tỏ bày công việc Người cho Chúa... Người phó mình trong tay Chúa”.

BÀI TIN MỪNG: Ga 10,31-42

Trong bình an của Đức Kitô

Đức Giêsu đi đi lại lại trong Đền thờ. Một lần nữa, người Do Thái lại lượm đá để ném Người.

Lạy Chúa, cuộc Thụ khổ đã khởi sự trong Chúa trước cả ngày thứ sáu. Chúa đã sống những tuần cuối cùng của đời trần thế, bị những kẻ thù tàn nhẫn vây quanh. Chúa biết thế nào là đau khổ tinh thần: sợ hãi, lo ngại, suy tư, bất ổn... bị hiểu lầm, bị xét xử sai lệch... song giữa những người luôn bóp méo những ý định thâm sâu của ta... không thành công trong việc làm cho kẻ khác hiểu mình. Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cảm nghiệm, tất cả những điều đó là những đau xót của biết bao con người.

Lúc đó, phản ứng bên trong của Chúa ra sao?

Lạy Chúa, xin giúp con biết chiêm ngưỡng những gì đang diễn ra trong Chúa, trong thời gian Chúa trải qua những ngày cuối cùng đời Chúa.

Chúa có bạn hữu để trao để trao đổi, tâm sự những gì Chúa nghĩ tưởng không?

Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha.

Lạy Chúa Giêsu, ngay giữa những giông tố, Chúa vẫn giữ được một sự bình an vững vàng. Ngay trong tình trạng âu lo. Chúa vẫn có thể nương tựa vào Chúa Cha. Chúa biết mình biết mình được yêu mến, bao bọc, nuông chiều. “Chúa Cha trong tôi”. Đó là sự thông cảm hiệp nhất thâm sâu. Trong sáng hoàn toàn...

Tôi đã cho các ông thấy nhiều việc tốt đẹp Chúa Cha đã giao cho tôi làm, vì việc nào mà các ông ném đá tôi?

Quanh Chúa, họ bàn chuyện đá Chúa. Họ đã cầm đá trong tay. Nhưng Chúa, ngay lúc đó, Chúa vẫn nói đến "lòng nhân hậu”... Chúa nói về Chúa Cha.

Xin hãy giúp con sống với Chúa Cha.

Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng : ông là người phàm mà lại tự coi mình là Thiên Chúa.

Rõ ràng, đó sẽ là cái “có" để dẫn Chúa tới cái chết.

Thực sự những thẩm phán của Thượng Hội Đồng, chắc chắn vì ngay tình đã tin rằng mình sẽ phạt một kẻ nói phạm thượng tỏ tường... "một người nào đó dám xưng mình là Thiên Chúa”.

Công việc như thế vẫn luôn thể hiện từng bao nhiêu thế kỷ đã qua, nên ta khó mà tưởng tượng một việc mới mẻ triệt để và khó tin. Ta hiểu rằng, họ không muốn tin điều đó. Họ cũng đang đứng trước một con người bằng xương bằng thịt. Thiên Chúa “từ cõi cao sang của Người" hiện xuống. Người đang đi dạo trên đường phố. Người ta có thể ném đá Người.

Tôi là người Chúa Cha đã hiến thánh và sai xuống thế gian... là Con Thiên Chúa.

Chúa đã tự giới thiệu mình như thế!

Đó là chóp đỉnh giáo huấn của Chúa. Vượt xa mọi giáo huấn theo kiểu luân lý hay xã hội Chúa dạy một chân lý cốt yếu, có giá trị muôn đời.

Thiên Chúa nhập thể.

Thiên Chúa muốn sống "thân phận con người”.

Do đo, Thiên Chúa nâng cao "thân phận con Người”.

Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế.

Các giáo phụ của Giáo hội trong những thời kỳ đầu Kitô giáo, khi suy nghĩ về mầu nhiệm nhập thể này, đã dám nói: "Thiên Chúa làm người, để con người trở nên Thiên Chúa. Điều đó không thể làm cho ta lên mặt lên mày. Chúng ta không xứng đáng điều đó. Đó là một: "hồng phúc của Thiên Chúa”, một ân huệ. Và đó cũng là một trách nhiệm! Một đòi hỏi phải sống thánh thiện. Một lời kêu mời trở nên hoàn hảo. Một ơn gọi sống yêu thương tuyệt đối. Lý tưởng của con người. Chính thực là Thiên Chúa. Anh em hãy nên hoàn hảo như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn hảo.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Đức Giêsu chịu bách hại

HOÀN CẢNH:

Vào dịp mừng lễ Cung Hiến Đền Thờ ở Giêrusalem, Người Do Thái vây quanh Đức Giêsu, vật vấn Người có phải là Đấng Cứu Thế không? Đây là câu hỏi để gài bẫy: Nếu Người tự xưng mình là Đấng Cứu Thế, họ nghĩ chính phủ La Mã sẽ bắt tội Người. Nếu Người chối, họ sẽ buộc Người vào tội lừa dối dân (Ga 10,22-39)

Đức Giêsu không trả lời thẳng vào câu hỏi đó. Thừa dịp này, Người tuyên bố một chân lý quan trọng: Người đồng bản tính với Chúa Cha: “Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha”.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại việc Đức Giêsu chứng minh nguồn gốc của Người là Con Thiên Chúa, trước sự bách hại của người Do Thái.

TÌM HIỂU:

31-33 “Người Do Thái lại lấy đá ném Đức Giêsu…”:

Cũng như lần trước (Ga 8,59), người Do Thái ném đá Đức Giêsu, vì Người tuyên bố mình là Con Thiên Chúa. Lần này Người không vội lánh đi, nhưng ở lại để ra lẽ tự vệ.

34-36 “Đức Giêsu bảo họ…”:

Để bác bẻ người Do Thái tố cáo Người lộng ngôn vì tự xưng mình là Con Thiên Chúa, Đức Giêsu đã dựa vào lời Thánh Vịnh 81,6 để giải thích: Lời Thánh Vịnh này gọi các quan xét Do Thái là thần, là những ông chúa tể. Vậy nếu các quan xét là người phàm mà còn được gọi là bậc thần thánh huống chi là Người, vị Khâm Sai của Thiên Chúa, lại càng phải được gọi là con Thiên Chúa, mà không phải là lộng ngôn!

37-38 “Nếu tôi không làm các việc Cha tôi…”:

Đức Giêsu còn dựa vào các việc Người làm để chứng minh. Người quả quyết những việc Người làm là công việc của Chúa Cha”. Những công việc đó là: dạy giáo lý, cách cư xử khiêm nhường và dịu hiền, các dấu lạ, việc cầu nguyện, sự hiến thân…

39-42 “Bấy giờ họ lại tìm cách bắt Người…”:

Những câu này nói lên những phản ứng khác nhau đối với Đức Giêsu:

- Những biệt phái và luật sĩ tìm cách bắt Chúa vì họ không tin vào Chúa.

- Nhiều người đến với Chúa vì tin nhận sự thật về Chúa qua lời chứng của Gioan.

Nhiều người đã tin vào Chúa.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

Suy niệm bài Tin Mừng này, chúng ta có thể nhận ra:

1. Việc người Do Thái phản kháng Chúa Giêsu, đã làm nổi bật lòng họ nhất quyết từ chối tin Người, bất kể mọi việc Người làm. Họ không tin vì họ không muốn tin; tâm trí họ đóng kính; con tim họ giới hạn trong khuôn định kiến dầy đặc; vì Người không chịu uốn mình theo tư tưởng của họ.

Những việc Chúa đã làm, những lời đã dạy, nhất là qua Thánh Kinh và phụng vụ Mùa Chay, chúng ta đã tin nhận Chúa chưa? Nếu chưa, thì quả thật chúng ta đã từ chối tình yêu thương của Chúa, và phủ nhận phẩm giá làm con Chúa!

Đàng khác, chúng ta cũng cần khiêm nhường và thành thật tìm ra những động lực nào, lý do gì khiến cho mình chưa mau mắn, tích cực sám hối theo sự mời gọi của tinh thần Mùa Chay này?

2. Nếu chúng ta có thái độ ngược lại của người Do Thái đối với Chúa Giêsu, thì đoạn Tin Mừng này gợi lên cho chúng ta một chân lý căn bản cho đối tượng của đức tin chúng ta. Đó là: Chúa Giêsu và Chúa Cha là một. Chúa Cha ở trong Chúa Giêsu và chúng ta Giêsu ở trong Chúa Cha.

Như thế, Chúa Giêsu đã thực hiện công việc của Chúa Cha: Những lời giáo huấn, những phép lạ, sự hiến thân, cầu nguyện và các hoạt động của Người… là những dấu chỉ tình thương chăm sóc và nuôi dưỡng chúng ta trong cuộc sống trần gian này.

3. Sự từ chối tin vào Chúa của người Do Thái, khiến chúng ta có kinh nghiệm: những lời nói và việc làm chưa đủ sức mạnh để thuyết phục sự cố chấp và lòng chai đá của con người. Cần phải nại đến con đường hiến mình làm hy lễ để nói với con tim. Chính vì thế, Chúa Giêsu đã tỏ mình là ai qua thập giá: “Quả thật, ông này là con Thiên Chúa”.

Tình yêu thương của Chúa được biểu lộ qua phụng vụ cũng như các nghi thức của Mùa Chay, nhất là Tuần Thánh sắp tới, sẽ là những tâm tình đi vào con tim của mỗi người chúng ta, để khơi dậy lòng sám hối, sự quay về với Chúa, nhất là sống bổn phận làm con cái Chúa, Cha chúng ta ở trên trời.

4. Nhìn vào Chúa Giêsu qua bài Tin Mừng này:

- Xúm lại quanh Chúa Giêsu, người Do Thái cầm đá trong tay, muốn ném Người. Nhưng ngay lúc đó, Người vẫn nói về Chúa Cha, nói đến lòng nhân hậu…

Lạy Chúa, xin Chúa ban ơn giúp chúng con có lòng nhân hậu, khoan dung và sáng suốt trước những bách hại của người chung quanh, để con có thể làm chứng về Chúa.

- Người Do Thái không muốn tin vào Chúa Giêsu, vì họ vẫn giữ lập trường: Đức Giêsu chỉ là con người phàm trần.

Trong đời sống đạo hằng ngày, chúng ta vẫn có thói quen thực hiện việc đạo đức, nhận lãnh các bí tích, tham dự phụng vụ như những việc theo thói quen, vụ hình thức và thiếu ý thức… Vì thiếu lòng tin, cậy, mến Chúa nên không đón nhận được sức sống của Chúa để thánh hóa bản thân và tha nhân.

- Chúa Giêsu khi tranh luận với người Do Thái đã dựa vào Thánh Kinh, và những việc Người làm là bởi Chúa Cha, để làm chứng Người là Con Thiên Chúa.

Sống giữa xã hội trần gian, đầy những thuận và nghịch cảnh, chúng ta phải biết dùng ánh sáng của Lời Chúa và những việc có tính gương sáng để làm chứng cho phẩm giá người kitô hữu của mình và làm chứng cho Thiên Chúa chúng ta tôn thờ.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT