
Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần VII Phục Sinh (Ga 21,15-19) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
Thứ Sáu Tuần VII Phục Sinh
TIN MỪNG: Ga 21,15-19
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: Cv 26,13-21
Những trang cuối sách công vụ các Tông dỗ trích dẫn một số nhân vật lịch sử. Hành trình của Giáo Hội qua cuộc tù đày của Phaolô, công dân Rôma, từ từ đưa vào lịch sử lớn của Rôma.
Những gặp gỡ này rất quan trọng: những quan tổng trấn, những viên chức, binh lính được biết đến qua những tài liệu dân sự của thời đại đó. Chẳng hạn, ở Xêdarêa, người ta mới tìm lại được tấm bia ghi chỗ: “Pontiô Philatô " đã ngồi khi Ông đến dự trình diễn tại hì trường: Trong thành Xêdarê này, Phaolô đã gặp tổng trấn:Phêlixê, rồi tổng trấn Festô, rồi Agrippa, và Nêrêni…cùng bà Bêreni này sẽ là quản gia của Titô viên tướng Rôma chiến thắng thành Giêrusalem năm 75. Phải, Tin Mừng đã bắt đầu trong tăm tối từ những tỉnh xa, rồi tiến gần Rôma, thủ đô của đế quốc và qua những con đường hẻo lánh, do một tù nhân!
Tại Xêdarêa, viên tổng trấn với tinh thần hợp lý của một viên chức, tóm lược cho chúng ta điều cốt yếu của "hồ sơ” về Phaolô.
Họ có điều tranh cãi về tôn giáo của họ và về một Giêsu nào đó đã chết, mà Phaolô quả quyết là vẫn sống.
Hẳn thật, đây là điều cốt yếu.
Đối với quan tổng trấn Rôma, đây thuộc về “Một Giêsu nào đó"! Có một sự hoài nghi trong công thức cố tình nói mông lung. Đó đã là lập tường “khinh xuất" của Philatô: mọi chuyện này chẳng quan trọng gì.. “chân lý là gì?”… một Giêsu nào đó...”
Đối với Phaolô, trái lại Giêsu đó là một nhân vật “đang sống”. Đối với ông, không phải là “một người nào đó” Giêsu là bạn thường, là lẽ sống của ông. Phaolô sống với nhân vật "đang sống " này. Ông đã được Người đến thăm khi ông ở tù. Người nói với Người và lắng nghe. Người, gặp Người trong Thánh thể: “Này là mình Ta, này là Máu Ta”. Chính Giêsu đó cho ông được đứng vững trong các thử thách, chính vì Người mà ông sẵn sàng hiến mạng nếu cần. Và đối với tôi?
Lạy Chúa, con có tin rằng Chúa đang sống không?
Vâng, Chúa ở với con. Con tin rằng Chúa nói với con.
Chúa lưu tâm tới việc nguyện gẫm con đang làm lúc này.
Con tin rằng Chúa đang nói với con, rằng Chúa có vài điều phải nói với con.
HÔM NAY.
Đối với Phaolô, sự sống lại không chỉ là một đề tài trong kinh: Tin Kính, cuộc xác quyết tín lý: "Ngày thứ ba, Người sống lại như lời thánh kinh. Đây là một kinh nghiệm sống động "Ngày thứ ba Chúa đã sống lại và Chúa đang sống với con”.
Đang phân vân về vấn đề ấy… tôi đã truyền giữ hắn lại để nạp hoàng đế.
Phaolô chống án. Tòa án ở Xêdarêa lẫn ở Giêrusalem không còn thẩm quyền đối với ông nữa. Ông kêu nài lên trên, tới chính Rôma.
Lạy Chúa, xin dẫn chúng con tới nơi Chúa muốn. Và xin giúp chúng con để cho mình được dẫn đi. Và xin giúp chúng con sống với sự hiện diện của Chúa. Lạy thánh Phaolô, xin cầu cho chúng con.
BÀI TIN MỪNG: Ga 21,15-19
Vì chúng ta đã đọc bài Thương khó theo thánh Gioan, ngày thứ Sáu thánh… và những lần hiện ra của Đức Giêsu Phục sinh trong những ngày Mùa Phục sinh... thế nên ta bỏ qua và bước ngay sang hai trang cuối cùng của Tin Mừng theo thánh Gioan, hôm nay và ngày mai.
Này anh Simon, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?
Đức Giêsu vừa mới dùng bữa, trên bờ hồ, cùng với các bạn hữu Người.
Simon Phêrô, vài tuần trước đó, đã chối Thầy mình ba lần. Đức Giêsu hỏi ông một câu: "Này anh Simon, anh có mến Thầy không?”
Chúa cũng đang nêu lên cho chính con một câu hỏi như thế Trong thinh lặng, con lắng nghe Chúa. “Này X…Con có mến Thầy không?”
Chúa chờ đợi con trả lời.
Trong dòng thác lịch sử của thế giới, mà báo đài đang nói đến, có cuộc mạo hiểm cá nhân “của con”, được diễn ra trong Đức tin "của con”. “Con, con có mến Thầy không?”. Con không thể lẩn trốn trong câu trả lời của kẻ khác được. Chính con đang bị nhắm đến. Chính con đang bị hạch hỏi.
Thưa Thầy, có! Thầy biết…
Than ôi! Chúa cũng biết rõ sự yếu đuối của Phêrô.
Nhưng Phêrô gợi đến một nhận biết còn sâu sắc hơn mà Đức Giêsu đang có về ông. “Thầy biết con thương Thầy”.
Hãy Chăn dắt đoàn chiên của Thầy.
Sự thân thiết trong lòng tin, cũng như câu trả lời đượm yêu thương của Phêrô lúc đó, không để thưởng thức cách tình cảm, nhưng nhằm biến thành trách nhiệm.
Mối tương quan cá nhân với Đức Giêsu, rất cần thiết, không phải là một “cặp cảm tình" để rồi trở thành “hai chúng ta”. Tình yêu đó là nguồn phát sinh một sai gửi đến với kẻ khác. Vì anh yêu mến Thiên Chúa, anh hãy lãnh trách nhiệm đối với người khác, hãy trở nên mục tử của họ...hãy canh giữ họ... hãy dẫn họ tới những đồng cỏ xanh non.
Cả ba lần, Người đều hỏi Simon: “Anh có thương Thầy không? Phêrô buồn vì Người hỏi tới lẳn thứ ba.
Ba lần chối bỏ, đang hiện diện trong ba lần trả lời trên. Hiển nhiên, Phêrô nghĩ như thế. Trong. Giáo hội hay trong Nhóm nào khác, một người có trách nhiệm tốt với kẻ khác, không phải là người tin chắc ở mình và dựa vào cấp bậc để chà đạp kẻ khác... Nhưng đó là người biết sự yếu đuối của mình và cậy dựa vào mối thân tình của Thiên Chúa, hơn là sức riêng loài người của mình. Nhất là trong Giáo hội, phẩm chất Giáo Hoàng hay Giám mục cần phải biểu lộ rõ dấu chỉ này: Ý thức những hạn hẹp của mình. Yêu thương. Nhớ đến sự yếu đuối nơi bản thân.
Tôi thượng quyền của Phêrô, trách nhiệm của ông trên anh em, là một gánh nặng do Đức Kitô trao phó và dựa vào một “cam kết yêu thương”: Chính Đức Giêsu cũng đã yêu cầu người ta yêu Người hơn: "Anh có mến Thầy hơn các anh em này không?”.
Lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy và đi đâu tùy ý: Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng, và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.
Đây là dụ ngôn cuối cùng của Đức Giêsu về "tuổi trẻ" và “tuổi già", về “tự do” và “cưỡng bức”. Sẽ đến một độ tuổi ta không thể làm được tất cả những gì mình muốn nữa. Ý nghĩa và giá trị của dụ ngôn trên là gì?
Đức Giêsu nói vậy, có ý ám chỉ ông Phêrô sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa.
Mọi cường chế, tất cả những gì dẫn chúng ta "đến nơi mà ta không muốn”, có thể biến thành “tử đạo", thành “chứng tá" của tình yêu: Đó là giá trị cao cả của đau khổ vui lòng đón nhận, là sự dự phần vào công cuộc cứu độ phổ quát của Đức Giêsu.
Lạy Chúa, con xin dâng lên Chúa những điều trái ý con gặp hôm nay.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Hãy chăn dắt các con chiên của thầy.
HOÀN CẢNH:
Sau khi phục sinh, Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ, lần này Chúa hiện ra với các môn đệ tại bờ hồ Ti-bê-ri-a và trong lần này Chúa trao cho Phêrô được quyền tuyệt đối trong Hội Thánh và nói tiên tri về đời sống của ông.
Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay nằm trong bài tường thuật về câu chuyện Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với các môn đệ tại bờ hồ Ti-bê-ri-a, ghi lại việc Chúa Giêsu trao quyền tuyệt đối trong Hội Thánh cho Phêrô.
TÌM HIỂU:
15-17 “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?…”:
a) Chúa Giêsu hỏi Phêrô ba lần:
- Đó là cách nhắc lại ba lần Phêrô đã chối Chúa (Ga 13,38; 18,17.25-27).
Nội dung câu hỏi là: “mến Thầy”, vì thế việc mến Chúa là điều kiện để được Chúa trao sứ mệnh: Chăn dắt đàn chiên.
b) Phêrô ba lần tuyên xưng lòng mến Chúa:
- Việc Phêrô tuyên xưng ba lần vì lòng mến Chúa là cách đáp lại ba lần đã chối Chúa. Vì thế đây là một sự trở lại của Phêrô.
- Có thể việc lập lại ba lần là một hình thức cam kết pháp lý theo một khoản luật được áp dụng trong thế giới Sê-mít (St 23,3-18). Vì thế, lòng mến Chúa được coi như một khế ước đòi buộc những người Tông Đồ của Chúa phải thi hành…
- Đức Giêsu đáp lại bằng ba lần trao cho ông Phêrô sứ mạng mục tử.
Chúa Giêsu là Khâm Sai của Thiên Chúa và là Mục Tử duy nhất (Ga 10,12-16) sắp về trời, Người trao chức vụ đó lại cho Phêrô. Như vậy Phêrô là người kế vị Chúa Giêsu trong nhiệm vụ đứng đầu Hội Thánh.
18 “Thật, Thầy bảo thật cho anh biết…”:
Đến đây Chúa biết rõ Phêrô có thể sẽ thực hiện lời hứa trước đây: “Con sẵn sàng chết theo Thầy “Ga 13,37-38), nên Chúa cho Phêrô biết ông sẽ làm chứng về Chúa đến đổ máu mình ra.
19 “Người nói vậy… Hãy theo Ta”:
Câu này giải thích ý nghĩa lời của Đức Giêsu trong câu 18: đó là cuộc tử đạo của Phêrô.
Kiểu nói “anh sẽ phải giang tay ra”: có thể ám chỉ đến khổ hình thập giá mà Phêrô sẽ phải chịu vào cuối đời.
Và Chúa thêm: “Hãy theo Thầy”: Hẳn là Chúa muốn nhắc lại lời trước đây: khi Người bảo Phêrô: “nơi Thầy đi, nay con không theo được, nhưng sau này con sẽ theo”? (Ga 13,16), thì từ nay, Phêrô theo thật, nghĩa là Phêrô cũng chịu chết trên thập giá,
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
Qua bài Tin Mừng hôm qua, chúng ta đã thấy Chúa Giêsu cầu nguyện xin Cha Người gìn giữ các môn đệ trong tình hiệp nhất. Hôm nay, qua bài Tin Mừng này, Chúa thành lập phương thế để bảo đảm sự hiệp nhất ấy: Chúa Giêsu thành lập Hội Thánh.
1. Sự hiệp nhất của Hội Thánh được diễn tả qua sức sống của Thân Thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Là thành phần của Hội Thánh, chúng ta cần ý thức trách nhiệm:
- Duy trì và bảo vệ sự hiệp nhất của Hội Thánh bằng cách tránh những chia rẽ, bè phái hoặc sự cạnh tranh hơn thua trong mọi sinh hoạt của cộng đoàn, giáo xứ, giáo phận và Hội Thánh.
- Cổ võ và phát triển tinh thần hiệp nhất trong Hội Thánh bằng cách tích cực liên đới, hiệp thông và cộng tác với mọi thành phần của Hội Thánh trong mọi sinh hoạt xây dựng và phát triển Hội Thánh.
2. Trước khi trao sứ mạng chăn dắt đàn chiên, Chúa Giêsu đòi hỏi Phêrô phải lập lại đến ba lần lời tuyên xưng về lòng mến Chúa.
Như vậy, để đủ khả năng và điều kiện nhận lãnh và hoàn thành sứ mạng Chúa trao, chúng ta cần phải có lòng mến Chúa chân thành. Điều này đòi hỏi chúng ta phải chứng tỏ lòng mến Chúa bằng cách: “Suy niệm và thực hành lời này: ‘Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy’” (Ga 14,10)
3. “Hãy chăn dắt đàn chiên”:
Phêrô được Chúa đặt lên như người chịu trách nhiệm chính yếu của Hội Thánh. Phêrô trở nên như người bảo đảm cho sự hiệp nhất, liên kết và hoà hợp các tâm trí và thuần nhất việc làm của Hội Thánh.
Chúng ta hãy năng cầu nguyện cho các vị chủ chăn, nhất là những vị liên quan đến chúng ta được có lòng mến Chúa chân thành và duy nhất để làm cột trụ cho sự hiệp nhất của cộng đoàn…
4. “Ngươi có mến Ta không?”:
Trong Hội Thánh, việc sử dụng có trách nhiệm về quyền bính và sự thực thi có trách nhiệm về tuân phục, chỉ đạt được ý nghĩa mà mức viên mãn trong tình yêu của mọi người đối với Chúa Kitô. Cảm nghiệm được điều này, thánh Au-tinh đã chỉ vẽ cho mỗi người chúng ta: “Bạn cứ yêu đi rồi làm gì cũng được!”.
5. Lạy Chúa, con xin làm việc này vì lòng mến Chúa, con xin dâng lên Chúa những điều trái ý con gặp hôm nay vì lòng mến Chúa …
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10