Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XXIII Mùa Thường Niên (Lc 6,39-42) | Giáo Phận Phú Cường
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN XXIII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 6,39-42
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : 1 Cr 9,16-19 ; 22-27.
Phaolô đã giải đáp, cảnh ôn hòa và tương đối các vấn đề mà giáo dân Côrintô đã nêu lên. Ong đánh giá cao bậc sống độc thân và tiết dục, nhưng không làm cho các người đã kết hôn phải hoang mang hay cảm thấy bị lên án. Ong đánh giá cao thái độ quảng đại của kẻ cho mình được tự do trước các của ăn húy kỵ, mà ông chỉ xin họ lưu ý đến lương tâm còn non yếu của anh em. Thái độ ôn hòa, thuận lợi cho cả người “ngoại giáo”, cũng như cho “người Do Thái” này, làm cho nhiều người thù ghét ông. Người ta buộc tội ông là ba phải. Thành thử, ông phải xác định rõ “ý nghĩa sâu xa” nhiệm vụ Tông đồ của mình.
Thật vậy, đối với tôi, việc rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, vì đó một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm.
Phaolô có lòng khiêm nhường lạ lùng, vì theo lịch sử, ta biết rằng không ai thay thế được Phaolô trong việc phổ biến Tin Mừng vào thời sơ khai. Ong không cho đó là một đặc ân, một niềm vinh dự. Ong tin rằng chính Đức Kitô đã khởi xướng công trình ấy. Ông không có công trạng gì. Ong tự cho mình như một tên nô lệ phải chu toàn bổn phận, chứ không có cách nào khác!
Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng.
thật là hăng say. Nhưng cũng là tiếng kêu thảm thiết.
Đời chúng ta tầm thường quá đỗi sánh với các yêu sách như thế ! Thế mà một số Kitô hữu cứ an tâm tự tại với Tin Mừng, thản nhiên trước đòi hỏi trên.
Tin Mừng, trước tiên, không phải là báu vật để hưởng thụ hay tích trữ … Nhưng đó là một tin vui cần phải loan báo, truyền tụng và phổ biến.
Tôi có là một Kitô hữu cho riêng mình hay không ?
Tôi đã làm gì với Tin Mừng đã lãnh nhận ?
Tôi không tự ý làm việc ấy, đó chỉ là chu toàn một “nhiệm vụ” Thiên Chúa giao phó. Vậy đâu là phần thưởng của tôi ?
Ong được sai đi làm nhiệm vụ. Không phải ông tự ý chọn ơn gọi làm Tông đồ. Đó là một “phận vụ” mà Thiên Chúa giao phó !
Phải, tôi một người tự do, không lệ thuộc vào ai, tôi đã trở thành “nô lệ của mọi người” hầu chinh phục thêm được nhiều người.
Đó là danh từ “nô lệ” theo tiếng Hy Lạp.
Nhiệm vụ làm Tông đồ của Thánh Phaolô là đáp trả sứ vụ của Đức Giêsu được hiểu như của người “Tôi Tớ đau khổ” trong Isaia. Chức vụ Tông đồ được hiểu như một “dịch vụ”. Tôi là đầy tớ của ai ?
Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều, họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư. Vậy tôi đây, tôi đâm … Tôi bắt thân thế phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại.
Khổ luyện : làm chủ con người mình.
Cần thiết cho nhiều ngành thể thao … và cũng như nhiều nghề nghiệp. Thiết yếu cho đời sống Kitô hữu. Cần thiết cho đời sống Tông đồ.
Làm sao ta có thể quả quyết “truyền giáo” mà không bắt chước Đức Giêsu Kitô ? Truyền giáo không phải là một “bánh ngon lành để ăn”, nhưng là họa lại khuôn mặt đau khổ của Đức Kitô chịu đóng đinh. Để truyền giáo, Phaolô đã bắt “thân xác chịu cực” và “đặt cho mình đủ điều kiêng kỵ”. Phải chăng, tôi luôn là một Kitô hữu an phận thủ thường.
Bài đọc II : 1 Tm 1,1-2 ; 12-14.
Các thư gửi cho Timôthêô và Titô, được gọi là các thư mục vụ, có một đặc tính khác với các thư khác của Thánh Phaolô. Các mối quan tâm về bút pháp khác hẳn. Một môn đệ gần cận Thánh Phaolô có thể đã can thiệp vào trước tác. Hoặc là chính Phaolô vào cuối đời mình, đã thấy mình đang đứng trước một giai đoạn thực sự mới mẻ trong sự tiến hóa của các cộng đoàn Kitô hữu : Thời đó cũng như hôm nay xảy ra những thay đổi mau chóng. Vì thế Phaolô nhấn mạnh hơn về các cơ chế phẩm trật và phỉ bác các sai lầm, để cứu vãn sự hợp nhất trong Đức tin, và truyền thống chân thực cho các thế hệ mai sau.
Cha gửi lời thăm Timôtêô, người con yêu dấu trong Đức tin.
Thực sự, chính Phaolô đã cải hóa Timôtêô, lương dân tại Lystra miền Lycaonia, có cha người Hy Lạp và mẹ người Do Thái (Cv 16,1). Cũng chính Phaolô đặt tay trao sứ vụ cho ông (1 Tm 4,14) Timôtêô ở bên Phaolô khi Ngài viết Bảy lá thư (1 Tx 1,1 ; 2 Tx 1,1 ; 2 Cr 1,1 ; Rm 16,21 ; Pl 1,1 ; Cl 1,1 ; Plm 1). Và nhất là Phaolô đã trao phó những sứ mệnh quan trọng cho người môn sinh yêu quý của mình, người mà ở đây Ngài gọi là “Con của mình trong Đức tin” (1 Tx 3,2-6 ; 1 Cr 4,17). Thật tốt đẹp cho chúng ta khi nghĩ rằng Phaolô cũng có những người bạn hữu trung thành với Ngài, trong khi có biết bao kẻ bỏ Ngài (2 Tm 1,10-16).
Nguyện xin ân sủng, lòng từ bi và bình an của Thiên Chúa Cha và của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, ở cùng con.
Cha của Chúa Giêsu không ngừng hiện diện với Phaolô.
Mọi lời chúc xuất phát từ môi miệng hay từ ngòi viết của Ngài đều từ phía Thiên Chúa !
Cha cảm tạ Đấng đã ban sức mạnh cho cha, là Đức Giêsu Kitô.
Dứt khoát, Phaolô không hề ra khỏi tình cảm này là vui mừng, biết ơn. Mong điều đó cũng thực sự như vậy đối với chúng ta.
Vì Người đã kể cha là người trung tín, khi đặt cha thi hành chức vụ : dù trước kia cha là kẻ nói phạm thượng, bắt đạo và kiêu căng.
Phaolô nhớ lại cuộc hối cải của mình : Ngài từ rất xa mà đến … Ngài hung hăng chống lại Kitô giáo. Ngài là kẻ bách hại.
Mà điều làm cho Phaolô cảm kích, không phải là những nỗ lực Ngài đã có thể làm cho sự đổi thay từ đầu của Ngài, mà là sự “tín nhiệm mà Thiên Chúa đã chứng tỏ với Ngài”.
Đức Kitô đã tha thứ cho cha : Vì cha vô tình làm những sự ấy trong lúc cha chưa tin.
Điều mà phaolô đề ra như “Tin Lành” chính là kinh nghiệm của riêng Ngài : Tôi là một tội nhân được tha thứ ! Tôi đã cảm nghiệm được lòng từ bi của Chúa ! Tôi biết tình yêu Thiên Chúa là gì. Cả bạn nữa, hãy thử coi. Và Phaolô còn dám nói : Tôi là một kẻ bất tín trở thành tín hữu. Tôi đã không có Đức tin, tôi sống trong sự vô tri. Như thế, đối với chúng ta cũng vậy, những vấn nạn và nghi ngờ của chúng ta về Đức tin có thể trở thành một sự thông hiệp nhiệm mầu với những người không tin, những người giúp chúng ta tìm gặp những từ thích hợp cho một sự thông hiệp thật sự.
Nhưng ân sủng của Chúa chúng ta đã tràn lan dồi dào cùng với Đức tin và đức mến trong Đức Giêsu Kitô.
Đây là một trong những xác quyết lớn lao và thường xuyên của Thánh Phaolô : ưu thế của ơn Thánh, tính nhưng không của ơn Thiên Chúa … Sự minh chính nhờ Đức tin chứ không phải nhờ việc làm … Ơn cứu rỗi được coi như một công trình của tình yêu Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, vâng, xin hãy là người mạnh thế nhất, trong đời sống hằng ngày của con, trong những cuộc giao chiến hằng ngày của con.
BÀI TIN MỪNG : Lc 6,39-42
Trong hai bản văn suy niệm hôm nay và ngày mai, ta sẽ thấy một chuỗi những phán quyết của Đức Giêsu hơi bất thường, được nối kết giữa những phán quyết này với những phán quyết kia nhờ những từ móc nối (“mức độ”, “mắt”, “cây”, “miệng”, “nhà”). Sự lặp đi lặp lại những từ thường được gọi là “tiếng này gợi lại tiếng kia”, là một cách thức được sử dụng trong các nền văn minh truyền khẩu, không có chữ viết, để ghi nhớ một số lời nói nào đó. Nhờ đó, ta mới có một bằng chứng tốt về sự nắm giữ Lời Chúa Giêsu mà các thế hệ đầu tiên của Kitô giáo đã bảo trì, không phải ở trong “sách vở”, nhưng ở trong “ký ức và trong lòng họ”.
Còn tôi, tại sao tôi không biết học thuộc lòng một số câu nào của Chúa Giêsu ?
Mù mà lại dắt mù được sao ? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố ?
Qua hình ảnh cụ thể này, Đức Giêsu muốn cảnh giác : hãy có thái độ sáng suốt . Anh em đừng để người ta lôi cuốn mà không kiểm chứng mình đang đi đâu, đang theo ai ? Có những người hướng dẫn giả, những ngôn sứ giả, làm dân chúng lầm lạc … Anh em hãy mở to mắt mà nhìn.
Sao ngươi thấy cái rác trong con mắt của anh em, mà cái xà trong con mắt của mình lại không thấy ?
(Từ móc nối : người mù, con mắt).
Qua hình ảnh cụ thể khác, Đức Giêsu dạy : anh em hãy tỏ ra sáng suốt đối với chính mình. Anh em biết phòng ngừa biết bao người hướng dẫn giả, các ngôn sứ giả … Anh em thường phẩm bình những vị có trách nhiệm hay các người anh em khác dễ dàng … Vậy anh em hãy nhìn kỹ vào đời sống riêng tư của mình cách sâu xa hơn … Hãy mở to mắt trên chính mình ! Hãy tự phê bình mình trước đi.
Anh em rất dễ nhìn thấy khiếm khuyết của Giáo Hội, của các linh mục, các Kitô hữu, thường không đồng lập trường với anh em về một số điểm nào đó … Thế thì, thỉnh thoảng anh em hãy để ý nhìn ra những khiếm khuyết riêng của mình xem sao.
Sao ngươi lại dám nói với người anh em : “Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra”… Đồ giả hình ! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã …
Chúng ta không thường làm giảm nhẹ sắc thái của Tin Mừng sao ! Ta không ưa những lời nói thẳng nhặt ! Nhất là chúng lại nhắm thẳng vào ta. Đức Giêsu có thể đang nói với tôi, tôi thật là giả hình khi mở miệng phẩm bình kẻ khác.
Cuộc sống chung quanh chúng ta sẽ vui thú hơn biết bao, nếu ta đối xử nghiêm chỉnh với mình hơn với người khác, nếu chính ta biết áp dụng cho mình những lời khuyên tốt mà ta thường nhiều lần nhắc nhở kẻ khác, nếu ta cùng mau mắn cải thiện mình, đồng nhịp với việc cải thiện tha nhân.
Ta không luôn đổ thừa rằng, chính vì lỗi lầm của “kẻ khác” mà mọi sự trở nên xấu hơn sao ! Chẳng hạn như : Vì chính quyền làm điều này … Các nghiệp đoàn đã không thực hiện việc kia … Giá kể các chủ nhân tăng cường hơn ở lãnh vực này … Giá kể các thợ thuyền tích cực hơn ở vấn đề đó … Nếu các Cha sở đã làm việc tốt hơn … Nếu chồng tôi khá hơn ở điểm này … Nếu những người lối xóm của tôi …
Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi ngươi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt anh em.
“Nhìn lại đời sống” là một tập luyện thiêng liêng phản ánh tinh thần Tin Mừng rất cao : đó là đặt lại vấn đề về chính mình, là ngắm lại, nhìn lại đời sống cá nhân và những dấn thân riêng tư của mình. Nhưng thay vì duyệt xét lại đời sống của mình, ta lại chỉ nhắm đến việc phẩm bình kẻ khác ; thì đó là một bức hí họa đáng ghét !
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết sáng suốt, biết nhìn rõ, nhờ đó chúng con có thể giúp đỡ anh em chúng con nhìn rõ hơn.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
HOÀN CẢNH :
Lòng nhân từ mà Chúa Giê-su buộc các môn đệ phải có, còn đòi hỏi họ sáng suốt khi có nhiệm vụ dạy bảo và sửa cho tha nhân.
Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta về người môn đệ đích thực, phải là người sáng suốt và gương sáng trong việc dạy dỗ và sửa chữa tha nhân.
TÌM HIỂU:
19” Mù mà lại dắt mù được sao …” :
- Theo Thánh Matthêu (15,14), Chúa nói dụ ngôn này để tố cáo sự mù quáng của một số luật sĩ và biệt phái.
- Còn Lu-ca dụ ngôn này áp dụng vào các môn đệ của Chúa để lưu ý những người có trách nhiệm dạy bảo tha nhân phải sáng suốt : Chính mình phải hiểu biết và xác tín về giáo lý một cách rành mạch và chắc chắn, vì đây là việc liên hệ đến số phận đời đời.
10 “Học trò không hơn thầy …” :
Học trò phải học ở nơi thầy, các môn đệ phải học hỏi ở nơi Chúa Giê-su. Vì thế ở đây Chúa đòi hỏi các môn đệ phải học hỏi và tìm hiểu nơi Người để bắt chước :
- Để dạy bảo , Đức Giê-su đã làm gương rồi mới dạy (Ga 13,15). Trước khi đi giảng đạo, Người đã thực hiện giáo huấn của Người trong ba mươi năm trời.
- Để sửa lỗi kẻ khác, Đức Giêsu tỏ bày tình yêu thương quảng đại và nhất là làm gương sáng để khích lệ tha nhân, ví dụ :
v Chúa sửa sai người phụ nữ ở giếng Giacop (ga 4,7-17)
v Chúa gây cảm tình và cứu vớt ông Gia-kêu (Lc 19,8-10)
Trong việc sửa sai tha nhân, Chúa không trách mắng, không nặng lời mà còn khen ngợi những gì có thể khen được … Chính thái độ nhân từ của Chúa như vậy, đã đưa người phụ nữ bên giếng Giacop trở lại và ông Gia-kêu đã tự thú và sửa mình.
41-42 “Sao anh thấy cái rác …” :
Thường tình người ta dễ tìm thấy cái xấu về người khác hơn là cái tốt, và người ta cũng dễ cảm thấy khuyết điểm kẻ khác hơn khuyết điểm của mình : “Chân mình lấm láp lê lê, còn cầm bó đuốc mà rê chân người”. Vì thế, Chúa dạy các môn đệ trước khi sửa lỗi cho người khác thì hãy sửa lỗi mình trước để làm gương, vì mình có hơn người thì mình mới bảo được người.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
1. Bài Tin Mừng hôm nay răn dạy các môn đệ của Chúa và tất cả những ai có trách nhiệm trong việc dạy dỗ tha nhân phải sáng suốt có đời sống gương sáng, có đủ tư cách phù hợp với vai trò của mình và nhất là phải giữ vững bản chất của một người thuộc về Chúa để nên giống Chúa.
2. “Mù mà lại dắt mù được sao ?” :
Dụ ngôn này có hấn bảo rằng :
- Người tông đồ của Chúa phải sáng suốt, nghĩa là phải thông hiểu giáo lý của Chúa để dạy dỗ tha nhân.
- Phải biết ý Chúa để truyền đạt cho tha nhân
- Phải thấm nhiễm tinh thần của Chúa để hướng dẫn tha nhân.
- Phải có đời sống gương sáng để khích lệ và gây niềm tin cho tha nhân.
- Người tông đồ mà mù, nghĩa là có đời sống phản chứng, gương xấu và nhất là biến chất … thì sẽ gây tai hại cho tha nhân.
3. “Học trò không hơn thầy … “
Điều này đòi hỏi người tông đồ của Chúa phải luôn luôn thao thức học hỏi nơi Chúa bằng sự cầu nguyện, suy niệm, học hỏi và sống Lời Chúa để mỗi ngày trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa hơn.
Ngược lại, mang danh nghĩa với tông đồ của Chúa mà không học hỏi nơi Chúa, nghĩa là bỏ bê việc cầu nguyện, suy ngẫm và sống Lời Chúa, thì đó là người tông đồ bị biến chất và trở thành người mù tối.
4. “Sao anh thấy cái rác trong con mắt người anh em …”
5. Kiểu nói này có ý thức nhắc nhủ rằng :
Chúng ta rất dễ thấy cái thiếu sót, sai lầm và khuyết điểm của người khác mà ít nhận ra những yếu kém, tội lỗi và những cái sai quấy của mình.Đó là điều bất công khi chúng ta phê bình người khác. Vì vậy :
- Chúng ta phải khiêm nhường kiểm điểm mình trước rồi mới kiểm điểm tha nhân.
- Phải sửa lỗi mình trước để làm gương và gây uy tín trong việc sửa lỗi tha nhân.
- Cần có sự thống nhất và hòa hợp giữa cách ăn nết ở bên ngoài với tâm tình và ý hướng bên trong. Nếu không như vậy thì chúng ta là “ kẻ đạo đức giả”.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10