Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XVII Mùa Thường Niên (Mt 13,54-58) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
01/08/2024
202
Đọc giả ngày nay sẽ bơ vơ khi đọc vài trang sách Lê vi. Sách này có tính cách lề luật xem ra quá khô khan khi ấn định những thói quen phụng vụ khá cổ kính: Nghi lễ hy tế, lễ nghi thiết định các tư thế, quy luật liên quan tới các nhơ uế theo lề luật, lịch phụng vụ, các công thức chúc lành và chúc dữ...
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN XVII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 13,54-58

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Lv 23,1-4.15-37

Đọc giả ngày nay sẽ bơ vơ khi đọc vài trang sách Lê vi. Sách này có tính cách lề luật xem ra quá khô khan khi ấn định những thói quen phụng vụ khá cổ kính: Nghi lễ hy tế, lễ nghi thiết định các tư thế, quy luật liên quan tới các nhơ uế theo lề luật, lịch phụng vụ, các công thức chúc lành và chúc dữ.

Trang sách đề ra cho chúng ta ở đây là tóm tắt lịch Do Thái.

Đây là những ngày lễ của Chúa mà các ngươi phải mừng lễ trong thời gian của nó.

“Những ngày lễ”.. Đây là từ đầu tiên chúng ta có thể nhấn mạnh. Hôm Nay chúng ta có hiểu nghĩa của “lễ lạc”, nghĩa là ngày đặc biệt cho phép người ta vui hơn, từ giã công việc quen thuộc hàng ngày?

Mỗi Chúa Nhật phải có tính chất ngày lễ đối với chúng ta. Đối với tôi, đây có phải là ‘ngày vui" không? Tôi phải làm gì để ngày này được nên vui tươi đặc biệt cho người khác, cho những người thuộc về tôi không?

“Những cuộc triệu tập” từ thứ hai của mọi lễ.

Người ta không thể nói về cuộc lễ trong đơn độc và

cá nhân. Nói "lễ" là nói tụ họp, đông đảo: Từ Hội Thánh = Ecclesia” muốn nói đúng là "cuộc triệu tập”. Chính cuộc "tụ họp" mọi Chúa Nhật tạo thành Hội Thánh. Mọi phụng tự chân chính đều có tính chất xã hội công cộng, cộng đoàn.

Tôi có lo thủ giữ vai trò trong cộng đoàn tham dự tập thể không? Tôi có ý niệm nào về Thánh lễ? Một kinh nguyện cá nhân? Một kinh nguyện với nhau? Với người khác? Tôi có mơ ước chọn một giờ dâng lễ sống động không?

Chiều ngày mười bốn tháng giêng là lễ Vượt Qua của Chúa: lễ trọng bánh không men... lễ dâng bó lúa đầu mùa...

Điều Chúa mong đợi, trước hết là "con người sống động". Ở đây Người đòi dâng công việc! Cuộc sống nghề nghiệp của chúng ta có tách rời việc phụng tự của chúng ta không? Hay chúng ta có cố dâng nó lên Thiên Chúa không?

Vượt qua trở thành lễ Kitô giáo: Thánh Phao lô sẽ nhấn mạnh rằng Chúa Kitô là “bánh không men" của chúng ta, và chúng ta cùng với Người (1 Cr 5,7).

Năm mươi ngày sau là lễ Ngũ Tuần.

Lễ này tưởng niệm việc ban lề luật tại Sinai, trong bão và lửa. Chúa thánh linh đã chuẩn bị việc tràn đổ người muốn làm cho người ta qua Hội Thánh.

Ngày mùng mười tháng bảy là ngày đền tội rất cụ thể …các ngươi phải hãm dẹp tâm hồn và dâng của lễ toàn thiêu cho Chúa.

Đẹp biết bao việc cử hành ơn “tha tội”, “ơn đại xá” của Thiên Chúa ban cho các tội nhân.

Chúng ta cử hành sám hối, xưng tội. Chúng có phải là một lễ lạc không?

Từ ngày mười lăm tháng bảy sẽ mừng lễ nhà xếp kính Chúa trong bảy ngày.

Đừng quên là Chúa Giêsu đã cử hành mọi lễ Do Thái. Chính trong những ngày lễ này (theo Ga 7,2-14) mà Chúa Giêsu đã kêu lớn giữa đoàn hành hương: “ Ai khát hãy đến cùng Ta và hãy uống. Ai tin Ta thì dòng nước hằng sống sẽ chảy trong họ"(Ga 7,37).

Người ta chứng nhận rằng hầu như khắp nơi tuổi trẻ than phiền về thánh lễ. Và dầu “Phụng vụ" phải là nơi cho sự biểu tỏ của xác thể, nhưng có những thâm sâu trong tâm hồn mà chỉ có nghi thức có thể chạm tới… Vậy Đức tin chúng ta phải “hát”, bằng những nghĩa cử những biểu tượng.

Bài đọc II: Gr 26,1-9

Vào thời đầu triều đại Joakim, con của Josias, vua Giu-đa, xảy có lời này của Giavê đến với Giêrêmia rằng: “Ngươi hãy đứng trong tiền đình đền thờ. Người sẽ nói với tất cả dân chúng: Ta sẽ biến đền thờ này ra Silô và Ta sẽ làm cho Giêrusalem nên một lời nguyền rủa trước mặt các nước”.

Đây còn là một lời hăm dọa chống lại sự tôn kính đền thờ vụ hình thức.

Giêrêmia sẽ bị bắt giữ vì cùng một lý do như Đức Giêsu là: đã tiên báo sự đổ nát của Đền thờ.

Thật là can đảm. Khi phải nói ra các sự việc này.

Có lẽ chúng sẽ nghe và sẽ trở lại, mỗi người bỏ đường tà của mình: Bấy giờ Ta sẽ hối tiếc sự dữ Ta có ý làm cho chúng vì những hành vi những hành vi ngang trái của Chúng.

Mục đích sâu xa của Thiên Chúa là không bao giờ hăm dọa. Theo lời Êdêkien: Ta muốn chúng “ăn năn sám hối chứ không muốn đánh phạt” (33,11). Đức Giêsu sẽ đi xa hơn, Người nói: "Trên trời ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối hơn là vì chín mươi chín người công chính, không cần phải sám hối ăn năn" (Lc 15,5-10).

Lạy Chúa con xin cảm tạ Chúa vì Chúa cho con khả

năng để thay đổi cuộc đời. Chớ gì con đừng lợi dụng nó mà cố ý ở lý trong tội lỗi của con.

Có lẽ chúng sẽ nghe...

Nếu các ngươi không nghe Ta mà để ý đến lời lẽ của các tôi tớ của Ta là các ngôn sứ.

Đây còn là đề tài về sự lắng nghe, xin chú ý.

Ngày Nay, người ta thường nghe nói: 'Tôi không tìm được thời giờ cầu nguyện”. Thực ra, cũng có một loại cầu nguyện lắng nghe nào đó, chỉ có thể làm trong cảnh thinh lặng, và cho được vậy, phải có nhiều điều kiện thuận lợi.

Xin ban cho chúng con lòng can đảm để đặt mình vào các điều kiện ấy, biết ngưng lại một vài công việc, nếu cần, để lắng nghe, như khi người ta thực lòng muốn nghe người mình yêu mến hay kính trọng.

Ta cứ nhất quyết sai các ngôn sứ đến với các ngươi mà các ngươi đã không nghe họ.

Ồ, đúng thế! Lạy Chúa, xin Người cứ nhất quyết như thế! Người bền chí hơn con. Xin cứ nói với con, cả khi con không biết lắng nghe Người. Có lẽ cuối cùng, một ngày kia, tiếng của Người sẽ lấn át tiếng ồn ào của tâm hồn con.

Các tư tế, các tiên tri và toàn dân đã nghe Giêrêmia tuyên bố các lời ấy trong đền thờ Giavê. Và khi Giêrêmia vừa tuyên bố xong tất cả những gì Giavê đã truyền cho ông phải nói cho toàn dân, các tư tế và các tiên tri liền túm lấy ông mà nói: "ông sẽ chết! tại sao ông lại tuyên sấm như thế... Và toàn dân đã xúm lại bên Giêrêmia, trong đền thờ Giavê”.

Người ta muốn làm câm miệng vị ngôn sứ hay gây phiền toái này, như người ta sẽ làm câm miệng ông Gioan Tẩy Giả, làm câm miệng Đức Giêsu.

Lạy Chúa, tại sao các bạn hữu Người, các phát ngôn viên của người, thường bị xua đuổi như vậy?

Đức tin chân chính thường là một thử thách, Giêrêmia đã sống niềm như một thử thách. Ong đã loan báo cho các người đồng thời biết tất cả sự an toàn của họ sẽ có ngày sụp đổ: đừng tưởng rằng Đền thờ là một sự bảo vệ vững chắc”. Và chính ông, cách riêng tư, đã thấy sự an toàn sụp đổ trước sự liên minh của các quyền lực muốn giết ông. Tất cả những điều đó làm ta nghĩ rằng, thực sự ông đã chết, tử đạo, thực hiện trước cuộc thương khó của Đức Giêsu.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống Đức tin trong sự trần trụi của các cơn thử thách, trong điều bất ổn của các liên lụy, trong đêm tối của nghi nan.

BÀI TIN MỪNG: Mt 13,54-58

Theo kỹ thuật trước tác của thánh Matthêu, ta bỏ qua “phần diễn từ” (các dụ ngôn được tập hợp lại ), để bước sang “phần sự kiện”. Nét đặc trưng của bốn chương mà ta sắp thấy (Mt 13,53-17,23), ta cũng nhận ra, dù có khác biệt đôi chút, trong diễn biến các sự kiện mà Maccô tường thuật (Mc 6,1-9-32).

Và ta gặp lại đó cùng một sợi dây xuyên suốt mầu nhiệm “con người” Đức Giêsu ngày càng sáng tỏ, nhưng thái độ cứng lòng tin của quần chúng cũng lớn dần. Đức Giêsu chỉ còn được một số tông đồ tin theo… Ta không thể nhận ra trong sự phù hợp trên một sự kiện lịch sử ngược đời nhưng đúng đắn sao? Điều đó đã xảy ra cho Đức Giêsu! Hai thánh sử không thể nói ngược lại.

Đức Giêsu về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường, khiến họ rất đỗi ngạc nhiên và nói: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế?”

Ở Na-da-rét người ta cứ tưởng biết rõ Đức Giêsu.

Tuy nhiên, người ta đoán ra, con người của Người có cái gì kỳ diệu đấy: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế?”

Không có gì nguy hiểm hơn là tự phụ mình biết tất cả! Người ta đã khép kín. Người ta không cần học hỏi điều gì nữa. Chính những người thân cận với Đức Giêsu, tại Na-da-rét, lại là những kẻ hùa nhau chống lại Người mãnh liệt nhất.

Lạy Chúa, xin giữ gìn tâm trí chúng con luôn cởi mở, nhanh nhẹn, sẵn sàng từ bỏ tất cả những gì chúng con tưởng mình đã biết để tiến xa hơn.

Đó là bí nhiệm của biết bao cơn khủng hoảng đã xảy ra trong hầu hết mọi đời sống. "Tôi nghi ngờ. Tôi tự nêu lên những câu hỏi...". Đó là lời mời gọi của Chúa quan phòng hãy rời bỏ mọi thứ an toàn của ta, để tiến bộ và thanh luyện Đức tin ta.

Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Maria, anh em của ông không phải là các ông Giacôbê, Giuse, Simon và Giu-đa sao? Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế?

Toàn thể phe cánh gia đình, mọi anh chị em trong dòng họ, đều muốn cầm giữ Đức Giêsu lại.

Người ta chê trách dòng tộc Người tầm thường: Sau

cùng, đó là một tên thợ quèn? Thật là ngược đời, khi tự xếp hàng về phía những người nghèo khó, nên Đức Giêsu cũng không được đám dân làng bé nhỏ hiểu Người hơn là Nhóm Pha-ri-sêu: Tất cả người ta đều chờ đợi một vị Thiên Sai vinh hiển, quyền năng, kỳ diệu, tuyệt vời, siêu việt!

nhưng Thiên Chúa không tuân theo những ý tưởng có sẵn của ta.

Phần chúng ta, có thể chúng ta dễ kết án những người Na-da-rét cứng lòng tin trên đây. Nhưng ta cũng mắc lầm lẫn như họ. Chính ta cũng không biết gặp gỡ Thiên Chúa trong vẻ giản đơn khiêm tốn của những hoàn cảnh thông thường. Thiên Chúa đang hiện diện ở đó. Thế mà ta lại kiếm tìm Người ở chỗ khác.

Đó là chướng ngại làm cho họ không tin vào Người.

Đâu có làm điều gì xấu, mà Đức Giêsu lại gây chướng ngại cho họ!

Đúng thế, một người tốt dù không muốn, cũng có thể gây nên những đổ vỡ! Điều đó đã xảy đến với Đức Giêsu! Chính Người là Đấng hoàn hảo, vô tội, chí thánh.

Lạy Chúa, thế thì tại sao con lại có thể xin Chúa giải thoát con khỏi những ngộ nhận trong đời sống?

Lạy Chúa, xin giúp con tốt hơn là mang chịu chứng theo gương Chúa.

Ngày nay, người ta thường nói quá dễ dàng rằng, Đức tin đã mất, luân lý mất, bởi vì do một lý do nào đó, ta không còn dạy Đức tin hay luân lý nữa... Thế mà, chính Đức Giêsu đã không thành công trong việc thuyết phục những người đồng hương của Người. Kỳ diệu thay thái độ chối từ Đức tin.

Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin.

Thái độ tôn trọng tự do thật là lạ lùng! Thiên Chúa không thúc ép lương tâm con người.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Đức Giê-su về thăm Na-da-rét lần thứ hai.

HOÀN CẢNH:

Khi xong xuôi cuộc truyền giáo ở Galilê, Đức Giê Su trở về quê hương Nadarét.

Ý CHÍNH:

Bài Tin-Mừng hôm nay ghi lại câu chuyện Đức Giê Su trở về thăm quê hương Na-da-rét, nhưng bị người đồng hương từ chối.

TÌM HIỂU:

54“Người về quê, giảng dạy trong hội đường của ho….”:

-Đức Giêsu về quê hương: chứng tỏ người vẫn khăng khít với tình đồng hương và nhất là tình gia đình như bao người khác.

người giảng dạy trong hội đường: hội đồng là nơi hội họp của người Do Thái. Ngày Sabát, người ta đọc Sách Luật, các sách Ngôn Sứ rồi tiếp theo là một bài giảng giải. Người do thái trưởng thành nào cũng có quyền được lên tiếng ở đó, nhưng thường người coi sóc hội đường hay mời những ai thông thạo Kinh Thánh làm công việc này Cv (13,15). Ơ đây Đức Giê Su được mời lên giảng giải Kinh Thánh.

Khiến họ sửng sốt….: sửng sốt vì thế Đức Giê Su giảng giải đầy khôn ngoan mầu nhiệm mà họ chưa từng được nghe và khác với lời giảng của các kinh sư còn bị lệ thuộc vào mặt chữ…

Sửng sốt vì tông tích của Chúa thì họ biết rõ: con bác thợ mộc; và không thấy người được học ở trường sở nào như các kinh sư mà lại giảng giải khôn ngoan và thông thái như vậy: “bởi đâu ông được khôn ngoan và làm được các phép lạ như thế?”.

55-56“Ong không phải là con bác thợ thợ sao?”:

Ơ đây cho thấy cái nguồn gốc khiêm tốn do dòng họ gia tộc của Chúa đã ngăn cản không cho phép người đồng hương tin vào Chúa.

57“Và họ vấp ngã vì người ….”:

Thái độ cứng lòng của người đồng hương làm cho Chúa Giê-su khó chịu và áp dụng họ vào câu ngạn ngữ: “ngôn sứ cũng có rẻ túng thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi!”. Quả vậy, ngôn sứ có bị rẻ rúng nơi quê hương mình, vì ngôn sứ hiện diện để đòi sám hối ăn năn theo ý của Thiên-Chúa; trong các người đồng hương với ngôn sứ lại chỉ để ý đến cái gốc tầm thường của ngôn sứ mà họ quá quen biết, nên “gần chùa gọi bụt là anh!”

58“Người không làm nhiều phép lạ tại đó…”:

Chúa có làm một vài phép lạ, như mở đường cho người ta (Mc 6.5), nhưng sự cứng lòng của họ không đáp ứng đủ để đưa tới những phép lạ khác, khả dĩ mang lại cho họ một lòng tin đem lại ơn cứu độ.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Nhìn vào Chúa Giê-su:

a) Xem việc Chúa làm:

- Chúa Giê-su về thăm quê hương: nêu cao tình liên đới gia đình, họ hàng và quê hương.

- Chúa Giê-su giảng dạy trong hội đường: mối liên hệ gia đình và họ hàng thân thuộc không làm ngăn cản sứ vụ Tông Đồ và truyền giáo.

- Chúa Giê-su vào hội đường: nêu cao tinh thần đạo đức phụng vụ Thiên-Chúa và phục vụ tha nhân.

b) Nghe lời Chúa nói:

- Lời giảng dạy sáng suốt của Chúa ở hội đường khiến cho những người đồng hương sửng sốt. Người Tông Đồ cần có những tư tưởng, lời nói và việc làm đạo đức thánh thiện để gây sự cảm phục cho những người xung quanh, kể cả những người thân trong gia đình.

- “Ngôn sứ có bị rẻ rúng …”:

Chúa Giê-su than trách những người đồng hương cứng lòng tin chỉ vì họ “quen quá hóa nhàm”, hoặc “gần chùa gọi bụt bằng anh!”. Điều này cảnh giác chúng ta:

- Làm việc đạo đức chỉ như thói quen nhàm chán.

- Những lời giảng dạy, những bài giáo lý chỉ muốn cho người khác thực hành mà ít quan tâm nhận lấy cho mình để sống.

- Những việc làm tốt và những gương sáng của người khác nhất là của những người quen biết thân thuộc, chúng ta thường khinh khi, bỏ ngoài tai và ít quan tâm để noi gương bắt chước cho bản thân.

- Chúng ta ít quan tâm đề cao những việc tốt, những lời nói hay và những ý tưởng đẹp của những người thân, những người cùng đang chung sống trong một cộng đoàn để thán phục và khích lệ.

- Vì bị ảnh hưởng tâm trạng “quen quá hóa nhàm” nên chúng ta dễ đánh mất tính cách thánh thiêng của những việc đạo đức, nhất là các phép bí tích.

- Vì bị ảnh hưởng tâm trạng “gần chùa gọi bụt bằng anh!” nên chúng ta ít coi trọng và quý giá các nơi thánh thiêng như nhà thờ, nhà chầu và ngay cả khi chầu Mình Thánh Chúa nữa!

2. Nhìn vào những người đồng hương của Chúa Giê-su:

- Họ cảm phục lời Chúa Giê-su rao giảng và các phép lạ Người làm, nhưng họ lại không tin vào con người của Chúa Giê-su, chỉ vì họ để ý đến nguồn gốc tầm thường về gia đình của Người. Như vậy cái vẻ tầm thường bên ngoài rất dễ che lấp con mắt khách quan của ta, khiến ta khó nhận ra cái giá trị sâu xa bên trong. Điều này nhắc nhở chúng ta khi tiếp xúc với những giá trị tinh thần, nhất là có tính cách thần thiêng như khi chúng ta gặp gỡ Chúa, cử hành các bí tích, chúng ta cần vượt qua cái vẻ tầm thường và tự nhiên bên ngoài để dùng con mắt đức tin mà nhận ra các giá trị thiêng liêng và cao trọng của những gì thuộc về Thiên-Chúa.

- Họ biết rõ tông tích có tính cách trần thế của Chúa Giê-su, nhưng họ không nhận ra Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế, chỉ vì họ đã cứng lòng tin. Rút kinh nghiệm: dù biết rõ, hiểu rõ và thấy rõ những gì bên ngoài của các bí tích, nhưng thiếu lòng tin thì việc nhận lãnh các bí tích cũng không đạt hiệu quả tốt cho phần rỗi của chúng ta. Như vậy, giảng dạy nhiều mà không sống điều mình giảng dạy thì cũng vô ích cho phần rỗi của mình!

- Họ không tin nên Chúa Giê-su đã không làm nhiều phép lạ. Muốn được hiệu quả cho phần rỗi thì những việc đạo đức, nhất là khi nhận lãnh các bí tích, cần phải có đức tin đơn sơ vá chân thành.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT